Top 10 mẫu ý nghĩa lời đề từ người lái đò Sông Đà chi tiết nhất

463
Top 10 mẫu ý nghĩa lời đề từ người lái đò Sông Đà chi tiết nhất
Top 10 mẫu ý nghĩa lời đề từ người lái đò Sông Đà chi tiết nhất
4.7/5 - (14 votes)

Tổng hợp các bài mẫu lời đề từ Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân một cách đầy đủ và chi tiết nhất sẽ giúp các bạn học sinh chuẩn bị kiến thức thật tốt cho mình trước các kì thi sắp tới. Hôm nay Top 10 Tìm Kiếm sẽ tổng hợp Top 10 mẫu ý nghĩa lời đề từ người lái đò Sông Đà chi tiết nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Dàn ý phân tích lời đề từ Người lái đò Sông Đà

I. Mở bài

Giới thiệu tùy bút: Bút kí “Người lái đò sông đà” là tác phẩm tiêu biểu cho cái tài hoa, uyên bác ấy, bút kí là kết quả của chuyến đi thực tế gian khổ nhưng đầy trải nghiệm của nhà thơ lên vùng núi Tây Bắc. Vẻ đẹp của con sông Đà được Nguyễn Tuân khái quát đầy chi tiết qua hai lời đề từ của bài thơ.

II. Thân bài

– Lời đề từ đầu tiên, tác giả đã trích dẫn lời của nhà thơ Bronlewski “Đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông”.

–> Câu thơ đã thể hiện cảm xúc trào dâng mãnh liệt trước tiếng hát, vẻ đẹp của dòng sông.

+  Thể hiện được cảm xúc đầy da diết, chân thực của nhà thơ.

+ Tiếng hát trên dòng sông ở đây gợi cho ta nhiều liên tưởng thú vị

– Lời đề từ thứ hai: “Chúng thủy giai đông tẩu – Đà giang độc bắc lưu” ( Mọi dòng sông đều chảy về phía Đông, chỉ có sông Đà chạy về hướng Bắc)

–> Như vậy ngay lời đề từ đã gợi cho người đọc cảm nhận ấn tượng về sự độc đáo, của một cá tính mạnh mẽ của một cá tính riêng biệt của dòng sông Đà.

+ Sông Đà đã tự lựa chọn cho mình một hướng đi riêng, khác biệt hoàn toàn so với những con sông khác.

+ Nguyễn Tuân đã hé mở cho người đọc về một vẻ đẹp độc đáo của con sông Đà, đó là con sông có cá tính mạnh mẽ, khác biệt mà theo cách dùng từ của Nguyễn Tuân, đó là con sông hung bạo.

III. Kết bài

Với hai lời đề từ độc đáo, tác giả Nguyễn Tuân đã mở ra những vẻ đẹp, ấn tượng đầu tiên về con sông Đà, đó là một con sông vừa mang nội lực mãnh liệt, hung bạo vừa trữ tình nên thơ.

Xem thêm:

Top 10 mẫu ý nghĩa lời đề từ người lái đò Sông Đà

Số 1: Lời đề từ Người lái đò Sông Đà

Bài văn “Người lái đò sông Đà” in trong tập “Sông Đà” (1960) là 1 áng văn chính luận điển hình cho cá tính nghệ thuật tài giỏi, thông thái của Nguyễn Tuân. Từ đầu đề và lời tựa, người đọc có thể phần nào cảm thu được chủ đề, tư tưởng nhưng Nguyễn Tuân gửi gắm trong tác phẩm. Nhan đề “Người lái đò sông Đà” nhắc đến 2 hình ảnh chính là người lái đò và con sông Đà. Lái đò là người chuyên di chuyển, vận tải hàng hóa qua sông. Sông Đà là phụ lưu mập nhất của sông Hồng, mang vẻ đẹp vừa cường bạo vừa thơ mộng, trữ tình. Như vậy, đầu đề đã góp phần trình bày chủ đề và nội dung của bài văn: ca tụng vẻ đẹp vừa hùng vĩ, người hùng, vừa trữ tình, thơ mộng của tự nhiên cũng như tài giỏi của những công nhân phổ biến. ở phía tây Bắc.

Ngoài đầu đề, 2 câu thơ được dùng làm văn bản còn chứa đựng dụng tâm nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Trước nhất là bài thơ “Đẹp quá hát trên sông” của thi sĩ Ba Lan Wladyslaw Broniewski. “Tiếng hát trên sông” có thể hiểu là tiếng hát của những công nhân làm việc trên sông. Lời ca vừa ca ngợi vẻ đẹp giản dị của công nhân vừa là lời cảm thán trình bày tình cảm thật tâm của tác giả về bài ca trên sông. Lời tựa thứ 2 là câu thơ của thi sĩ Nguyễn Quang Bích: “Ta Đồng Tầu – Đà giang độc bắc lưu”, có tức là “Mọi sông đều chảy về đông – Chỉ có sông Đà mới chảy về hướng bắc”. Đoạn thơ đã trình bày được vẻ đẹp độc, lạ của sông Đà – vẻ đẹp kì dị nhưng Nguyễn Tuân đã đeo đuổi và khám phá. Như vậy, cả đầu đề và lời văn đều trình bày tình yêu thật tâm của tác giả đối với tự nhiên và con người Tây Bắc.

Bài Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân
Bài Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân

Xem thêm:

Số 2: Ý nghĩa lời đề từ người lái đò Sông Đà

Lời đề từ có thể do tác giả sáng tạo ra cũng có thể tác giả vay mượn từ câu nói, lời thơ của một tác giả khác. Chẳng hạn, trong thi phẩm nổi tiếng Tràng giang, Huy Cận có lời đề từ: Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài. Hay câu nói nổi tiếng của Hồ Chí Minh: Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu để quét sạch nó đi được nhà văn Nguyễn Minh Châu làm lời đề từ cho tác phẩm Dấu chân người lính. Trong bài thơ Ngày gặp gỡ, Hồ Dzếnh đã mượn hai câu thơ của Tú Xương làm lời đề từ: Vẳng nghe tiếng ếch bên tai/ Giật mình cứ tưởng tiếng ai gọi đò. Đề từ cho tập Nhật kí trong tù là bài thơ in ở bìa sách: Thân thể ở trong lao/ Tinh thần ở ngoài lao/ Muốn nên sự nghiệp lớn/ Tinh thần càng phải cao.

Chức năng cơ bản của lời đề từ là bổ sung và làm rõ tác phẩm, đề dẫn và dự báo nội dung tư tưởng tác phẩm, chứa đựng cái hồn, cái thần thái của tác phẩm văn học. Đối với chủ thể sáng tạo, lời đề từ không những khơi nguồn cảm hứng mà còn thể hiện cảm xúc, phong cách nghệ thuật và chuyển tải ý đồ đến độc giả. Với người đọc, đề từ là điểm nhấn, tín hiệu nghệ thuật mang ý nghĩa định hướng trong quá trình tiếp cận thế giới nghệ thuật của nhà văn, nhà thơ. Đề từ không phải là thứ trang sức tô điểm cho tác phẩm văn học mà nó có vai trò như chìa khóa để người đọc mở cánh cửa thâm nhập vào thế giới nghệ thuật tác phẩm. Có thể nói, tiếp cận lời đề từ độc giả có thể phần nào nhận thấy được những gợi ý về “tháp ngà nghệ thuật” mà nhà văn xây dựng. Vì vậy, bỏ sót hoặc khai thác sơ sài lời đề từ chúng ta sẽ làm rơi rụng không ít vẻ đẹp của một công trình nghệ thuật.

Mở đầu bài tùy bút, nhà văn Nguyễn Tuân đã lấy hai lời đề từ của hai nhà văn thuộc hai đất nước khác nhau. Đầu tiên là câu thơ của nhà văn cách mạng người Ba Lan: “Đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông” viết về hình ảnh của đất nước mình đầy thơ mộng trữ tình.

Lời đề từ thứ hai “Chúng thủy giai đông tẩu- Đà giang độc bắc lưu” nghĩa là mọi con sông đều chảy về hướng Đông, còn riêng sông đà lại chảy về hướng Bắc. Hai câu thơ của nhà văn Nguyễn Quang Bích viết về dòng sông Đà hung bạo và có tính cách mới mẻ.

Như vậy, từ hai lời đề từ đã gợi ra cảm hứng chủ đạo cho toàn bài tùy bút. Sự kết hợp ấy nói lên một con sông Đà đầy hung bạo, mạnh mẽ nhưng cũng rất thơ mộng, trữ tình.

Bài Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân
Bài Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân

Số 3: Phân tích lời đề từ Người lái đò Sông Đà

Nguyễn Tuân nhà văn nổi tiếng của nền văn học Việt Nam, trong những sáng tác của mình, Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách tài hoa độc đáo của một cái tôi am hiểu, giàu trải nghiệm. Bút kí “Người lái đò sông đà” là tác phẩm tiêu biểu cho cái tài hoa, uyên bác ấy, bút kí là kết quả của chuyến đi thực tế gian khổ nhưng đầy trải nghiệm của nhà thơ lên vùng núi Tây Bắc. Vẻ đẹp của con sông Đà được Nguyễn Tuân khái quát đầy chi tiết qua hai lời đề từ của bài thơ.

Lời đề từ đầu tiên, tác giả đã trích dẫn lời của nhà thơ Bronlewski “Đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông”. Câu thơ đã thể hiện cảm xúc trào dâng mãnh liệt trước tiếng hát, vẻ đẹp của dòng sông. Đặt lời đề từ trong quan hệ với bài bút kí của Nguyễn Tuân lại thể hiện được cảm xúc đầy da diết, chân thực của nhà thơ. Tiếng hát trên dòng sông ở đây gợi cho ta nhiều liên tưởng thú vị, phải chăng đó chính là tiếng hát của những người dân sống xung quanh dòng sông, những người có gắn bó sâu  nặng với dòng sông, là tiếng hát cất lên từ tâm hồn đầy rạo rực của người nghệ sĩ hay đó lại là tiếng của sông Đà, là tiếng nước chảy, tiếng gió trên mặt dòng sông.

“Chúng thủy giai đông tẩu – Đà giang độc bắc lưu” ( Mọi dòng sông đều chảy về phía Đông, chỉ có sông Đà chạy về hướng Bắc) Như vậy ngay lời đề từ đã gợi cho người đọc cảm nhận ấn tượng về sự độc đáo, của một cá tính mạnh mẽ của một cá tính riêng biệt của dòng sông Đà. Sông Đà đã tự lựa chọn cho mình một hướng đi riêng, khác biệt hoàn toàn so với những con sông khác. Nguyễn Tuân đã hé mở cho người đọc về một vẻ đẹp độc đáo của con sông Đà, đó là con sông có cá tính mạnh mẽ, khác biệt mà theo cách dùng từ của Nguyễn Tuân, đó là con sông hung bạo.

Với hai lời đề từ độc đáo, tác giả Nguyễn Tuân đã mở ra những vẻ đẹp, ấn tượng đầu tiên về con sông Đà, đó là một con sông vừa mang nội lực mãnh liệt, hung bạo vừa trữ tình nên thơ. Hình tượng con sông Đà được xây dựng trong tùy bút điển hình cho phong cách nghệ thuật độc đáo của cái tôi uyên bác, ưa thích xê dịch của Nguyễn Tuân.

Số 4: Lời đề từ Người lái đò Sông Đà

“Người lái đò sông Đà” được sáng tác trong chuyến đi thực tế của nhà văn lên vùng núi Tây Bắc. Tác phẩm được sáng tác trong thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Đặc biệt là trong chuyến đi vào năm 1958, Nguyễn Tuân được sống hòa mình với thiên nhiên và con người Tây Bắc. Điều này đã trở thành nguồn cảm hứng lớn để ông sáng tác.

Nhan đề “Người lái đò sông Đà” đã thể hiện được nội dung chính mà Nguyễn Tuân muốn khắc họa. Đó chính là hình ảnh con Sông Đà hùng vĩ nhưng cũng đầy thơ mộng. Cùng với đó là vẻ đẹp của con người lao động Tây Bắc trong công cuộc chinh phục tự nhiên.

Bài Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân
Bài Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân

Số 5: Ý nghĩa lời đề từ người lái đò Sông Đà

Một trong những “chiếc chìa khoá” quan trọng để người đọc mở cánh cửa thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm, chính là Lời đề từ. Chẳng hạn, trong thi phẩm nổi tiếng “Tràng giang”, Huy Cận có lời đề từ: “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”. Hay câu nói nổi tiếng của Hồ Chí Minh: “Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu để quét sạch nó đi” được nhà văn Nguyễn Minh Châu làm lời đề từ cho tác phẩm “Dấu chân người lính”. Trong bài thơ Ngày gặp gỡ, Hồ Dzếnh đã mượn hai câu thơ của Tú Xương làm lời đề từ:

“Vẳng nghe tiếng ếch bên tai

Giật mình cứ tưởng tiếng ai gọi đò”.

Đề từ cho tập “Nhật kí trong tù” là bài thơ in ở bìa sách:

“Thân thể ở trong lao

Tinh thần ở ngoài lao

Muốn nên sự nghiệp lớn

Tinh thần càng phải cao”.

Chức năng cơ bản của lời đề từ là bổ sung và làm rõ tác phẩm, đề dẫn và dự báo nội dung tư tưởng tác phẩm, chứa đựng cái hồn, cái thần thái của tác phẩm văn học. Đối với chủ thể sáng tạo, lời đề từ không những khơi nguồn cảm hứng mà còn thể hiện cảm xúc, phong cách nghệ thuật và chuyển tải ý đồ đến độc giả. Với người đọc, đề từ là điểm nhấn, tín hiệu nghệ thuật mang ý nghĩa định hướng trong quá trình tiếp cận thế giới nghệ thuật của nhà văn, nhà thơ. Đề từ không phải là thứ trang sức tô điểm cho tác phẩm văn học mà nó có vai trò như chìa khóa để người đọc mở cánh cửa thâm nhập vào thế giới nghệ thuật tác phẩm. Có thể nói, tiếp cận lời đề từ độc giả có thể phần nào nhận thấy được những gợi ý về “tháp ngà nghệ thuật” mà nhà văn xây dựng. Vì vậy, bỏ sót hoặc khai thác sơ sài lời đề từ chúng ta sẽ làm rơi rụng không ít vẻ đẹp của một công trình nghệ thuật.

Nhắc đến một trong những lời đề từ hay nhất của làng văn chương Việt Nam, ta không thể không kể đến nhà văn Nguyễn Tuân với lời đề từ trong tùy bút “Người lái đò sông Đà”. Ông đã mượn câu của nhà thơ cách mạng Ba Lan Wladyslaw Broniewski: “Đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông” và hai câu thơ của tiền nhân về sông Đà:

“Chúng thủy giai đông tẩu

Đà giang độc Bắc lưu”.

(Mọi dòng sông đều chảy về hướng Đông

Chỉ có sông Đà chảy theo hướng Bắc)

(Nguyễn Quang Bích).

Với lời đề từ đầu tiên, câu thơ của nhà thơ Ba Lan mang cấu trúc của một câu cảm thán nhằm bộc lộ niềm cảm xúc dâng trào, mãnh liệt trong lòng. Tiếng hát trên dòng sông phải chăng là tiếng của những người chèo đò, vượt thác, kéo thuyền, tiếng hát cất lên từ những tâm hồn con người Tây Bắc thiết tha với thiên nhiên, đất nước, lạc quan, yêu đời, yêu thiên nhiên và cuộc sống lao động của con người Tây Bắc; cũng có thể hiểu là tiếng hát say mê, phấn khích đầy ngưỡng mộ của nhà văn trước vẻ đẹp của dòng sông. Lời đề từ do đó đã thể hiện cảm hứng chủ đạo của tùy bút, đó là tình yêu đắm say, tha thiết của nhà văn với thiên nhiên và con người trên dòng sông Đà.

Sau Cách mạng, cái đẹp trong quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Tuân là vẻ đẹp của con người, cuộc sống là cái đẹp của hiện tại, của hiện thực lao động và chiến đấu xây dựng cuộc sống mới. Vẻ đẹp của con người không phải lạc lõng, bơ vơ mà là những con người lao động bình dị, điển hình là người lái đò Sông Đà. Trong thiên tùy bút, Nguyễn Tuân dồn nhiều tâm huyết xây dựng nên hình tượng người lái đò – người lao động đầy trí dũng và cũng là nghệ sĩ trong nghệ thuật vượt thác leo ghềnh.

Cuộc đời của người lái đò vô danh nơi ngọn thác khuất nẻo hoang vu là thiên anh hùng ca, là pho nghệ thuật tuyệt vời. Sáng tạo nên nhân vật trung tâm của bản hùng ca ấy, Nguyễn đã cất lên một chân lý: Con người bất kể nơi đâu, bất kể địa vị và nghề nghiệp, sống trọn với bản tính tự nhiên của mình đều đáng được ngưỡng mộ và tôn vinh.

Với lời đề từ thứ hai: hai câu thơ chữ Hán đã bộc lộ được nét độc đáo của sông Đà khi mọi dòng sông đều chảy về hướng đông, chỉ có sông Đà một mình chảy theo hướng bắc – đó cũng là đặc điểm khơi gợi hứng thú khám phá và chiêm ngưỡng của một nhà văn suốt đời kiếm tìm cái Đẹp và sự độc đáo.

Từ đặc điểm riêng của Sông Đà: “Chúng thủy giai đông tẩu – Đà giang độc bắc lưu”, Nguyễn Tuân đã tái hiện hình tượng Sông Đà như một sinh thể đa dạng, phức tạp, độc đáo về tính cách. Nhưng lời đề từ của thiên bút kí đặc sắc này còn hé lộ khát vọng mãnh liệt của Nguyễn Tuân trên hành trình khám phá hiện tượng thiên nhiên kì thú, đó là thể hiện một dòng sông chữ, nghĩa là muốn thể hiện một phong cách nghệ thuật độc đáo để khẳng định cái tôi tài hoa, uyên bác, riêng biệt, không lặp lại cũng như dòng chảy ngược hướng Sông Đà khác với tất cả các dòng sông khác. Vẻ đẹp hùng vĩ và trữ tình, thơ mộng của Đà giang đã được Nguyễn Tuân thể hiện chân thật, tỉ mỉ, khách quan.

Với hai lời đề từ, Nguyễn Tuân cho thấy đồng thời cả cảm hứng sáng tác và phong cách nghệ thuật độc đáo của mình trong tùy bút “Người lái đò sông Đà”. Hình tượng Sông Đà đã đưa nhà văn trở thành họa sĩ của những vẻ đẹp tinh khôi tuyệt đỉnh của tạo hóa.

Số 6: Phân tích lời đề từ Người lái đò Sông Đà

Trước kết, lời đề từ được hiểu đơn giản là những câu văn hoặc câu thơ ngắn gọn, cô đọng dẫn ra ở đầu tác phẩm hoặc chương sách để thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm hoặc của chương sách đó.

Trong Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân đã sử dụng hai lời để từ:

“Đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông”

(Nhà thơ Ba Lan – W. Broniewski)

Và:

“Chúng thuỷ giai đông tẩu

Đà giang độc bắc lưu”

(Nguyễn Quang Bích)

Dịch nghĩa:

“Mọi dòng sông đều chảy về hướng đông

Chỉ có sông Đà là chảy về hướng bắc”

Hai lời đề từ trên đều không phải được Nguyễn Tuân sáng tà mà do nhà văn mượn câu thơ của nhà cách mạng người Ba Lan và nhà thơ Nguyễn Quang Bích.

Ý nghĩa lời đề từ: Trong lời đề từ thứ nhất: “Đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông”. Câu thơ thể hiện cảm xúc dâng trào mãnh liệt của tác giả trước vẻ đẹp của tiếng hát trên dòng sông. Tiếng hát trên dòng sông ở đây gợi ra nhiều liên tưởng thú vị cho người đọc. Đó có thể là tiếng hát của người lao động vùng núi Tây Bắc khi họ đang làm việc. Cũng có thể là tiếng hát say mê của đời của nhà văn khi ngắm nhìn thiên nhiên Tây Bắc. Dù hiểu theo cách nào thì lời đề từ trên cũng đã bộc lộ được cảm hứng chủ đạo của tác phẩm đó là tình yêu thiết tha của nhà văn với thiên nhiên và con người Tây Bắc.

Trong lời đề từ thứ hai là câu thơ của Nguyễn Quang Bích đã nhấn mạnh vào đặc điểm khác biệt của con sông Đà về địa lí tự nhiên. Mọi dòng sông trên đất nước Việt Nam đều chảy theo hướng đông, chỉ có sông Đà là chảy theo hướng bắc. Qua đó, Nguyễn Tuân muốn gợi mở cho người đọc hình ảnh mà chúng ta chưa biết về sông Đà. Đó là một con sông vừa hung bạo nhưng cũng rất đỗi thơ mộng. Câu thơ không chỉ bộc lộ được nét độc đáo của con sông Đà mà còn khắc họa được nét tính cách của Nguyễn Tuân – “ngông” – một con người luôn khao khát tìm tòi và khám phá cái đẹp cái lạ.

Như vậy, hai lời đề từ một hướng đến vẻ đẹp của con người, một hướng đến vẻ đẹp của thiên nhiên (cụ thể là sông Đà) đã khái quát được nội dung tư tưởng mà nhà văn Nguyễn Tuân muốn gửi gắm trong tác phẩm “Người lái đò sông Đà”.

Bài Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân
Bài Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân

Số 7: Lời đề từ Người lái đò Sông Đà

Trong tác phẩm “Người lái đò Sông Đà”, nhà văn Nguyễn Tuân đã sử dụng hai lời đề từ với nhiều ý nghĩa sâu sắc.

Lời đề từ có nghĩa là những câu văn hoặc câu thơ ngắn gọn, cô đọng dẫn ra ở đầu tác phẩm hoặc chương sách để thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm hoặc của chương sách đó. Có lời đề từ là được tác giả mượn lời từ ý văn, ý thơ hay một câu nói của người khác. Lời đề từ của Nam Cao trong tác phẩm “Nước mắt” được mượn từ lời của nhà văn Pháp – Francois Coppée: “Người ta chỉ xấu xa hư hỏng trước đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỷ. Nước mắt là miếng kính biến hình vũ trụ”.

Có những lời đề từ là do chính tác giả viết ra, giống như Chế Lan Viên trong bài thơ Tiếng hát con tàu”:

“Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc

Khi lòng ta đã hóa những con tàu

Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát

Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu?”

Đến “Người lái đò sông Đà”, Nguyễn Tuân đã sử dụng hai lời đề từ đều mượn từ tứ thơ của người khác:

“Đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông”

(Nhà thơ Ba Lan – W. Broniewski)

Cùng với câu thơ của nhà thơ Nguyễn Quang Bích:

“Chúng thuỷ giai đông tẩu

Đà giang độc bắc lưu”

(Mọi dòng sông đều chảy về hướng đông

Chỉ có sông Đà là chảy về hướng bắc)

Trong lời đề từ thứ nhất: “Đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông”. Câu thơ thể hiện cảm xúc dâng trào mãnh liệt của tác giả trước vẻ đẹp của tiếng hát trên dòng sông. Tiếng hát trên dòng sông ở đây gợi ra nhiều liên tưởng thú vị cho người đọc. Có thể là tiếng hát của người lao động vùng núi Tây Bắc khi họ đang làm việc. Cũng có thể là tiếng hát say mê của đời của nhà văn khi ngắm nhìn thiên nhiên Tây Bắc. Dù hiểu theo cách nào thì lời đề từ trên cũng đã bộc lộ được cảm hứng chủ đạo của tác phẩm đó là tình yêu thiết tha của nhà văn với thiên nhiên và con người Tây Bắc.

Với lời đề từ thứ hai, nhà văn muốn nhấn mạnh vào đặc điểm khác biệt của con sông Đà về địa lí tự nhiên. Mọi dòng sông trên đất nước Việt Nam đều chảy theo hướng đông, chỉ có sông Đà là chảy theo hướng bắc. Qua đó, Nguyễn Tuân muốn gợi mở cho người đọc hình ảnh mà chúng ta chưa biết về sông Đà. Đó là một con sông vừa hung bạo nhưng cũng rất đỗi thơ mộng. Câu thơ không chỉ bộc lộ được nét độc đáo của con sông Đà mà còn khắc họa được phong cách sáng tác của nhà văn Nguyễn Tuân.

Như vậy, chỉ với hai lời đề từ thôi, nhưng đã thể hiện được nhiều tư tưởng của nhà văn Nguyễn Tuân.

Số 8: Ý nghĩa lời đề từ người lái đò Sông Đà

“Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp”. Một trong những sáng tác nổi tiếng của ông chính là tùy bút “Người lái đò sông Đà”. Tác phẩm được in trong tập tùy bút Sông Đà (1960).

Nhan đề của tác phẩm trước hết đã cho người đọc biết được hai đối tượng chính: hình tượng người lái đò và con sông Đà. Mà trước hết, “Người lái đò sông Đà” đã khắc họa được vẻ đẹp thơ mộng, hùng vĩ nhưng đầy khắc nghiệt của thiên nhiên vùng núi Tây Bắc qua hình ảnh con sông Đà hung bạo và trữ tình. Đồng thời, Nguyễn Tuân cũng cũng phát hiện và ca ngợi vẻ đẹp của con người lao động trong xã hội mới mà ông gọi đó là “chất vàng mười đã qua thử lửa”.

Bài Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân
Bài Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân

Số 9: Phân tích lời đề từ Người lái đò Sông Đà

“Người lái đò sông Đà” là kết quả của chuyến đi thực tế đầy gian khổ nhưng cũng đầy trải nghiệm lên vùng Tây Bắc. Tác phẩm được in trong tập tùy bút Sông Đà (1960).

Nhan đề “Người lái đò sông Đà” trước hết gợi cho người đọc về nhân vật trung tâm của tác phẩm đó là ông lái đò – một người lao động tại vùng sông nước Tây Bắc. Ông lái đò vừa có những vẻ đẹp của một người lao động bình thường, vừa có phẩm chất của một người nghệ sĩ tài hoa.Đồng thời, nhan đề cũng nhấn mạnh đến một hình tượng không kém phần quan trọng của tác phẩm: con sông Đà. Vẻ đẹp thiên nhiên của sông Đà hiện lên đầy hùng vĩ nhưng cũng đầy thơ mộng.

Qua nhan đề trên, Nguyễn Tuân muốn khẳng định vẻ đẹp của con người lao động ở vùng núi Tây Bắc trong công cuộc chinh phục thiên nhiên để kiến thiết quê hương đất nước.

Số 10: Lời đề từ Người lái đò Sông Đà

“Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc

Khi lòng ta đã hòa những con tài

Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát

Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu”

Trong những ngày tháng cả nước rộn ràng trên đường theo tiếng gọi của “tâm hồn Tây Bắc” để xây dựng lại những miền quê của Tổ quốc, có biết bao nhà văn nhà thơ đã thực hiện quá trình lột xác để đến với cách mạng, đến với nhân dân. Một trong những nhà nghệ sĩ yêu nước ấy là Nguyễn Tuân – cây độc huyền cầm của nền văn học Việt Nam, người đã mạng lại những “Tờ hoa” thơm thảo cho đời. Nguyễn Tuân đến với Tây Bắc qua tùy bút “Người lái đò sông Đà” – thành quả từ chuyến đi thực tế gian khổ mà đầy hứng thú lên Tây Bắc của người nghệ sĩ. Và chuyến đi ấy không chỉ nhằm mục đích thỏa mãn khát khao “xê dịch” của Nguyễn Tuân, mà còn giúp nhà văn tìm hiểu được “thứ càng trắng” nơ núi rừng Tây Bắc. Đó là con sông Đà hùng vĩ thơ mộng đã nhiều lần đi vào trong thơ ca, khơi gợi biết bao nguồn cảm hứng cho các nhà nghệ sĩ như: Tản Đà, Nguyễn Quang Bích,…

Vẻ đẹp của Đà giang như đã được Nguyễn Tuân khái quát gọn gang qua hai lời đề từ mở đầu tác phẩm. Đầu tiên đó là lời của nhà thơ Ba Lan Bronlewski:

“Đẹp vậy thay, tiếng hát trên dòng sông”

Bản thân của câu thơ mang cấu trúc của một lời cảm thán đã cho ta thấy được cảm xúc trào dâng mãnh liệt trong lòng nhà thơ. và đến lượt Nguyễn Tuân, ông đã mượn chính câu thơ tràn đầy xúc cảm ấy để nói về vẻ đẹp của dòng sông gói trọn trong đó trạng thái cảm xúc của nhà thơ Việt Nam. Âm thanh “tiếng hát trên dòng sông” như khơi gợi tâm hồn người đọc để mở ra vô vàn những nét nghĩa khác nhau. Tiếng hát ấy phải chăng là tiếng của những người dân sống xung quanh, gắn bó với dòng sông hay tiếng hát ấy còn là tiếng lòng đang rạo rực, say mê của chính người nghệ sĩ. Nhưng có lẽ, sẽ còn đẹp hơn nữa khi tiếng hát ấy lại chính là tiếng của dòng sông Đà, ta nghe đâu đây như có tiếng róc rách của nước chảy, hay tiếng gió vi vu thổi mặt nước trên dòng sông, Đà giang qua câu thơ như trở nên biết bao kiều diễm,biết bao thơ mộng. Và đó cũng chính là nét vẽ đầu tiên của Nguyễn Tuân về con sông Đà rất đỗi trữ tình này. Nhưng cây độc huyền cầm Nguyễn Tuân làm sao được người đời nhớ mãi là một nhà văn độc đáo, tài hoa nếu chỉ dừng lại ở điểm rất giống các nhà thơ trước đó. Bởi vậy, Nguyễn Tuân còn cảm nhận Sông Đà ở một phương diện khác nữa, vô cùng ấn tượng:

“Chúng giai đông tẩu – Đà giang độc bắc lưu”

Tạm dịch: “Mọi dòng sông đều chảy về phía Đông, duy chỉ có Sông Đà chảy theo hướng Bắc”. Câu thơ tương đối hiển ngôn giúp cho chúng ta ngay lần đầu tiên đọc tới có thể phần nào hiểu được sự độc đáo của dòng sông. Với một hướng đi khác, không giống với bất kì con sông nào, Nguyễn Tuân đã hé mở cho chúng ta một nét chưa biết về Đà giang. Đó là một dòng sông có cả tính mạnh mẽ, khác biệt hay dùng từ của chính Nguyễn Tuân là dòng sông Đà hung bạo. Như vậy với tùy bút “Người lái đò sông Đà” Nguyễn Tuân đã dành tới hai lời đề từ tựa như bức gấm thêu để dệt lên ở đó mỗ bức một nét đẹp của Đà giang. Một con sông vừa mang một nội lực mãnh liệt, vừa mang một vẻ đẹp nên thơ, một dòng sông vừa hung bạo mà cũng rất đỗi trữ tình. Hình tượng Sông Đà chính là một điển hình cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân luôn khám phá thiên nhiên dưới cái nhìn của chủ nghĩa xê dịch đẩy mạnh mẽ và vô cùng cuốn hút người đọc.

Nét vẽ đầu tiên về sông Đà đó chính là vẻ đệp cá tính của dòng sông. Để khắc họa sự hung bạo của dòng sông, nhà văn đã chọn được những chi tiết thật đắt, thật ấn tượng để miêu tả. và ta hãy cùng theo chân Nguyễn Tuân để đến với ấn tượng đầu tiên đó là cảnh đá hai bên bờ sông “dựng vách thành”. Ấn tượng trực đến mắt người đọc đó chính là hình ảnh ẩn dụ “vách thành”. Ta vẫn thường nhắc đến “thành” như một khối kiến trúc quân sự vô cùng kiên cố: “thành cao hào sâu”. Hình ảnh ẩn dụ như khiến vách thành dá ở hai bên bờ sông Đà như vững chãi, như cao và bó ẩn hơn bao gườ hết. Nhà văn mới thật tài tình làm sao khi có những liên tưởng thật độc đáo, kiến trúc của công trình mĩ thuật tự nhiên ấy cũng đúng như là sự sắp đặt với vách đá thì như thành cao, với dòng nước phía dưới thì như hào sâu hun hút, thăm thẳm. Và còn tài tình hơn khi Nguyễn Tuân viết một số câu văn có vẻ như bang quơ, ngẫu nhiên: “mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới thấy mặt trời”. “Đứng bên này nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách”, “có quãng con nai con hổ vọt từ bờ này sang bờ kia” lại mang sức biểu đạt hiệu quả vô cùng. Đúng ngọ là giữa trưa khi mặt trời lên cao và chiếu những tia nắng vuông góc xuống mặt đất. Và phải chăng, vách đá cao sừng sững đến độ nắng không thể chiếu xiên ngang mà chỉ có thể hắt xuống từng giọt nắng hiếm hoi xuống lòng sông khi đúng ngọ.

Và quả thực, những hình ảnh dường như ngẫu nhiên như “mặt trời hay hành động nhẹ tau ném hòn đá, con nai, con hổ,” lại nằm trong dụng ý của tác giả, để gián tiếp miêu tả tài tình độ cao và hẹp của vách đá hai bên bờ sông, tạo nên không gian như lạnh hơn như tăm tối hơn gợi ta nhớ tới những câu thơ của Đỗ Phủ: “Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm”. Độ hẹp của lòng sông tiếp tục được nhà văn miêu tả trong một câu văn với động từ vô cùng biểu cảm. “Có vách đá thành chẹt lòng sông đà như một cái yết hầu”, lòng sông Đà được so sánh như “cái yết hầu” gợi liên tưởng cảm nhận qua chính xúc giác của người đọc. Vách đá thành sừng sững, uy nghiêm “chẹt” từ hai bên của lòng sông hẹp tới mức như nghẹt thở, ngột ngạt là sao. Và chính độ hẹp ấy đã khiến cho lưu tốc của dòng sông thật khỏe, nhanh, xiết và tạo nên những đoạn ghềnh sông vô cùng dữ dằn. “Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng dài hàng cây số, nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió”. Mặt ghềnh hiện lên là sự hợp sức chặt chẽ của đầy đủ những yếu tố thiên nhiên: nước, đá, sóng, gió. Điều đặc biệt là cả dốn danh từ đều là thanh trắc cùng với lối điệp cấu trúc, điệp từ nối các vế đã cộng hưởng tạo nên trước mắt người đọc là cả một quãng ghềnh đầy nguy hiểm. nhưng con sóng như chồm lên nhau nối tiếp mà trải dài mãi, không chỉ vậy, âm hưởng của thanh sắc như khiến chúng ta còn vút lên cao hơn và thỏa sức tung hoành chức năng câu văn như dồn lại vào điệp từ cố định “xô” nghĩa mỗi câu. Động từ mạnh đã lột tả được sức nước, sức gió mạnh mẽ và mãnh liệt đến tận cùng để cho người nghệ sĩ nảy lên một phép so sánh vô cùng độc đáo: “cuồn cuộn, luồng gió gùn ghề” cùng biện pháp so sánh nhân cách hóa như “đòi nợ xuýt” hay đây chính là sự lì lợm, thách đố, hàm ẩn sự đe dọa của sức mạnh đến vô lý của dòng sông Đà. Sức mạnh ấy trở nên vĩnh hằng khôn nguôi khi Nguyễn Tuân viết nên Người lái đò Sông Đà.

Bài Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân
Bài Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân

Tổng kết

Trên đây là tổng hợp đầy đủ Top 10 mẫu ý nghĩa lời đề từ người lái đò Sông Đà chi tiết nhất đến các bạn học sinh chuẩn bị cho các kì thi. Top 10 Tìm Kiếm hy vọng đã mang đến bài viết bổ ích, giúp cũng cố kiến thức cho các bạn học sinh lớp 12.

0/5 (0 Reviews)
Chúng tôi tạo ra Top10timkiem.vn nhằm mục đích cung cấp cho người đọc những thông tin, liệt kê một cách chi tiết nhất về mọi lĩnh vực trong cuộc sống.