Tổng hợp các bài mẫu sơ đồ tư duy Chữ người tử tù của tác giả Nguyễn Tuân một cách đầy đủ và chi tiết nhất sẽ giúp các bạn học sinh chuẩn bị kiến thức thật tốt cho mình trước các kì thi sắp tới. Hôm nay Top 10 Tìm Kiếm sẽ tổng hợp Top 10 mẫu sơ đồ tư duy bài Chữ người tử tù chi tiết nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Kiến thức tổng hợp Chữ người tử tù
I. XUẤT XỨ
Chữ người tử tù lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng, in năm 1939 trên tạp chí Tao đàn, sau đó được tuyển in trong tập truyện Vang bóng một thời và đổi tên thành Chữ người tử tù.
II. TÓM TẮT TÁC PHẨM
Huấn Cao là một người có khí phách hiên ngang, nổi tiếng với tài viết chữ đẹp, cầm đầu cuộc nổi loạn chống lại triều đình phong kiến nhưng thất bại, bị bắt giải đến đề lao. Trong những ngày bị giam ở đây, Huấn Cao được viên quản ngục và thầy thơ lại đối đãi rất tốt.
Khi nhận được công văn khẩn của quan Hình bộ Thượng thư về việc chuyển các tử tù vào pháp trường trong kinh, viên quản ngục liền nhờ thầy thơ lại vào nhà ngục để hoàn thành tầm nguyện là xin Huấn Cao cho chữ.
Vì cảm mến thái độ “biệt nhỡn liên tài” và tấm lòng yêu cái đẹp, biết quý người tài của viên quản ngục nên Huấn Cao đã đồng ý cho chữ.
Vào buổi tối trước ngày Huấn Cao bị xử tử, ở trong nhà lao đã diễn ra cảnh cho chữ “xưa nay chưa từng có”. Đó là cảnh diễn ra trong “một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đẩy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”. Khi ấy, ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hổ. Huấn Cao, một tử tù trên mình đầy xiểng xích đang thỏa chí phóng từng nét bút trên tấm lụa trắng tinh, bên cạnh là thầy thơ lại đang “run run” bưng chậu mực, viên quản ngục thì “khúm núm” cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên tấm lụa óng.
Sau khi đã cho chữ xong, Huấn Cao đã khuyên viên quản ngục nên thay đổi chốn ở và đổi nghề khác để giữ thiên lương cho lành vững. Những lời khuyên đó của Huấn Cao đã làm viên quản ngục nghẹn ngào lạy tạ: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.
III. PHÂN TÍCH TÁC PHẨM
- Tình huống truyện
Tình huống truyện là cuộc gặp gỡ khác thường giữa hai con người cũng khác thường: Một người là Huấn Cao – người tử tù có tài văn võ song toàn, nhất là tài viết thư pháp. Người kia lại là viên quan coi ngục, kẻ đại diện cho bạo lực tăm tối nhưng lại rất biết quý người tài và yêu quý nghệ thuật thư pháp.
Xét trên bình diện xã hội thì đó là cuộc gặp gỡ giữa hai người có vị thế đối lập nhau, nhưng trên bình diện nghệ thuật thì đây lại là cuộc gặp gỡ giữa hai con người cùng có tình yêu nghệ thuật, có thể gọi là “tri kỉ”. Nhưng tình huống oái oăm ở đây là hai con người ấy lại gặp nhau ngay chốn nhà lao, vào thời điểm mà chỉ vài ngày nữa Huấn Cao phải chịu án chém.
Kịch tính của truyện dâng lên đến đỉnh điểm khi ngục quan nhận được công văn khẩn về việc chuyển các tử tù, trong đó có Huấn Cao vào pháp trường trong kinh. Chính tình huống đó buộc ngục quan bất chấp hiểm nguy, tìm cách để có thể kịp thời xin được chữ của ông Huấn. Và cảnh cho chữ diễn ra cũng trong một hoàn cảnh rất đặc biệt…
– Ý nghĩa:
+ Đặt nhân vật trong tình huống có tính xung đột như vậy, nhân vật bộc lộ tính cách rất tự nhiên và càng rõ nét.
+ Tình huống truyện đã góp phần tạo nên kịch tính cho câu chuyện, giúp câu chuyện trở nên lôi cuốn và hấp dẫn hơn.
+ Đồng thời, tình huống còn giúp nhà văn dễ dàng thể hiện chủ đề tác phẩm và bộc lộ quan điểm vê’ cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp.
- Nhân vật Huấn Cao – hiện thân của một thiên lương trong sáng
Thông qua tình huống độc đáo ấy, nhà văn đã ca ngợi những con người có vẻ đẹp tài hoa cùng với khí phách hiên ngang và thiên lương trong sáng mà ông hằng tìm kiếm, ngưỡng vọng. Một trong những con người ấy là Huấn Cao.
– Một nghệ sĩ tài hoa
Phẩm chất tài hoa nghệ sĩ của Huấn Cao thể hiện ở nghệ thuật thư pháp. Chữ của Huấn Cao vô cùng quý bởi nó được “viết rất nhanh và rất đẹp”, bởi nó “đẹp lắm, vuông lắm” và nó “nói lên hoài bão tung hoành của một đời người”. Người nào có được chữ của Huấn Cao mà treo là có một “vật báu trên đời”. Chính vì thế mà viên quản ngục luôn ao ước có được chữ của ông Huấn.
– Người có khí phách hiên ngang, dũng liệt và bất khuất
Huấn Cao dám đứng lên chống lại triều đình đang suy tàn mà ông căm ghét, khi bị bắt ông vẫn bình thản, coi thường cái chết và “thản nhiên nhận rượu thịt, coi như đó là một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình lúc chưa bị giam cầm”, Hơn thế nữa, ngày mai là chịu án tử hình mà trong đêm ấy, ông vẫn ung dung viết những chữ rất đẹp để tặng cho viên quản ngục.
– Thiên lương, tâm hồn trong sáng, cao đẹp
Ông “không vì vàng ngọc hay quyền thế mà phải ép mình viết câu đối”. Đối với quản ngục, ồng tỏ ra cảm kích trước “tấm lòng biệt nhỡn liên tài” và ân hận vì thiếu chút nữa “đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ”. Khi đường hoàng viết những dòng chữ cuối cùng của đời mình, ông Huấn đã chân thành khuyên bảo quản ngục thay đổi chốn ở và nghề nghiệp để giữ “thiên lương cho lành vững”. Phải là một con người có thiên lương thì mới có thể nhận ra và thật sự cảm kích trước cái thiên lương trong con người ta, nhất là khi cái tâm hồn có thiên lương ấy lại ở ngay giữa chốn hiểm ác nơi quan trường, chốn bụi bặm tù ngục, sào huyệt của cái xấu, cái ác.
+ Giữa chốn tù ngục tăm tối, thiên lương đã được toả sáng, những giá trị chân chính, đích thực và cái đẹp được khẳng định. Và trong đó, theo Huấn Cao thì thiên lương trong sạch mới chính là cái gốc của đạo lí, có giữ được thiên lương lành vững thì mới có thể biết quý trọng tài năng, nhân cách ở đời.
- Viên quản ngục – “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đểu hỗn loạn xô bồ”
+ Là người ở chốn quan trường phong kiến, lại với chức phận quản ngục, trong con mắt của mọi người, một viên quản ngục là kẻ chỉ có biết đến tiền bạc, quyền thế, chỉ chuyên bức bách, hành hạ tù nhân. Đối với Huấn Cao, nhà tù và quan coi tù là đại diện cho cái xấu, cái ác mà ông hết sức khinh ghét. Vậy nhưng, quản ngục của nhà lao tỉnh Sơn Đông này lại là người giàu lòng trắc ẩn, biết quý trọng nhân cách, phẩm giá của những con người có nghĩa khí.
Và bất chấp luật lệ hà khắc của chế độ phong kiến, bất chấp việc biết mình có thể mắc cái tội tày đình là dám tư thông với kẻ tử tù chống lại triều đình, trong suốt nửa tháng trời, hằng ngày, ông vẫn bí mật sai thuộc hạ đem rượu thịt đến buổng tối biệt đãi Huấn Cao, vì như ông nói: “Biết ngài là người nghĩa khí, tôi muốn châm chước ít nhiều…”. Thậm chí, khi Huấn Cao tỏ ra khinh bạc với ông, không muốn ông đến “quấy rầy” thì từ đó, ông cũng không dám vào buồng giam ông Huấn nữa.
Thái độ hiếm thấy của một quản ngục với tử tù như vậy quả là chỉ có thể bắt nguồn từ lòng kính trọng chân thành đối với nhân cách và tài năng, khí phách của những con người anh hùng, tài hoa, nghĩa khí: “Viên quản ngục không lấy làm oán thù thái độ khinh bạc của ông Huấn. Y cũng thừa hiểu những người chọc trời khuấy nước, đến trên đầu người ta, người ta cũng còn chẳng biết có ai nữa, huống chi cái thứ mình, chỉ là một kẻ tiểu lại giữ tù”.
+ Không chỉ mến trọng kẻ tài hoa nghĩa khí với tấm lòng “biệt nhỡn liên tài”, viên quản ngục còn có sở thích rất tao nhã là cái thú chơi chữ, muốn treo ở nhà riêng mình một đôi cầu đối, lại do chính tay ông Huấn Cao viết, và coi đó như một vật báu ở đời. Sau bao nhiêu dụng công, tấm lòng thành thực của viên quản ngục đã được đền đáp. Huấn Cao đã xúc động trước “một tấm lòng trong thiên hạ” và ông đã hạ bút cho chữ viên quản ngục, dòng chữ cuối cùng của một đấng tài hoa và một anh hùng nghĩa khí.
+ Viên quản ngục, mặc dù trong tư cách một chủ nhân đầy quyền thế nhưng thái độ thật chân thành xúc động, “khúm núm” dâng bút mực, cúi đầu lắng nghe những lời khuyên “đẩy thiện tâm thiện ý” của Huấn Cao và cuối cùng thì “cảm động vái người tử tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt cứ rỉ vào kẽ miệng…”.
– Cùng với nhân vật Huấn Cao, hình ảnh viên quản ngục chính là một biểu tượng độc đáo về thiên lương trong con người ta, được xây dựng như một sự thăng hoa cảm xúc của Nguyễn Tuân vể cái đẹp trong tâm hồn con người, làm sâu sắc thêm ý nghĩa và thành công của tác phẩm.
-> Nguyễn Tuân đã xây dựng nhân vật Huấn Cao bằng cả bút pháp lí tưởng hóa và cảm hứng lãng mạn. Qua nhân vật, nhà văn đã bộc lộ rõ quan điểm thẩm mĩ của mình: cái đẹp và cái thiện không thể tách rời, một nhân cách đẹp bao giờ cũng là sự thống nhất giữa cái tài và cái tâm. Trong mỗi con người đểu có bản chất thiên lương và có một con người nghệ sĩ; cái đẹp có khả năng cảm hóa con người, giúp con người có tâm chí thiện.
- Cảnh cho chữ là một thành công độc đáo của Chữ người tử tù
– Đó là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có:
+ Bởi việc cho chữ diễn ra trong nhà ngục bẩn thỉu, tối tăm, chật hẹp.
+ Bởi người nghệ sĩ sáng tạo trong lúc cổ mang gông, chân vướng xiềng…
+ Tình huống oái oăm, cuộc kì ngộ đầy kịch tính giữa người viết chữ đẹp và người chơi chữ. Họ gặp nhau trong hoàn cảnh trớ trêu: nhà ngục, nơi ngự trị của bóng tối, cái ác, những thứ thù địch với cái đẹp.
+ Thời gian cho chữ lại là đêm tối. Vị thế của các nhân vật cũng bị đảo lộn một cách “xưa nay chưa từng có”. Kẻ vốn có quyền hành thì trở nên không có quyền uy. Uy quyền thuộc vể kẻ vốn bị tước mọi thứ quyền – Huấn Cao. Kẻ có quyền sinh quyển sát thì khúm núm, sợ sệt, trong khi đó, kẻ tử tù thì lại ung dung, đường bệ thảo những dòng chữ “vuông tươi tắn” trên một bức lụa trắng. Ranh giới giữa cai tù và tội phạm đã bị xóa bỏ, chỉ còn lại những con người tri kỉ và cái đẹp của nghệ thuật. Cảnh cho chữ đã khẳng định được sự chiến thắng của ánh sáng đối YỚi bóng tối, của cái đẹp đối với sự phàm tục và tàn bạo.
-> Có thể xem khung cảnh cho chữ và sự quy phục hoàn toàn của viên quản ngục trước kẻ tử tù Huấn Cao chính là sự chiến thắng vinh quang của cái tài, cái đẹp, cái thiên lương ở ngay giữa sào huyệt của bóng tối, của cái ác và cái xấu. Hình ảnh viên quản ngục sau khi lắng nghe những lời răn dạy của Huấn Cao đã cảm động vái người tử tù mà nghẹn ngào bái lĩnh có thể xem là thái độ cúi lạy trước hoa mai của Cao Bá Quát, nguyên mẫu của nhân vật Huấn Cao từng nói một câu nổi tiếng: “Nhất sinh đê thủ bái mai hoa”, nghĩa là: “Cả đời chỉ biết cúi lạy trước hoa mai”. Ở đây là sự cúi lạy trước cái cao thượng, cái tài, cái đẹp và nhất là trước cái thiên lương trong con người ta.
=> Tác giả đã dựng lên thật đẹp nhóm tượng đài thiên lương với bút pháp tài năng bậc thầy vê’ ngôn ngữ.
+ Trong chốn ngục tù ấy, cái đẹp, cái thiện, cái cao cả đã chiến thắng và toả sáng. Đây là việc làm của kẻ tri âm dành cho người tri kỉ, của một tấm lòng đền đáp một tấm lòng. Cái tâm đang điều khiển cái tài, cái tâm cái tài đang hoà vào nhau để sáng tạo cái đẹp.
IV. ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT
Chữ người tử tù đã thành công trên nhiều phương diện nghệ thuật. Tác phẩm đã thể hiện tài năng của Nguyễn Tuân trong việc tạo dựng tình huống truyện độc đáo, trong nghệ thuật dựng cảnh, khắc họa tính cách nhân vật, tạo không khí cổ kính, trang trọng, trong việc sử dụng thủ pháp đối lập và ngôn ngữ giàu tính tạo hình, giàu tính truyền cảm.
V. CHỦ ĐỀ TƯ TƯỞNG
Thông qua việc xây dựng hình tượng nhân vật Huấn Cao, một con người mang yẻ đẹp độc đáo được lí tưởng hóa, một con người tài hoa, khí phách hiên ngang và thiên lương trong sáng, nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp: chữ tài phải gắn với chữ tâm, cái đẹp phải đi liền với cái thiện. Đó còn là sự khẳng định và niềm tin mãnh liệt của nhà văn vào sự bất tử của cái đẹp, cái thiện.
Top 10 mẫu sơ đồ tư duy Chữ người tử tù
Số 1: Sơ đồ tư duy Chữ người tử tù

Số 2: Sơ đồ tư duy bài Chữ người tử tù

Số 3: Vẽ sơ đồ tư duy bài Chữ người tử tù

Số 4: Sơ đồ tư duy Chữ người tử tù chi tiết

Số 5: Sơ đồ tư duy Chữ người tử tù ngắn gọn

Số 6: Sơ đồ tư duy Chữ người tử tù

Số 7: Sơ đồ tư duy bài Chữ người tử tù

Số 8: Vẽ sơ đồ tư duy bài Chữ người tử tù

Số 9: Sơ đồ tư duy Chữ người tử tù chi tiết

Số 10: Sơ đồ tư duy Chữ người tử tù ngắn gọn

Tổng kết
Trên đây là tổng hợp đầy đủ Top 10 mẫu sơ đồ tư duy Chữ người tử tù chi tiết nhất đến các bạn học sinh chuẩn bị cho các kì thi. Top 10 Tìm Kiếm hy vọng đã mang đến bài viết bổ ích, giúp cũng cố kiến thức cho các bạn học sinh lớp 11.