Tổng hợp các bài mẫu sơ đồ tư duy Đất Nước Nguyễn Đình Thi một cách đầy đủ và chi tiết nhất sẽ giúp các bạn học sinh chuẩn bị kiến thức thật tốt cho mình trước các kì thi sắp tới. Hôm nay Top 10 Tìm Kiếm sẽ tổng hợp Top 2 sơ đồ tư duy bài Đất Nước Nguyễn Đình Thi chi tiết nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Kiến thức cơ bản bài Đất Nước Nguyễn Đình Thi
1. Tổng quan về tác giả Nguyễn Đình Thi
1.1. Tiểu sử tác giả
Nguyễn Đình Thi sinh năm 1924, ông được sinh ra (tại Thành phố Luông Pha Băng, nước Lào.
Ông đã tham gia hoạt động chiến đấu và giữ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng.
Nguyễn Đình Thi là một nghệ sĩ đa tài trên nhiều lĩnh vực từ làm thơ, soạn nhạc, viết truyện đến tiểu luận phê bình. Ở lĩnh vực nào ông cũng có những đóng góp to lớn, đáng trân trọng cho nền văn học, nghệ thuật Việt Nam.
1.2. Sự nghiệp văn học của tác giả
1.2.1. Phong cách nghệ thuật
Thơ ông viết theo lối tự do, phóng khoáng mà vẫn hàm súc, suy tư sâu lắng và có nhiều phát hiện theo hướng hiện đại về hình ảnh, nhạc điệu…
Đối với văn xuôi: những tác phẩm của Nguyễn Đình Thi là sự phản ánh, tái hiện lại những cuộc chiến đấu chống quân xâm lược anh dũng, bất khuất của nhân dân ta. Các tác phẩm của ông đều mang tính thời sự, tính chính trị về các cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc.
1.2.2. Những tác phẩm tiêu biểu
- Thơ – gồm các tập thơ:
- Đất nước (1948 – 1955)
- Người chiến sỹ (1958)
- Bài thơ Hắc Hải (1958)
- Dòng sông trong xanh (1974)
- Tia nắng (1985)
- Lá đỏ
- Nhớ…..
- Tiểu thuyết gồm:
- Xung kích
- Vỡ bờ
- Bên bờ sông Lô (1957)
- Thu đông năm nay”(1954)
- Vào lửa (1966)
- Mặt trận trên cao (1967)….
- Tác phẩm phê bình văn học: Tiểu luận “Nhận đường”.
Kịch:
- Con nai đen (1961)
- Hoa và Ngần (1975)
- Giấc mơ (1983;
- Rừng trúc (1978)
- Người đàn bà hóa đá (1980)
- Tiếng sóng (1980)
- Cái bóng trên tường (1982)
- Trương Chi (1983)
- Hòn Cuội (1983 – 1986)…
2. Tổng quan về tác phẩm đất nước của Nguyễn Đình Thi
2.1. Hoàn cảnh ra đời bài thơ đất nước
- Bài thơ được tác giả ấp ủ, thai nghén trong một thời gian dài từ 1948 đến 1955 mới hoàn thành, gần như suốt chiều dài kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Bài thơ là một thi phẩm tiêu biểu nhất trong sự nghiệp thơ ca của Nguyễn Đình Thi, nó có những đoạn được lấy từ hai bài thơ “Sáng mát trong như sáng năm xưa”(1948) và “Đêm mitting” (1949), và đến năm 1955, nhà thơ viết tiếp phần sau “Ôi những cánh…”
- Dù được viết trong nhiều lần, nhiều năm nhưng bài thơ vẫn là một chỉnh thể thống nhất và là một trong những bài thơ hay nhất viết về đề tài đất nước, bài thơ cũng đã làm lên tên tuổi của Nguyễn Đình Thi trong văn học Việt Nam.
2.2. Bố cục bài thơ đất nước của Nguyễn Đình Thi
Bài thơ được chia làm 2 phần:
- Phần 1 (từ đầu đến “Những buổi ngày xưa vọng nói về”): tái hiện lên hình ảnh mùa thu đất nước trong hoài niệm của nhà thơ và nêu lên cảm xúc của nhà thơ trước sự thay đổi của đất nước.
- Phần 2 (còn lại): Hình ảnh một đất nước đau thương mà hùng dũng trong kháng chiến.
2.3. Giá trị nội dung tác phẩm đất nước nguyễn đình thi
- Đất nước được cảm nhận trong chiều rộng không gian và chiều dài thời gian của những năm tháng kháng chiến đầy gian khổ, sự quyết tâm chiến đấu và giành được chiến thắng của nhân dân ta.
- Bài thơ thể hiện những cảm xúc suy tư sâu lắng tinh tế của tác giả về Đất Nước vừa gần gũi, thiêng liêng vừa vĩ đại anh hùng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp đau thương nhưng kiên cường, anh dũng và chiến thắng vẻ vang.
2.4. Giá trị nghệ thuật của tác phẩm
- Thể thơ tự do, câu thơ ngắn dài xen kẽ nhau, nhịp điệu biến đổi linh hoạt.
- Hình ảnh sinh động, sáng tạo có những đoạn hình ảnh mang tính tương phản có sức khái quát cao, giọng thơ lắng đọng, cô đúc.
- Sử dụng sáng tạo, phong phú và linh hoạt các biện pháp tu từ.
2.5. Phân tích đất nước nguyễn đình thi ngắn nhất
2.5.1. Hình ảnh mùa thu Hà Nội trong hoài tưởng của tác giả
Những tín hiệu của mùa thu Hà Nội: “sáng mát trong”, “gió thổi mùa thu hương cốm mới”, đây là những nét đặc trưng và rất đỗi quen thuộc của mùa thu Hà Nội. Bức tranh mùa thu Hà Nội được phác họa lên có hình khối, đường nét, màu sắc nhưng chứa đầy nỗi niềm, tâm trạng của người ra đi. Một mùa thu Hà Nội đẹp nhưng thoáng buồn trong hình ảnh người đi buồn bã, lưu luyến nhưng cũng đầy sự cương quyết của nhân vật trữ tình khi phải chia tay nơi thủ đô phồn vinh để đi tìm con đường thoát khỏi vòng nô lệ đau thương, tủi nhục.
2.5.2. Hình ảnh mùa thu cách mạng, mùa thu của độc lập vui tươi
Mùa thu cách mạng tươi đẹp, reo vui, sôi nổi trong không gian núi rừng thiên nhiên tươi mới, tràn đầy sức sống cùng những âm thanh ngân nga, vang vọng; tâm trạng của nhân vật trữ tình hạnh phúc, phấn chấn hòa trong vẻ đẹp của tạo vật.
2.5.3. Đất nước đau thương, mất mát trong chiến tranh
Sự tàn khốc của chiến tranh khiến đất nước chìm trong máu và nước mắt, từ đó bật lên nỗi căm hờn.
2.5.4. Đất nước trong niềm vui tươi, hạnh phúc khi chiến thắng vinh quang
Vượt lên những nỗi đau thương, mất mát để lao động và chiến đấu, chống lại kẻ thù. Hình ảnh một đất nước kì vĩ, chói lọi, Niềm vui, niềm tự hào khi dân tộc ta đi lên từ đau thương bước tới xây dựng đất nước.
Top 2 sơ đồ tư duy Đất Nước Nguyễn Đình Thi
1. Sơ đồ tư duy Đất Nước Nguyễn Đình Thi số 1

Xem thêm:
- Top 25 bài văn mẫu phân tích Đất nước
- Top 5 dàn ý phân tích bài Đất Nước Nguyễn Đình Thi chi tiết nhất
- Top 2 sơ đồ tư duy bài Đất Nước Nguyễn Đình Thi chi tiết nhất
- Top 10 mẫu soạn văn bài Đất Nước Nguyễn Đình Thi chi tiết nhất
- Top 20 mẫu mở bài bài thơ Đất Nước Nguyễn Đình Thi chi tiết nhất
- Top 20 mẫu kết bài bài Đất Nước Nguyễn Đình Thi chi tiết nhất
(Nguồn: taimienphi)
2. Sơ đồ tư duy bài Đất Nước Nguyễn Đình Thi số 2

(Nguồn: Vietjack)
Tổng kết
Trên đây là tổng hợp đầy đủ Top 2 sơ đồ tư duy bài Đất Nước Nguyễn Đình Thi chi tiết nhất đến các bạn học sinh chuẩn bị cho các kì thi. Top 10 Tìm Kiếm hy vọng đã mang đến bài viết bổ ích, giúp cũng cố kiến thức cho các bạn học sinh lớp 12.