Tổng hợp các bài mẫu soạn bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm một cách đầy đủ và chi tiết nhất sẽ giúp các bạn học sinh chuẩn bị kiến thức thật tốt cho mình trước các kì thi sắp tới. Hôm nay Top 10 Tìm Kiếm sẽ tổng hợp Top 10 mẫu soạn văn bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm chi tiết nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Top 10 mẫu soạn bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm
Số 1: Soạn bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm
Tìm hiểu chung tác phẩm
Tác giả:
- Nguyễn Khoa Điềm sinh 1943, xã Phong Hoà, huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế.
- Xuất thân: trong gia đình có truyền thống yêu nước và cách mạng.
- Là một trong những cây bút tiêu biểu của thế hệ thơ trẻ trong những năm chống Mĩ.
- Phong cách thơ: Giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén, mang màu sắc chính luận.
Tác phẩm chính:
- Đất ngoại ô (Tập thơ, 1972)
- Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974)
- Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (thơ, 1986)
- Thơ Nguyễn Khoa Điềm (tuyển chọn, 1990)
Tác phẩm
- Xuất xứ: Phần đầu chương V của trường ca “Mặt đường khát vọng”
- Giá trị: Được xem là đoạn thơ hay về đề tài quê hương đất nước của thơ ca Việt Nam hiện đại.
- Thể loại: Trường ca (có sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình)
Câu 1
Đoạn trích thể hiện sự cảm nhận và lí giải của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước. Hãy chia bố cục, nội dung trữ tình từng phần và tìm hiểu trình tự triển khai mạch suy nghĩ và cảm xúc của tác giả?
Trả lời:
Đoạn trích Đất nước được chia làm hai phần, đó là:
Phần 1: Từ đầu đến “Làm nên đất nước muôn đời” – Những cảm nhận mới mẻ của tác giả về đất nước.
Phần 2: Còn lại – Tư tưởng “Đất nước của Nhân dân”.
Trình tự triển khai mạch suy nghĩ và cảm xúc của tác giả là:
- Tác giả giải thích sự hình thành của đất nước, đất nước có tự bao giờ
- Đất nước là gì? Nhà thơ tách đất nước ra làm hai thành tố để giải thích sau đó lại tổng hợp lại thành định nghĩa đất nước.
Tư tưởng đất nước của nhân dân thể hiện qua:
- Không gian địa lý
- Thời gian lịch sử
- Bề dày lịch sử
Câu 2
Trong phần đầu của đoạn trích (từ đầu đến “làm nên Đất nước muôn đời”), tác giả đã cảm nhận về đất nước trên những phương diện nào? Cách cảm nhận của tác giả có gì khác với các nhà thơ cùng viết về đề tài này.
Trả lời:
Phương diện địa lý:
- Không gian gần gũi ( sinh hoạt,học tập và làm việc ..)“ Nơi anh đến trường,.. nơi em tắm)
- Tình yêu đôi lứa: kỉ niệm hò hẹn,nhớ nhung“..đánh rơi chiếc khăn… nhớ thầm”
- Thiên nhiên: Núi sông, rừng biển hùng vĩ, tráng lệ “hòn núi bạc,.. Nước, ..biển khơi
- Không gian sinh tồn của dân tộc qua nhiều thế hệ “..nơi dân mình đoàn tụ”
Phương diện lịch sử:
- Nguồn gốc con rồng cháu tiên
- Truyền thống dựng nước và giữ nước
- Ngoài ra, đất nước còn là không gian sinh tồn, nơi phát sinh và phát triển của cộng đồng người Việt qua biết bao thế hệ.
=> Cách cảm nhận của tác gả được nhận thức sâu sắc, toàn diện hơn (về quan điểm, vai trò nhân dân trong thời đại mới).
Câu 3
Phần sau của đoạn trích (từ “Những người vợ nhớ chồng” đến hết) tác giả tập trung làm nổi bật tư tưởng: Đất Nước của nhân dân”. Tư tưởng ấy đã đưa đến những phát hiện sâu và mới của tác giả về địa lí, lịch sử, văn hóa… của đất nước ta như thế nào? Vì sao có thể nói tư tưởng ấy nổi bật trong đoạn trích và nhiều bài thơ thời chống Mĩ?
Trả lời:
Đất Nước hiện lên với những vẻ thân thương gần gũi bởi cốt lõi đất nước mang tư tưởng nhân dân:
Không gian địa lý:
- Tác giả liệt kê những danh lam thắng cảnh của đất nước ta từ Bắc đến Nam, và chính nhân dân làm nên những danh lam ấy
- Ở mỗi danh lam ta còn thấy được vẻ đẹp tâm hồn của nhân dân ta: chung thủy, hiếu học, anh hùng..
- Điểm mới trong cách cảm nhận đất nước của tác giả : nhà thơ không đi nói về hình dáng đất nước mà đi vào từng địa danh cụ thể để làm rõ tư tưởng đất nước của nhân dân
Thời gian lịch sử:
- Nhà thơ nhấn mạnh vào những kiếp người giản dị không ai nhớ mặt đặt tên nhưng họ lại làm nên đất nước.
- Họ là người bảo vệ, góp xương máu cho đất nước mình
- Điểm mới là không nói đến những anh hùng lãnh đạo mà nói về phần lớn nhân dân
Bề dày lịch sử:
- Tác giả thể hiện ba nét đẹp tâm hồn nhân dân ta đó là: say đắm trong tình yêu, quý trọng tình nghĩa và lao động, kiên trì bền bỉ trong đấu tranh
- Tư tưởng “đất nước của nhân dân” là tư tưởng nổi bật của đoạn trích và nhiều bài thơ thời chống Mĩ vì: Trước đó, nhiều nhà thơ đã nhắc đến phương diện địa lí, chiều dài lịch sử, chiều sâu văn hóa nhưng Nguyễn Khoa Điềm không ngợi ca các triều đại, không nói đến những anh hùng đã ghi danh trong sử sách mà nhấn mạnh đến những người Không ai nhớ mặt đặt tên – Họ đã sống và chết – Giản dị và bình tâm, song chính nhờ họ mà dân tộc trường tồn.
Câu 4
Hãy nói những ví dụ cụ thể về cách sử dụng chất liệu văn hóa dân gian của tác giả. Từ đó tìm hiểu những đóng góp riêng của nhà thơ về nghệ thuật biểu đạt. Vì sao có thể nói chất liệu văn hóa dân gian ở đoạn trích này gợi nên ấn tượng vừa quen thuộc vừa mới lạ?
Trả lời:
Trong bài thơ, tác giả đã khai thác phong phú chất liệu văn hóa dân gian: thành ngữ, ca dao, dân ca, truyền thuyết, phong tục tập quán,…
Ví dụ:
Thành ngữ, ca dao: “Yêu em từ thuở trong nôi…”
Truyền thuyết: Thánh gióng
Sự tích: Hòn Vọng Phu, hòn Trống Mái…
=> Đóng góp của tác giả đã đưa vào thơ Việt Nam chất liệu văn hoá phong tục, tạo ra một cách nhìn mới về đất nước.
- Chất liệu văn hoá dân gian trong đoạn thơ này gây ấn tượng vừa quen thuộc, vừa mới lạ vì:
- Quen thuộc vì những hình ảnh, chi tiết trong văn hóa phong tục dân gian rất gần gũi với con người Việt Nam.
- Mới lạ vì trong thơ nói riêng và trong văn học nói chung chưa có ai nói về đất nước bằng cách khai thác chất liệu văn hóa dân gian này.
Xem thêm:
- Top 20 bài phân tích bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm chi tiết nhất
- Top 10 dàn ý bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm chi tiết nhất
- Top 10 sơ đồ tư duy bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm chi tiết nhất
- Top 10 mẫu soạn văn bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm chi tiết nhất
- Top 40 mẫu mở bài bài thơ Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm chi tiết nhất
- Top 40 mẫu kết bài bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm chi tiết nhất

Số 2: Soạn bài Đất Nước lớp 12 Nguyễn Khoa Điềm
TÁC GIẢ:
- Tiểu Sử
– Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943, nguyên quán Thừa Thiên – Huế. Ông tốt nghiệp Đại học ngành Ngữ văn (Đại học Sư phạm Hà Nội). Thời chống Mĩ, ông sống và chiến đấu tại chiến trường Trị – Thiên.
– Là nhà hoạt động chính trị và văn nghệ, ông tham gia Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá III, là Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam khoá V…
– Nguyễn Khoa Điềm từng là Trưởng ban tư tưởng văn hoá Trung ương, Bộ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin.
- Sự nghiệp văn học.
– Là một nhà thơ có tài, bên cạnh sự nghiệp chính trị, Nguyễn Khoa Điểm dành nhiều thời gian để sáng tác thơ và cho ra mắt nhiều tập thơ giá trị như Đất ngoại ô (1972), Mặt đường khát vọng (1974), Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (1986),…
– Năm 2000, ông được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
- Phong cách
– Thơ Nguyễn Khoa Điềm thuộc dạng đa phong cách, có lúc hùng tráng, sôi nổi, có lúc trữ tình tha thiết,… nhưng tất cả đều toát lên vẻ nồng say, tha thiết với đời với người.
– Thơ ông mang đậm chất chính luận, hấp dẫn người đọc bằng vẻ đẹp trí tuệ – trữ tình, đầy hào khí của những nhà thơ trưởng thành trong chiến tranh chống Mĩ.
– Thơ Nguyễn Khoa Điềm thu hút, hấp dẫn người đọc bởi sự đan kết giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của một thanh niên trí thức tự ý thức sâu sắc về vai trò, trách nhiệm của mình trong cuộc chiến đấu, với đất nước và nhân dân. .
– Hình tượng nổi bật trong thơ ông là những thanh niên trí thức, những người dân bình dị cần lao với tấm lòng yêu nước bỏng cháy.
– Đất nước hiện lên trong thơ ông thật đẹp, luôn có sự hài hoà giữa con người và cảnh vật, giữa quá khứ thiêng liêng với thực tại anh hùng, giữa trách nhiệm và bổn phận với những gì con người được thụ hưởng từ đất nước.
TÁC PHẨM ĐẤT NƯỚC
- Xuất xứ
Đất Nước trích ở phần đầu chương V của trường ca Mặt đường L. vọng, được Nguyễn Khoa Điềm viết tại chiến khu Trị – Thiên và… năm 1971, xuất bản năm 1974. Bản trường ca viết về sự tự ý thức, tuổi trẻ các đô thị miền Nam về đất nước, về nhân dân, về thế hệ , mình – thế hệ gánh vác cuộc kháng chiến chống Mĩ trên vai.
- Bố cục
Đoạn thơ có thể được chia thành hai phần:
– Phần một (từ đầu đến làm nên đất nước muôn đời): Những cảm nhận về đất nước.
– Phần hai (còn lại): tư tưởng Đất nước của Nhân dân.
- Những giá trị nội dung, nghệ thuật
a) Những cảm nhận về đất nước
– Nhà thơ không dùng hình ảnh của một đất nước trong hiện tại mà là – hình ảnh của một đất nước dân gian thơ mộng, trữ tình từ xa xưa vọng về trong chiều sâu văn hoá – lịch sử, gắn với cuộc sống đời thường của mỗi con người, tác giả cảm nhận đất nước theo một cảm thức rất riêng. Đất nước hiện lên vừa thiêng liêng tôn kính, lại vừa gần gũi, thân thiết.
– Đất nước là những gì thật gần gũi, thân thiết, bình dị, ở ngay trong cuộc sống của mỗi gia đình chúng ta: lời kể chuyện của mẹ, miếng trầu của bà, cây tre, hạt gạo ta ăn mỗi ngày, cái kèo cái cột trong nhà,…
– Đất nước được cảm nhận từ các phương diện địa lí – lịch sử gắn với những huyền thoại về Lạc Long Quân và Âu Cơ, về đất Tổ Hùng Vương….
+ Về mặt không gian địa lí, đất nước được Nguyễn Khoa Điềm quan niệm không chỉ là núi sông, rừng bể (con chim Phượng Hoàng… con cá Ngư Ông,…) mà còn là cái không gian rất gần gũi với cuộc sống đời thường của mỗi một con người. “Đất là nơi anh đến trường, Nước là nơi em tắm. Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”…
+ Và cũng là không gian sinh tồn của cộng đồng dân tộc qua bao the hệ: “Những ai đã khuất. Những ai bây giờ. Yêu nhau và sinh con đẻ cái. Gánh vác phần người đi trước để lại. Dặn dò con cháu chuyện mai sau…
– Từ các bình diện nói trên, tác giả đã nâng ý thơ lên một tầm khái quát: đất nước đã kết tinh, hoá thân trong cuộc sống của mỗi con người:
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước.
– Đó chính là mối quan hệ biện chứng giữa cá thể và cộng đồng, giữa mỗi thành viên với đất nước của mình.
– Đất nước đang hiện hữu trong từng người, mỗi ngày. Vì vậy, mỗi cá mai sau: nhân phải có trách nhiệm gìn giữ, phát triển và truyền lại cho các thế hệ
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…
b) Tư tưởng Đất nước của Nhân dân
– Từ việc cảm nhận đất nước ở bình diện văn hoá, ở phần này, bằng những câu thơ chính luận, tác giả nhấn mạnh, khắc sâu và làm nổi bật tư tưởng “đất nước của nhân dân”.
– Cách nhìn của tác giả về những thắng cảnh, về địa lí là một cách nhìn có chiều sâu và là một phát hiện mới mẻ. Muôn vàn vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên kì thú đều gắn liền với con người, được tiếp nhận, cảm thụ qua tâm hồn và lịch sử dân tộc, đều là kết tinh của bao công sức và khát vọng của nhân dân, của những người bình thường, vô danh.
+ Đoạn thơ quy tụ tất cả các bình diện nói trên rồi dẫn đến một khái niệm sâu sắc:
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hoá núi sông ta…
+ Đây cũng chính là lí do vì sao khi nói về bốn nghìn năm lịch sử của đất nước, nhà thơ không điểm tên các triều đại cùng bao nhân vật anh hùng trong sử sách mà nhấn mạnh đến lớp lớp những người vô danh:
Có biết bao người con gái, con trai
Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết.
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước.
– Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm góp thêm một thành công trong dòng thơ về đất nước thời chống Mĩ, làm sâu sắc thêm nhận thức về nhân dân và đất nước.
– Tác giả sử dụng nhuần nhị và sáng tạo nhiều chất liệu văn học và Văn hoá dân gian, tạo ra một không khí, một không gian nghệ thuật riêng.
+ “Đất nước” đưa ta vào thế giới gần gũi, mỹ lệ và bay bổng của nó dao, truyền thuyết, của văn hoá dân gian nhưng lại mới mẻ qua can nhận và tư duy hiện đại, qua hình thức thơ tự do.
+ Đặc biệt, bài thơ được biểu đạt bằng giọng thơ trữ tình – chính luận, vừa thuyết phục người đọc bằng chất trữ tình sâu lắng vừa chinh phục họ bằng chất trí tuệ sắc sảo.
Việt Bắc là bài học nổi bật trong Tuần 8 của chương trình học theo SGK Ngữ Văn 12, học sinh cần Soạn bài Việt Bắc, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi trong SGK
TỰ LUẬN
- Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” được Nguyễn Khoa Điềm thể hiện như thế nào trong đoạn trích “Đất Nước”?
Gợi ý làm bài
– Đất Nước được hoá thân từ những con người bình dị (Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái), những anh hùng (Thánh Gióng), trí thức vô danh (người học trò nghèo)…
– Khi nói về bốn nghìn năm lịch sử của đất nước, nhà thơ không điểm tên các triều đại cùng bao nhân vật anh hùng trong sử sách mà nhấn mạnh đến lớp lớp những người vô danh:
Có biết bao người con gái, con trai
Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước.
– Đất Nước còn là kết tinh những giá trị tinh thần của những người lao động:
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha. .
– Đất Nước là sự kế thừa liên tục những thành quả lao động của những con người bình thường, chất phác:
Hãy nhìn rất xa
Vào bốn nghìn năm Đất Nước
Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta
Cần cù làm lụng.
– Khát vọng Đất Nước tươi đẹp là: Đất Nước Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại,
– Vì vậy, mỗi cá nhân phải có trách nhiệm gìn giữ, phát triển đất nước và truyền lại cho các thế hệ mai sau:
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời …
– Đất nước là của nhân dân, do nhân dân sáng tạo ra trong quá Hình lao động kiên trì và bền bỉ. Đất nước không thể là sản phẩm của bất kì một đấng, bậc, một lãnh tụ có quyền uy nào cả. Mọi người dân sống trên đất nước đều đóng góp sức mình để hình thành và làm giàu đẹp hơn đất nước. Họ có quyền được hưởng thụ lợi ích và có nhiệm vụ xả thân để lao động và bảo vệ mỗi khi Tổ quốc lâm nguy.
- Cảm nhận của anh (chị) về khái niệm Đất Nước trong “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm.
Gợi ý làm bài:
– Bắt đầu bằng hình ảnh của một đất nước trong quá khứ, hình ảnh của một đất nước dân gian thơ mộng, trữ tình từ xa xưa vọng về trong chiều sâu văn hoá – lịch sử, gắn với cuộc sống đời thường của mỗi con người, tác giả cảm nhận đất nước theo một cảm thức rất riêng. Đất Nước hiện lên vừa thiêng liêng tôn kính, lại vừa gần gũi, thân thiết.
– Đất Nước là những gì thật gần gũi, thân thiết, bình dị, ở ngay trong cuộc sống của mỗi gia đình chúng ta: lời kể chuyện của mẹ, miếng trầu của bà, cây tre, hạt gạo ta ăn mỗi ngày, cái kèo cái cột trong nhà,….
– Đất Nước được cảm nhận từ các phương diện địa lí – lịch sử gắn với những huyền thoại về Lạc Long Quân và Âu Cơ, về đất Tổ Hùng Vương…
– Về mặt không gian địa lí, đất nước không chỉ là núi sông, rừng bể (con chim Phượng Hoàng… con cá Ngư Ông,…) mà còn là cái không gian rất gần gũi với cuộc sống mỗi người:
Đất là nơi anh đến trường,
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
– Đất Nước cũng là không gian sinh tồn của cộng đồng dân tộc qua bao thế hệ:
Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh các phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau…
– Từ các bình diễn nói trên, tác giả đã nâng ý thơ lên một tầm khái quát, Đất Nước đã kết tinh, hoá thân trong cuộc sống của mỗi con người:
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước.
– Đó chính là mối quan hệ biện chứng cá thể và cộng đồng, giữa HA. thành viên với đất nước của mình.
– Con người mang Đất Nước trong mình. Đất Nước thiêng liêng có. bó với từng số phận của mỗi một cá thể. Con người hạnh phúc, Đất Nền hạnh phúc. Con người khổ đau, Đất Nước khổ đau. Cách đặt vấn đề nà của Nguyễn Khoa Điềm quả thật là táo bạo và mới mẻ. Trên thị đàn thế ca, Nguyễn Khoa Điềm là một trong những người đầu tiên khám phá ra bản chất tồn tại đúng đắn nhất của Đất Nước và khái quát nó lên bằng hình tượng thơ.
– Đất Nước đang hiện hữu trong từng người, mỗi ngày. Vì vậy, mỗi cá nhân phải có ý thức trách nhiệm đúng đắn để gìn giữ, phát triển và truyền lại cho các thế hệ mai sau:
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…
– Từ việc cảm nhận Đất Nước ở bình diện văn hoá, bằng những câu thơ trữ tình mang tính chính luận, tác giả nhấn mạnh, khắc sâu và làm nổi bật tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”. Nội hàm của khái niệm Đất Nước được tập trung nhất ở điểm này: Đất Nước do Nhân dân làm ra và được Nhân dân bảo vệ. . .
– Cách nhìn của tác giả về những thắng cảnh, về địa lí là một cách nhìn có chiều sâu và là một phát hiện mới mẻ. Muôn vàn vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên kì thú đều gắn liền với con người, được tiếp nhận, cảm thụ qua tâm hồn và lịch sử dân tộc, đều là kết tinh của bao công sức và khát vọng của nhân dân, của những người bình thường, vô danh.
– Đoạn trích qui tụ tất cả các bình diện nói trên rồi dẫn đến một khái niệm sâu sắc: “Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi / Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha / Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy / Những cuộc đời đã hoá núi sông ta…”.
– Đây cũng chính là lí do vì sao khi nói về bốn nghìn năm lịch sử của đất nước, nhà thơ không điểm tên các triều đại, các nhân vật anh hùng trong sử sách mà nhấn mạnh đến lớp lớp những người vô danh, những người âm thầm làm nên Đất Nước, những người quy tụ thành lực lượng chính của bất cứ cuộc cách mạng nào:
Có biết bao người con gái, con trai
Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ làm ra Đất Nước.
– “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm góp thêm một thành công vong dòng thơ về đất nước thời chống Mĩ, làm sâu sắc thêm nhận thức – Nhân dân và Đất Nước. Đặc biệt là khái niệm Đất Nước, tác giả đã de chất được một nội hàm đúng đắn và xác thực để khiến nó không còn là một khái niệm trừu tượng mà trở nên có hình hài, vóc dáng trong mỗi một người con Việt Nam cần cù lao động, yêu nước thương nòi.
- So Sánh cảm hứng về Đất Nước được thể hiện trong hai bài thơ “Đất Nước” của Nguyễn Đình Thi và “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm.
Gợi ý làm bài.
– Trong những năm tháng chiến tranh ác liệt để bảo vệ và thống nhất đất nước, đề tài Đất Nước thường xuyên trở đi trở lại trong sáng tác của nhiều nhà thơ. Sở dĩ có điều đó là vì Đất Nước là mối bận tâm hàng đầu trong những thời khắc vận mệnh dân tộc rơi vào bước hiểm nguy hơn bao giờ hết, và quan trọng hơn nữa, các nhà văn muốn thông qua cảm hứng về Đất Nước để khơi dậy niềm tự hào dân tộc và khát vọng lớn lao giữ gìn nền độc lập tự chủ cho Đất Nước. .
– Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm bắt đầu từ trong quá khứ ngàn xưa của dân tộc:
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa”… mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân ta biết trồng tre và đánh giặc
Tóc mẹ thì bớii sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó.
– Đất Nước mang âm hưởng sử thi. Yếu tố cổ điển và hiện đại hoà quyện nhau tạo thành một chỉnh thể độc đáo không thể tách rời.
– Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm chân thật như cuộc sống. Những câu thơ dài tuôn chảy êm dịu. Dòng cảm xúc dào dạt âm thầm nhưng mãnh liệt như cuốn hút hồn ta về với lịch sử ngàn đời, về nơi những trăn trở ngổn ngang của thực tại dân tộc..
– Cảm hứng về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm bắt nguồn từ Chứng huyền thoại: “Ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể”
– Nhà thơ mạnh dạn để cái “tôi” của mình xuất hiện. Đất Nước không chỉ đơn thuần là sự rung động trước một làn khói, một điệu dân ca… mà là cả một quá trình suy ngẫm, và nhìn lại” Đất Nước.
– Lời thơ tha thiết giúp tuổi trẻ nhận ra vai trò của mình trước thời đại và nhận thức được đất nước này là của nhân dân và bất kì ai cũng phải mang máu xương ra bảo vệ.
– Cảm hứng của Nguyễn Đình Thi về Đất Nước bắt lại nguồn từ những chất liệu hình ảnh cụ thể, sinh động của cuộc kháng chiến chín năm cứu nước của dân tộc. Phạm vi hẹp hơn những vẫn mang tính khái quát về cảm hứng lịch sử và truyền thống của dân tộc.
– Cảm hứng về Đất Nước đến với Nguyễn Đình Thi trong lúc cuộc kháng chiến dữ dội và tàn khốc sắp đến hồi kết thúc. Đất Nước trong tâm hồn chàng trai Hà Nội tài hoa ấy là một mùa thu đẹp, mùa thu kháng chiến thành công:
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa.
– “Mùa thu” nay gợi nhớ đến “mùa thu xưa”. Đứng giữa đất trời chiến khu trong buổi sáng mùa thu mát lành, nhà thơ suy tư về Đất Nước, Đất Nước của một mùa thu đẹp chợt thức dậy trong thẳm sâu kí ức..
– Cảm giác đầu tiên về Đất Nước của Nguyễn Đình Thi là mùi hương cốm. Cái mùi hương đã ngấm sâu vào da thịt đến bẽ bàng bởi cuộc chia li đầy day dứt:
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thêm nắng lá rơi đầy.
– Bầu không khí lưu luyến bâng khuâng, đượm buồn nhưng không hề bị luy. .
– Mạch cảm hứng về Đất Nước của Nguyễn Đình Thi cũng bắt đầu từ tâm thế của một người tự do. Giữa vùng chiến khu rộng mở, Nguyễn Đình Thi đón nhận Đất Nước của một mùa thu khác:
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha.
– Đất Nước hiện lên nô nức, tươi mát trong tâm trạng của con người đang làm chủ vận mệnh Đất Nước, làm chủ bản thân mình. Đất Nước với Nguyễn Đình Thi vẫn là Đất Nước của chúng ta”, cảm hứng ấy giống với Nguyễn Khoa Điềm, đúng hơn là đi trước Nguyễn Khoa Điềm. Bài thơ của Nguyễn Đình Thi ra đời sớm hơn:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm ngát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
– Cảm hứng lịch sử của Đất Nước với bề dày truyền thống dân tộc hào hùng qua niềm tự hào lớn lao của nhà thơ:
Nước chúng ta
Nước của những người chưa bao giờ khuất
Đêm đềm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa lọng nói về.
– Có sự hoà hợp giữa cảm hứng thời đại với cảm hứng lịch sử truyền thống. Điều này cùng một mạch với cảm hứng của Nguyễn Khoa Điềm:
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bởi sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn..
– Đất Nước Việt Nam hiện lên rất hiện thực, cụ thể. Đó là một Đất Nước tạo hình trong nghĩa tình, trong truyền thống bất khuất và cả trong khổ đau. Từ ngàn đời xưa cho đến tận ngày nay, cánh tang thương đâu dễ chấm dứt, vẫn là cảnh làng quê hoang tàn, chết chóc, điêu linh trong lửa đạn chiến tranh:
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiếu..
– Trong đau thương, mất mát con người vẫn vững tin vào ngày mai. Bom đạn, cái chết không ngăn được tình người. Tình cảm riêng tư cũng đã hoà lẫn và trở thành cảm hứng về Đất Nước..
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhở mắt người yêu.
– Cảm hứng về Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm cũng được khơi gợi từ chuyên đôi lứa ấy. Như thế Đất Nước không chỉ được khai sinh từ lao động, từ những trận chiến quyết liệt để bảo vệ giống nòi,… mà còn từ chính tình yêu đôi lứa, không có tình yêu ấy sẽ không có con người:
Đất là nơi anh đến trường.
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thân.
– Hơn thế nữa, cảm hứng ấy được mở rộng đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ địa lý cho đến lịch sử, phong tục tập quán…
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
– Với Nguyễn Khoa Điềm, cảm hứng Đất Nước bắt nguồn từ những trải nghiệm trong cuộc kháng chiến chống Mĩ Tự LLVT) “Đất Nước của Nhân dân” là chi phối toàn bộ cảm , hình tượng thơ. Nhân dân ta làm nền Đất Nước và Đất Nước muôn đời là của Nhân dân.
– Đất Nước là tất cả những gì có trong cuộc sống, là mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng.
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
… Em ơi em Đất Nước là một phần trong máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở.
Làm nên Đất Nước muôn đời
– Cảm hứng về Đất Nước ấy không dừng lại ở một giới hạn nào, Đất Nước đã kết tình trong mỗi con người.
Đây chính là điểm gặp gỡ rất gần giữa Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Khoa Điểm
Ôi đất nước bốn nghìn năm đi đâu ta cùng thay
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta.
– Cảm hứng thời đại xen với cảm hứng truyền thống. Lịch sử dân tộc tạo ra mạch thơ dài không ngơi nghỉ. Đây là cội nguồn sức mạnh vĩnh hằng để
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Để tiếng nói ngàn đời của
cha ông không bao giờ đắt nhịp, không bao giờ con cháu thôi lắng nghe
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về
Để từ đó, bao thế hệ anh hùng nội tiếp nhau đứng dậy, khẳng định sức sống quật cường:
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa,
– Đất Nước là cảm hứng bao trùm thơ ca Việt Nam trong giai đoạn 1945 – 1975, Dù chọn thời điểm đánh Pháp hay đánh Mĩ, dù giới hạn phạm vi phản ánh chân thực cuộc sống hay mở rộng cảm xúc đến mọi nẻo đường lịch sử – văn hoá,… tất cả những bài thơ viết về Đất Nước đều được xuất phát từ lòng yêu nước vô biến và cả khát vọng độc lập tự do hạnh phúc cho dân tộc. Ở góc độ này, Nguyễn Đình Thì lẫn Nguyên Khoa Điềm và nhiều nhà thơ khác cũng đều không có gì khác biệt.

Xem thêm:
- Top 20 bài phân tích 9 câu thơ đầu bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm chi tiết nhất
- Top 10 bài phân tích bài Đất Nước đoạn 1 Nguyễn Khoa Điềm chi tiết nhất
- Top 5 bài phân tích bài thơ Đất Nước đoạn 2 Nguyễn Khoa Điềm chi tiết nhất
- Top 5 bài phân tích bài thơ Đất Nước đoạn 3 Nguyễn Khoa Điềm chi tiết nhất
- Top 2 bài phân tích đoạn cuối Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm chi tiết nhất
- Top 10 bài phân tích tư tưởng đất nước của nhân dân chi tiết nhất
Số 3: Soạn văn bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm
TÌM HIỂU CHUNG
- Tác giả
– Sinh ra trong một gia đình trí thức, giàu truyền thống yêu nước và tinh thần cách mạng.
– Học tập và trưởng thành trên miền Bắc, tham gia chiến đấu và hoạt động văn nghệ ở miền Nam.
– Phong cách sáng tác:
+ Giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén.
+ Giọng thơ trữ tình chính luận.
- Đoạn trích
– Vị trí: Trích chương V của trường ca.
– Hoàn cảnh sáng tác: Hoàn thành ở chiến khu Trị – Thiên 1971.
– Bố cục văn bản: Hai phần
Phần I: 42 câu đầu: Đất nước được cảm nhận từ nhiều phương diện lịch sử văn hoá dân tộc, chiều sâu của không gian, chiều dài của thời gian.
Phần II: 47 câu cuối: Tư tưởng cốt lõi, cảm nhận về đất nước: Đất nước của Nhân dân.
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
- Đất nước được cảm nhận trên nhiều bình diện
Cảm nhận chung về đất nước: (Đoạn mở đầu)
Đất nước hiện ra trong cảm nhận qua những gì thân thương, gần gũi, đơn sơ:
– Đó là những câu chuyện cổ tích mẹ thường hay kể.
– Là miếng trầu của bà, là hạt gao một nắng hai sương, là ngôi nhà ta ở…
Giọng thơ nhẹ nhàng, âm hưởng đầy quyến rũ , sử dụng chất liệu VHDG…, tác giả đưa ta về với cội nguồn của đất nước : Một đất nước vừa cụ thể vừa huyền ảo và đã có từ rất lâu đời.
* Cảm nhận về đất nước ở phương diện lịch sử – văn hoá:
– Đất nước được cảm nhận gắn liền với nền văn hoá lâu đời của dân tộc:
+ Câu chuyện cổ tích, ca dao.
+ Phong tục của người Việt: ăn trầu, bới tóc.
– Đất nước lớn lên đau thương vất vả cùng với cuộc trường chinh không nghỉ ngơi của con người:
+ Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, gắn với hình ảnh cây tre- biểu tượng cho sức sống bất diệt của dân tộc.
+ Gắn với nền văn minh lúa nước, lao động vất vả.
– Đất nước gắn liền với những con người sống ân tình thuỷ chung. Đất nước không trừu tượng mà ở ngay trong cuộc sống của mỗi chúng ta.
* Cảm nhận đất nước ở phương diện chiều rộng của không gian:
– Là không gian hò hẹn của tình yêu (Lối chiết tự đầy ý nhị vừa mang tính cá thể vừa hết sức táo bạo , tác giả đã định nghĩa đất nước thật độc đáo)
– Đất nước là nơi chốn sinh tồn của cả cộng đồng dân tộc qua bao thế hệ (nơi dân mình đoàn tụ)
=> Là sự thống nhất giữa cá nhân với cộng đồng.
– Đất nước còn là không gian rộng lớn tráng lệ hùng vĩ của núi cao, biển cả.
=> Đất Nước là những gì gần gũi thân quen gắn bó với cuộc sống mỗi người lại vừa mênh mông rộng lớn.
* Cảm nhận về ĐN ở phương diện chiều dài thời gian : Đất Nước được cảm nhận từ quá khứ với huyền thoại “ Lạc Long Quân và Âu Cơ” cho đến hiện tại với những con người không bao giờ quên nguồn cội dân tộc, truyền thuyết Hùng Vương và ngày giỗ Tổ.
* Suy ngẫm của tác giả về trách nhiệm của thế hệ mình với Đất Nước : phải biết gắn bó, san sẻ và hi sinh vì đất nước.
=> ĐN hiện lên vừa thiêng liêng sâu xa , lớn lao vừa gần gũi thân thiết với sự sống mỗi người.
- Tư tưởng cốt lõi: ĐN của nhân dân
– Tác giả tiếp tục với những cảm nhận về đất nước trên nhiều bình diện: Chiều dài lịch sử, chiều rộng địa lí, chiều sâu văn hoá lịch sử
+ Một Đất nước với nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ,gắn với số phận, tính cách, phẩm chất, tâm hồn nhân dân (Hòn Trống Mái, Núi Vọng phu, Núi Bút, Non Nghiên, Vịnh Hạ Long…)
=> ĐN hiện lên vừa gần gũi vừa thiêng liêng.
+ Một Đất nước giàu truyền thống :
– Anh hùng bất khuất: Có những anh hùng không ai nhớ mặt đặt tên. Họ hi sinh thầm lặng cho Đất nước
– Đoàn kết trong đấu tranh, lao động sinh tồn…
+ Một Đất nước của ca dao, thần thoại, của những vẻ đẹp tâm hồn nhân hậu thuần phác
=> Chọn 3 dẫn chứng để nói về truyền thống của nhân dân:
+ Say đắm, lạc quan trong tình yêu (Yêu em từ thuở trong nôi.
+ Biết quý trọng tình nghĩa (Biết quý công…)
+ Quyết liệt trong căm thù và chiến đấu (biết trồng tre …)
=> Sự phát hiện thú vị và độc đáo của tác giả về Đất Nước trên các phương diện địa lí, lịch sử, văn hoá với nhiều ý nghĩa mới: Muôn vàn vẻ đẹp của Đất Nước đều là kết tinh của bao công sức và khát vọng của nhân dân, của những con người vô danh, bình dị. ĐN từ nhân dân mà ra, do nhân dân mà có và nhờ nhân dân mà tồn tại
- Nghệ thuật
– Thể thơ tự do phóng túng.
– Sử dụng phong phú, đa dạng và đầy sáng tạo chất liệu văn hoá dân gian.
– Giọng thơ trữ tình – chính trị.
- Chủ đề: Văn bản đã thể hiện một cái nhìn mới mẻ về đất nước: Đất Nước là sự hội tụ và kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân . Nhân dân là người làm ra đất nước.
Số 4: Soạn bài Đất Nước ngắn nhất Nguyễn Khoa Điềm
Soạn Câu 1 ngắn nhất
Bố cục: 2 phần
– Phần 1 (từ đầu đến “Làm nên đất nước muôn đời”): Vẻ đẹp của đất nước bình dị trên nhiều phương diện.
– Phần 2 (còn lại): Tư tưởng đất nước của nhân dân.
Soạn Câu 2 ngắn nhất
Đất nước được tác giả cảm nhận trên rất nhiều các phương diện:
– Cội nguồn đất nước:
+ Là nơi thân thuộc và gần gũi với mỗi người khi sinh ra và lớn lên.
+ Đất nước gắn bó với những điều đơn sơ, bình dị.
-Phương diện lịch sử:
+ Gắn liền với cuộc kháng chiến chống giặc cứu nước, cây tre là biểu tượng cho sự anh dũng, quật cường.
+ Là nơi sinh tồn và phát triển của cả cộng đồng dân tộc.
+ Gắn liền với nền văn minh lúa nước có từ lâu đời.
– Phương diện văn hóa: gắn với nền văn hóa lâu đời.
+ Phong tục tập quán của người Việt: ăn trầu, búi tóc,…
+ Truyền thống: đấu tranh.
+ Những câu chuyện cổ tích, những lời ca dao.
– Phương diện không gian:
+ Là nơi hò hẹn của đôi lứa yêu nhau.
+ Là nơi sinh sống của nhân dân Việt từ ngàn đời đến nay.
+ Là không gian của núi sông, rừng biển.
– Phương diện thời gian:
+ Đất nước được đặt trong thời gian từ khi hình thành, bảo vệ và dựng xây, đó là qua hơn 4000 năm lịch sử, nhân dân vẫn hướng về cội nguồn, đất nước mình.
Soạn Câu 3 ngắn nhất
Tư tưởng đất nước của nhân dân của tác giả :
– Không gian địa lí: Các danh lam thắng cảnh của đất nước đều là của nhân dân, gắn với tính cách, số phận và cuộc sống của nhân dân.
+ Tình nghĩa son sắt, thủy chung: núi Vọng Phu, hòn Trống Mái.
+ Sức mạnh chiến đấu: chuyện Thánh Gióng.
+ Cội nguồn nghìn năm: đất tổ Hùng Vương.
+ Truyền thống hiếu học: núi Bút non Nghiên.
+ Đất nước xinh đẹp: con gà, con cóc…
+ Hành trình khai phá đất nước.
– Chiều dài lịch sử:
Lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước:
+ Những người con trai, con gái bình dị với lòng yêu nước son sắt, họ lao động, họ chiến đấu bằng tất cả nhiệt huyết của mình.
+ Những con người không tên không tuổi làm nên lịch sử-> mỗi cá nhân đều có vai trò với công cuộc dựng xây đất nước.
– Bề dày văn hóa:
Những giá trị vật chất, tinh thần của đất nước hôm nay có được là từ nhân dân, do nhân dân gìn giữ và phát huy qua bao thế hệ:
+ Văn hóa: “truyền hạt lúa”, “truyền lửa”, “truyền giọng nói”
+ Văn hóa “gánh theo tên xã, tên làng”
+ Văn hóa trong những ca dao, thần thoại, những câu chuyện kể ngày xưa
Soạn Câu 4 ngắn nhất
– Những chất liệu dân gian:
+ Ca dao, tục ngữ
+ Truyền thuyết, truyện cổ tích
+ Phong tục tập quán,..
– Các chất liệu văn học dân gian không được dùng toàn bộ mà tác giả chọn những từ ngữ, hình ảnh độc đáo, đặc trưng nhất để gợi sự liên tưởng, suy ngẫm.
Nội dung chính của văn bản:
– Nội dung: bài thơ mang đến một định nghĩa đầy mới mẻ và đọc đáo về đất nước, đó là sự kết tinh tất thảy những công sức và ước mơ, khát vọng của nhân dân mình. Nhân dân làm nên đất nước, là cội nguồn của đất nước mình.

Số 5: Soạn bài Đất Nước chi tiết Nguyễn Khoa Điềm
Câu 1 (trang 122 sgk ngữ văn 12 tập 1)
Bố cục chia làm 2 phần:
+ Phần 1 (từ đầu tới Làm nên Đất Nước muôn đời): Đất nước được cảm nhận trên mọi phương diện văn hóa, phong tục, truyền thống địa lý, lịch sử…
+ Phần 2 (còn lại): Người dân sáng tạo, truyền giữ những giá trị của đất nước
Câu 2 (trang 122 skg ngữ văn 12 tập 1)
Tác giả cảm nhận về đất nước trên những phương diện:
Cảm nhận của tác giả đa dạng, phong phú từ nhiều bình diện
– Chiều dài lịch sử (quá khứ- hiện tại- tương lai):
+ Từ huyền thoại Long Quân, Âu Cơ
+ Nhà thơ nhấn mạnh vào những kiếp người giản dị, bình tâm nhưng lại làm nên đất nước
+ Họ là những người bảo vệ đất nước
+ Họ góp phần to lớn vào thế giới tinh thần và vật chất của đất nước
– Chiều rộng của không gian – địa lí
+ Đất nước không chỉ bó hẹp gia đình mà trải dài theo chiều dài đất nước
+ Đất nước là nguồn cội, không gian gần gũi, gắn bó với đời sống mỗi người
+ Nhập hai từ “đất” và “nước” phù hợp với diễn tả tình ý trong mỗi câu thơ
+ Là nơi sinh tồn bao thế hệ
– Bề dày truyền thống- phong tục, văn hóa, tâm hồn
+ Giữ phong tục, ăn trầu (nét đẹp trong đời sống tinh thần, tình cảm son sắc của người Việt)
+ Truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm
+ Đất nước gắn với truyền thống đạo lí
-> Các phương diện thống nhất, bổ sung lẫn nhau
Câu 3 (trang 122 ngữ văn 12 tập 1)
Tác giả có những nhìn nhận mới mẻ về đất nước, những danh lam thắng cảnh
+ Tác giả dẫn dắt cảm xúc về đất nước: lặp nhiều từ “góp” diễn tả cảm nhận độc đáo của tác giả về thiên nhiên
+ Từ hình dáng tâm hồn đến lối sống của nhân dân đã hóa vào bóng hình đất nước
+ Biểu hiện của đất nước khai thác từ chiều sâu văn hóa dân tộc, từ những điều rất đỗi bình dị của nhân dân
+ Đó là những cảm nhận, chiêm nghiệm, quan sát tinh tế của tác giả
+ Tác giả nâng tầm những suy ngẫm trở thành tư tưởng “đất nước”
– Điều mới mẻ và nổi bật trong thơ chống Mĩ:
+ Nhà thơ khai thác chiều sâu về lịch sử, văn hóa, truyền thống, địa lý.
+ Những phát hiện mới về quan niệm Đất Nước thu hút tình cảm của người nghe
Câu 4 (trang 123 sgk ngữ văn 12 tập 1)
Cách sử dụng chất liệu văn học dân gian của tác giả: ca dao, dân ca, truyền thuyết, phong tục, lối sống…
– Tác giả sử dụng sáng tạo các yếu tố dân gian:
+ Có khi lấy lại từng phần của câu ca dao :con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc
+ Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”
-> Sử dụng ý, hình ảnh, ca dao, truyền thuyết để tạo nên hình tượng mới, vừa gần gũi, vừa mới mẻ
Số 6: Soạn bài Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm
Câu 1 (trang 122 sgk Văn 12 Tập 1):
– Bố cục:
+ Đoạn 1: Từ đầu.. Làm nên Đất nước muôn đời
- Đất nước được cảm nhận trên nhiều phương diện khác nhau: địa lí, lịch sử, văn hóa.
+ Đoạn 3: Còn lại
- Tư tưởng Đất nước của nhân dân
– Mạch cảm xúc xuyên suốt bài thơ chính là về đất nước, một đất nước gần gũi, gắn bó với cuộc sống của con người được nhìn nhận trong suốt chiều dài lịch sử, văn hóa dân tộc.
Câu 2 (trang 122 sgk Văn 12 Tập 1):
Đoạn đầu tác giả đã cảm nhận đất nước trên những phương diện sau:
– Tác giả không nêu ra những sự kiện lịch sử, không điểm theo niên đại, triều đại mà chọn cách nói bằng những hình ảnh cụ thể, gần gũi:
+ Đất nước đã có rồi
+ Ngày xửa ngày xưa
– Đất nước hiện ra trong những phong tục, tập quán, nếp ăn nếp ở của con người Việt:
+ Miếng trầu bà ăn
+ tục bới tóc sau đầu
– Đặc biệt, hình ảnh đất nước còn được gợi về từ truyền thống đánh giặc ngàn đời của ông cha.
Và hơn hết, tác giả cắt nghĩa hình ảnh đất nước từ những gì gần gũi, bình dị trong cuộc sống lao động đời thường mà lại thắm tình nghĩa dân tộc: cái kèo, cái cột, xay, giã, giần, sàng..
– Sau đó, tác giả định nghĩa đất nước theo chiều rộng của không gian, chiều dài của thời gian và đặc biệt trong sự gắn bó giữa anh và em:
+ Chiều rộng của không gian: đó là không gian riêng tư, không gian tình yêu đôi lứa, không gian mênh mông bao la.
+ Chiều dài của thời gian: quá khứ thiêng liêng hào hùng “Lạc Long Quân và Âu Cơ”, hiện tại gần gũi, giản dị “Đất nước là máu xương của mình”, tương lai tương sáng “Con sẽ mang đất nước đi xa”.
Cách cảm nhận của nhà thơ khác với nhà thơ cùng viết về đề tài này: Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm không phải là “mối xa thư đồ sộ..” trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, cùng không phải là thiên thư, đế cư trong thơ của Lí Thường Kiệt, cũng không phải là các triều đại Đinh, Lí, Trần.. trong Đại cáo Bình Ngô của Nguyễn Trãi. Nhà thơ không chọn cách nói trừu tượng mà chọn cách nói bình dị, gần gũi với bất kì trên mảnh đất này.
Câu 3 (trang 122 sgk Văn 12 Tập 1):
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân được thể hiện qua:
– Nhân dân làm nên địa lí:
+ Ở nơi nào trên đất nước cũng lưu dấu những vẻ đẹp huyền thoại của nhân dân: núi Vọng Phu, hòn Trống Mái,..
+ Những ngọn núi, dòng sông chỉ trở thành thắng cảnh khi gắn liền với con người.
– Nhân dân làm nên lịch sử: Bốn nghìn lớp người:
+ Nhấn mạnh vai trò của bốn nghìn lớp người vô danh và bình dị đã đóng góp xương máu cho Đất nước.
– Nhân dân lưu giữ văn hóa:
+ Văn hóa vật chất: hạt lúa, lửa
+ Văn hóa tinh thần: tên xã, tên làng, giọng điệu,..
- Bao thế hệ đã truyền cho nhau, tiếp sức cho nhau những giá trị văn hóa mang bản sắc dân tộc Việt.
- Sự phát hiện thú vị và độc đáo của tác giả về ĐN trên các phương diện địa lí, lịch sử, văn hoá với nhiều ý nghĩa mới : Muôn vàn vẻ đẹp của ĐN đều là kết tinh của bao công sức và khát vọng của nhân dân , của những con người vô danh, bình dị . ĐN từ nhân dân mà ra, do nhân dân mà có và nhờ nhân daân mà tồn tại.
Câu 4 (trang 123 sgk Văn 12 Tập 1):
– Chất liệu văn hóa dân gian được tác giả sử dụng qua cách vận dụng các câu ca dao, tục ngữ, truyền thuyết, phong tục..:
+ Truyền thuyết Thánh Gióng (dân mình biết trồng tre mà đánh giặc), truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ..
+ Sự tích Trầu Cau (miếng trầu bây giờ bà ăn)
+ Ca dao: bài Khăn thương nhớ ai (Nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm), Gừng cay muối mặn..
+ Thành ngữ: một nắng hai sương
– Chất liệu văn hóa dân gian vừa quen thuộc vừa mới lạ:
+ Quen thuộc bởi người Việt nào cũng biết những câu ca dao, truyền thuyết, thành ngữ đó.
+ Mới lạ bởi cách vận dụng sáng tạo của nhà thơ.
Tổng kết:
– Đoạn thơ thể hiện cảm nghĩ mới mẻ của tác giả về đất nước qua những vẻ đẹp được phát hiện ở chiều sâu trên nhiều bình diện: lịch sử, địa lí, văn hóa..
– Tác giả nhấn mạnh tư tưởng Đất nước của Nhân dân.
– Các chất liệu văn hóa dân gian được sử dụng nhuần nhị, sáng tạo.

Số 7: Soạn văn 12 bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm
Câu 1 (trang 122, sgk Ngữ văn 12, tập 1)
Bố cục: 2 phần
-Phần 1 (từ đầu đến “Làm nên đất nước muôn đời”): Đất nước bình dị, gần gũi được cảm nhận từ nhiều phương diện của đời sống
-Phần 2 (còn lại): Tư tưởng đất nước của nhân dân
Câu 2 (trang 122, sgk Ngữ văn 12, tập 1)
Đất nước được tác giả cảm nhận trên rất nhiều các phương diện:
-Không gian đất nước:
+Tác giả tách hai yếu tố đất và nước để cảm nhận một cách độc đáo
+Đất nước là không gian gắn với cuộc sông của mỗi người, của anh và của em, là nơi hẹn hò của anh, em, của chúng ta: nơi ta hẹn hò, nơi anh đến trường, nơi em tắm
+Không gian mênh mông với rừng vàng biển bạc
+Là nơi sinh tồn và phát triển của cả cộng đồng dân tộc
-Thời gian lịch sử của đất nước: được nhìn xuyên suốt mạch thời gian từ quá khứ đến hiện tại và đến tương lai
-Văn hóa:
+Phong tục tập quán: ăn trầu, búi tóc sau đầu,…
+Truyền thống: đấu tranh dựng nước và giữ nước
+Những câu chuyện kể từ ngàn đời
→Một cách cảm nhận đất nước hoàn toàn mới mẻ, trên tất cả các phương diện, có chiều rộng của không gian, chiều dài của thời gian và chiều sâu của văn hóa
Câu 3 (trang 122, sgk Ngữ văn 12, tập 1)
Tư tưởng đất nước của nhân dân của tác giả được thể hiện trên các phương diện:
-Không gian địa lí: tác giả liệt kê các danh lam, thắng cảnh trên đất nước ta và khẳng định nhân dân chính là chủ nhân, là những người đã làm ra những danh lam thắng cảnh đó
+Tình nghĩa thủy chung, thắm thiết: núi Vọng Phu, hòn Trống Mái
+Chiến đấu bảo vệ đất nước: chuyện Thánh Gióng
+Cội nguồn thiêng liêng: đất tổ Hùng Vương
+Truyền thống hiếu học: núi Bút non Nghiên
+Hình ảnh đất nước tươi đẹp: con cóc, con gà…
+Những cuộc di dân khai phá đất nước
-Chiều dài lịch sử:
Lịch sử 4000 năm của dân tộc được tạo nên từ mồ hôi và cả chính xương máu của nhân dân:
+Họ là những người con trai, con gái bình dị nhưng luôn thường trực tình yêu nước, họ vừa lao động sản xuât vừa hăng hái chiến đấu
+Tác giả nhấn mạnh đến những con người vô danh làm nên lịch sử, khẳng định vai trò của mỗi cá nhân với lịch sử dân tộc.
-Bề dày văn hóa:
Nhân dân là những người đã tạo ra và giữ gìn những giá trị vật chất, tinh thần cho đất nước: văn hóa: “truyền hạt lúa”, “truyền lửa”, “truyền giọng nói”, “gánh theo tên xã, tên làng”, … từ đó xây dựng nền móng phát triển đất nước lâu bền
Câu 4 (trang 123, sgk Ngữ văn 12, tập 1)
-Tác giả lấy chất liệu dân gian từ những câu ca dao, tục ngữ, truyền thuyết, phong tục tập quán,…
-Tác giả không sử dụng một các nguyên vẹn các chất liệu văn học dân gian ấy mà chỉ sử dụng một số từ ngữ, hình ảnh nhằm mục đích gợi liên tưởng, suy ngẫm trong lòng bạn đọc
→Những câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm vừa quen vừa lạ. phảng phất văn học dân gian nhưng vẫn rất hiện đại.
Nội dung chính của văn bản:
-Nội dung: bài thơ thể hiện cách nhìn mới mẻ, độc đáo về đất nước trên nhiều góc độ khác nhau: văn hóa, lịch sử, địa lí…Từ đó, làm nổi bật tư tưởng “Đất nước của nhân dân”
-Nghệ thuật: giọng thơ trữ tình, chính trị đằm thắm, dạt dào cảm xúc, sử dụng hình ảnh, yếu tố văn học, văn hóa dân gian….
Số 8: Soạn bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm
Câu 1 (trang 122 sgk Văn 12 Tập 1):
Đoạn trích thể hiện sự cảm nhận và lí giải của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước, theo bố cục như sau:
– Phần 1: “Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi
….
Làm nên đất nước muôn đời”
Phần này thể hiện cái nhìn, cách đánh giá, cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước thông qua nhiều yếu tố khác nhau, như: văn hóa, lịch sử, địa lí.
– Phần 2: Đoạn còn lại.
Phần này thể hiện trực tiếp tư tưởng “đất nước của nhân dân”
– Mạch cảm xúc chính, xuyên suốt bài thơ là tư tưởng đất nước của nhân dân, một đất nước thân thuộc, gắn bó máu thịt với đời sống của mỗi người dân đất Việt trong suốt những năm tháng lịch sử, trải dài theo những trầm tích văn hóa.
Câu 2 (trang 122 sgk Văn 12 Tập 1):
Trong phần đầu của đoạn trích, tác giả đã cảm nhận về đất nước trên những phương diện sau:
– Tác giả không đưa ra những con số, những sự kiện lịch sử, những tên gọi triều đại cụ thể mà chỉ nói bằng cách hết sức thân quen, gần gũi, như cách mở đầu những câu truyện cổ tích ngày xửa ngày xưa:
+ “Đất nước đã có rồi”
+ “Ngày xửa ngày xưa”
– Tiếp theo, tác giả dùng những hình ảnh quen thuộc về phong tục tập quán, về lối sống nếp ở từ ngàn năm nay của người Việt để tái hiện lại hình ảnh của đất nước: Đó là “miếng trầu bà ăn”, là phong tục búi tóc sau đầu của người phụ nữ.
– Không chỉ vậy, đất nước còn hiện lên với truyền thống đánh giặc hào hùng của ông cha ta. Lịch sử của dân tộc ta chính là lịch sử dựng nước và giữ nước, bởi vậy những cuộc chiến tranh tuy đầy mất mát đau thương, nhưng đã trở thành một phần không thể quên của dân tộc. Nó gợi nhắc thế hệ con cháu về một đất nước chịu nhiều tổn thương nhưng vẫn “rũ bùn đứng dậy sáng lòa”.
– Tác giả còn định nghĩa khái niệm đất nước bằng những hình ảnh hết sức thân thuộc đối với cuộc sống, lao động của mỗi người dân Việt, đó là cái cột, cái kèo,…
– Đi từ những hình ảnh bình dị, thân thuộc, tác giả khái quát hình tượng đất nước theo chiều dài của thời gian và chiều rộng của không gian, đặc biệt là trong sự gắn bó máu thịt, hòa hợp giữa anh và em.
+ Chiều dài của lịch sử dân tộc mở ra với những huyền thoại hào hùng từ Âu Cơ – Lạc Long Quân, đến một tương lai tươi sáng mà thế hệ con cháu sẽ mang đất nước đi rất xa, đến những chân trời tươi sáng hơn.
+ Chiều rộng của không gian riêng tư, không gian sinh hoạt cộng đồng, không gian cây đa bến nước sân đình, không gian của tình yêu đôi lứa hò hẹn anh và em.
Đây là một cách cảm nhận hết sức đặc biệt của Nguyễn Khoa Điềm bởi vì, trước nay, người ta quen với những hình ảnh đất nước lớn lao, hùng vĩ, quen với những cách khắc họa đất nước linh thiêng từ thiên thư của Lí Thường Kiệt, quen với cách tái hiện lại những triều đại cụ thể “Đinh Lý Trần” trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Nguyễn Khoa Điềm đã xóa nhòa hết mọi ranh giới lịch sử, thổi hồn vào tác phẩm của mình không khí của sử thi, không khí tổng hòa của niềm tự hào vô hạn về lịch sử của đất nước mình. Tác giả đã cụ thể hóa đất nước, gọi tên đất nước bằng chính cuộc sống hằng ngày.
Câu 3 (trang 122 sgk Văn 12 Tập 1):
Phần sau của đoạn trích tác giả tập trung làm nổi bật tư tưởng “đất nước của nhân dân”. Tư tưởng này đã đem đến những phát hiện sâu và mới của tác giả về địa lí, lịch sử, văn hóa của đất nước ta, cụ thế như sau:
– Nhân dân ta chính là chủ thể làm nên địa lí của đất nước:
+ Mỗi một địa danh, một vùng đất trên đất nước này đều lưu giữ những nét đẹp, những dấu ấn của người dân đất Việt, đó là: đất tổ Hùng Vương, là Hạ Long, là đền Ông Đốc, Ông Trang,…
+ Những vùng đất không tên khi gắn liền với cuộc sống con người, gắn liền với bàn tay lao động tài hoa của cha ông ta, đã trở thành những thắng cảnh nổi tiếng.
– Lịch sử kéo dài mấy ngàn năm của dân tộc cũng là do nhân dân ta góp máu xương mà thành. 4000 lớp người tuy không tên không tuổi, tuy chẳng được ai nhớ mặt gọi tên, nhưng chính họ là những người đã làm ra đất nước/
– Không chỉ lịch sử, địa lí mà nhân dân còn lưu giữ truyền thống văn hóa dân tộc. Nhân dân ta truyển từ đời này sang đời khác không chỉ những giá trị vật chất, mà còn cả những giá trị tinh thần. Lớp cha đi trước, lớp con sau, từng người, từng thế hệ lưu giữ những nét đẹp của dân tộc, lưu giữ từ lời ăn tiếng nói, cách lao động, làm việc, cách sống sao cho đúng nghĩa, đúng tình,..
Nguyễn Khoa Điềm đã phát hiện ra, đất nước không thể được tạo thành từ một vị anh hùng duy nhất, đất nước không phải là sản phẩm của một nhóm nhỏ người nắm quyền, mà đất nước chính là của nhân dân, do nhân dân mà thành. Tư tưởng này vừa mới lạ so với văn học trung đại trước kia vốn đề cao đạo nghĩa vua tôi, tôn sùng người đứng đầu đến mức mù quàng, lại vừa phù hợp với tinh thần mới của dòng chảy văn học và thời đại, phù hợp với tinh thần cách mạng.
Câu 4 (trang 123 sgk Văn 12 Tập 1):
– Bài thơ là sự vận dụng thành công của Nguyễn Khoa Điềm đối với những chất liệu văn hóa dân gian, tác giả đưa vào thơ một cách thuần thục từ ca dao tục ngữ đến những truyền thuyết, phong tục tập quán. Đó là câu chuyện về cậu bé Gióng trong truyền thuyết Thánh Gióng, là truyền thuyết về quốc tổ và quốc mẫu Lạc Long Quân và Âu Cơ; là sự tích Trầu cau, là những bài ca dao “gừng cay muối mặn”, “khăn thương nhớ ai”.
– Tuy bài thơ sử dụng những chất liệu văn hóa quen thuộc đó, nhưng không hề nhàm chán. Bởi tác giả không sao chép một cách nguyên si, vụng về những chất liệu ấy vào tác phẩm của mình, mà chỉ chắt lọc những chi tiết phù hợp, và đưa vào tác phẩm một cách đầy sáng tạo. Đó chính là cái tài của Nguyễn Khoa Điềm.

Số 9: Soạn bài Đất Nước lớp 12 Nguyễn Khoa Điềm
Câu 1:
Đoạn thơ trình bày sự cảm nhận và lí giải của tác giả về đất nước. Hãy chia bố cục, gọi tên nội dung trữ tình của từng phần, tìm hiểu trình tự triển khai mạch suy nghĩ và cảm xúc của tác giả trong đoạn văn trên.
Trả lời:
– Bố cục:
+ Phần 1: (Từ đầu đến “Đất Nước có từ ngày đó”): Đất nước có từ bao giờ?
+ Phần 2: (Tiếp đến “Làm nên Đất Nước muôn đời”): Đất nước là gì?
+ Phần 3: (Còn lại): Đất nước của ai? Do ai làm nên?
– Các phần này liên kết chặt chẽ trên cơ sở lần lượt bày tỏ những nhận thức, chiêm nghiệm trên nhiều bình diện để lí giải về đất nước
Câu 2:
Cảm nhận của nhà thơ về đất nước trong phần đầu đoạn trích dựa trên những phương diện nào? Cảm nhận đó có gì khác so với các bài thơ cùng viết về đề tài này?
Trả lời:
Tác giả cảm nhận về đất nước trên những phương diện:
– Chiều dài lịch sử (quá khứ – hiện tại – tương lai):
+ Từ huyền thoại Long Quân, Âu Cơ.
+ Nhà thơ nhấn mạnh vào những kiếp người giản dị, bình tâm nhưng lại làm nên đất nước.
+ Họ là những người bảo vệ đất nước.
+ Họ góp phần to lớn vào thế giới tinh thần và vật chất của đất nước.
– Chiều rộng của không gian – địa lí:
+ Đất nước không chỉ bó hẹp gia đình mà trải dài theo chiều dài đất nước.
+ Đất nước là nguồn cội, không gian gần gũi, gắn bó với đời sống mỗi người.
+ Nhập hai từ “đất” và “nước” phù hợp với diễn tả tình ý trong mỗi câu thơ.
+ Là nơi sinh tồn bao thế hệ.
– Bề dày truyền thống- phong tục, văn hóa, tâm hồn:
+ Giữ phong tục, ăn trầu (nét đẹp trong đời sống tinh thần, tình cảm son sắc của người Việt).
+ Truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
+ Đất nước gắn với truyền thống đạo lí.
-> Các phương diện thống nhất, bổ sung lẫn nhau.
Câu 3:
Trong phần sau của đoạn trích (từ “Những người vợ nhớ chồng…” đến hết) tác giả đã làm nổi bật tư tưởng “Đất nước của nhân dân”. Tư tưởng ấy đã đưa đến những phát hiện sâu và mới của tác giả về địa lí, lịch sử, văn hoá của đất nước ta như thế nào? Tư tưởng ấy nổi bật trong đoạn thơ này và trong nhiều bài thơ thời chống Mỹ. Vì sao?
Trả lời:
– Phát hiện sâu sắc của tác giả trong đoạn thơ từ: “Những người vợ nhớ chồng…” đến hết thể hiện ở các khía cạnh sau:
+ Nhân dân làm nên đất nước bằng lối sống nghĩa tình, truyền thống đánh giặc, tinh thần hiếu học, nếp cảm, nếp nghĩ, nếp sống bình dị. Từ những người có tên có tuổi đến những người dân thường vô danh đều có công lao làm nên đất nước: Và ở đâu trên khắp ruộng đồng…đã hóa núi sông ta.
+ Nhân dân bảo vệ đất nước: Khi có giặc… đàn bà cũng đánh. Nhân dân bảo vệ đất nước như một lẽ hiển nhiên và thanh thản Họ đã sống và chết… làm ra Đất Nước.
+ Nhân dân giữ gìn, lưu truyền và phát triển đất nước từ yếu tố vật chất đến yếu tố tinh thần: truyền cho ta hạt lúa ta trồng, chuyền lửa, truyền giọng điệu, gánh theo tên xã tên làng, đắp đập be bờ,…
+ Tác giả khẳng định thức nhận và suy tư sâu lắng nhất: Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân/ Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại.Từ đó, tthức tỉnh và thúc giục thế hệ trẻ đương thời sống có trách nhiệm với đất nước giữa bối cảnh kháng chiến chống Mĩ: Dạy anh biết… không sợ dài lâu.
– Những phát hiện này mới mẻ và nổi bật trong thơ chống Mĩ vì:
+ Trước đó, các nhà thơ thường chỉ nói tới đất nước trên phương diện địa lí. Một số bài thơ khai thác chiều sâu của lịch sử và văn hoá truyền thống, nhưng chưa có ai nói tới những người dân vô danh.
+ Thời kì chống Mĩ, nhân dân Việt Nam, nhất là nhân dân miền Nam ở vùng địch tạm chiếm được nghe nhiều về tình yêu đất nước, nhưng nhân dân ta rất tâm đắc với những dòng thơ này bởi chất bình dân, cũng như những phát hiện về văn hoá dân gian trong quan niệm về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm.
Câu 4:
Hãy nêu những ví dụ cụ thể và nhận xét về cách sử dụng chất liệu văn hoá dân gian của tác giả (tục ngữ, ca dao, truyền thuyết, phong tục…). Từ đó tìm hiểu những đóng góp riêng của tác giả về nghệ thuật diễn đạt. Vì sao nói, chất liệu văn hoá dân gian trong đoạn thơ này gây ấn tượng vừa quen thuộc vừa mới lạ?
Trả lời:
* Cách sử dụng chất liệu văn hoá dân gian:
– Tác giả sử dụng chất liệu văn hoá dân gian rất phong phú, khiến đoạn thơ có sức sống, sức hấp dẫn đặc biệt. Nhiều bài ca dao, truyện tích, truyền thuyết, phong tục được huy động. Ví dụ:
– Những người vợ nhớ chồng còn góp cho đất nước những núi Vọng phu.
– Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại.
– Tương tự, có các sự tích Hùng Vương, núi Bút, non Nghiên, vịnh Hạ Long…
* Đóng góp của tác giả đã dưa vào thơ Việt Nam chất liệu văn hoá phong tục, tạo ra một cách nhìn mới về đất nước.
* Chất liệu văn hoá dân gian trong đoạn thơ này gây ấn tượng vừa quen thuộc, vừa mới lạ:
– Quen thuộc vì những hình ảnh, chi tiết trong văn hoá phong tục dân gian rất gần gũi với con người Việt Nam.
– Mới lạ vì trong thơ nói riêng và trong văn học nói chung chưa có ai nói về đất nước bằng cách khai thác chất liệu văn hoá dân gian này.
Số 10: Soạn văn bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm
Câu 1 trang 122 SGK Ngữ văn 12 tập 1
Đoạn thơ trình bày sự cảm nhận và lí giải của tác giả về đất nước. Hãy chia bố cục, gọi tên nội dung trữ tình của từng phần, tìm hiểu trình tự triển khai mạch suy nghĩ và cảm xúc của tác giả trong đoạn văn trên.
Trả lời:
– Bố cục và nội dung trữ tình mỗi đoạn:
+ Phần đầu: Từ đầu đến “làm nên đất nước muôn đời” cảm nhận của tác giả về đất nước.
+ Phần sau: Phần còn lại: Đất nước của nhân dân, đất nước của ca dao huyền thoại.
– Mạch cảm xúc theo trình tự: từ cảm nhận đến triết luận.
Câu 2 trang 122 SGK Ngữ văn 12 tập 1
Cảm nhận của nhà thơ về đất nước trong phần đầu đoạn trích dựa trên những phương diện nào? Cảm nhận đó có gì khác so với các bài thơ cùng viết về đề tài này?
Trả lời:
– Các phương diện cảm nhận của tác giả về đất nước:
+ Từ phương diện địa lí: hòn núi bạc, nước biển khơi
+ Từ phương diện lịch sử: Lạc Long Quân và Âu Cơ đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
+ Từ phương diện đời thường: miếng trầu, cái kèo, cái cột, hạt gạo, một nắng hai sương, giã, dần, sàng…
+ Đặc biệt là phương diện văn hoá – phong tục
– So với các tác giả khác cùng viết về đất nước, đây là sự cảm nhận sâu sắc và toàn diện hơn. soạn bài Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm (doctailieu.com)
Câu 3 trang 122 SGK Ngữ văn 12 tập 1
Trong phần sau của đoạn trích (từ “Những người vợ nhớ chồng…” đến hết) tác giả đã làm nổi bật tư tưởng “Đất nước của nhân dân”. Tư tưởng ấy đã đưa đến những phát hiện sâu và mới của tác giả về địa lí, lịch sử, văn hoá của đất nước ta như thế nào? Tư tưởng ấy nổi bật trong đoạn thơ này và trong nhiều bài thơ thời chống Mỹ. Vì sao?
Trả lời:
– Tác giả có những nhìn nhận mới mẻ về đất nước, những danh lam thắng cảnh:
+ Tác giả dẫn dắt cảm xúc về đất nước: lặp nhiều từ “góp” diễn tả cảm nhận độc đáo của tác giả về thiên nhiên
+ Từ hình dáng tâm hồn đến lối sống của nhân dân đã hóa vào bóng hình đất nước
+ Biểu hiện của đất nước khai thác từ chiều sâu văn hóa dân tộc, từ những điều rất đỗi bình dị của nhân dân
+ Đó là những cảm nhận, chiêm nghiệm, quan sát tinh tế của tác giả
+ Tác giả nâng tầm những suy ngẫm trở thành tư tưởng “đất nước”.
– Điều mới mẻ và nổi bật trong thơ chống Mĩ:
+ Nhà thơ khai thác chiều sâu về lịch sử, văn hóa, truyền thống, địa lý.
+ Những phát hiện mới về quan niệm Đất Nước thu hút tình cảm của người nghe
Câu 4 trang 123 SGK Ngữ văn 12 tập 1
Hãy nêu những ví dụ cụ thể và nhận xét về cách sử dụng chất liệu văn hoá dân gian của tác giả (tục ngữ, ca dao, truyền thuyết, phong tục…). Từ đó tìm hiểu những đóng góp riêng của tác giả về nghệ thuật diễn đạt. Vì sao nói, chất liệu văn hoá dân gian trong đoạn thơ này gây ấn tượng vừa quen thuộc vừa mới lạ?
Trả lời:
Trong đoạn trích Đất Nước, tác giả sử dụng nhiều chất liệu văn học và văn hóa dân gian từ ca dao, tục ngữ, đến truyền thuyết, phong tục,…
Các chất liệu này khi đưa vào bài thơ đã được nhà thơ sáng tạo lại vì thế mà vừa quen thuộc lại vừa mới lạ. Ví dụ: Con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc, Yêu em từ thuở trong nôi,… các hình ảnh, mô típ nghệ thuật của văn học văn hóa dân gian để làm nên câu thơ, ý thơ của nhà văn (ngày xửa ngày xưa, gừng cay muối mặn…)
=> Tác dụng: Tác giả đã gợi mở được một không gian nghệ thuật, một không khí, một giọng điệu riêng đưa người đọc vào một thế giới đẹp đẽ, lãng mạn của ca dao, giọng điệu truyền thuyết dân gian nhưng vẫn mang màu sắc hiện đại.

Tổng kết
Trên đây là tổng hợp đầy đủ Top 10 mẫu soạn bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm chi tiết nhất đến các bạn học sinh chuẩn bị cho các kì thi. Top 10 Tìm Kiếm hy vọng đã mang đến bài viết bổ ích, giúp cũng cố kiến thức cho các bạn học sinh lớp 12.