Top 15 mẫu phân tích nhân vật Chiến chi tiết nhất

158
Top 15 mẫu phân tích nhân vật Chiến chi tiết nhất
Top 15 mẫu phân tích nhân vật Chiến chi tiết nhất
4.7/5 - (14 votes)

Tổng hợp các bài mẫu phân tích nhân vật Chiến của tác giả Nguyễn Thi một cách đầy đủ và chi tiết nhất sẽ giúp các bạn học sinh chuẩn bị kiến thức thật tốt cho mình trước các kì thi sắp tới. Hôm nay Top 10 Riviu sẽ tổng hợp Top 15 mẫu phân tích nhân vật Chiến chi tiết nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Xem thêm:

Dàn ý phân tích nhân vật Chiến

I. Mở bài

Mỗi nhân vật của Nguyễn Thi đều có cá tính riêng nhưng tất cả đều có những đặc điểm chung “rất Nguyễn Thi”. Tất cả các nhân vật của Nguyễn Thi đều có lòng yêu nước mãnh liệt, tình cảm thủy chung với Tổ quốc, tinh thần căm thù ngùn ngụt bọn xâm lược và tay sai của chúng, và vô cùng gan góc, dũng cảm.

II. Thân bài

  1. Giới thiệu chung

– Tình huống truyện

  • Việt bị thương nặng, lạc đồng đội, nằm lại giữa chiến trường
  • Việt nhiều lần ngất đi tỉnh lại, tỉnh rồi lại ngất. Truyện được kể theo dòng nội tâm của Việt: khi đứt (ngất đi) khi nối (tỉnh lại).

– Nhân vật Chiến được tái hiện thông qua hồi ức của Việt

– Đặc điểm:

  • là cô gái mới lớn, 18 – 19 tuổi -> trẻ trung, duyên dáng
  • ba má đều bị giặc Mĩ giết -> lòng căm thù giặc sâu sắc
  • là chị lớn trong gia đình, thay ba má chăm lo cho các em -> biết nhường em, đảm đang, tháo vát, biết lo toan cho gia đình

=> Chiến là một tính cách đa dạng vừa có tính khí “trẻ con”, vừa có sự chững chạc, lớn trước tuổi

  1. Giống má

– Dáng vẻ:

cử chỉ, hành động “hứ cái ‘cóc’ rồi trở mình” khi Chiến nằm nói chuyện với Việt khiến Việt thấy chị rất giống má, “phải chị thở dài rồi kêu thằng Út dậy đi đái nữa thì giống hệt như má vậy”

ngoại hình “hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu nắng cháy”, “thân người to và chắc nịch” -> vẻ đẹp rắn rỏi của một người lao động

– Giàu tình thương:

  • thương em, chuyện gì cũng nhường em
  • thương ba má, tranh đi tòng quân với em, mong muốn được cầm súng để trả thù cho ba má

– Đảm đang, tháo vát:

  • mới 19 tuổi nhưng Chiến đã gánh vác mọi việc trong nhà, thay ba má bảo ban, đùm bọc các em
  • Chiến sắp xếp việc nhà trước khi lên đường đi tòng quân: cái nhà “cho các anh ở xã mượn mở trường học”, “giường ván cũng cho xã mượn làm trường học”, “nồi, lu, chén, đĩa, cuốc, vá, đèn soi với nơm” để lại cho chị Hai, ruộng “trao lại cho chi bộ đặng  chia cho các cô bác khác”, hai công mía “để dành đó làm đám giỗ ba má”, bàn thờ má “gửi sang chú Năm cho thằng Út nó coi chừng” -> tính toán mọi việc lớn nhỏ một cách chu đáo, có tình có nghĩa

– Gan góc, dũng cảm:

  • ngồi lì suốt buổi chiều để đánh vần quyển sổ ghi công gia đình của chú Năm
  • cùng em bắn cháy tàu giặc trên sông Định Thủy
  • lập lời thề “Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à!”. Lời thề mộc mạc nhưng thể hiện quyết tâm cao độ, tính cách kiên cường

=> Nguyễn Thi có ý thức tô đậm nét kế thừa người mẹ ở nhân vật Chiến: 3 lần Chiến được so sánh với má -> sự tiếp nối truyền thống gia đình -> dòng chảy truyền thống dạt dào qua các thế hệ.

=> Chiến hội tụ những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam, là một hình ảnh sinh động của người con gái Việt Nam trong cuộc sống đời thường những năm kháng chiến chống Mĩ.

  1. Khác má

– Tính khí “trẻ con”: tranh công bắt ếch, tranh công bắn tàu giặc, tranh đi bộ đội với em

– Trẻ trung, thích làm duyên làm dáng: bịt miệng cười khi chú Năm cất tiếng hò, chéo khăn hờ ngang miệng, bắt đầu thích soi gương, đi đánh giặc vẫn có cái gương trong túi

– Vận hội của cách mạng đã tạo điều kiện cho Chiến được trực tiếp cầm súng đánh giặc để trả thù nhà, trở thành tiểu đội trưởng quân địa phương -> cô đã vươn xa hơn má khi quyết định tòng quân và mạnh mẽ hơn má vì có khẩu súng trong tay

=> Nguyễn Thi đã xây dựng nhân vật Chiến vừa có cá tính vừa phù hợp với lứa tuổi, giới tính. Chiến là nhân vật được hồi tưởng qua Việt nhưng đã gây được ấn tượng sâu sắc.

III. Kết bài

Chiến mang trong mình vẻ đẹp của người con gái Việt Nam thời chống Mĩ: trẻ trung, duyên dáng nhưng cũng rất mực anh hùng, dũng cảm. Cô đã tiếp nối và làm rạng rỡ truyền thống đánh giặc cứu nước của gia đình và đó cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Nguyễn Thi đã rất thành công trong việc xây dựng hình tượng nhân vật nữ anh hùng trong thời đại đánh Mĩ.

Top 15 mẫu phân tích nhân vật Chiến chi tiết nhất

Số 1: Phân tích nhân vật Chiến

Ở Chiến còn thể hiện rõ được tinh thần dũng cảm đó là cùng em bắn cháy tàu giặc. Chiến cũng luôn kiên quyết tâm lên đường trả thù cho gia đình với lời nói như dao chém đá chắc chắn đó là câu “Tao đã thưa với chú Năm rồi. Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: nếu giặc còn thì tao mất, vậy à”. Người đọc cũng không thể nào có thể quên được chính đoạn tả chị em Chiến, Việt khiêng bàn thờ mẹ sang nhà chú là đoạn văn hay nhất tác phẩm. Có thể nhận thấy được ở chỗ hay nhất của đoạn văn hay nhất ấy có lẽ là cái không khí thiêng liêng mà nó cũng chính là hoàn cảnh của cả con người lẫn cảnh vật lúc đó.

Chính con đường quen thuộc bỗng thấy có thêm mùi hoa cam dường như cũng cứ thoang thoảng lại tự chân vườn. Còn Việt, cái không khí ấy đã biến anh thành con người khôn lớn hẳn lên. Và lúc này đây nhân vật Việt như hiểu rõ lòng mình hơn, Việt cảm thấy thương cho chị Chiến.

Nhân vật Chiến như với dáng vóc khoẻ, to, giang cả thân người lên nhấc bổng bàn thờ biểu trưng cho thế hệ sau đã cứng cáp, trưởng thành hơn rất nhiều. Những đứa con trong gia đình lúc này đây cũng đã đủ sức để bay xa, xa hơn cha mẹ chúng.

Thông qua nhân vật Chiến với những phẩm chất đẹp đẽ của Chiến luôn được Nguyễn Thi miêu tả, khắc họa vô cùng rõ nét chính trong sự soi rọi với hình tượng người mẹ. Thông qua đây người đọc như cũng phải thấy được rằng nếu câu chuyện của gia đình Chiến là một “dòng sông” thì chắc chắn Chiến là khúc sông sau – Chiến rất giống mẹ nhưng cô đã khác mẹ ở hành động. Chiến cũng luôn quyết định vào bộ đội, quyết định cầm súng đi trả thù cho gia đình Chiến và cho quê hương Nam Bộ của mình. Tất cả những hành động của Chiến cũng thể hiện được một sự rất mực anh hùng dũng cảm.

Hình ảnh nhân vật Chiến luôn luôn là một trong những điểm sáng cho tác phẩm “Những đứa con trong gia đình”. Ở nhân vật Chiến dường như cũng lại đã tiếp nối và làm rạng rỡ truyền thống đánh giặc cứu nước của gia đình và thông qua đó cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Nhà văn Nguyễn Thi đã rất thành công trong việc xây dựng hình tượng nhân vật đặc sắc, một nữ anh hùng trong thời đại đánh Mỹ.

Bài Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi
Bài Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi

Số 2: Nhân vật Chiến trong Những đứa con trong gia đình

Nhà văn nguyễn Thi được mệnh danh là nhà văn của những người dân Nam Bộ. Có lẽ chính vì vậy mà những tác của ông luôn mang đậm chất Nam bộ. Những tác phẩm của ông gắn bó với nhân dân Nam Bộ, nhân vật trong những sáng tác của ông có rác tính riêng nhưng ở họ lại đều là những con người yêu nước, thuỷ chung đến cùng với Tổ Quốc, là những con người sinh ra để đánh giặc. Truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của ông là một tác phẩm điển hình cho phong cách ấy. Và trong tác phẩm ấy, nổi bật lên hình ảnh chị Chiến, một người chị trong gia đình và là hình tượng người phụ nữ miền nam anh dũng, kiên cường trong kháng chiến.

Nhân vật Chiến được hiện lên qua những hồi tưởng của em trai chị – Việt, khi Việt một lần làm nhiệm vụ và không may bị thương nặng đến bất tỉnh. Trong cơn mê man ấy, những hồi ức của anh về gia đình ùa về rõ rệt. Cũng như em trai mình, chị Chiến cũng mang trong mình mối thù nước, nợ nhà. Ông nội của chị bị lính tổng Phòng bắn vào giữa bụng, bà nội thì bị lính quận Sơn hành hạ, đánh đập.

Ba hai chị em thì bị giặc chặt đầu, má bị trái ca nông của Mỹ giết chết khi đi đấu tranh ở Mỏ Cày, thím Năm cũng bị giặc hắn bể xuồng chết khi đi rọc lá chuối… Những người thân trong gia đình của Chiến đều lần lượt hi sinh trước mũi súng của giặc. Một hoàn cảnh éo le, bất hạnh, Chiến phải thay ba má trông nom các em. Và chính trong cái hoàn cảnh ấy đã nhem nhóm lên trong lòng chị tinh thần cách mạng, lòng căm thù giặc. Có lẽ vậy mà tính cách điển hình của người phụ nữ Việt Nam nói chung và người phụ nữ Nam Bộ nói riêng càng ăn sâu vào trong tiềm thức của chị.

Chiến có vẻ đẹp của một người con gái đời thường, giản dị. Ở tuổi 19 nhưng chị vẫn còn trẻ con lắm. Tính cách trẻ con của Chiến được bộc lộ khi chị tranh công bắt ếch, tranh công bắn tàu giặc với em. Tuy vậy nhưng ở chị đã có cái duyên dáng của thiếu nữ mới lớn, chị bịt miệng cười khi chú Năm cất tiếng hò và bắt đầu thích soi gương. Khi đi bộ đội chị cũng đem theo một chiếc gương nhỏ. Chị Chiến vừa làm ba , vừa làm má để chăm lo cho các em.

Chị là hiện thân cho hình ảnh người má đã mất của mình từ vóc dáng, tính cách, suy nghĩ đến nỗi mà Việt phải thốt lên :” nói nghe in như má vậy”. Trước khi tòng quân, chị Chiến còn lo lắng, thu xếp việc gia đình. Từ việc gửi thằng Út sang nhà chú Năm, cho các anh ở xã mượn nhà làm trường học, giao lại năm công ruộng cho chi bộ cho đến việc gửi bàn thờ má sang nhà chú Năm. Chị lo liệu mọi viêc ở nhà chu tất, ổn thoả đến mức mà chú Năm cũng phải thốt lên: “Khôn! Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề ra thế, đặng về nước non”. Chiến là hình tượng tiêu biểu của người con gái Việt Nam trong cuộc sống đời thường những năm kháng chiến chống Mĩ…

Không chỉ là một người con gái đời thường giản dị mà ở chị còn có vẻ đẹp phẩm chất anh hùng.  Chiến là một người con gái gan góc, chị đọc chưa thạo nhưng lại rất giỏi đánh vần, chị có thể ngồi lì cả buổi chiều đánh vần cuốn sổ ghi công gia đình của chú Năm. Chị cũng hết sức dũng cảm khi cùng em trai bắn cháy tàu giặc. Khí chất anh hùng ấy còn được thể hiện khi chị quyết tâm lên đường trả thù cho gia đình: “ Tao đã thưa với chú Năm rồi.

Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: nếu giặc còn thì tao mất, vậy à”. Những phẩm chất đẹp đẽ của Chiến được Nguyễn Thi miêu tả lồng trong hình tượng người mẹ đã mất. Chiến rất giống mẹ chị nhưng chị lại khác mẹ mình ở việc chị đã quyết định vào bộ đội, quyết tâm cầm súng đi trả thù cho gia đình trả thù thù cho quê hương, đát nước. Nếu câu chuyện của gia đình Chiến là một “dòng sông” thì Chiến là đại diện khúc sông của gia đình và khúc sông sau này còn dạt dào hơn, mãnh liệt hơn nữa.

Có thể nói, tác giả Nguyễn Thi đã xây dựng lên hình ảnh nhân vật Chiến trong truyện ngắn “Những  đứa con trong một gia đình” mang trong mình vẻ đẹp của người con gái Việt Nam thời chống Mĩ: trẻ trung, duyên dáng, đáng yêu nhưng cũng rất mực anh hùng, dũng cảm. Chị đã nối tiếp và làm rạng rỡ, vẻ vang hơn truyền thống đánh giặc cứu nước của gia đình và đó cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Số 3: Cảm nhận về nhân vật Chiến

Cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc ta đã là ngọn lựa un đúc nên biết bao thế hệ người hùng, đồng thời cũng trở thành một trong những đề tài văn học, nghệ thuật lôi cuốn và nhiều cảm hứng nhất của giới văn nghệ sĩ lúc bấy giờ. Theo dòng lịch sử, người nghệ sĩ đứng trước đề tài “chiến tranh cách mạng-lực lượng vũ trang” ko phải chỉ mang đến một cái nhìn khách quan soi chiếu như một người ngoài cuộc nhưng quan trọng hơn là họ còn có được một góc nhìn rất chủ quan thông qua việc lăn mình vào chiến trường đầy máu lửa để cảm nhận và đúc rút hết những trắc trở, những vẻ đẹp của con người trong tranh đấu. Nguyễn Thi chính là một nhà văn tương tự, ông trưởng thành từ trong cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ với ngòi bút ngày một vững chắc và thâm thúy.

Sau ngày tập kết ra Bắc, ông và Nguyễn Trung Thành cùng nhau xung phong quay trở lại chiến trường miền Nam, Nguyễn Trung Thành ngừng chân ở mảnh đất Tây Nguyên đầy nắng và gió, còn Nguyễn Thi tiếp tục đi xuống miền Nam bộ, mảnh đất nhưng ông sống gắn bó và tranh đấu trong nhiều năm. Đúng như Chế Lan Viên đã viết “Lúc ta ở chỉ là nơi đất ở, lúc ta đi đất đã hóa tâm hồn”, mảnh đất Nam Bộ với ý thức Nguyễn Đình Chiểu đã để lại trong trái tim nhà văn Nguyễn Thi nhiều xúc cảm. Ông viết về trận đánh và cuộc đời của người dân nơi đây bằng tấm lòng trân trọng, yêu quý, văn phong giản dị, mộc mạc giống như cái tính cách thẳng thắn, bộc trực bao đời của người miền lục tỉnh.

Những đứa con trong gia đình chính là tác phẩm xuất sắc nhất của nhà văn lúc viết về người Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đầy khốc liệt. Kế bên nhân vật chính của tác phẩm là Việt, thì chị Chiến cũng là một nhân vật có nhiều điểm nhấn, được xem là hình tượng tiêu biểu nhất cho người nữ người hùng trong kháng chiến chống Mỹ. Ở chị ta thấy tụ hội nhiều những vẻ đẹp mang thiên hướng sử thi và ý thức lãng mạn cách mệnh.

Chiến cũng như Việt đều là những người con sinh ra trong gia đình có truyền thống làm cách mệnh từ lâu đời, trở thành thế hệ tiếp nối đầy kỳ vọng trong dòng sông truyền thống ngày một rộng lớn của dòng tộc. Từ thuở nhỏ chị đã phải chứng kiến nhiều mất mát đau thương của gia đình do bởi chiến tranh tàn khốc, cha chị bị giặc Pháp giết mổ hại mọi rợ bằng cách chặt đầu, nhưng người mẹ kiên cường phải nén nhịn những đớn đau, những giọt nước mắt dẫn cả đàn con đi tìm giặc đòi lấy đầu chồng về để ma chay chôn cất. Rồi tới lượt mẹ chị cũng lại hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ vì dính phải bom đạn của quân địch. Ko chỉ vậy ngoài cha mẹ, chị Chiến cũng phải chứng kiến những cái chết khác của những người thân trong gia đình, đó là ông nội, thím tư, những con người tuần tự ngã xuống trong suốt trận đánh bảo vệ Tổ quốc.

Nhưng tất cả những hy sinh mất mát đó đã góp nên một dòng sông truyền thống chống giặc người hùng cùng những chiến công đầy vẻ vang cho gia đình chị. Những mất mát đau thương to lớn đã trở thành tiền đề, cơ sở cho lòng căm thù giặc thâm thúy, ý chí quyết tâm đánh giặc trả nợ nước thù nhà của chị em Chiến, nâng bước hai chị em trở thành những chiến sĩ dũng cảm, đem dòng sông truyền thống của gia đình nối dài hơn bao giờ hết.

Vẻ đẹp của chị Chiến trước hết là bộc lộ ở tình cảm yêu thương nhân đình thâm thúy, những điều đó đã trình bày một cách gián tiếp thông qua hồi ức của nhân vật Việt lúc bị thương nằm lại chiến trường. Tình cảm đó của chị Chiến rất thầm lặng và chủ yếu được bộc lộ thông qua cung cách đối xử và hành động của chị. Chiến thương má và dành cho má những tình cảm ko thuần tuý chỉ là tình yêu gắn bó giữa những người trong gia đình, nhưng hơn hết nó còn là một thứ tình cảm tôn thờ, thần tượng. Tính cách hay dung mạo nhân vật có thể xuất phát từ di truyền, nhưng những cách nghĩ, cách tính toán, chu đáo việc nhà của chị Chiến rõ ràng là có sự học hỏi từ người má đã mất của mình.

Chiến luôn nhớ tới má cùng với những hành động, những cách chống chèo gia đình của bà ngày còn sống, để xem đó là tấm gương rồi nghiêm túc học tập, trong bất kỳ việc làm nào của mình ta đều có thể thấy nỗi thương nhớ má của chị Chiến hiện diện. Tình mến thương thâm thúy, cùng với tấm lòng ngưỡng mộ đó đã làm cho chị Chiến có một phong thái vô cùng giống má của mình, làm cho cậu em trai mỗi lần quan sát chị lại ko khỏi xúc động sao nhưng giống má quá, giống y hệt.

Đối với đứa em trai ruột thịt, chỉ nhỏ hơn chị một tuổi, chị luôn tỏ ra phong thái của một người lớn, một người trụ cột trong gia đình chu đáo toan lo công việc nhà, Việt được quyền sống vô tư, trong lúc đó bản thân Chiến lại trưởng thành một cách nhanh chóng sau ngày má mất, để thay thế vị trí của má và bảo bọc các em. Tuổi xấp xỉ nhau, thế nhưng phàm là chuyện gì Chiến cũng đều nhường nhịn em, coi em như một đứa trẻ còn chưa lớn để bảo bọc, chở che.

Duy chỉ có lần xung phong tòng ngũ, ra chiến trường giết mổ giặc là chị Chiến ko muốn nhường Việt. Rõ ràng ko phải chị muốn tranh cướp điều gì với cậu em trai khù khờ của mình, nhưng là bản thân chị lo lắng, muốn bảo bọc em mình nhiều hơn. Trách nhiệm trả thù cha bác mẹ là của hai chị em, nhưng chị muốn đi trước, nhận lấy phần gian lao sớm hơn một tí, để cho Việt được thêm những tháng ngày an bình, tránh khỏi bom đạn mịt mù ở nhà thèm một năm nữa.

Chiến vẫn lo lắng rằng, đứa em trai với cái tính vô lo, sốc nổi đó sẽ phải xoay sở như thế nào ở chiến trường. Bấy nhiêu đó cũng đủ để thấy hết những tình mến thương thâm thúy nhưng chị Chiến dành cho gia đình. 19 tuổi nhưng chị Chiến đã trở thành một cô gái trưởng thành, biết lo nghĩ lại có những tình cảm thật đáng quý với gia đình.

Kế bên vẻ đẹp của những tình cảm với gia đình, thì ở nhân vật Chiến còn hiện lên vẻ đẹp của tấm lòng căm thù giặc thâm thúy, ý thức dũng cảm sẵn sàng xông pha tham gia kháng chiến để trả nợ nước thù nhà. Chị Chiến tuy là con gái, thế nhưng lòng quyết tâm, ý chí kiên cường thì ko hề thua kém bất kỳ một đấng nam nhi nào, từ ngày má mất chị đã nung nấu ý chí đi quân nhân để trực tiếp cầm súng giết mổ giặc trên chiến trường.

Một người con gái vốn trưởng thành, hiểu biết những sẵn sàng tranh giành suất đi quân nhân bằng những phép tắc rất hùng hồn mạnh mẽ. Cuối cùng lúc cả hai chị em đều được tòng quân, Chiến lại dặn lại Việt những lời khuyên dạy của chú Năm, trình bày ý chí quyết tâm cao độ cho lần đi tranh đấu này rằng “Chú Năm bảo rằng, kỳ này đi là ra chân trời mặt biển, xa nhà thì ráng học chúng học bạn thù cha mẹ chưa trả nhưng bỏ về là chú chặt đầu”.

Ko chỉ vậy quyết tâm đánh giặc của Chiến còn trình bày trong những suy nghĩ của chị lúc mang bàn thờ má sang nhà chú Năm gửi “chúng con đi đánh giặc trả thù cho bác mẹ, tới chừng nước nhà độc lập con lại đưa má về”. Lời nói đó chính là sự hứa hứa hẹn vững chắc, cũng như sự quyết tâm, ý chí đánh giặc ko đổi dời, ko chỉ vì sự trả thù cho cái chết thương tâm của cha má, nhưng quan trọng hơn cả chị đi đánh giặc còn là vì Tổ quốc đang cần. Chị ý thức được vai trò của mình với tổ quốc, chính là có trách nhiệm sống và tranh đấu để bảo vệ tổ quốc, giành lại hòa bình, độc lập tự do cho dân tộc. Đó là tôn chỉ, cũng như ý mục tiêu quan trọng nhất nhưng chị cũng như Việt hết lòng theo đuổi, quyết tâm.

Tuy trong đoạn trích, ta ko thấy được những cảnh chị Chiến tham gia đánh giặc, nhưng từ lời thề sắt đá “Đã làm thân con gái ra đi tao chỉ có một câu nếu giặc còn thì tao mất vậy à”, đã cho thấy ko chỉ sự căm thù giặc tới tận xương tủy, sẵn sàng một mất một còn nhưng người ta còn thấy cả vẻ đẹp kiêu hùng, khả năng, sự gan góc, sẵn sàng hy sinh trong tranh đấu. Cũng như bản tính bộc trực, thẳng thắn và chất phác của người nông dân Nam Bộ trong kháng chiến.

Chị Chiến cũng lại hiện lên những vẻ đẹp rất đáng quý của một cô gái Nam Bộ, sự toàn vẹn, tháo vát, đảm đang trong việc toan lo sắp xếp việc nhà, trong tâm hồn chị có biết bao nhiêu việc phải nhớ, phải tính toán. Từ việc nhắc nhở Việt viết thư cho người chị Hai đã đi lấy chồng ở miền biển, tới việc sắp xếp cho thằng Út sang ở với chú Năm, để nhà cho các anh ở xã mượn mở trường học, hay việc sắp xếp đồ dùng đem gửi chú Năm giữ hộ, tới việc tính toán mấy công ruộng nhưng bác mẹ được phân cho.

Cuối cùng là việc đem gửi bàn thờ má. Việc gì chị Chiến cũng suy tính rõ ràng và chu đáo, thế nhưng chị ko bao giờ tự quyết một mình, chị vẫn hỏi ý kiến Việt, cậu trai lớn trong nhà, mặc cho Việt có để tâm hay ko, để được một cái thống nhất ý kiến. Không những thế thì chị Chiến cũng là một cô gái có ngoại hình khỏe mạnh, đầy sức sống, cũng có một tâm hồn thiếu nữ mộng mơ, biết làm đỏm, ngay cả lúc ra chiến trường chị vẫn nhớ mang theo chiếc gương con để soi chỉnh nhan sắc.

Chiến là một hình tượng tiêu biểu cho người phụ nữ Nam Bộ trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ở chị tụ hội nhiều vẻ đẹp mang tính sử thi, là lý tưởng chung nhưng tập thể vẫn luôn hướng tới, đại diện và là tấm gương sáng cho nhiều thế hệ trẻ trong thời kỳ kháng chiến đầy máu và lửa của dân tộc Việt Nam.

Dẫu cuộc đời của nhân vật từng chứng kiến nhiều đau thương mất mát liên tục, nhưng chính những sự kiện đó lại giúp Chiến trưởng thành và vững vàng hơn trong tranh đấu bởi tấm lòng căm thù giặc thâm thúy và ý chí quyết tâm trả nợ nước thù nhà. Bàn tay cầm súng tranh đấu lại càng trở thành mạnh mẽ, kiêu hùng hơn bao giờ hết.

Bài Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi
Bài Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi

Số 4: Phân tích nhân vật Chiến

Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ qua lời văn của Nguyễn Thi hình tượng người Nam Bộ được đánh giá là rất thành công. Trong tác phẩm nôỉ bật ở Chiến, một nhân vật trong vai là đứa con tự lập từ nhỏ, ba má đều ra đi trong chiến tranh. Điều đặc biệt là Chiến thay mặt ba má chăm sóc, dạy dỗ các em nên người, không quên nhiệm vụ với quê hương nên Chiến còn tham gia du kích từ  lúc nhỏ, khi lớn trưởng thành chị xin được tòng quân đánh đuổi giặc. Hình tượng một người chị của gia đình, người chiến sĩ nhỏ tuổi quả cảm, đầy gan dạ, Chiến hiện lên qua từng câu từ miêu tả rất đẹp.

Ngay từ ngoại hình đến tính cách ở Chiến đều mang đến liên tưởng về má, vì anh giống y đúc má của mình, là một người con, người chị đảm đang của gia đình. Tuy là con gái nhưng Chiến có thân hình khỏe khoắn, bắp tay tròn vo, đi bước nào ra bước đó “bịch bịch” không khác một chút nào với má. Người con gái có vẻ đẹp khỏe khoắn, giỏi giang từ việc nhà đến việc nước là hình ảnh biết đến Chiến qua tác phẩm. Ở chị từ dáng người, hành động, lời nói “nghen”, “ừ” cũng giống y đúc má. Ngày chuẩn bị ra kháng chiến, chị đã thu xếp tất cả mọi thứ trong gia đình một cách nhanh gọn, thu xếp rõ việc nào ra việc đó, dặn dò em út các thứ mà Việt cứ ngỡ đấy là má của mình.

Nhìn thấy mà chú Năm cũng hết lời ngợi khen: “Khôn! Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, nặng bề nước non”. Má như đặt bản thân mình vào Chiến, chắc vì lẽ má ra đi còn nhiều lo âu về các con nên đặt mình vào Chiến, một người chị gương mẫu, sớm biết lo toan mọi thứ, tháo vát, nhanh nhẹn. Điểm này nhà văn thể hiện để thấy được truyền thống tiếp nối bất diệt của gia đình.

Chiến sinh ra trong thời chiến, trong mối thù nhà nợ nước từ ông nội, ba má đều hy sinh trong chiến tranh. Ba của Chiến thì bị kẻ thù chặt đầu, vì mang rổ đi đòi đầu chồng nên mẹ Chiến cũng hy sinh trong lần biểu tình. Do đó cả gia đình Chiến có hoàn cảnh vô cùng đau thương, hy sinh vì nước nhà. Trong nhà người thay bố mẹ để chắm sóc các em, cáng đáng mọi việc là Chiến hay đó là người chị, người con gái duy nhất của gia đình. Vì hoàn cảnh như thế đã hun đút, tạo nên một Chiến mạnh mẽ, có ý chí căm thù giặc ăn sâu trong tiềm thức. Hình tượng về người phụ nữ Việt Nam nói chung và hình tượng người phụ nữ Nam Bộ nói riêng có thể thấy điển hình là Chiến.Ông nội, ba má của Chiến đều chưa thể trả thù thì đã hy sinh trước bọn giặc, lòng căm phẫn trong Chiến ngày một lớn hơn, Cô dám đứng ra chiến đấu, cầm trên tay cây súng cho thấy một tinh thần quyết tâm, ngọn lửa căm thù rực cháy trong lòng. Chiến nuôi lòng chiến đấu thay cho má. Một người con gái ở tuổi mới lớn mang trong lòng suy nghĩ sâu sắc, ý chí chiến đấu quả cảm, lí tưởng sống đẹp rất đáng ca ngợi, với cách xây dựng nhân vật của nhà văn càng tôn thêm vẻ đẹp của Chiến trong tác phẩm, vẻ đẹp của lẽ sống anh hùng, yêu quê hương, nước nhà.

Trong gia đình Chiến luôn bảo vệ, đùm bọc các em, chị đều nhường nhịn em, luôn nhận phần nặng về mình trong tất cả những lần tranh cãi mà không muốn các em chịu khổ cực. Lúc này Chiến hiện lên là người chị đầy tình thương em, trong lần Việt đòi ra chiến trường nhưng vì thương em, sợ em chịu khổ, hiểm nguy nên người chị này không chấp nhận, cô đòi đi thay em mình. Nét tính cách đẹp của người Việt Nam thể hiện trong người con gái tên Chiến này. Nhân vật Chiến toát lên vẻ đẹp nữ tính, dịu dàng của cô gái đầy trưởng thành, vẻ đẹp của người chị, người mẹ trong gia đình, vẻ đẹp của cô chiến sĩ mẫu mực, quả cảm.

Thật bình dị Chiến hiện lên trong tác phẩm để lại nhiều dư âm cho bạn đọc. Qua đó ca ngợi tài năng của nhà thơ trong cách miêu tả, phác họa hình tượng nhân vật rất độc đáo, thành công.

Số 5: Nhân vật Chiến trong Những đứa con trong gia đình

Giữa những tháng năm điêu tàn trong khói lửa, nhân dân ta phải tắm trong bể máu tội ác của kẻ thù, Chiến hiện lên đúng như hình tượng người phụ nữ miền nam anh dũng, kiên cường trong kháng chiến. Người phụ nữ đã xuất sắc được Chủ tịch Hồ Chí Minh trao tặng tám chữ vàng: “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.

Nam bộ chính là miền đất điển hình của những người phụ nữ ấy mà trong tác phẩm của mình Nguyễn Đình Thi đã ca ngơi như: “Chị Út Tịch” trong tác phẩm Người mẹ cầm súng… nhân vật Chiến trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình”, có thể nói Nguyễn Thi là một trong những nhà văn thành công nhất khi viết về hình tượng người phụ nữ Nam bộ “giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong cuộc kháng chiến chống Mĩ anh dũng, kiên cường trước kẻ thù, nhân hậu đảm đang trong gia đình. Nhân vật Chiến cũng vậy, ba má đều chết trong chiến tranh, Chiến đã thay má nuôi nấng và dạy dỗ các em không những vậy Chiến còn tham gia du kích từ khi còn nhỏ, hăng hái tòng quân giết giặc.

Cũng như nhân vật Việt, Chiến sinh ra và lớn lên trong mối thù nhà, nợ nước: ông nội, ba má đêu chết trong chiến tranh. Ba của Chiến bị kẻ thù chặt đầu, má Chiến đã mang rổ đi đòi đầu chồng. Chính bà cũng chết khi đi lấy đầu đạn làm thuốc súng cho du kích. Một hoàn cảnh éo le, bất hạnh Chiến phải thay ba má trông nom các em. Chính trong cái hoàn cảnh này càng hun đúc thêm tinh thần cách mạng, lòng căm thù giặc của Chiến cũng vì thế mà tính cách điển hình của người phụ nữ Việt Nam nói chung và người phụ nữ Nam Bộ nói riêng càng ăn sâu vào trong tiềm thức của chi.

Trong truyện ngắn Nguyễn Đình Thi đã xây dựng nhân vật Chiến có tính ác trẻ cpn, được thể hiện như “tranh đi bộ đội với em, tranh bắt ếch nhưng Chiến không chỉ giỏi việc nước, là một nữ du kích có tiếng mà còn đảm đang việc nhà. Chiến cùng một lúc đã vừa làm ba, vừa làm má để chăm lo, lấp đầy khoảng trống ấy cho các em trong truyện ngắn, nhân vật Chiến hiện lên với vóc dáng của một con người lao động “hai bắp tay tròn vo xạm màu đỏ cháy nắng”.

Ở Chiến có nét gì đó giống người mẹ của cô. Đã ba lần Việt thấy chị Chiến giống mẹ, giống ở điệu bộ, cử chỉ, lời nói cách lo liệu công việc, chính chị cũng cảm giác hòa vào với mẹ. Theo lời chú Năm, cô “không khác mẹ một chút nào”. Cô có đức tính kiên trì, chịu khó, chỉ nội một việc bỏ ăn để ngồi đánh vần cuốn sổ gia đình suốt từ trưa cho tới lúc trời chạng vạng đã đủ chứng tỏ điều đó. Cô cũng thừa hưởng ở mẹ đức tính gan góc.

Trong ngày tòng quân, cô nói với em: “Tao đã thưa với chú Năm rồi. Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à!”. Ở cô, khả năng vun vén, thu xếp gia đình cũng thể hiện rất rõ. Trước khi cùng em đi bộ đội, mọi chuyện nhà đã được cô xếp đặt đâu vào đó, tỉ mỉ, chu đáo, “nói nghe thiệt gọn” khiến cho chú Năm cũng phải có chút sững sờ, “nhìn hai cháu thiệt lâu” rồi nói: “Khôn! Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, đặng bề nước non. Con nít chúng bây kì đánh giặc này khôn hơn chú hồi trước”. Câu nói của chú Năm thể hiện sự yên tâm của thế hệ trước đối với lớp người sau.

Rõ ràng, họ đã trưởng thành, có thể gánh vác được những việc lớn của đất nước. Còn nữa, trước khi tòng quân, Chiến còn lo lắng, thu xếp việc gia đình, Chiến nói với Việt: “năm công ruộng…mần nghen”. Có ai đời bàn thờ cũng mang đi gửi? ấy vậy mà trông truyện ngắn này Nguyễn Thi đã đẩy cái cùng cực, tội ác của lũ cướp nước lên đến đỉnh điểm khi để 2 chị em Chiến đem gửi chú Năm bàn thờ của ba má.

Chiến tham gia du kích từ khi còn nhỏ, mọi công lao đều có thể nhường cho em nhưng cương quyết tranh đi tòng quân với em không phải là vì Chiến sợ em đi sẽ cướp hết công của mình mà Chiến biết, chiến ý thức được sự tàn khốc của chiến tranh và hơn hết là tình thương dành cho em. Chiến sợ súng đạn vô tình, sợ nguy hiểm đến với Việt, lại một lần nữa đức tính tốt đẹp của người phụ nữ được nâng lên.

Hiện lên thật bình dị, Chiến đã để lạ nhiều xúc cảm trong lòng bạn đọc. Hình ảnh với tính cách đặc trưng của người phụ nữ Việt Nam nói chung và người phụ nữ Nam bộ nói riêng” đảm việc nước, giỏi việc nhà”. Chính những con người bình thường ấy đã góp phần làm lên thắng lợi vĩ đại của dân tộc.

Số 6: Cảm nhận về nhân vật Chiến

Nhà văn Nguyễn Thi vốn được biết đến là một nhà văn gốc Bắc, nhưng lại sống gắn bó với miền nam của tổ quốc. Các trang viết của Nguyễn Thi luôn đậm chất Nam bộ và Những đứa con trong gia đình được xem là một tác phẩm điển hình cho phong cách ấy. Truyện như cũng đã ca ngợi được chủ nghĩa anh hùng ca mà ở đó ta nhận thấy nhân vật Chiến hiện lên thật rõ nét.

Ngay trong những tháng năm điêu tàn trong khói lửa, nhân dân ta cũng phải tắm trong bể máu tội ác của kẻ thù. Lúc này đây nhân vật Chiến hiện lên đúng như hình tượng người phụ nữ miền nam anh dũng, vô cùng kiên cường trong kháng chiến. Người phụ nữ đã xuất sắc được Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao tặng tám chữ vàng đó chính là 8 chữ “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. Từ xưa cho đến nay thì mảnh đất Nam bộ anh hùng và anh dũng chính là miền đất điển hình của những người phụ nữ ấy mà trong tác phẩm của mình Nguyễn Thi đã ca ngợi giống như chị Út Tịch”trong tác phẩm Người mẹ cầm súng.

Còn với nhân vật Chiến trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình như cũng đã giúp cho ông được xem là một trong những nhà văn thành công nhất khi viết về hình tượng người phụ nữ Nam bộ. Nhân vật Chiến gan dạ và sống trong cảnh ba má đều chết trong chiến tranh, vượt lên số phận Chiến cũng đã thay má nuôi nấng và dạy dỗ các em của mình, không những vậy Chiến còn tham gia du kích từ khi còn nhỏ luôn luôn hăng hái tòng quân giết giặc.

Chiến cũng giống như nhân vật Việt, Chiến cũng đã được sinh ra và lớn lên trong mối thù nhà, nợ nước. Khi đó ông nội, ba má đều chết trong chiến tranh, đây cũng chính là một hoàn cảnh éo le và vô cùng bất hạnh Chiến phải thay ba má trông nom các em. Có thể thấy được cũng chính trong cái hoàn cảnh này càng hun đúc thêm được cả tinh thần cách mạng, và đó cũng là lòng căm thù giặc của nhân vật Chiến cũng vì thế mà tính cách vô cùng điển hình của người phụ nữ Việt Nam nói chung và người phụ nữ Nam Bộ nói riêng nó như cứ ăn sâu vào trong tiềm thức của Chiến vậy.

Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình thì tác giả Nguyễn Thi cũng đã xây dựng nhân vật Chiến có tính ác trẻ con, và điều đó được thể hiện rõ ràng như “tranh đi bộ đội với em, tranh bắt ếch nhưng Chiến không chỉ giỏi việc nước, là một nữ du kích có tiếng mà như cũng lại còn đảm đang việc nhà.

Chiến cùng một lúc đã vừa làm ba cũng vừa làm má để chăm lo và cố gắng lấp đầy được các khoảng trống ấy cho các em. Thật dễ dàng có thể nhận thấy được chính trong truyện ngắn, nhân vật Chiến dường như cũng đã lại hiện lên với vóc dáng của một con người lao động đó là câu văn miêu tả đắt giá “hai bắp tay tròn vo xạm màu đỏ cháy nắng”. Người đọc nhận ra được Chiến có nét gì đó giống người mẹ của cô. Đã ba lần Việt thấy chị Chiến giống mẹ. Chị Chiến cũng giống ở điệu bộ, cử chỉ, lời nói cách lo liệu công việc, chính trị dường như cũng cảm giác hòa vào với mẹ. Nếu như theo lời chú Năm nhận xét thì cô cũng không khác mẹ một chút nào.

Ở Chiến cô cũng có đức tính kiên trì, chịu khó, chỉ nội một việc bỏ ăn để ngồi đánh vần cuốn sổ gia đình suốt từ trưa cho tới lúc trời chạng vạng, tất cả những điều này cũng đã đủ chứng tỏ điều đó. Chiến cũng thừa hưởng ở mẹ đức tính gan góc nữa. Thế rồi trong ngày tòng quân, cô nói với em một câu rõ dàng “Tao đã thưa với chú Năm rồi. Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à !”. Thông qua đây ta nhận thấy được ở Chiến ngoài khả năng vun vén, thu xếp gia đình cũng thể hiện rất rõ.

Cũng chính vì trước khi cùng em đi bộ đội, mọi chuyện nhà đã được cô xếp đặt đâu vào đó, tỉ mỉ và vô cùng chu đáo, “nói nghe thật gọn điều này như khiến cho chú Năm cũng phải có chút sững sờ”. Chú Nam cũng nói: “Khôn! Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, đặng bề nước non. Con nít chúng bây kỳ đánh giặc này khôn hơn chú hồi trước”. Lời nhận xét của chú Năm thể hiện sự yên tâm của thế hệ trước đối với lớp người sau.

Nhân vật Chiến tham gia du kích từ khi còn nhỏ, mọi công lao đều có thể nhường cho em nhưng cương quyết tranh đi tòng quân với em và không muốn cho Việt đi. Lý do không phải là vì Chiến sợ em đi sẽ cướp hết công của mình mà Chiến biết, chiến ý thức được chiến trường có sự tàn khốc nó có thể cướp đi sinh mạng của con người và hơn hết là tình thương dành cho em. Chiến cũng lo sợ súng đạn vô tình, sợ nguy hiểm đến với Việt và ở đây thêm một lần nữa đức tính tốt đẹp của người phụ nữ được nâng lên bội lần. Ra chiến trường Chiến cũng lập được nhiều chiến công.

Nhân vật Chiến hiện lên thật bình dị, Chiến dường như cũng đã để lại nhiều xúc cảm trong lòng bạn đọc. Có thể thấy được hình ảnh với tính cách đặc trưng của người phụ nữ Việt Nam nói chung và người phụ nữ Nam bộ nói riêng họ luôn đảm việc nước, giỏi việc nhà. Cũng chính những con người bình thường ấy đã góp phần làm lên thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt anh hùng.

Bài Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi
Bài Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi

Số 7: Phân tích nhân vật Chiến

Nguyễn Thi sinh ra và lớn lên ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, một vùng quê đất Bắc nhưng ông đặc biệt gắn bó máu thịt với nhân dân miền Nam bằng một tình cảm ân tình thủy chung sâu sắc. Tình cảm sâu nặng đó được ông gửi vào trong từng trang viết về miền Nam. ông được trân trọng mệnh danh là nhà văn của những người nông dân Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Hiện thực nóng bỏng, ác liệt ở mặt trận miền Đông Nam Bộ luôn là đề tài nóng hổi cho những sáng tác của Nguyễn Thi.

Một trong những truyện ngắn xuất sắc của ông ra đời trong những ngày đấu tranh chống Mĩ cứu nước đầy khó khăn, gian khổ là Những đứa con trong gia đình. Tác phẩm viết về trong dòng hồi tưởng đứt nối, mê tỉnh của nhân vật Việt khi bị thương nằm lại giữa chiến trường. Cũng từ những dòng tâm tư mê man ấy hiện lên thật sinh động hình tượng nhân vật Chiến – chị gái của Việt. Đây là một cô gái vừa mang trong mình những vẻ đẹp đời thường vừa mang những phẩm chất anh hùng.

Đúng như chú Năm đã nói, con sông truyền thống gia đình ví như mỗi người một khúc, nhưng vẫn liền một dòng con sông của gia đình ta cũng chảy về biển. Người mẹ ngã xuống nhưng dòng sông truyền thống vẫn tuôn chảy dào dạt. Và hình ảnh của người má lại hiện hình trong sức sống của Chiến, con gái má.

Chiến là một cô gái 19 tuổi được thể hiện với nhiều nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam một thời đánh Mĩ. Trước hết, đó là vẻ đẹp trong đời thường. Tuy vẫn có lúc Chiến rất trẻ con như tranh công bắt ếch, tranh công bắn tàu giặc, tranh đi tòng quân với em,… nhưng lúc nào cũng nhớ mình là chị, nhường em tất cả, thương em, lo cho em.

Chiến đã sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống Cách mạng, có mối thù sâu nặng với bọn cướp nước: ông nội với người cha là Tư Năng đều chết bởi tay kẻ thù, còn người mẹ gan góc đảm đương gánh vác chuyện nuôi dạy đàn con cũng đã chết vì đạn Mĩ. Chính vì thế, cô đã thể hiện tinh thần hăng hái lên đường giết giặc. Chiến xung phong tòng quân để trả thù cho người má chết vì đạn pháo. Ở Chiến, thù nhà gắn quyện với nợ nước. Thường ngày Chiến với Việt vẫn hay tranh giành nhưng lần này, Chiến đã không nhường em như mọi lần mà quyết chí ra đi.

Chuyện này đâu có nhường được vì Chiến rất thương em, không muốn em phải xông pha đánh giặc nơi bom đạn nguy hiểm nhưng sâu xa hơn là trong Chiến luôn có một niềm khao khát được đánh giặc để trả thù cho gia đình và quê hương. Với Chiến, đó không chỉ là biểu hiện quyết tâm, thái độ mà nó còn chuyển hóa thành việc làm cụ thể. Chiến đã đi vận động chú Năm để được tham gia quân ngũ, được trở thành người chiến sĩ. Nguyễn Thi trong Người mẹ cầm súng đã thể hiện người anh hùng út Tịch trên hai tư cách: người chiến sĩ và người mẹ với nỗi lo việc nước, việc nhà.

Còn ở nhân vật Chiến, ta cũng thấy nét đẹp của người chiến sĩ hăng hái lên đường, đồng thời ta còn thấy nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam sắp đặt việc nhà. Chiến là chị cả trong một gia đình đã chẳng còn ba má. Cô gái ấy mới 19 tuổi mà gánh vác đầy đủ những trọng trách của một người mẹ. Đêm trước ngày lên đường, Chiến đã không ngủ được, sắp tới đây bao nhiêu chuyện phải lo.

Không phải Chiến lo sợ, lo lắng mà là lo liệu, lo toan, bởi lẽ việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, đặng bề nước non… Làm sao có thể ra trận chiến đấu lập công trong khi việc nhà còn bề bộn. Từ đây ta mới hiểu được vì sao Nguyễn Thi đã kể ra biết bao việc mà Chiến phải lo liệu, càng nhiều việc phải lo càng thấy Chiến đảm đang: nào là viết thư cho chị Hai, lo chỗ ăn chỗ học cho thằng út,… Đặc biệt, cô cũng là một người con rất thương cha mẹ.

Trước ngày lên đường nhập ngũ, cô đã cùng Việt khiêng bàn thờ má gửi sang nhà chú Năm. Có thể nói, đoạn văn miêu tả hình ảnh hai chị em khiêng bàn thờ má đi gửi là đoạn văn hay nhất của tác phẩm trong không khí thiêng liêng, xúc động.

Hình ảnh này có ý nghĩa tượng trưng, thể hiện sự trưởng thành của hai chị em có thể gánh vác việc gia đình và viết tiếp khúc sông của mình trong dòng sông truyền thống gia đình. Hơn thế nữa, hình ảnh này cũng nói lên một điều: thế hệ sau sẽ cứng cáp, trưởng thành và có thể đi xa hơn thế hệ trước. Có thể nói rằng nhân vật Chiến đã được thể hiện với những nét đẹp truyền thống muôn đời của người phụ nữ Việt Nam.

Chiến không chỉ lo cho ngày giỗ, lo chuyển bàn thờ cho má mà trong mọi chuyện chị ấy đều đã hỏi ý kiến của Việt bởi Việt là con trai lớn trong gia đình. Người chị ấy. lại có nét bộc trực, chất phác đồng thời cũng rất đằm thắm trong việc biểu hiện tình cảm khi nói với Việt: Em có ừ không ? Rồi Em cũng ừ nghen,… Trước lúc lên đường tòng quân, Chiến như bỗng trở nên nghiêm trang hơn, già dặn hơn nhưng cũng lại đằm thắm hơn.

Bên cạnh những vẻ đẹp đời thường thì Chiến còn mang những phẩm chất của người anh hùng. Người phụ nữ Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử đã góp sức vào cuộc chiến đấu của dân tộc với tinh thần: Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh. Đã có một người phụ nữ trong lịch sử có câu nói nổi tiếng thể hiện quyết tâm không chịu làm tì thiếp: Tôi muốn cưỡi con gió mạnh, đạp con sóng dữ.

Còn Chiến thì lại thể hiện cái quyết tâm đánh giặc qua những lời lẽ thật giản dị: đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à. Câu nói đã thể hiện thái độ quyết liệt, không đội trời chung với quân cướp nước. Nó quyết liệt đến mức Chiến sẵn sàng đem tính mạng ra để khẳng định.

Kể ra, không nhất thiết cứ phải lên đường tòng quân mới góp sức vào cuộc chiến đấu chung nhưng với Chiến dường như chỉ thực sự đứng trong đội ngũ, được xả đạn vào quân thù, phải đứng ở tuyến đầu của cuộc chiến đấu thì mới thực sự toại nguyện. Những phẩm chất đẹp đẽ của Chiến luôn được Nguyễn Thi miêu tả trong sự soi rọi với hình tượng người mẹ.

Theo lời chú -Năm, cô không khác mẹ một chút nào và ngay cả Việt cũng cảm thấy như vậy. Lời nhận xét của Việt: Chà, chị Chiến bữa nay nói in như má vậy cũng phần nào nói lên sự tiếp nối, kế thừa đức tính tốt đẹp của người mẹ cho những đứa con. So với người mẹ, Chiến không chỉ khác ở cái vẻ trẻ trung, thích làm duyên làm dáng mà vận hội mới của Cách mạng đã tạo điều kiện cho Chiến được trực tiếp cầm súng đi trả thù cho gia đình, quê hương để thực hiện lời thề như dao chém đá của mình.

Chiến mang trong mình vẻ đẹp của người con gái Việt Nam thời chống Mĩ: trẻ trung, duyên dáng, đáng yêu nhưng cũng rất mực anh hùng dũng cảm. Cô đã tiếp nối và làm rạng rỡ truyền thống đánh giặc cứu nước của gia đình và đó cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Nguyễn Thi đã rất thành công trong việc xây dựng hình tượng nhân vật nữ anh hùng trong thời đại đánh Mĩ.

Số 8: Nhân vật Chiến trong Những đứa con trong gia đình

Cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc ta đã là ngọn lựa hun đúc nên biết bao thế hệ anh hùng, đồng thời cũng trở thành một trong những đề tài văn học, nghệ thuật hấp dẫn và nhiều cảm hứng nhất của giới văn nghệ sĩ lúc bấy giờ. Theo dòng lịch sử, người nghệ sĩ đứng trước đề tài “chiến tranh cách mạng-lực lượng vũ trang” không phải chỉ đem đến một cái nhìn khách quan soi chiếu như một người ngoài cuộc mà quan trọng hơn là họ còn có được một góc nhìn rất chủ quan thông qua việc lăn mình vào chiến trường đầy máu lửa để cảm nhận và đúc rút hết những khó khăn, những vẻ đẹp của con người trong chiến đấu. Nguyễn Thi chính là một nhà văn như vậy, ông trưởng thành từ trong cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ với ngòi bút ngày một chắc chắn và sâu sắc.

Sau ngày tập kết ra Bắc, ông và Nguyễn Trung Thành cùng nhau xung phong quay trở lại chiến trường miền Nam, Nguyễn Trung Thành dừng chân ở mảnh đất Tây Nguyên đầy nắng và gió, còn Nguyễn Thi tiếp tục đi xuống miền Nam bộ, mảnh đất mà ông sống gắn bó và chiến đấu trong nhiều năm. Đúng như Chế Lan Viên đã viết “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở, khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”, mảnh đất Nam Bộ với tinh thần Nguyễn Đình Chiểu đã để lại trong trái tim nhà văn Nguyễn Thi nhiều xúc cảm.

Ông viết về cuộc chiến và cuộc đời của người dân nơi đây bằng tấm lòng trân trọng, yêu mến, văn phong giản dị, mộc mạc giống như cái tính cách thẳng thắn, bộc trực bao đời của người miền lục tỉnh. Những đứa con trong gia đình chính là tác phẩm xuất sắc nhất của nhà văn khi viết về người Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đầy ác liệt. Bên cạnh nhân vật chính của tác phẩm là Việt, thì chị Chiến cũng là một nhân vật có nhiều điểm nhấn, được xem là hình tượng tiêu biểu nhất cho người nữ anh hùng trong kháng chiến chống Mỹ. Ở chị ta thấy hội tụ nhiều những vẻ đẹp mang khuynh hướng sử thi và tinh thần lãng mạn cách mạng.

Chiến cũng như Việt đều là những người con sinh ra trong gia đình có truyền thống làm cách mạng từ lâu đời, trở thành thế hệ nối tiếp đầy hy vọng trong dòng sông truyền thống ngày một rộng lớn của dòng họ. Từ thuở nhỏ chị đã phải chứng kiến nhiều mất mát đau thương của gia đình do bởi chiến tranh tàn khốc, cha chị bị giặc Pháp giết hại dã man bằng cách chặt đầu, mà người mẹ kiên cường phải nén nhịn những đau đớn, những giọt nước mắt dẫn cả đàn con đi tìm giặc đòi lấy đầu chồng về để ma chay an táng. Rồi đến lượt mẹ chị cũng lại hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ vì dính phải bom đạn của kẻ thù. Không chỉ vậy ngoài cha mẹ, chị Chiến cũng phải chứng kiến những cái chết khác của những người thân trong gia đình, đó là ông nội, thím tư, những con người lần lượt ngã xuống trong suốt cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc.

Nhưng tất cả những hy sinh mất mát ấy đã góp nên một dòng sông truyền thống chống giặc anh hùng cùng những chiến công đầy vẻ vang cho gia đình chị. Những mất mát đau thương to lớn đã trở thành tiền đề, cơ sở cho lòng căm thù giặc sâu sắc, ý chí quyết tâm đánh giặc trả nợ nước thù nhà của chị em Chiến, nâng bước hai chị em trở thành những chiến sĩ dũng cảm, đem dòng sông truyền thống của gia đình nối dài hơn bao giờ hết.

Vẻ đẹp của chị Chiến trước hết là bộc lộ ở tình cảm yêu thương gia đình sâu sắc, những điều ấy đã thể hiện một cách gián tiếp thông qua hồi ức của nhân vật Việt khi bị thương nằm lại chiến trường. Tình cảm ấy của chị Chiến rất thầm lặng và chủ yếu được bộc lộ thông qua cung cách đối xử và hành động của chị. Chiến thương má và dành cho má những tình cảm không đơn thuần chỉ là tình yêu gắn bó giữa những người trong gia đình, mà hơn hết nó còn là một thứ tình cảm tôn thờ, thần tượng.

Tính cách hay diện mạo nhân vật có thể xuất phát từ di truyền, nhưng những cách nghĩ, cách tính toán, chu đáo việc nhà của chị Chiến rõ ràng là có sự học hỏi từ người má đã mất của mình. Chiến luôn nhớ tới má cùng với những hành động, những cách chèo chống gia đình của bà ngày còn sống, để xem đó là tấm gương rồi nghiêm túc học tập, trong bất cứ việc làm nào của mình ta đều có thể thấy nỗi nhớ thương má của chị Chiến hiện diện.

Tình yêu thương sâu sắc, cùng với tấm lòng ngưỡng mộ ấy đã khiến cho chị Chiến có một phong thái vô cùng giống má của mình, khiến cho cậu em trai mỗi lần quan sát chị lại không khỏi xúc động sao mà giống má quá, giống y hệt. Đối với đứa em trai ruột thịt, chỉ nhỏ hơn chị một tuổi, chị luôn tỏ ra phong thái của một người lớn, một người trụ cột trong gia đình chu đáo lo toan công việc nhà, Việt được quyền sống vô tư, trong khi đó bản thân Chiến lại trưởng thành một cách nhanh chóng sau ngày má mất, để thay thế vị trí của má và bảo bọc các em. Tuổi xấp xỉ nhau, thế nhưng phàm là chuyện gì Chiến cũng đều nhường nhịn em, coi em như một đứa trẻ còn chưa lớn để bảo bọc, che chở. Duy chỉ có lần xung phong nhập ngũ, ra chiến trường giết giặc là chị Chiến không muốn nhường Việt.

Rõ ràng không phải chị muốn tranh cướp điều gì với cậu em trai khờ khạo của mình, mà là bản thân chị lo lắng, muốn bảo bọc em mình nhiều hơn. Trách nhiệm trả thù cha ba má là của hai chị em, nhưng chị muốn đi trước, nhận lấy phần gian khó sớm hơn một chút, để cho Việt được thêm những ngày tháng an bình, tránh khỏi bom đạn mịt mù ở nhà thèm một năm nữa. Chiến vẫn lo lắng rằng, đứa em trai với cái tính vô lo, sốc nổi ấy sẽ phải xoay sở như thế nào ở chiến trường. Bấy nhiêu ấy cũng đủ để thấy hết những tình yêu thương sâu sắc mà chị Chiến dành cho gia đình. 19 tuổi nhưng chị Chiến đã trở thành một cô gái trưởng thành, biết lo nghĩ lại có những tình cảm thật đáng quý với gia đình.

Bên cạnh vẻ đẹp của những tình cảm với gia đình, thì ở nhân vật Chiến còn hiện lên vẻ đẹp của tấm lòng căm thù giặc sâu sắc, tinh thần dũng cảm sẵn sàng xông pha tham gia kháng chiến để trả nợ nước thù nhà. Chị Chiến tuy là con gái, thế nhưng lòng quyết tâm, ý chí kiên cường thì không hề thua kém bất kỳ một đấng nam nhi nào, từ ngày má mất chị đã nung nấu ý chí đi bộ đội để trực tiếp cầm súng giết giặc trên chiến trường.

Một người con gái vốn trưởng thành, hiểu biết những sẵn sàng tranh giành suất đi bộ đội bằng những lý lẽ rất hùng hồn mạnh mẽ. Cuối cùng khi cả hai chị em đều được tòng quân, Chiến lại dặn lại Việt những lời khuyên dạy của chú Năm, thể hiện ý chí quyết tâm cao độ cho lần đi chiến đấu này rằng “Chú Năm bảo rằng, kỳ này đi là ra chân trời mặt biển, xa nhà thì ráng học chúng học bạn thù cha mẹ chưa trả mà bỏ về là chú chặt đầu”.

Không chỉ vậy quyết tâm đánh giặc của Chiến còn thể hiện trong những suy nghĩ của chị khi mang bàn thờ má sang nhà chú Năm gửi “chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập con lại đưa má về”. Lời nói ấy chính là sự hứa hẹn chắc chắn, cũng như sự quyết tâm, ý chí đánh giặc không đổi dời, không chỉ vì sự trả thù cho cái chết thương tâm của cha má, mà quan trọng hơn cả chị đi đánh giặc còn là vì Tổ quốc đang cần. Chị ý thức được vai trò của mình với đất nước, chính là có trách nhiệm sống và chiến đấu để bảo vệ đất nước, giành lại hòa bình, độc lập tự do cho dân tộc.

Đó là tôn chỉ, cũng như ý mục tiêu quan trọng nhất mà chị cũng như Việt hết lòng theo đuổi, cố gắng. Tuy trong đoạn trích, ta không thấy được những cảnh chị Chiến tham gia đánh giặc, nhưng từ lời thề sắt đá “Đã làm thân con gái ra đi tao chỉ có một câu nếu giặc còn thì tao mất vậy à”, đã cho thấy không chỉ sự căm thù giặc đến tận xương tủy, sẵn sàng một mất một còn mà người ta còn thấy cả vẻ đẹp kiêu hùng, bản lĩnh, sự gan dạ, sẵn sàng hy sinh trong chiến đấu. Cũng như bản tính bộc trực, ngay thẳng và chân chất của người nông dân Nam Bộ trong kháng chiến.

Chị Chiến cũng lại hiện lên những vẻ đẹp rất đáng quý của một cô gái Nam Bộ, sự chu toàn, tháo vát, đảm đang trong việc lo toan sắp xếp việc nhà, trong tâm hồn chị có biết bao nhiêu việc phải nhớ, phải tính toán. Từ việc nhắc nhở Việt viết thư cho người chị Hai đã đi lấy chồng ở miền biển, đến việc sắp xếp cho thằng Út sang ở với chú Năm, để nhà cho các anh ở xã mượn mở trường học, hay việc sắp xếp đồ dùng đem gửi chú Năm giữ hộ, đến việc tính toán mấy công ruộng mà ba má được phân cho.

Cuối cùng là việc đem gửi bàn thờ má. Việc gì chị Chiến cũng suy tính rõ ràng và chu đáo, thế nhưng chị không bao giờ tự quyết một mình, chị vẫn hỏi ý kiến Việt, cậu trai lớn trong nhà, mặc cho Việt có để tâm hay không, để được một cái thống nhất ý kiến. Bên cạnh đó thì chị Chiến cũng là một cô gái có ngoại hình khỏe mạnh, đầy sức sống, cũng có một tâm hồn thiếu nữ mơ mộng, biết làm đỏm, ngay cả khi ra chiến trường chị vẫn nhớ mang theo chiếc gương con để soi chỉnh dung nhan.

Chiến là một hình tượng tiêu biểu cho người phụ nữ Nam Bộ trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ở chị hội tụ nhiều vẻ đẹp mang tính sử thi, là lý tưởng chung mà cộng đồng vẫn luôn hướng tới, đại diện và là tấm gương sáng cho nhiều thế hệ trẻ trong thời kỳ kháng chiến đầy máu và lửa của dân tộc Việt Nam. Dẫu cuộc đời của nhân vật từng chứng kiến nhiều đau thương mất mát liên tục, nhưng chính những sự kiện đó lại giúp Chiến trưởng thành và vững vàng hơn trong chiến đấu bởi tấm lòng căm thù giặc sâu sắc và ý chí quyết tâm trả nợ nước thù nhà. Bàn tay cầm súng chiến đấu lại càng trở nên mạnh mẽ, kiêu hùng hơn bao giờ hết.

Bài Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi
Bài Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi

Số 9: Cảm nhận về nhân vật Chiến

Nguyễn Thi là nhà văn sinh ra và lớn lên trong thời kỳ Việt Nam chống giặc ngoại xâm. Vì vậy, các tác phẩm của ông đều có nội dung về kháng chiến, con người quê hương. Những Đứa Con Trong Gia Đình được tác giả viết khi đang ở Miền Nam, khi giặc Mỹ hoành hành. Trong tác phẩm, nhân vật chủ chốt tên là Việt, tuy nhiên chị Chiến cũng gợi nên được nét đẹp riêng. Hình ảnh của cô gái mạnh mẽ, biết lo toan cho gia đình, em út, luôn đi đầu trong mọi công việc, xung phong trước hoạt động chống giặc. Chị là người phụ nữ anh hùng, sẵn sàng vì tổ quốc.

Phân tích nhân vật Chiến để biết về tinh thần chiến đấu, bảo vệ tổ quốc của cô. Chị Chiến được sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước. Bố mẹ chị và những thế hệ trước đều tham gia cách mạng, nhưng tất cả đều hy sinh dưới tay giặc. Chị Chiến chứng kiến sự mất mát của người thân, chiến tranh tàn khốc, chị quyết trả thù. Cha chị bị giặc Pháp giết, dã man hơn là chúng chặt đầu và treo lên cao. Còn mẹ chị thì chết trong kháng chiến chống giặc Mỹ, bởi bom đạn giặc tàn ác. Ông nội của Chiến và những người thân khác cũng lần lượt hy sinh, vì một lòng yêu tổ quốc, khát khao độc lập.

Không chỉ gia đình chị Chiến, những người con dân Việt Nam ngã xuống vô số, tạo nên một quyết tâm lớn trong công tác chống giặc. Chứng kiến gia đình tan thương, Việt muốn đi bộ đội, “Việt vừa ngỏ lời ra, chị Chiến đã giành đi trước”. Là một cô gái, nhưng Chiến vô cùng mạnh mẽ, đầy lòng căm thù giặc. Chị em Việt và Chiến quyết tâm báo thù, lấy lại độc lập cho dân tộc. “Má chết rồi, không biết ai mà phân chứng. Nhưng chị Chiến vẫn không chịu, việc này đâu có nhường được, chị sang vận động chú Năm”. Chị tìm mọi cách để thực hiện mục đích, mong muốn của mình.

Trong lòng chị Chiến, tình cảm của cô với má hầu như chưa từng nói bằng lời. Chị thường thể hiện rõ qua từng câu chữ và việc làm, hành động với má. Thứ tình cảm mà Chiến dành cho má không chỉ là máu mủ, ruột thịt, mà còn là thần tượng, tấm gương sáng cho chị noi theo. Vì vậy, phong cách, tư tưởng của chị gần như là giống má, luôn một lòng theo cách mạng.

Chiến đối với em trai luôn phải tỏ ra chững chạc, người lớn, đảm đương, quyết định mọi việc trong gia đình. Việt là em trai vẫn còn thoải mái, vô tư ít lo âu, còn chị Chiến, từ khi bố mẹ mất, chị phải gồng mình bảo vệ, dạy giỗ các em. Chiến là cô chị, luôn ưu tiên, đi trước, nhường nhịn em. Tuy nhiên, nếu xung xong đi bộ đội thì chị Chiến sẽ không nhường. Ra chiến trường lắm nguy hiểm, Chiến muốn đi trước để em trai được an toàn.

Qua việc phân tích nhân vật Chiến, ta thấy đây là một cô gái mạnh mẽ, quyết đoán. Chị Chiến đã xây dựng ý chí xung phong đi bộ đội, góp chút sức mọn cho tổ quốc. Cũng chính vì lòng căm thù giặc, thương xót trước sự hy sinh của người thân, Chiến lại càng quyết tâm. Chiến quyết đi bộ đội để em trai ở nhà, bằng những lời nói chắc chắn “tao lớn tao mới đi, mày còn nhỏ, ở nhà phụ làm với chú Năm, qua năm hãy đi”. Chị Chiến cũng không quên căn dặn em luôn giữ vững ý chí, tự tin chiến đấu với giặc “Chú Năm bảo rằng, kỳ này đi là ra chân trời mặt biển, xa nhà thì ráng học chúng học bạn thù cha mẹ chưa trả mà bỏ về là chú chặt đầu”.

Chị Chiến có lời thề nguyền chắc chắn “Đã làm thân con gái ra đi tao chỉ có một câu nếu giặc còn thì tao mất vậy à”. Cô căm thù giặc đã thấm ngầm trong máu, kiên cường, bản lĩnh, xả thân vì đất nước. Chiến là một cô gái nhanh nhạy, tháo vát, thông minh, biết lo toan sắp xếp mọi việc. “Chị Chiến cũng không ngủ được. Sắp tới đây biết bao nhiêu chuyện phải lo, ngay bây giờ cũng bao nhiêu chuyện phải nhớ. Cả chị cả em cùng nhớ đến má”. Chiến luôn có trình tự công việc rõ ràng, tính toán chu đáo. Tuy nhiên, mọi việc lớn, Chiến vẫn luôn lắng nghe góp ý của em Việt.

Qua phân tích nhân vật Chiến chúng ta thấy được hình ảnh cô gái mạnh mẽ, yêu nước sâu sắc. Đây là cô gái luôn toát ra những năng lượng tích cực, tâm hồn trong sáng. Qua hình ảnh nhân vật Chiến, chúng ta thấy cô hiếu thảo với bố mẹ, thương yêu em út, và căm thù giặc vô cùng.

Số 10: Phân tích nhân vật Chiến

Những năm tháng chiến tranh đã lùi xa, song những vết thương chiến tranh vẫn còn đọng lại cùng năm tháng. Những ngày tháng chiến tranh ấy ta cũng có thể tìm thấy trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình”. Đặc biệt nhân vật chị Chiến được tác giả xây dựng để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc.

Cũng giống như nhân vật Việt, chị Chiến sinh ra trong một gia đình nông dân Nam Bộ giàu truyền thống yêu nước. Ở chị, hội tụ nhiều vẻ đẹp về tính cách cũng như tâm hồn.

Chị Chiến kế thừa những đặc điểm của mẹ. Chị hiện lên với “hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng”, “thân người to và chắc nịch”. Đó là vẻ bề ngoài của một con người lo toan, gánh vác chịu đựng gian khổ. Chị Chiến giống mẹ từ cử chỉ đến điệu bộ, thói quen, cách nói năng. Chính Việt cũng nhận ra rằng “chị nói in như má vậy”.

Đặc biệt, chị Chiến kế thừa từ má những đức tính đảm đang, tháo vát. Khi má mất, chị thay má lo toan, quán xuyến mọi việc trong nhà. Trong cái đêm trước khi đi tòng quân, Việt phó thác mọi việc trong nhà cho chị, nằm kềnh ra ván cười khì khì … thì chị Chiến sắp xếp mọi công việc chu đáo, cẩn thận. Chị nói bằng “cái giọng rành rọt tiếng nào ra tiếng nấy”. Điều đó chứng tỏ một điều rằng chị đã suy nghĩ rất kỹ càng trước khi bàn bạc với em.

Chiến sắp xếp từ những việc nhỏ nhất đến việc hệ trọng, không bỏ qua bất cứ điều gì từ việc bé đến việc lớn trong gia đình: viết thư cho chị Hai, gửi thằng út em nhờ chú nuôi giúp, cho xã mượn nhà…Thậm chí những công việc như đem “nồi lu, chén đĩa …” sang gửi chú. Chiến tỏ rõ là người có trách nhiệm, là một người chị thay mặt ba má thu xếp việc nhà trước khi đi làm việc nước.

Chiến là người con gái có cá tính mạnh mẽ, quyết liệt. Câu nói của chị đã chứng minh điều ấy: “Nếu giặc còn thì tao mất”. Lời nói của chị chứa đựng lòng căm thù giặc sục sôi, ý chí chiến đấu mãnh liệt, lòng quyết tâm tiêu diệt đến cùng. Chiến lên đường nhập ngũ với khí phách không thua kém gì những người con trai. Chị khắc ghi lời dạy của chú Năm.

Chị nói với Việt: “Chú Năm nói….chú chặt đầu”. Lời nói đó của chị như một lời hứa, lời thề với chính bản thân cũng như với những người đi trước. Chị Chiến quyết tâm chiến đấu đến cùng, chừng nào chưa được trả thù nhà thì chị chưa về. Cũng giống như má của mình, chị Chiến sáng ngời những phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong kháng chiến: anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.

Chị Chiến còn là người rất giàu tình cảm. Chị thương hết mực cậu em trai mình. Chị thường nhường nhịn Việt. Khi bảo Việt viết thư cho chị Hai, Việt không viết, chị liền viết thay em. Duy nhất, chỉ có việc ghi tên đi tòng quân là chị không nhường Việt. Bởi vì chị Chiến lo lắng co Việt, không muốn em mình phải đối mặt với những hiểm nguy. Chị muốn việt ở nhà lo mọi việc cùng với chú Năm.

Tuy nhiên, bên trong con người chị Chiến vẫn có giữ được những nét nữ tính. Chị thường để một chiếc gương trong túi. Đó là nhu cầu làm đỏm, làm đẹp mà bất cứ cô gái nào đều yêu thích. Điều này cũng cho thấy rằng, Nguyễn Thi là một nhà văn rất am hiểu tâm lý con người, đặc biệt là tính cách và tâm hồn của chị Chiến.

Có thể nói rằng, chị Chiến và Việt là những nhân vật tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Chị và Việt đều bước tiếp và phát huy những truyền thống yêu nước vốn có của gia đình, xứng đáng với sự kỳ vọng của Chú Năm. Và cũng không thể không nhắc tới sự thành công trong việc miêu tảm xây dựng ngoại hình và tính cách nhân vật rất thành công của Nguyễn Thi. Nhân vật chị Chiến cũng để lại nhiều tình cảm yêu mến trong lòng người đọc.

Số 11: Nhân vật Chiến trong Những đứa con trong gia đình

Đọc Nguyễn Thi, từ “Người mẹ cầm súng”, “Mẹ vắng nhà” cho đến “Những đứa con trong gia đình”, ta thấy tác phẩm nào của ông cũng nồng nàn hơi thở chất phác, ấm áp và mạnh mẽ của đất đai. Những nhân vật của ông cắm chắc vào đời sống, luôn lăn lộn trong gian nguy, vất vả, khẩu súng như lúc nào cũng ấm tay người, và áo quần dường như vẫn đẫm chất mồ hôi mặn mòi, khét cháy. “Những đứa con trong gia đình” là một trong những truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Thi trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Tác phẩm ca ngợi những con người giàu lòng yêu nước, gắn bó với quê hương mà ấn tượng nhất có lẽ là nhân vật Chiến.

Các chi tiết trong tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi được thuật lại không hoàn toàn theo trật tự thời gian mà chủ yếu là theo dòng hồi tưởng miên man đứt nối của Việt. Người mẹ của hai chị em Việt và Chiến đã ngã xuống, nhưng trái đạn mà chị nhặt vào rổ bưng về để tiếp sức cho cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù tàn ác thì vẫn nóng nguyên. Người mẹ đã khuất, nhưng dòng sông truyền thống gia đình vẫn còn chảy mãi với thời gian. Và hình ảnh chị như được hiện về nguyên hình nguyên dạng trong Chiến – một trong những đứa con của gia đình.

Người con gái trẻ ấy mang vóc dáng của mẹ mình: “hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng…thân người to và chắc nịch”. Đó là những vẻ đẹp của những con người sinh ra ở đời là để gánh vác, để chịu đựng gian khổ và để chiến thắng những thế lực tàn ác.

Nói đến những điểm giống mẹ, ngoài đức tính đảm đang, chu toàn cho gia đình thì chưa bao giờ Chiến giống mẹ hơn cái đêm chị sắp xa nhà đi bộ đội. Phải đến đêm đó thì người ta mới thấy một cô Chiến biết lo liệu, đảm đang, toan tính việc nhà thật trọn vẹn trước sau. Từ em trai cho đến nhà cửa, giường ván, ruộng nương và nơi gửi bàn thờ má. Chiến liệu việc y hệt má, “nói nghe in như má vậy”. Hình ảnh của người mẹ dường như lúc nào cũng bao bọc lấy Chiến khiến Việt không dưới ba lần thấy chị Chiến giống in hệt mẹ, có cái sai khác thì cũng chỉ ở chỗ chị “không bẻ tay rồi đập vào bắp vế than mỏi” mà thôi. Chính bản thân Chiến cũng cũng thấy mình trong đêm ấy đang hòa vào trong mẹ: “Tao cũng lựa ý nếu má còn sống chắc má tính vậy, nên tao cũng tính vậy”.

Nguyễn Thi muốn cho chúng ta hiểu rằng: Trong cái thời điểm thiêng liêng ấy, người mẹ sống hơn bao giờ hết trong những đứa con của họ. “Cả chị cả em cùng nhớ đến má. Hình như má cũng đã về đâu đây. Má biến theo ánh đom đóm trên nóc nhà hay đang ngồi dựa vào mấy thúng lúa mà cầm nón quạt? Đêm nay, dễ gì má vắng mặt”.

Chị Chiến chỉ hơn em trai mình là Việt chừng một tuổi nhưng Chiến người lớn hơn hẳn so với Việt. Chiến có thể bỏ ăn để đánh vần cuốn sổ gia đình. Nhưng so với thế hệ của mẹ thì người con gái trẻ ấy là khúc sông sau. Mà khúc sông sau bao giờ cũng chảy được xa hơn khúc sông trước nó. Cho nên cũng dễ tìm ra những nét khiến cho Chiến khác mẹ mình. Chiến là một cô bé hồn nhiên, vô tư ở tuổi mới lớn.

Cái khác ấy không chỉ ở chiếc gương trong túi mà Việt tưởng tượng có thể theo Chiến ra tận ngoài mặt trận, cũng không chỉ ở cái dáng vẻ trẻ trung “kẹp một nhúm tóc mai vào miệng” hay là tính hay cười. Người mẹ, trước nỗi đau mất chồng đã không có dịp nào cầm súng. Còn Chiến, Chiến đi bộ đội để trả thù cho cha mẹ, cho quê hương với quyết tâm như dao chém đá: “Tao đã thưa với chú Năm rồi. Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: nếu giặc còn thì tao mất, vậy à”. “Đã làm thân con gái” ra ở đời này không chỉ có “chí làm trai”.

Nếu như Việt – nhân vật xuất hiện nhiều nhất trong những trang văn của Nguyễn Thi. Việt được bạn đọc yêu thích ở cái vẻ lộc ngộc, vô tư của một cậu con trai đang tuổi ăn tuổi lớn. Thì Chiến được yêu thích ở nét chững chạc, biết thay mẹ lo toan cho em trai và sắp xếp đâu ra đấy mọi chuyện trong nhà. Chiến nhường nhịn em bao nhiêu thì Việt hay tranh giành với chị bấy nhiêu.

Đêm trước ngày ra đi, Chiến nói với em trai những lời nghiêm trang thì Việt lục “lăn kềnh ra ván cười khì khì”, lúc lại rình “chụp một con đom đóm úp trong lòng tay”. Vào bộ đội, chị Chiến đem theo tấm gương soi-cái vật tùy thân của một cô gái trẻ. Còn Việt, cậu mang theo một chiếc súng cao su!

Đoạn tả chị em Chiến khiên bàn thờ mẹ sang nhà chú Năm thực sự để lại trong mỗi chúng ta một ấn tượng sâm đậu. Chị em Chiến dáng vóc to khỏe, giang cả thân người lên nhấc bổng bàn thờ. Nghĩa là thế hệ sau đã cứng cáp, trưởng thành hơn rất nhiều. Chứng tỏ những đứa con trong gia đình ấy đã đủ sức để bay xa, xa hơn cha mẹ.

Nguyễn Thi là một trong những nhà văn tài hoa trong bút pháp phân tích tâm lí sắc sảo. Ngôn ngữ trong những trang văn của ông đậm chất Nam Bộ. Thông qua nghệ thuật xây dựng nhân vật qua hồi ức, qua đối thoại bộc lộ tâm lí và tính cách nhân vật. Cùng với lối kể chuyện lôi cuốn có sự đan xen giữa hiện tại và quá khứ qua hình ảnh hai chị em Chiến khiêng bàn thờ má trên con đường hồi trước má vẫn đi. Nguyễn Thu khắc họa chân thực, sinh động vẻ đẹp của người con gái trẻ tên Chiến – nhân vật đại diện cho những con người giàu lòng yêu quê hương đât nước.

Truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi kể về truyền thống gia đình có tinh thần yêu nước được truyền lại từ thế hệ này qua thế hệ khác, họ cũng nhau chiến đấu bằng sức mạnh sinh ra từ đau thương với ước nguyện giành lại được độc lập, tự do. Mỗi nhân vật đều mang phẩm chất người anh hùng, đều có trách nhiệm với gia đình, với quê hương và Tổ quốc.

Để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong lòng độc giả có lẽ là hình tượng nhân vật hai chị em Chiến. Cho dù có khó khăn gian khổ đến mấy, hai chị em vẫn yêu thương nhau và không quên trách nhiệm, nghĩa vụ trả thù cho ba má. Trong thời bình, mỗi chúng ta cần phải nâng cao trách nhiệm bảo vệ quê hương đất nước để tiếp nối truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam ta được truyền lại tự bao đời.

Số 12: Cảm nhận về nhân vật Chiến

Tác giả Nguyễn Thi là một trong những cây bút truyện ngắn của nền văn học Việt nam trong cách mạng nhất là trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ.  Truyện ngắn hay văn xuôi của ông rất giàu tính hiện thực, đằm thắm và giàu chất chữ tình, sử dụng ngộn ngữ phong phú, góc cạnh và có khả năng tạo ra những nhân vật có cá tính mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Tiêu biểu có nhân vật Chiến trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của ông, Chiến là một cô gái Nam Bộ mạnh mẽ, dũng cảm và có tấm lòng son sắc thủy chung với cách mạng.

Nhân vật Chiến được hiện lên qua hồi tưởng của nhân vật Việt trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của tác giả Nguyễn Thi, Việt bị thương trong một trận càng quét với quân định, bị thương phải nằm lại nơi chiến trường, Việt mệt mỏi, đau nhức toàn thân lúc tỉnh lúc ngất đi vì đau đớn. Hình ảnh của Chiến hiện về trong kí ức của Việt ở lần thứ tư tỉnh lại là một người chị thân thuộc, trìu mến hết lòng yêu thương, đùm bọc cậu em của mình cho dù là chỉ hơn em có một tuổi, nhưng Chiến toe ra là một người chị trưởng thành hơn hết, từ khi ba má bị giặc giết hại, Chiến càng mạnh mẽ và quyết tâm hơn đi đánh giặc để trả mối thù cho ba má.

Đầu tiên tác giả miêu tả Chiến là một người con gái được thừa hưởng đặc điểm của người má của mình về cả vật chất và tinh thần. Ngọai hình của Chiến, chị có “hai bắp tay tròn vo đỏ sạm màu cháy nắng”, “thân người to và chắc nịch”, “bước chân bình bịch”. Chị giống má của chị vô cùng là người phụ nữa rắn giỏi không phả liễu yếu đào tơ sinh ra để được che trở mà chị sinh ra là một người có sức gánh vác, lam lũ, khỏe khoắn tiêu biểu cho người dân Nam Bộ.

Tuy má đã mất nhưng Chiến như một người chị thực thụ, nuôi dạy em của mình một cách tận tình và chu đáo hơn bao giờ hết, chị ru cho Việt ngủ. Chiến lo toan cho gia đình y như người mẹ của mình. Cái đêm trước khi lên đường đi tòng quân đánh giặc đối lập với người em vô tư, hồn nhiên, vô lo vô nghĩ thì Chiến lại là một người chị luôn lo lắng, lo toan cho gia đình của mình, chị trằn trọc không thể nào ngủ yên được, cứ tựa giường ma suy nghĩ mãi.

Chị lo toan qua việc phải viết thư về nhà thương xuyên, chị là một người trọn tình trọn nghĩa đối với nơi sinh ra mình, luôn nghĩ phải giữ cho nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng kể cả khi không có ai ở nhà. Chiến nghĩ về việc cái bàn thờ mới đây chính là lòng yêu thương của chị dành cho người má đã khuất của mình. Những việc trên đó là chị lo toan cho những người sống còn việc cuối này là chị lo cho người chết, là người má, người cha đã khuất của mình, chị tính đem bàn thờ của má sang gửi ở nhà chú Năm cho yên tâm đánh giặc. Chiến hiện lên là một người chị biết lo toan công việc nhà cửa từ việc nhỏ nhất đến việc lớn nhất, chị lo cho cả cuộc sống của người đang sống xung quanh mình và cho cả những người đã khuất.

Hình ảnh của người mẹ đã trở thành hình ảnh vô cùng đẹp đẽ trong tâm trí của nhân vật Chiến, chị là người đã thừa hưởng tất cả những đặc điểm của người mẹ thân yêu của mình từ hình dáng cho đến tính cách không chỉ là giống nhau về huyết thống mà còn là chính truyền thống của những người dân Nam Bộ đảm đang, tháo vát vả trung hậu.

Chiến còn là một cô gái dũng cảm, gan góc song cũng vô cùng duyên dáng và đầy nữ tính nữa thông qua ngòi bút miêu tả của tác giả. Chiến là hình ảnh tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam khi ra chiến trường kháng chiến chống quân thù vô cùng anh dũng, kiên cường như những nữ anh hùng trước đó: Trần Thị Lí, Võ Thị Sáu. Là người phụ nữ tiêu biểu trong sáng tác của Nguyễn Thi rất kiên cường và gan góc. Đầu tiên là khát vọng mạnh mẽ, quyết liệt được cầm súng đánh giặc không phải xuất phát từ sự nông nổi của tuổi trẻ cũng phải xuất phát từ sự mơ màng về cách mạng mà xuất phát từ chính mối thù mà bọn tây gây ra cho gia đình Chiến là trả thù cho ba má. Chiến là người tiêu biểu cho người phụ nữ trong kháng chiến vô cùng anh dũng, kiên cường nhưng cô còn là một người con gái rất duyên dáng và nữ tính.

Thông qua việc tác giả miêu tả hành trang mang theo của Chiến khi ra chiến trường đó chính là một chiếc gương soi sau những trận đánh ác liệt của quân thù. Chiến là nguời chị nết na, hiền thảo lo toan hết cho mọi người khi còn ở nhà cũng như khi chuẩn bị đi ra chiến trường từ những công việc tưởng chừng như nhỏ nhất đến những công việc lớn lao.  Tuy hơn người em của mình có một tuori nhưng Chiến tỏ ra là một người chị trưởng thành hơn, Chiến nhường xâu ếch bắt được cho em, nhường cả chiến công cho Việt và chị còn thay cả đứa em viết thư gửi về nhà nữa.

Bài Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi
Bài Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi

Số 13: Phân tích nhân vật Chiến

Nguyễn Thi là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ giải phóng miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Ông rất xứng đáng với danh hiệu “nhà văn của nhân dân Nam Bộ”. Bởi nhân vật tiêu biểu trong sáng tác của ông là những người nông dân, những con người bản chất hồn nhiên, bộc trực, giàu lòng yêu nước, yêu cách mạng, sẵn sàng hi sinh vì quê hương, vì độc lập tự do của Tổ quốc. Tác phẩm thể hiện điều ấy là truyện ngắn “những đứa con trong gia đình”.

Truyện ngắn này là một trong những truyện ngắn xuất sắc được viết trong những ngày chiến đấu ác liệt chống đế quốc Mĩ khi nhà văn công tác ở tạp chí văn nghệ quân giải phóng (tháng 2/1966). Truyện ngắn trước hết có một nghệ thuật kể chuyện độc đáo. Truyện được kể theo ngôi thứ ba, người kể tự giấu mình. Truyện được kể lại dưới góc nhìn của nhân vật Việt trong hoàn cảnh bị trọng thương lạc đồng đội bà nằm lại giữa rừng. Chính vì được kể theo cách này mà câu chuyện trở nên đậm đà, mang màu sắc trữ tình, tạo điều kiện cho tác giả xâm nhập sâu để dẫn dắt câu truyện.

Đặc sắc trong lối kể chuyện không chỉ dừng lại ở ngôi kể, mà còn ở diễn biến câu chuyện linh hoạt. Diễn biến truyện không bị phụ thuộc vào trật tự thời gian, không gian. Truyện biến đổi linh hoạt từ hiện thực chiến trường quay lại về quá khứ rồi từ sự việc này đến sự việc khác. Nhớ về những ngày cùng chú Năm bắt mấy con ếch về nhậu, rồi Việt lại nhớ về những ngày lấy ná bắn chim, hay rồi Việt lại nhớ má…. Mỗi lần tỉnh Việt lại hồi tưởng đến những sự việc khác nhau. Qua mỗi lần hồi tưởng ấy, các tuyến nhân vật lại có dịp bộc lộ tính cách cũng như vẻ đẹp của riêng mình.

Xung quanh câu truyện là một gia đình có truyền thống yêu nước và căm thù giặc sâu sắc. Từng thành viên trong gia đình đều là những con người gan góc, dũng cảm, khao khát được chiến đấu. Ông nội và bố Việt bị giặc giết hại. Mẹ Việt vừa phải vất vả nuôi con, vừa phải đương đầu với những đe dọa, hạch sách, cuối cùng cũng chết vì bom đạn. Truyền thống cách mạng vẻ vang của gia đình và những mất mát đau thương đều được chú Năm ghi chép vào một cuốn sổ gia đình.

Chú Năm là người lớn tuổi nhất còn lại trong gia đình. Chú từng bôn ba khắp nơi, là người cưu mang mấy chị em Việt khi ba mẹ hi sinh. Chú rất đề cao truyền thống gia đình, mọi sự việc chú đều ghi lại trong cuốn sổ ấy. Một con người lao động chẩt phác như chú còn rất giàu tình cảm, có tâm hồn nghệ sĩ. Chú hay cất những câu hò, chú thích hò, câu hò “bắt đầu cất lên như một hiệu lệnh dưới ánh nắng chói chang, rồi kéo dài, từng tiếng, vỡ ra, nhắn nhủ, tha thiết, cuối cùng ngắt lại như một lời thề dữ dội”. Chú là người đã hết lòng góp sức cho chị em Việt – Chiến lên đường hành quân.

Nhưng trong truyện, chú Năm không phải nhân vật trung tâm. Tuyến nhân vật quan trọng nhất là hai chị em Việt – Chiến. Với những nét tính cách chung của một gia đình truyền thống, Việt – Chiến đã thể hiện toàn bộ giá trị nội dung của tác phẩm. Đó là sức mạnh của sự đoàn kết, những tấm gương thi đua, những con người mang dòng máu nóng trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ. Hai nhân vật Việt – Chiến đặc trưng cho phong cách xây dựng nhâm vật của Nguyễn Thi. Đó là những con người sinh ra là để đánh giặc. Vẻ đẹp của Việt và Chiến đã soi sáng toàn bộ tác phẩm.

Truyện không chỉ hấp dẫn người đọc ở giá trị nội dung mà còn ở giá trị nghệ thuật. Không chỉ với lối kể chuyện độc đáo, đặc sắc nghệ thuật còn thể hiện ở việc xây dựng và miêu tả tâm lý nhân vật. Từng hồi ức của nhân vật Việt đều được miêu tả một cách sống động. Không chỉ đơn thuần là kể lại, Nguyễn Thi còn cho người đọc thấy được từng cảm xúc, diễn biến tâm trạng của các nhân vật. Từ cảm giác tưởng tượng ra con ma thụt đầu đến hình ảnh của mà trong hồi ức Việt đều được miêu tả rất rõ.

Cách xây dựng nhân vật cũng hết sức đặc biệt mamg màu sắc Nguyễn Thi. Đó là nhân vật đều phải có nét chung thống nhất. Như trong truyện ngắn này, điểm chung của các nhân vật là cùng xuất thân và mang trong mình một dòng máu truyền thống căm thù giặc. Và điều góp phầm khiến truyện ngắn gần gũi hơn với người đọc chính là sự vận dụng sáng tạo ngôn ngữ của người dân Nam Bộ trong miêu tả, khắc họa nhân vật. Ngôn ngữ ấy mộc mạc, giản dị, gần gũi, giúp người đọc dễ dàng tiếp cận.

Tóm lại, với những đặc sắc riêng gắn liền với đặc trưng của phong cách nghệ thuật Nguyễn Thi, “Những đứa con gia đình” là một tác phẩm xuất sắc. Không chỉ đơn thuần là câu chuyện được kể, mà nó còn như tấm gương phản chiếu trong cách mạng với những nhân vật tiêu biểu cho con người Việt Nam lúc bấy giờ: gan góc, kiên cường, dũng cảm, dám hi sinh.

Số 14: Nhân vật Chiến trong Những đứa con trong gia đình

Nguyễn Thi (1928 – 1968), quê Hải Hậu, Nam Định. Ông là nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Ông đặc biệt thành công ở những tác phẩm viết về đất và người Nam Bộ. Những đứa con trong gia đình là một trong những tác phẩm xuất sắc của ông viết về đất và người Nam Bộ.

Những đứa con trong gia đình viết về những con người anh hùng sinh ra trong một gia đình có truyền thống anh hùng. Truyền thống anh hùng đó được kết tinh trong hình tượng nhân vật Chiến, đồng thời ở cô còn toát lên vẻ đẹp của người con gái Việt Nam thời đánh Mỹ.

Cô mới 18 tuổi, tính khí đôi lúc còn rất trẻ con: tranh công bắt ếch, tranh công bắn tàu giặc với em… Song ở cô đã có cái duyên dáng của thiếu nữ: bịt miệng cười khi chú Năm cất tiếng hò, chéo khăn hờ ngang miệng, bắt đầu thích soi gương, đi đánh giặc vẫn có cái gương trong túi…

Cô thương em nên cũng sớm biết nhường nhịn em, sớm biết tính toán lo liệu việc nhà. Thương cha mẹ (tâm trạng cô khi cùng em khiêng bàn thờ ba má đi gửi trước ngày tòng quân…) Cô đọc còn chưa thạo nhưng rất chăm chỉ đánh vần.

Chiến là một hình ảnh sinh động của người con gái Việt Nam trong cuộc sống đời thường những năm kháng chiến chống Mỹ. Gan góc: có thể ngồi lì suốt buổi chiều đánh vần cuốn sổ ghi công gia đình của chú Năm. Dũng cảm: cùng em bắn cháy tàu giặc. Quyết tâm lên đường trả thù cho gia đình với lời nói như dao chém đá: “Tao đã thưa với chú Năm rồi. Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: nếu giặc còn thì tao mất, vậy à”.

Những phẩm chất đẹp đẽ của Chiến luôn được Nguyễn Thi miêu tả trong sự soi rọi với hình tượng người mẹ. Nhưng, nếu câu chuyện của gia đình Chiến là một “dòng sông” thì Chiến là khúc sông sau – Chiến rất giống mẹ nhưng cô đã khác mẹ ở hành động, quyết định vào bộ đội, quyết định cầm súng đi trả thù cho gia đình, quê hương.

Cô đã tiếp nối và làm rạng rỡ truyền thống đánh giặc cứu nước của gia đình và đó cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Nguyễn Thi đã rất thành công trong việc xây dựng hình tượng nhân vật nữ anh hùng trong thời đại đánh Mỹ.

Số 15: Cảm nhận về nhân vật Chiến

Truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” viết về những người con anh hùng sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống. Xây dựng nhân vật Chiến, nhà văn Nguyễn Thi đã dựng lên chân dung người con gái Nam Bộ giỏi việc nước, đảm việc nhà.

Chiến sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống yêu nước nên từ  rất sớm Chiến đã có ý thức sâu sắc về trách nhiệm của bản thân với gia đình, với đất nước. Dưới ngòi bút của nhà văn Nguyễn Thi, nhân vật Chiến hiện lên với nhiều vẻ đẹp đáng trân trọng.

Chiến có ngoại hình rất giống mẹ, đó  là vóc dáng khỏe mạnh, vững chãi của những cô gái Nam Bộ quen làm những công việc nặng nhọc “thân người to và chắc nịch”, “hai bắp tay tròn vo sạm đỏ cháy nắng”. Qua cách miêu tả của tác giả, ta có thể thấy ở chị Chiến một sức mạnh có thể gánh vác những lo toan, gánh vác những gian khổ. Chiến giống hệt với mẹ của mình, điều này được công nhận bởi chú Năm và chính Việt cũng từng thốt ra “chị nói in như má vậy”.

Chiến là cô gái đảm đang, tháo vát với những công việc nhà. Từ khi má bị trúng mảnh bom của địch mà mất, Chiến đã thay má lo toan, quán xuyến mọi công việc lớn nhỏ trong nhà. Trước khi hai chị em Chiến và Việt lên đường đi bộ đội, Chiến đã gửi chú Năm vườn tược, gửi bàn thờ má và thằng Út em. Không chỉ là một người con gái tài giỏi, tháo vát với những công việc nhà mà Chiến còn mang trong mình tinh thần yêu nước mãnh liệt.

Để trả thù cho ba má, cho quê hương, đất nước Chiến đã đăng kí đi bộ đội. Sự quyết tâm và bản lĩnh của người con gái ấy được thể hiện trực tiếp qua câu nói với Việt “Chuyến này ra đi là đi đến chân trời góc bể, tao chỉ nói một câu, nếu giặc còn thì tao mất”. Lời nói thể hiện sự quyết tâm, lòng căm thù giặc sục sôi, với ý chí, bản lĩnh ấy Chiến đã lên đường khí phách, mạnh mẽ không kém gì những người con trai cùng thế hệ của mình. Ở chị Chiến sáng lên vẻ đẹp của người con gái Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước: giỏi việc nước, đảm việc nhà. Hình ảnh của Chiến gợi cho người đọc liên tưởng đến những người nữ tướng như Bùi Thị Xuân, Võ Thị Sáu….

Chiến là người chị giàu lòng tình cảm, điều này được thể hiện trực tiếp qua tình thương mà Chiến dành cho Việt – em trai của mình. Khi còn nhỏ, chị Chiến nhường Việt từ con  ếch bắt được đến chiến công bắn tàu Mĩ trên sông Định Thủy. Người chị thương em ấy duy nhất có một việc không chịu nhường em, đó chính là việc đi bộ đội trả thù cho ba má. Tuy nhiên hành động ngăn cản ấy lại là kết tinh cao nhất của tình thương em, không muốn Việt đi bộ đội là muốn bảo vệ em khỏi cái dữ dội, hiểm nguy của chiến tranh.

Mạnh mẽ là thế, trưởng thành là thế nhưng chị Chiến cũng là một cô gái mới lớn đầy nữ tính, Chiến thường để một chiếc gương trong túi, Chiến cũng có những sở thích đầy nữ tính như bất cứ cô gái nào khác. Qua đó ta cũng có thể thấy nhà văn Nguyễn Thi có am hiểu sâu sắc về đời sống con người, nhà văn không chỉ hướng ngòi bút đến cái phi thường mà còn phát hiện ra những nét đời thường bên trong người con anh hùng ấy.

Nhân vật chị Chiến là đại diện tiêu biểu cho thế hệ trẻ miền Nam trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước: trẻ trung, duyên dáng nhưng đầy bản lĩnh và sự quyết tâm đấu tranh. Chiến không chỉ nối dài truyển thống quý báu của gia đình mà còn tiếp nối truyền thống anh hùng của đất nước, tiếp tục viết lên những trang sử hào hùng cho dân tộc.

Bài Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi
Bài Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi

Tổng kết

Trên đây là tổng hợp đầy đủ Top 15 mẫu phân tích nhân vật Chiến chi tiết nhất đến các bạn học sinh chuẩn bị cho các kì thi. Top 10 Tìm Kiếm hy vọng đã mang đến bài viết bổ ích, giúp cũng cố kiến thức cho các bạn học sinh lớp 12.

0/5 (0 Reviews)
Chúng tôi tạo ra Top10timkiem.vn nhằm mục đích cung cấp cho người đọc những thông tin, liệt kê một cách chi tiết nhất về mọi lĩnh vực trong cuộc sống.