Top 10 mẫu phân tích hình ảnh người phụ nữ trong Tự Tình 2 chi tiết nhất

132
Top 10 mẫu phân tích hình ảnh người phụ nữ trong Tự Tình 2 chi tiết nhất
Top 10 mẫu phân tích hình ảnh người phụ nữ trong Tự Tình 2 chi tiết nhất
4.7/5 - (11 votes)

Tổng hợp các bài mẫu phân tích hình ảnh người phụ nữ trong Tự Tình 2 tác giả Hồ Xuân Hương một cách đầy đủ và chi tiết nhất sẽ giúp các bạn học sinh chuẩn bị kiến thức thật tốt cho mình trước các kì thi sắp tới. Hôm nay Top 10 Tìm Kiếm sẽ tổng hợp Top 10 mẫu phân tích hình ảnh người phụ nữ trong Tự Tình 2 chi tiết nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Dàn ý hình ảnh người phụ nữ qua bài Tự Tình 2

I. Mở bài

– Giới thiệu hình ảnh người phụ nữ trong bài thơ “Tự tình II”.

II. Thân bài

a) Vài nét về tác giả và bài thơ “Tự tình II”:

– Hồ Xuân Hương (sống cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19) là thi sĩ viết về phụ nữ, với lối viết vừa trào phúng vừa trữ tình dân gian.

– Bài thơ Tự tình II có thể là bài thơ Thất ngôn bát cú Đường luật, nằm trong chùm thơ Tự tình ba khúc của Hồ Xuân Hương.

– Bài thơ là tiếng nói chung của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến ​​đầy rẫy bất công.

b) Hình ảnh người phụ nữ hoang mang, độc thân trước thời kì, cuộc đời và sự rẻ rúng của thân phận:

– Giờ khuya được nhận mặt qua tiếng “trống bơm” gợi cảm giác khẩn trương, vội vã.

– Người nữ giới lẻ loi, trơ trọi trong đêm tối “trơ trọi mặt đỏ tía tai” trình bày sự rẻ rúng thân phận người phụ nữ.

c) Hình ảnh người phụ nữ có nhân duyên ko trọn vẹn:

– Lúc buồn, nữ giới tìm tới rượu để quên đi thực tại, nhưng ko ngờ, càng uống, càng tỉnh, càng đau lòng.

– Tuổi thanh xuân của người phụ nữ đã dần phai nhạt, nhưng người phụ nữ vẫn chưa trọn vẹn nên “khuyết chưa trọn”.

d) Hình ảnh người phụ nữ ko chấp nhận số phận nhưng có sức phản kháng mạnh mẽ:

– Người phụ nữ tuy chân yếu tay mềm nhưng lại muốn “xiên”, “đập” đất, chân trời trình bày sự ngang bướng, ương ngạnh của người phụ nữ.

– Trong hoàn cảnh bi đát nhất, người phụ nữ đó vẫn vùng lên đòi lại công bình cho thân phận của mình.

e) Hình ảnh người phụ nữ khát khao hạnh phúc nhưng hạnh phúc với họ lại quá xa vời:

Tuổi thanh xuân của người phụ nữ cứ mất dần theo năm tháng, mỗi thanh xuân đi qua đồng nghĩa với việc tuổi thanh xuân của người phụ nữ ko thể lấy lại được.

– Người phụ nữ ko được lợi hạnh phúc trọn vẹn vì thân mình làm đúng, còn tình cảm của mình giờ san sẻ cho nhiều người khác.

f) Nhận định:

– Đoạn thơ là tiếng lòng xót xa, hờn giận của thi sĩ trước số phận sầu muộn của người phụ nữ, họ đã quyết tâm vươn lên nhưng vẫn rơi vào thảm kịch.

– Thi sĩ đã Việt hóa thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật, sử dụng nhiều hình ảnh, từ ngữ thân thiện với đời sống hàng ngày, những câu đảo ngữ, những động từ mạnh để diễn tả tâm trạng của người phụ nữ ở nhiều thái cực khác. cùng với nhau.

III. Kết bài

– Nói chung hình tượng người phụ nữ trong bài thơ “Tự tình II”.

Top 10 mẫu phân tích hình ảnh người phụ nữ trong Tự Tình 2

Số 1: Phân tích hình ảnh người phụ nữ trong Tự Tình

Hồ Xuân Hương, một cá tính thơ nổi loạn, bà dùng chính sự nổi loạn thiên tài của mình để quẫy đạp khỏi ao bèo phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp và giá trị chân chính đáng được trân trọng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Họ không chỉ là phận nữ nhi thường tình, mà cũng là những trái tim tràn đầy khát khao mãnh liệt về hạnh phúc, họ không hề chân yếu tay mềm, mà còn mang những nét mạnh mẽ gân guốc.

Tự Tình 2 có thể xem là một lời tự hát đầy chua xót của Xuân Hương về cuộc đời mình, nhưng ở đó, người ta cũng thấy một Xuân Hương nổi loạn, bản lĩnh, táo bạo để quẫy đạp và cũng là để lên tiếng cho biết bao kiếp hồng nhan bạc phận khác trong đêm trường phong kiến.

Mở đầu bài thơ, gợi lên một không gian rộng lớn, nhưng trống rỗng miên man, dồn dập bởi những hồi trống canh dồn, như đang thúc vào lòng người những nỗi buồn miên man vô tận, nỗi cô đơn vò võ da diết khắc khoải đến xé lòng:

Trơ cái hồng nhan với nước non”

Đêm khuya, không gian tự nó mở ra những khoảng trống vô ngôn vô tận, khoảng trống khoảng lặng mang tên sầu buồn. Tiếng trống canh dồn như dồn dập, như đang thôi thúc, mà cũng như đang đánh vào lòng người một nỗi hờn tủi miên man rằng cái hồng nhan ấy vẫn lẻ bóng một mình, vẫn cô quạnh, cô đơn.

Nhưng cô đơn mà không mộng rớt, ủy mị. Đồng từ “trơ” như thể hiện sự dày dạn, thách thức của Xuân Hương với đất trời, với nước non. Đó chính là cái tôi nổi loạn, cá tính, táo bạo mạnh mẽ của Xuân Hương, một cái tôi độc nhất vô nhị trong xã hội tù túng ngột ngạt lúc bấy giờ.

So sánh “Với nước non” đã thấy được dụng ý của Xuân Hương, trước Xuân Hương, ta thấy hình ảnh người phụ nữ thường xuyên bị so sánh với những vật thấp kém, tầm thường, nhỏ bé như cái chổi “quét nhà”, như “trái bần trôi”, như “hạt mưa sa”…Người phụ nữ trong thơ Xuân Hương tuy đang cô đơn vò võ trong canh trường, những vẫn bản lĩnh, mạnh mẽ khi được đặt trong vế đối với nước non.

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn,

Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám.

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn”

Ở những dòng thơ tiếp theo, tiếp tục là lời tự hát, là tiếng lòng chảy tràn trên trang giấy của Xuân Hương về cái tôi mệnh bạc của mình trong đường tình duyên. “Vầng trăng bóng xế”, là hình ảnh ví von đặc sắc, để qua đó kín đáo nói với ta hình ảnh người phụ nữ tuy đã ở tuổi xế chiều nhưng chưa một lần được hưởng hạnh phúc trọn vẹn.

Guồng quay đay nghiệt của xã hội phong kiến đã cướp đi hạnh phúc của biết bao nhiêu những kiếp hồng nhan, Xuân Hương cũng đau đớn khóc than cho thân phận mình. Nhưng chính ở lời tự tình chua xót ấy, ta thấy hiện lên hình ảnh một người phụ nữ giàu khát khao được yêu thương trân trọng và khẳng định vẻ đẹp cũng như giá trị cốt lõi của mình. Đó là lời thơ của Xuân Hương, hay cũng như một lời cật vấn với xã hội cũ thối nát, để lên tiếng đòi quyền hạnh phúc cho biết bao nhiêu người phụ nữ bạc mệnh.

Xuân Hương khao khát hạnh phúc, nhưng không yếu mềm, nữ nhi thường tình, mà thật bản lĩnh, thật táo bạo. Các động từ mạnh “ xiên ngang, đâm toạc” đã cho thấy cái cựa mình cá tính, mạnh mẽ của Xuân Hương, như muốn đứng lên quật thẳng những đòn trả gay gắt vào bộ mắt giả dối, thối nát của xã hội cũ. Đây mới thực là gương mặt nghệ thuật của Xuân Hương, một cá tính thơ không thể trộn lẫn, một phong cách thơ mà như ai đó từng nhận xét “ Thơ Xuân Hương, trong thơ có quỷ”.

“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại

Mảnh tình san sẻ tí con con”.

“Mảnh tình” đã mỏng manh, bất chắc, lại phải san sẻ, chia cắt “tí con con”, lời thơ như phác ra cảnh tượng trong xã hội cũ khi mà “trai năm thê bảy thiếp…”. Cảnh tượng đã từng được Xuân Hương đề cập nhiều lần trong thế giới nghệ thuật của bà:

“Chém cha cái kiếp lấy chồng chung

Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng”.

Như vậy, thông qua Tự Tình 2 ta thấy hiện lên hình ảnh người phụ nữ vừa khát khao hạnh phúc, tình yêu chân chính trọn vẹn, lại đồng thời thấy hiện lên hình ảnh người phụ nữ táo bạo, mạnh mẽ, đầy cá tính, nổi loạn. Đó chính là vẻ đẹp vừa truyền thống duyên dáng, mà cũng đầy hiện đại táo bạo của hình ảnh người phụ nữ trong thơ Xuân Hương.

Bài Tự Tình 2 của Hồ Xuân Hương
Bài Tự Tình 2 của Hồ Xuân Hương

Số 2: Hình ảnh người phụ nữ qua bài thơ Tự Tình

Hình tượng người phụ nữ vốn là một trong những đề tài quen thuộc của nền văn học Việt Nam. Trong kho tàng văn học trung đại Việt Nam, ta đã bắt gặp một nàng Kiều “hồng nhan bạc phận” hay một Vũ Nương đảm đang, hiền hậu nhưng có cuộc đời đầy bi thương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Còn dưới ngòi bút của Hồ Xuân Hương, thì hình tượng người phụ nữ chịu nhiều bất công lại được hiện lên với sự phản kháng quyết liệt qua bài thơ “Tự tình II”.

Hồ Xuân Hương (sống ở giai đoạn cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX) là nhà thơ viết về phụ nữ, có phong cách sáng tác vừa trào phúng vừa đậm chất trữ tình dân gian. Bài thơ “Tự tình II” có thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật, nằm trong chùm thơ Tự tình ba bài của Hồ Xuân Hương. Bài thơ chính là tiếng nói chung của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy bất công, ngang trái.

Mở đầu bài thơ, ta bắt gặp hình tượng người phụ nữ “hồng nhan” bối rối, cô đơn trước thời gian, cuộc đời và sự rẻ rúng của thân phận:

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non.”

Phải chăng đêm khuya chính là thời điểm mà con người ta dễ rơi vào khoảng không của tâm trạng nhất. Đêm khuya vốn đã u tối, thanh tịnh mà nay còn có thêm cả tiếng “trống canh” dồn dập gấp gáp, vội vàng “văng vẳng” vọng ra lại càng khiến cho những con người mất ngủ não nề hơn. Không khí nơi đây như trùng xuống một nhịp bởi trong đêm khuya tĩnh lặng ấy lại chỉ có “trơ cái hồng nhan” một mình chống chọi. Người phụ này tuy có nhan sắc nhưng có lẽ “hồng nhan” thì “bạc phận” cho nên nhà thơ đã sử dụng từ “cái” để chỉ “cái hồng nhan” đầy rẻ rúng, tủi hổ và đắng cay.

Thời gian đêm khuya vốn đã gợi nỗi buồn nay lại được cộng hưởng thêm nỗi buồn da diết của nhân vật trữ tình khiến cho không khí nơi đây thật ngột ngạt. Người phụ nữ lẻ loi, cô độc trong đêm tối lại “trơ cái hồng nhan” đã cho thấy sự rẻ rúng của thân phận họ. Có lẽ, “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” cho nên dưới đôi mắt của một người phụ nữ cô đơn, lẻ loi, chán chường cuộc sống thì buổi đêm lại càng hóa thê lương hơn.

Người phụ nữ của chúng ta trong xã hội xưa không chỉ cô đơn, lẻ loi mà còn có mối nhân duyên không trọn vẹn:

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.”

Khi buồn, người phụ nữ tìm đến rượu để quên đi thực tại nhưng lại chẳng ngờ càng uống lại càng tỉnh, càng đau lòng hơn. Khi rượu càng ngấm vào người khiến cho người phụ nữ ấy chìm vào cơn say mơ màng nhưng say rồi lại tỉnh cũng giống như cuộc sống của người phụ nữ ấy chỉ là một vòng tròn luẩn quẩn trong xã hội “trọng nam khinh nữ” mà không thể thoát ra được. “Vầng trăng bóng xế” có nghĩa là khoảng thời gian đẹp đẽ nhất trong quãng đời của người phụ nữ đã sắp tàn nhưng oái oăm thay nó vẫn còn “khuyết chưa tròn”. Điều nhà thơ muốn gửi gắm ở đây chính là duyên phận dở dang chưa từng được trọn vẹn của người phụ nữ dù tuổi xuân của nàng đã dần qua đi.

Không thể sống mãi trong chiếc vỏ bọc của sự cam chịu, người phụ nữ đấy đã không chịu an phận mà có sức phản kháng mạnh mẽ:

“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.”

Những động từ mạnh “xiên ngang”, “đâm toạc” mặt đất, chân mây đã thể hiện khát khao vượt thoát khỏi tình cảnh éo le hiện tại. Câu thơ trên đã cho thấy sự cá tính mạnh mẽ của người phụ nữ khi họ đã phải chịu uất ức quá lâu. Trong hoàn cảnh bi thảm nhất, người phụ nữ ấy vẫn vùng lên “đâm toạc chân mây” để đòi lại sự công bằng cho thân phận mình. Những sinh vật nhỏ bé như “đá mấy hòn” hay yếu mềm như rêu kia cũng phải vùng mình lên để để tìm sự sống dù mặt đất có cứng đến cỡ nào hay chân mây có rộng lớn đến bao nhiêu đi chăng nữa thì cũng không thể làm chúng nhụt chí.

Không chỉ muốn “xiên ngang”, “đâm toạc” mặt đất hay chân mây, người phụ nữ trong “Tự tình II” cũng khát khao hạnh phúc bởi mưu cầu hạnh phúc vốn là nhu cầu tất yếu của mỗi con người nhưng hạnh phúc với họ lại là điều quá đỗi xa xôi:

“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,

Mảnh tình san sẻ tí con con!”

Thời gian thì vẫn cứ chảy trôi còn tuổi xuân của người phụ nữ cũng ngày càng tàn phai theo năm tháng. Mỗi một mùa xuân qua đi cũng đồng nghĩa với việc tuổi xuân của người phụ nữ không thể lấy lại được vì thời gian thì luôn tuần hoàn còn tuổi xuân thì vốn là thứ không thể tái tạo. Người phụ nữ ấy cũng khát khao được hưởng hạnh phúc trọn vẹn thật sự, được yêu bằng cả con tim để cháy hết mình với tuổi trẻ thế nhưng tuổi trẻ của nàng lại phải chịu cảnh đi làm lẽ. Người phụ nữ không được hưởng hạnh phúc trọn vẹn vì tình cảm vốn đã ít nay lại còn phải chia sẻ cho nhiều người khác chỉ còn “tí con con” nên khiến nàng càng buồn tủi hơn.

Bài thơ là tiếng nói đau buồn, phẫn uất của nhà thơ trước duyên phận hẩm hiu của người phụ nữ, họ đã gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch. Nhà thơ đã việt hóa thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật, sử dụng nhiều hình ảnh, từ ngữ gần gũi với cuộc sống thường ngày, đảo ngữ, động từ mạnh để diễn tả tâm trạng người phụ nữ ở nhiều thái cực khác nhau.

Hình tượng người phụ nữ trong bài thơ “Tự tình II” đã được nhà thơ Hồ Xuân Hương phác họa lại bằng những tài năng đặc biệt của mình. Dù trong hoàn cảnh éo le, mối nhân duyên không trọn vẹn nhưng người phụ nữ ấy vẫn toát lên những vẻ đẹp phi thường của sự phản kháng, chống chọi quyết liệt.

Bài Tự Tình 2 của Hồ Xuân Hương
Bài Tự Tình 2 của Hồ Xuân Hương

Số 3: Hình ảnh người phụ nữ trong bài thơ Tự Tình

Tự tình là bài thơ đặc sắc của Hồ Xuân Hương viết về thân phận bất hạnh, tình duyên dang dở của chính bản thân nữ sĩ. Tuy nhiên, qua những dòng tâm sự của nhà thơ về cuộc đời, số phận đã gợi mở cho người đọc rất nhiều suy ngẫm về thân phận của những người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa.

Bài thơ Tự tình II được viết bằng bút pháp trữ tình vừa sâu lắng vừa mãnh liệt, kết hợp với thể thơ thất ngôn bát cú đã làm nổi bật lên cảnh ngộ và thân phận hẩm hiu của nhân vật trữ tình. Người phụ nữ tron xã hội xưa thường phải gánh chịu những bất công, định kiến nghiệt ngã của xã hội, Hồ Xuân Hương một người phụ nữ thông minh, sắc sảo cũng không thể thoát khỏi vòng quay nghiệt ngã ấy.

Hình ảnh của nhân vật trữ tình hiện lên trong không gian đêm khuya vắng lặng với nỗi xót xa, bẽ bàng đến tột cùng:

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

Trơ cái hồng nhan với nước non”

“Đêm khuya” là khoảng thời gian đặc biệt, khi bạn vật chìm trong bóng đêm, mọi hoạt động ban ngày dừng lại cũng là lúc những tâm tư sâu lắng, những trăn trở thêm khắc khoải nhất. Trong không gian đêm khuya tịch mịch ấy, hình ảnh người phụ nữ hiện lên với chất chồng suy tư, những nỗi niềm thầm kín nhưng không thể bày tỏ cùng ai. Tiếng trống canh dồn báo hiệu từng bước đi của thời gian, lạ lùng thay âm thanh tiếng trống không làm cho bức tranh đêm khuya bớt tịch mịch mà càng làm cho không gian thêm vắng lặng, mênh mông đến khắc khoải. Âm thanh tiếng trống canh làm xáo động thêm những tâm tư của người phụ nữ.

Động từ “trơ” được đảo lên đầu câu để làm nổi bật cái nhỏ bé, bạc bẽo của thân phận bất hạnh, tình duyên dở dang của nữ sĩ. Hồng nhan chỉ vẻ đẹp của người phụ nữ nhưng khi đặt trong mối quan hệ với nước non lại gợi ấn tượng về sự nhỏ bé của thân phận hẩm hiu, tình duyên bạc bẽo của người khác hồng nhan bạc mệnh.

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

Vầng trăng xế bóng khuyết chưa tròn”

Trong sự bất công của số phận, dở dang của hạnh phúc, nữ sĩ Hồ Xuân Hương cũng như rất nhiều người phụ nữ trong xã hội phong kiến không thể giãi bày, tỏ tường cùng ai mà phải đơn độc đối diện với nỗi đau của riêng mình.

Ở đây Hồ Xuân Hương đã mượn đến rượu để quên đi thực tại nhưng càng uống càng tỉnh, càng uống càng thấm thía về nỗi đau, sự dở dang của bản thân. Hình ảnh vầng trăng khuyết chưa tròn có thể là sự đồng cảm của thiên nhiên với tâm trạng của con người như Nguyễn Du từng viết “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, cũng có thể đây là hình ảnh ẩn dụ cho tình duyên lỡ làng, không trọn vẹn của nữ sĩ.

“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám

Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”

Hồ Xuân Hương không chỉ ý thức đượ về nỗi đau, sự lỡ làng của số phận mà còn ý thức được về hạnh phúc và tình duyên cùng với đó là sự phản kháng đến mãnh liệt. Mượn hình ảnh của rêu, đá cùng những động từ mạnh giàu sức gợi “xiên ngang”, “đâm toạc” đã thể hiện sự bất bình, khát khao vùng lên vượt thoát khỏi sự ràng buộc của số phận, xiềng xích của xã hội phong kiến. Tuy nhiên, dù có khát khao như thế nào thì người phụ nữ cũng không thể thoát khỏi thực trạng bất công ấy mà đành chấp nhận trong sự ngao ngán, mệt mỏi:

“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại

Mảnh tình san sẻ tí con con”

Nếu mùa xuân của đất trời đi rồi sẽ trở lại theo quy luật của đất trời mang đến sự hứng khởi cho con người nhưng tuổi xuân của con người một khi đã trôi đi sẽ không bao giờ quay lại. Số phận bạc bẽo, hẩm hiu của số phận, tình duyên cùng hạnh phúc không thể trọn vẹn khiến cho mỗi tuổi xuân qua đi lại càng làm cho nỗi đau của con người khắc khoải, da diết hơn. Tình duyên vốn mong manh, nhỏ bé “mảnh tình” nhưng cũng không thể trọn vẹn mà phải san sẻ để trở nên nhỏ bé đến đáng thương, tội nghiệp.

Người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa phải chịu những bất công của định kiến, buộc trở thành nạn nhân của xã hội với bao tủi cực, cay đắng. Hình tượng người phụ nữ trong Tự tình có lẽ chưa cho thấy hết được sự bất công, éo le của thân phận người phụ nữ xưa nhưng cũng dã mang đến bao day dứt, xót xa cho người đọc. Họ là những người phụ nữ bình thường, có khát khao hạnh phúc đầy chính đáng nhưng dù khát cầu cả cuộc đời nhưng vẫn không thể làm đầy cho tình duyên dang dở.

Không chỉ ý thức về thân phận bẽ mọn, tình trạng đơn độc cùng tình duyên dang dở, hạnh phúc mong manh mà hình tượng người phụ nữ trong bài thơ còn thể hiện sự phản kháng đầy táo bạo, mạnh mẽ để vượt thoát khỏi xiềng xích của số phận.

Như vậy, qua hình ảnh người phụ nữ trong Tự tình của Hồ Xuân Hương, ta đã thấy được hình ảnh, số phận chân thực nhất của những người phụ nữ trong xã hội xưa.

Số 4: Hình ảnh người phụ nữ qua bài Tự Tình 2

Trong nền văn học Trung đại Việt Nam, hình ảnh người phụ nữ trong thơ văn ít được nhắc đến, nếu có chỉ xuất hiện thoáng qua trong một số tác phẩm. Thế nhưng vào cuối thế kỉ XVIII, có một người phụ nữ đã xuất hiện, đưa hình ảnh người phụ nữ lên một tầm cao mới, họ không chỉ là những người phụ nữ thấp cổ bé họng, bị chà đạp, khinh rẻ mà họ đã trở nên mạnh mẽ, dám chống lại cái xã hội phong kiến, đạp tung mọi lễ giáo kìm hãm những người phụ nữ, dám ngẩng cao đầu mà nói Không chồng mà chửa mới ngoan – Có chồng mà chửa thế gian thường tình.

Người phụ nữ đó chính là Hồ Xuân Hương, người được Xuân Diệu mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Là người phụ nữ viết về thân phận những người phụ nữ, Hồ Xuân Hương thấu hiểu nỗi đau của họ hơn ai hết. Thơ bà là tiếng nói đồng cảm, xót xa cho thân phận của những người phụ nữ có nhan sắc nhưng số phận lại đầy bất hạnh, hẩm hiu, và luôn bị chà đạp.

Một số bài thơ của bà đậm chất trữ tình đằm thắm, xen lẫn ít nhiều cảm xúc tha thiết, buồn tủi… thể hiện một cách sâu sắc thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa với biết bao nỗi niềm khát khao được sống hạnh phúc trong tình yêu đôi lứa. Chùm thơ Tự tình gồm ba bài là một phản ánh sâu sắc tâm tư tình cảm của nhà thơ, một người phụ nữ duyên phận hẩm hiu quá lứa lỡ thì. Hay nhất trong chùm thơ này là bài thứ hai.

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

Trơ cái hồng nhan với nước non

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn

Xiên ngang mặt đất rêu từng đám

Đâm toạc chân mây đá mấy hòn

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại

Mảnh tình san sẻ tí con con

Đêm khuya là lúc con người ta cảm thấy cô đơn, lẻ loi nhất. Khi một mình không ngủ được bà lại lắng tai nghe tiếng trống canh văng vẳng liên hồi, báo hiệu bước đi dồn dập của thời gian.

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

Trơ cái hồng nhan với nước non

Đây cũng là lúc bà cảm thấy xót xa cho thân phận hẩm hiu của mình, những người phụ nữ khác có lẽ giờ đây đang ở trong vòng tay của chồng còn bà thì một mình trơ cái hồng nhan với nước non. Từ trơ đứng trước từ hồng nhan gợi cái gì đó rẻ rúng và pha chút mỉa mai. Chỉ có đá mới trơ gan cùng tuế nguyệt vậy mà nhan sắc của người phụ nữ này cũng trơ gan với nước non. Không ngủ được, bà mượn chén rượu uống để say, để quên đi cái thực tại đau đớn này.

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn

Thế nhưng rượu không làm bà say, bà quên được, càng uống càng tỉnh, càng tỉnh càng đau, càng nghĩ về thực tại của mình. Đêm đã khuya, vầng trăng sắp lặn, đã biết bao thi nhân mượn hình ảnh vầng trăng làm người bạn tri âm tri kỉ nhưng trăng ở đây không phải bạn để chia sẻ tâm trạng của nữ thi sĩ lúc này mà vầng trăng càng xoáy sâu vào nỗi đau của bà. Trong cái đêm khuya ấy, trong âm thanh của tiếng trống dồn, giữa chén rượu vầng trăng khuyết càng gợi não nùng hơn.

Trăng ở đây là hình ảnh thật nhưng nó cũng ẩn dụ hình ảnh tuổi xuân của người phụ nữ, nếu vầng trăng đó là ngày rằm tròn đầy viên mãn thì lại khác, ở đây vầng trăng khuyết thể hiện sự thiếu thốn không đầy đủ. Nghệ thuật đối trong hai câu thơ này rất tài tình, đăng đối, hô ứng nhau, cùng làm nổi bật lên thân phận của một khách hồng nhan bạc mệnh, có nhan sắc mà phải chịu cảnh dang dở, cô đơn.

Tủi buồn cho duyên phận của mình, người phụ nữ đã trải qua biết bao đêm dài thao thức mong đợi, ước mơ nhưng ngày tháng cứ chồng chất thêm hi vọng đợi chờ, khát khao, nhưng hạnh phúc vẫn mù tăm. Biết bao giờ vầng trăng lại tròn như biết bao tháng ngày mơ ước. Càng cô đơn, càng đợi chờ, càng mong chờ thì càng đau buồn.

Bầu trời là vậy, còn mặt đất thì:

Xiên ngang mặt đất rêu từng đám

Đâm toạc chân mây đá mấy hòn

Tác giả đã dùng những động từ mạnh như xiên, đâm kết hợp với các bổ ngữ ngang, dọc cho thấy được sức sống mãnh liệt của cỏ cây hoa lá. Chúng là những sinh vật mềm yếu nhưng cho thấy được sức sống mãnh liệt của cỏ cây hoa lá. Người phụ nữ trong bài thơ này cũng vậy, cũng muốn phản kháng, muốn bứt tung khỏi xiềng xích của xã hội phong kiến, nhưng điều đó không thể. Không thoát khỏi được, người phụ nữ đành chấp nhận thực tại với một nỗi niềm ngao ngán.

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại

Mảnh tình san sẻ tí con con

Từ ngán có nghĩa là chán ngán, ngán ngẩm về cuộc đời éo le, bạc bẽo của Hồ Xuân Hương. Xuân ở đây có nghĩa là mùa xuân nhưng cũng ẩn dụ về tuổi xuân của người phụ nữ. Mùa xuân là mùa của tình yêu, của tuổi trẻ, ai cũng háo hức mong chờ nhưng riêng bà thì không bởi mùa xuân qua đi tuổi xuân của người phụ nữ cũng qua đi. Xuân Diệu, ông hoàng của thơ tình Việt Nam cũng đã từng tiếc rẻ thốt lên:

Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già…

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại…

Thế nhưng, nếu Xuân Diệu háo hức mong chờ mùa xuân tới thì Hồ Xuân Hương lại ngán ngẩm mùa xuân về nên bà viết xuân lại lại, một chút ngán ngẩm trong câu thơ ấy vì mùa xuân trôi dần đi mà bản thân mình vẫn một thân một mình, lẻ chiếc, thiếu thốn yêu thương, giả sử có tình yêu thì mình cũng chỉ được sẻ tí con con.

Trong câu cuối cùng của bài thơ này, từng chữ đều thoáng ý ngậm ngùi ấm ức, tình chỉ có một mảnh vì phải chia đâu được tròn đầy nguyên vẹn, khác chi ánh trăng khuyết trên bầu trời. San sẻ nhưng chỉ được một tí con con, lời thơ tưởng như một lời bỡn cợt, tưởng như tiếng cười ngạo nghễ của bà nhưng sao thấy chua xót. Đã con con là nhỏ rồi mà còn tí nữa thì cực nhỏ. Vì phải chịu cảnh tình cảm bị chia sẻ nên đã có lần bà đã phải cất tiếng chửi:

Chém cha cái kiếp lấy chồng chung

Kẻ đắp chăn bông kẻ lanh lùng

Tự tình II là bài thơ tự than thân, nói ra tự đáy lòng của một người phụ nữ quá lứa lỡ thì, mượn rượu, nhìn trăng để quên đi cái thực tại cô đơn. Nhưng Nguyễn Du từng nói “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu – Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” bởi vậy rượu và trăng càng làm cho người phụ nữ thêm buồn tủi với duyên phận hẩm hiu của mình. Càng buồn tủi càng khao khát có được hạnh phúc trọn vẹn. Dù vậy nổi bật lên trong bài thơ là sức sống mãnh liệt và một tấm lòng yêu cuộc sống thật thiết tha.

Bài Tự Tình 2 của Hồ Xuân Hương
Bài Tự Tình 2 của Hồ Xuân Hương

Số 5: Phân tích hình ảnh người phụ nữ trong Tự Tình

Trong xã hội phong kiến với những lễ giáo khắt khe người phụ nữ luôn phải chịu nhiều cay đắng, thiệt thòi. Họ bị ràng buộc bởi “Tam tòng tứ đức”, bởi “Công dung ngôn hạnh” mà mất đi quyền làm chủ, quyền hạnh phúc. Đó là nguồn cảm hứng cho các nhà văn nhà thơ luôn có tấm lòng nhân đạo đồng cảm, xót thương cho con người.

Hồ Xuân Hương là nữ thi sĩ có nhiều tác phẩm viết về đề tài người phụ nữ cũng là để than ngẫm, thương xót cho chính thân phận của mình. Chùm thơ Tự tình của bà gồm ba bài là sự phản ánh đặc sắc tâm tư, tình cảm của nhà thơ. Trong đó Tự tình bài II được coi là bài thơ hay nhất khắc họa hình ảnh người phụ nữ “hồng nhan bạc phận” đường tình duyên không trọn vẹn, quá lứa lỡ thì nhưng luôn khao khát có một hạnh phúc bình dị, đời thường.

Người phụ nữ xuất hiện trong hoàn cảnh không gian, thời gian là đêm khuya thanh vắng con người trở nên cô đơn, bé nhỏ, lạc lõng cùng với biết bao những đắng cay, tủi hờn cho thân phận bẽ bàng của mình.

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

Trơ cái hồng nhan với nước non”

Người phụ nữ ấy có nhan sắc “hồng nhan” vẻ đẹp bên ngoài cũng là để nói đến cái phẩm hạnh, đức hạnh “tấm lòng son” ở bên trong nhưng lại phải chịu số phận bất hạnh, dở dang. Từ “Trơ” đứng ở đầu câu càng nhấn mạnh thêm nỗi đau. Nếu xét về phương diện tính cách của Hồ Xuân Hương có cá tính mạnh mẽ, táo bạo thì đó lại là sự thách thức, trơ lì ra của một con người chịu quá nhiều tủi hờn, đau buồn mà trơ ra với “nước non”. “Cái hồng nhan”gợi sự rẻ rúng bị coi khinh. Người phụ nữ đầy đủ vẻ đẹp hình thể và tâm hồn nhưng phải sống một cuộc đời khổ đau, hẩm hiu về duyên phận.

Hồ Xuân Hương ý thức được số phận của người phụ nữ sống trong chế độ phong kiến thối nát phải chịu nhiều ngang trái nên bà muốn mượn chén rượu, mượn chút hương nồng để quên đi nỗi sầu. Nhưng càng uống càng tỉnh càng ý thức rõ ràng hơn về thực tại khổ đau, bà luôn luẩn quẩn trong vòng xoáy nghịch cảnh của cuộc đời.

Bà chúa thơ Nôm không phải là người phụ nữ cam chịu, chấp nhận số phận mà bà luôn mang trong mình cá tính táo bạo kháng cự quyết liệt. Bà đã từng lên tiếng khinh bỉ, coi thường những bậc nam nhi vô dụng trong xã hội xưa mà nói rằng:

“Ví đây đổi phận làm trai được

Thì sự anh hùng há bấy nhiêu”

Một con người tự tin dám khẳng định bản thân mình thì không bao giờ chịu chấp nhận nghịch cảnh mà thay vào đó là một ý thức phản kháng mạnh mẽ, muốn vượt lên số phận, mong mỏi một hạnh phúc đời thường. Bà nhìn thấy trong những sự vật nhỏ bé tưởng chừng như yếu ớt nhưng lại mang trong mình một sức sống dồi dào

“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám

Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”

Trong đôi mắt của một tâm hồn mạnh mẽ thì những vật vô tri vô giác như rêu, đá cũng căng tràn nhựa sống mà “xiên ngang”, “đâm toạc” được cả những sự vật lớn lao, rộng lớn là “mặt đất”, là “chân mây”. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến không phải ai cũng ý thức và có được thái độ cứng rắn như Hồ Xuân Hương.

Càng kháng cự bao nhiêu càng cho thấy khao khát được hạnh phúc bấy nhiêu. Người phụ nữ cần và đáng được hưởng một mái ấm gia đình, được chồng yêu thương chăm sóc, tay ấp tay gối bên chồng chứ không phải cô đơn, giường đơn gối chiếc trong đêm khuya thanh vắng một mình xót xa, tủi hờn.

Nhưng càng ước vọng bao nhiêu lại càng thất vọng, thương xót cho thân phận mình bấy nhiêu khi

“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại

Mảnh tình san sẻ tí con con!”

Hồ Xuân Hương chán chường, ngán ngẩm khi ngày qua ngày hết năm này qua năm khác “xuân đi xuân lại lại” nhưng vẫn cô đơn lẻ bóng một mình, bà cũng xót xa cho tuổi xuân của mình qua đi, tuổi đời càng thêm nhưng tình yêu chưa bao giờ được trọn vẹn, được thương yêu với đúng nghĩa của một người làm vợ. Mảnh tình ấy đã mỏng manh, ít ỏi lại còn phải “chia năm sẻ bảy” để rồi chỉ còn “tí con con”. Mặc dù thi sĩ là người có tài năng, giỏi giang, xinh đẹp đức hạnh nhưng phải chăng vì lẽ “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen” mà bà cũng không thể vượt qua được nghịch cảnh của số phận.

Thương thay cho thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa khiến cho Nguyễn Du thi hào nhân đạo chủ nghĩa của nhân loại cất lên tiếng khóc:

“Đau đớn thay thân phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.

Với tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc cùng với các thủ pháp nghệ thuật đặc sắc bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương đã khắc họa được hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến luôn phải chịu nhiều bất hạnh, đắng cay nhưng chưa bao giờ thôi khao khát hạnh phúc gia đình, hôn nhân trọn vẹn, có thể làm chủ được số phận của mình. Bên cạnh đó càng điểm tô thêm vẻ đẹp và những phẩm chất, đức hạnh của người phụ nữ Việt Nam cần được gìn giữ và tiếp nối.

Số 6: Hình ảnh người phụ nữ qua bài thơ Tự Tình

Hồ Xuân Hương là nữ sĩ nổi tiếng, một hiện tượng văn học cá tính bậc nhất của văn học Việt Nam trung đại. Nhận xét về sự nghiệp sáng tác của Hồ Xuân Hương, thi sĩ Dimitrova đã khẳng định “Hồ Xuân Hương là một trong những hiện tượng văn học độc đáo nhất của Việt Nam”.

Trong suốt sự nghiệp sáng tác của mình, Hồ Xuân Hương tập trung bút lực đến một đối tượng đặc biệt là những người phụ nữ – những người chịu nhiều bất công, đau khổ trong xã hội xưa bằng sự đồng cảm sâu sắc cùng sự trân trọng với những giá trị tốt đẹp, với khát khao hạnh phúc chân chính. Tự tình II là bài thơ Hồ Xuân Hương viết về thân phận nhỏ bé cùng thân phận dang dở của chính mình, nhưng qua những tâm sự ấy người đọc lại thấy được những thân phận chung của rất nhiều phụ nữ trong xã hội đương thời.

Tự tình II được mở đầu với hai câu thơ tả cảnh ngụ tình, từ sự hoang vắng, tịch mịch của không gian, nhân vật trữ tình xuất hiện với những tâm sự, suy tư chất chồng về sự nhỏ bé của bản thân và sự lỡ làng của duyên phận:

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

Trơ cái hồng nhan với nước non”

Trong không gian vắng lặng, tịch mịch của đêm khuya, những con sóng lòng như cồn cào, cuộn xoáy trong lòng nữ sĩ những trăn trở, thao thức về thân phận lỡ làng, tình duyên dang dở. Âm thanh tiếng trống canh dồn vang lên như một dấu hiệu thông báo thời gian trôi qua. Âm thanh tiếng trống trong đêm không làm lòng người thôi khắc khoải mà dường như càng làm đậm thêm nỗi buồn, sự lạc lõng giữa cuộc đời.

Hồng nhan” là gương mặt đẹp, thường được dùng để chỉ những người con gái đẹp. Tuy nhiên hồng nhan được nhắc đến trong câu thơ lại được đặt trong tương quan với nước non, đặc biệt là động từ trơ được đảo lên đầu câu lại gợi ấn tượng về sự nhỏ bé, lạc lõng của thân phận người phụ nữ trước cuộc đời rộng lớn.

Tâm trạng chất chứa những suy tư, bế tắc khôn nguôi nhưng người phụ nữ ấy lại chẳng có lấy một người để giãi bày những tâm sự mà phải tìm đến rượu như một cách để thoát li với thực tại đau khổ:

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”

Đối diện với thân phận hẩm hiu, tình duyên dang dở nữ sĩ đã muốn mượn rượu giải sầu, muốn say để quên đi tất cả nhưng dường như càng uống càng tỉnh. “Say lại tỉnh” gợi ra trạng thái say – tỉnh bất phân, hơi rượu không làm cho nữ sĩ quên đi mà càng khắc sâu nỗi đau về thân phận. Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn là vầng trăng sắp tàn khi ngày đến, trạng thái khuyết chưa tròn cũng như tình duyên dang dở, lỡ làng của duyên phận.

“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám

Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”

Trong hai câu luận, tác giả Hồ Xuân Hương đã sử dụng hệ thống những động từ mạnh “xiên ngang”, “đâm toạc” để thể hiện sự đối chọi của thiên nhiên. Những đám rêu muốn thoát ra khỏi sự bức bối của mặt đất để hướng về bầu trời rộng lớn, những hòn đá muốn đâm toạc chân mây để tìm đến sự tự do. Nghệ thuật đảo ngữ được sử dụng vô cùng hiệu quả để hiện sự bất bình, bức bối của tác giả trước tình sự bất công của số phận đồng thời thể hiện khát khao vượt thoát khỏi hoàn cảnh, hướng đến ánh sáng của tự do, hạnh phúc.

“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại

Mảnh tình san sẻ tí con con”

Mùa xuân của đất trời đến – đi theo quy luật tuần hoàn, xuân đi rồi xuân lại đến nhưng tuổi xuân của con người lại khác một khi trôi đi thì không bao giờ quay lại nữa. Càng cay đắng hơn, xót xa hơn khi người phụ nữ dùng cả tuổi xuân của mình để chờ mong, khát cầu một hạnh phúc dù là nhỏ bé, đơn giản nhưng chờ cả tuổi xuân hạnh phúc khát cầu ấy cũng chẳng thể trọn vẹn.

“Ngán” là trạng thái của nhà thơ Hồ Xuân Hương trước sự mất mát của tuổi xuân nhưng không thể một lần chạm đến hạnh phúc, tình duyên vốn mong manh, nhỏ bé “mảnh tình” cũng không được trọn vẹn mà phải san sẻ càng khiến cho độc giả thêm xót xa về thân phận hẩm hiu của kiếp chồng chung, lẽ mọn.

Có thể nói, Tự tình 2 là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất cho tâm hồn, tài năng và phong cách của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Bài thơ thể hiện được sự ý thức sâu sắc của người phụ nữ trước hoàn cảnh éo le, bất công của số phận, tuy nặng trĩu nỗi buồn nhưng không hề bi lụy, ấn tượng đọng lại cuối cùng trong lòng người đọc lại là sự mạnh mẽ của tâm hồn người phụ nữ khi khát khao vượt thoát ra khỏi hoàn cảnh, hướng đến một cuộc sống tươi sáng hơn.

Bài Tự Tình 2 của Hồ Xuân Hương
Bài Tự Tình 2 của Hồ Xuân Hương

Số 7: Hình ảnh người phụ nữ trong bài thơ Tự Tình

Nữ sĩ Hồ Xuân Hương là một trong những nữ nhà thơ nổi tiếng của văn học Việt Nam. Bà được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm” với những đóng góp to lớn cho nền văn học Nôm ca của dân tộc.

Thơ ca của bà luôn mang một dấu ấn riêng, với những ngôn từ hết sức sâu sắc và thâm thúy. Là một phụ nữ xinh đẹp tài năng, nhưng phải lại sinh ra trong thời phong kiến trọng nam khinh nữ nên bà vô cùng thấu cảm cho thân phận nữ nhi lúc bấy giờ. Hình ảnh người phụ nữ đã xuất hiện trong rất nhiều tác phẩm của bà như Bánh trôi nước, Mời trầu… Trong đó 3 bài thơ Tự tình cũng để lại nhiều dấu ấn đặc biệt trong lòng độc giả.

Phân tích hình ảnh người phụ nữ trong Tự tình 2 của nhà thơ Hồ Xuân Hương, các bạn sẽ thấy rõ được bi kịch trong tình yêu, số phận và hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội cũ:

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

Trơ cái hồng nhan với nước non.

Chén rượu đưa hương say lại tỉnh

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn

Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn

Giơ tay với thử trời cao thấp,

Xoạc cẳng do xem đất vắn dài

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại.

Mảnh tình san sẻ tí con con!

Ngay từ nhan đề bài thơ, độc giả đã phần nào hiểu được tình cảnh tâm trạng của người phụ nữ. Đó là đang tự mình nói với mình. Tự tình với lòng mình chứ không phải do người khác tác động.

Phân tích hình ảnh người phụ nữ trong Tự tình của “bà chúa thơ Nôm” chúng ta thấy ngay câu đầu tiên, tác giả đã đưa ra một bối cảnh chứa đựng đầy nỗi u buồn, lẻ loi và cô đơn.

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn”

Thời gian ở đây là đã đêm khuya, tức là quá nửa đêm. Là thời khắc tĩnh lặng. Nếu là người ngủ ngon, thì lúc này đã đang rất say giấc. Nhưng với những người tự tình thì lúc này là lúc đối diện với chính mình, là lúc con người ta có thể khóc có thể cười, sống thật với lòng mình.

Nhà thơ Hồ Xuân Hương miêu tả trong không gian tĩnh mịch, vắng lặng. Đây là biện pháp nghệ thuật lấy động tả tĩnh đặc sắc, thường thấy trong các thể thơ cổ xưa. Trong khuya thanh vắng ấy, bỗng nghe “văng vẳng tiếng canh dồn”. Đó là từ lấy thể hiện âm thanh từ xa vọng lại.

Vì tĩnh mịch quá nên có thể nghe thấy cả những thanh âm ở tận nơi xa. Gợi cho con người sự dịch chuyển của thời gian. gợi nhắc con người về bước đi của thời gian. Tiếng “trống canh dồn” là thanh âm ngày xưa người ta thường dùng để báo hiệu sự thay đổi của các canh giờ hay báo hiệu chuyện gì đó quan trọng đang diễn ra. Tiếng trống ở đây không chỉ diễn ra một hai hồi mà là liên tục, vội vã, dồn dập.

Điều đó càng khiến tâm trạng người phụ nữ trong đêm khuya thêm thao thức, càng cảm thấy mình đơn độc, trơ trọi giữa không gian bao la rộng lớn, với bước chuyển thời gian vô tận.

Đến câu thơ tiếp theo, tác giả lý giải vì sao người phụ nữ lại rơi vào tâm trạng cô đơn, lẻ loi đó:

Trơ cái hồng nhan với nước non

Từ “trơ” ở đây tác giả sử dụng thật trực diện, thật thẳng thừng. Trơ ở đây đúng nghĩa đen là trơ trọi, là lẻ loi đơn chiếc. Nhưng trơ còn mang nghĩa nữa là trơ trơ, trơ lì, cái gì đó tồn tại một cách gan góc, thách thức với mọi điều khác. Ở đây, cái tồn tại đơn độc lẻ loi nhưng cứng cới, bền chí đó chính là “cái hồng nhan”.

Là vẻ đẹp của người phụ nữ. Thế nhưng vẻ đẹp ấy bị gọi là “cái” nên nghe thật rẻ rung và bị xem thường. Ở câu thơ này, tác giả Xuân Hương đã sử dụng nghệ thuật đảo ngữ để nhằm nhấn mạnh sự trơ trọi nhưng đầy bền chí, bản lĩnh của người phụ nữ. Nhưng điều đó cũng nhằm tăng thêm sự chua chát và xót xa, thương tiếc của tác giả với thân phận người phụ nữ thời bấy giờ. Đau đơn hơn, cái hồng nhan ấy trơ trọ với nước non, chứ không với chỉ riêng ai.

Thân phận người phụ nữ hồng nhan bạc mệnh không chỉ ở một người mà còn rất nhiều người. Điều đó chứng tỏ, nỗi lẻ loi, cô đơn khủng khiếp đang chiếp trọn hết toàn bộ người phụ nữ. Thật đắng cay vừa đáng thương. Có yêu có hiểu người phụ nữ lắm, nhà thơ mới có thể viết ra những câu từ sắc bén và sâu sắc đến như vậy.

Phân tích hình ảnh người phụ nữ trong Tự tình, độc giả vô cùng ngạc nhiên vừa cảm thấy thú vị trước tình cảnh, người phụ nữ uống rượu để giải sầu.

Thông thường, chỉ các đàn ông con trai, đặc biệt là thời phong kiến mới thường tìm đến rượu để giải sầu vì tình, vì danh vọng. Thế nhưng ở đây, bà Xuân Hương như đi trước thời đại, bà tự cho người phụ nữ của mình cái quyền được mượn rượu để giải nỗi sầu bi.

Chén rượu đưa hương say lại tỉnh

Vì quá cô đơn buồn tủi, không thể ngủ được nên người phụ nữ đã tìm tới chén rượu. Thế nhưng, uống hết chén nay đến chén kia, người phụ nữ vẫn ở trong vòng luẩn quẩn “say lại tỉnh”. Dường như càng uống, nàng càng tỉnh càng nhận thức rõ tình cảnh đơn côi lẻ bóng của mình. Vòng quay say tỉnh của nàng không lối thoát, khiến cho nàng lại càng đau đớn cho số phận của mình hơn. Mình cũng là phận hồng nhan cơ mà, sao phải chịu đọa đày đó? Thật là xót xa, thật là nực cười!

Thế rồi, trong cơn đê mê vừa tỉnh vừa say, người phụ nữ nhận ra

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn

Đây là một hiện tượng thiên nhiên hiển nhiên. Nó sẽ là rất đẹp nếu tâm trạng con người đang vui, đang hạnh phúc. Nhưng với người phụ nữ lúc này, hiện tượng đó đồng nghĩa với ý nghĩa rằng, tuổi thanh xuân tươi đẹp của người phụ nữ sắp qua đi mà hạnh phúc vẫn chưa viên tròn, trọn vẹn. Vầng trăng đã về xế nhưng vẫn khuyết, cũng như người phụ nữ đẹp đẽ kia nhưng vẫn bị cô đơn lẻ loi.

Đó chính là thân phận hẩm hiu, số phận bạc mệnh của những người phụ tài hoa trong xã hội cũ. Nếu xã hội hiện đại, người phụ nữ tài giỏi xinh đẹp sẽ trở thành biểu tượng, sẽ được hưởng hạnh phúc viên mãn, nhưng với xã hội cũ, trọng nam khinh nữ thì điều đó dường như ngược lại. Cái giỏi cái đẹp của người phụ nữ không được coi trọng mà đôi khi còn trở thành sự nguy hiểm của chính bản thân.

Qua đây, tác giả cũng muốn phê phán xã hội phong kiến thối nát. Không biết coi trọng cái đẹp, cái tài. Xã hội đó đã đẩy những người phụ nữ tài hoa phải sống trong cảnh cô đơn, lẻ bóng, hẩm hiu.

Nếu những câu thơ trên, tác giả khắc họa nỗi cô đơn lẻ loi của người phụ nữ thì những sâu thơ là sự phản kháng của họ cho số phận hẩm hiu của mình.

Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn

Có rất nhiều người phụ nữ phải chịu số phận hẩm hiu nhưng không phải ai cũng cam chịu sống với nó. Vẫn có những người đứng lên, thách thức với số phận. Điều đó, được tác giả gửi gắm qua hình ảnh thiên nhiên rất độc đáo. Đó là rêu. Rêu vốn là loài cây rất mềm yếu. Nhưng ở đây, tác giả lại sử dụng từ “xiên ngang mặt đất”

Rêu không yếu ớt nhún nhường mọc lên từng đám nữa mà là tự mình xiên ngang để đứng lên. Thật là một hình ảnh cho thấy sức mạnh nội lực của những điều tưởng chừng như yếu ớt. Tiếp đến là “đá”. Hình ảnh người phụ nữ còn được ví như đá, nhưng không đơn giản là đá để đấy cho người ta đặt đâu thì đặt mà đá này đã tự “đâm toạc chân mây”.

Các động từ mạnh như “xiên”, “đâm toạc”, càng cho thấy sức mạnh ghê gớm, sự bướng bỉnh, ngang ngạnh của người phụ nữ, của những điều nhìn vẻ ngoài có vẻ yếu ớt, đơn côi.

Trong hai câu này, tác giả cũng sử dụng nghệ thuật đảo ngữ nên càng nhấn mạnh hơn sự phản kháng quyết liệt và dữ dội của người phụ nữ.

Phân tích hình ảnh người phụ nữ trong Tự tình, độc giả nhận ra, con người đúng là phải sinh đúng thời thế thì mới có thể phát huy được sở trường, thế mạnh và hạnh phúc. Nếu những người phụ nữ như Hồ Xuân Hương lúc bấy giờ mà sinh vào thế kỷ 21, chắc chắn sẽ trở nên nổi tiếng, sẽ được trọng dụng và sẽ được tôn vinh. Nhưng ngán nỗi, những người như bà lại sinh ra không hợp thời thế. Vì vậy, trong nội tâm của họ vẫn có những sự phản kháng mạnh mẽ, nhưng vẫn không thể thắng nổi thời cuộc:

“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại.

Mảnh tình san sẻ tí con con”

Sau khi chén rượu sya say tỉnh tỉnh, họ được sống với chính mình trong giây lát nhưng rồi lại ngán ngẩm nhận ra, xuân đi rồi xuân lại lại, nhưng mùa xuân của người phụ nữ đã qua sẽ chẳng bao giờ lấy lại được. Ở đây, tác giả nói kỹ hơn tâm trạng của mình trong tình yêu. Đến mảnh tình con con mà cũng phải san sẻ. Dường như bà đang tự tình về chính mình. Bởi Hồ Xuân Hương tài năng hồng nhan nhưng hai lần đều làm vợ lẽ. Chuyện tình cảm của bà chưa một lần tron vẹn. Đó cũng là nỗi khổ đau của những người phụ nữ xưa kia, khi việc phải chung chồng với nhiều bà vợ khác.

Phân tích hình ảnh người phụ nữ trong Tự tình, nhất thiết chúng ta phải nhắc tới nghệ thuật đặc sắc mà tác giả đã sử dụng. Tác giả sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật nên câu thơ được gieo vần theo niêm luật rất chặt chẽ. Mỗi từ, mỗi hình ảnh trong bài đều được lựa chọn sử dụng vô cùng hợp lý, không từ nào có thể thay thế. Hình ảnh giàu tính biểu cảm và tượng hình, giúp người đọc dễ dàng mường tượng ra cảnh người phụ nữ đang ngồi trong đêm thanh vắng. Lối dùng đảo ngữ tạo ra hiệu ứng mạnh mẽ cho thông điệp gửi gắm qua các câu thơ.

Qua tác phẩm Tự tình của Hồ Xuân Hương, chúng ta xót thương cho số phận những người phụ nữ hồng nhan, tài hoa mà bạc mệnh của xã hội cũ. Đồng thời lên án phê phán xã hội bất công khi trọng nam khinh nữ.

Số 8: Hình ảnh người phụ nữ qua bài Tự Tình 2

Thân phận lẽ mọn của người phụ nữ trong xã hội phong kiến là một đề tài khá phổ biến trong văn học dân gian và văn học viết thời hiện đại. Tình yêu và hanh phúc gia đình là một trong những mối quan tâm lớn của văn học từ xưa đến nay. Nó góp phần thế hiện rõ tinh thần nhân đạo trong văn học. Chùm thơ Tự tình là một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về người phụ nữ trong văn học Việt Nam – Hồ Xuân Hương.

Người phụ nữ cô đơn trong đêm khuya vắng lặng nghe tiếng trống cầm canh báo thời khắc đi qua. Canh khuya là thời gian từ nửa đêm cho đến sáng. Nàng cảm thấy tiếng trống canh báo hiệu thời gian khắc khoải mong ngóng một điều gì. Nhưng càng mong lại càng không thấy. Tiếng trống canh đang dồn dập kia chính là thông báo về thời gian tâm trạng của nàng. Nó thể hiện nỗi chờ mong khắc khoải, thảng thốt thiếu tự tin, đầy lo âu và tuyệt vọng của người đàn bà.

Hồ Xuân Hương diễn tả tâm trạng bẽ bàng của người vợ cô đơn chờ mong chồng mà chồng không đến bằng một chữ trơ – trơ trọi, trơ cái hồng nhan, cái thân phận phụ nữ với nước non, với đời, với tình yêu.

Hai câu tiếp theo, Hồ Xuân Hương diễn tả tâm trạng tuyệt vọng của người vợ chờ chồng.

Câu thơ ẩn chủ từ, chỉ thấy hành động và trạng thái diễn ra. Chén rượu hương đưa nghĩa là uống rượu giải sầu cho quên sự đời, nhưng say rồi lại tỉnh, tức là uống rượu vẫn không quên được mối sầu!

Vầng trăng bóng xế trong câu bốn có nghĩa là đêm đã gần tàn, nhưng trăng chưa tròn mà đã xế, thể hiện cảm xúc về hạnh phúc chưa tròn đầy. Vầng trăng bóng xế cũng có thể có hàm ý chỉ tuổi người đã luống mà hạnh phúc chưa đầy.

Nếu như bốn câu thơ đầu tiên diễn tả cái tâm trạng chờ đợi mòn mỏi có phần tuyệt vọng, buông xuôi, thì ở hai câu năm và sáu, Hồ Xuân Hương đã bất ngờ vẽ ra hình ảnh một sự cảm khái.

Cái đám rêu kia còn được bóng trăng xế xiên ngang mặt đất soi chiếu tới. Ta có thể tưởng tượng: mấy hòn đá kia còn được ánh trăng đâm toạc chân mây để soi đến. Hoá ra thân phận mình cô đơn không bằng được như mấy thứ vô tri vô giác kia! Đây không nhất thiết phải là cảnh thực, mà có thể chỉ là hình ảnh trong tâm tưởng.

Mấy chữ xiên ngang, đâm toạc có ý tiếp cái mạch văn trũng bóng xế ở câu trên. Nhưng các sự vật, hình ảnh thiên nhiên ở đây diễn ra trong dáng vẻ khác thường, do việc tác giả sử dụng những từ ngữ chỉ hành động có tính chất mạnh mẽ, dữ dội:

Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,

Đâm toạc chân mây, đá mấy hon.

Hai câu thơ này cũng có thể hiểu là đảo ngữ: rêu từng đám xiên ngang mặt đất, còn đá mấy hòn vươn lên đâm toạc chân mây. Và đó không phải là hình ảnh của ngoại cảnh, mà là hình ảnh của tâm trạng, một tâm trạng bị dồn nén, bức bối muốn đập phá, muốn làm loạn, muốn được giải thoát khỏi sự cô đơn, chán chường. Nó thể hiện cá tính manh mẽ, táo bạo của chính Hồ Xuân Hương.

Những dồn nén, bức bối, đập phá của tâm trạng nhà thơ bất ngờ bộc phát, và cũng bất ngờ lắng dịu, nhường chỗ cho sự trở lại của nỗi buồn chán và bất lực, chấp nhận và cam chịu. Câu thơ Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại chứa đựng biết bao nhiêu là thời gian và sự chán ngán kéo dài. Cuộc đời cứ trôi đi, thời gian cứ trôi đi, tình yêu và hạnh phúc thì chỉ được hưởng tí chút.

Tác giả đã đi, tình yêu mà hạnh phúc thì chỉ được hưởng tí chút. Tác giả đã dùng từ mảnh tình để nói cái tình bé như mảnh vỡ. Lại nói san sẻ – Chắc là san sẻ với chồng, san sẻ với vợ cả chăng? Hai câu thơ cuối khép lại bài thơ, như một tổng kết, như một lời than thở thầm kín của người phụ nữ có số phận lẽ mọn về tình yêu và hạnh phúc lứa đôi không trọn vẹn trong xã hội xưa.

Bài thơ là lời than thở cho số phận hẩm hiu của người phụ nữ chịu cảnh lẽ mọn, thể hiện thái độ bi quan, chán nản của tác giả và thân kiếp thiệt thòi của con người.

Đặc sắc nhất về nghệ thuật của bài thơ là sử dụng những từ ngữ và hình ảnh gây ấn tượng mạnh. Tác giả chủ yếu sử dụng các từ thuần Việt giàu hình ảnh, màu sắc, đường nét với sắc thái đặc tả mạnh, bằng những động từ chỉ tình thái: dồn, trơ, xế, xiên ngang, đâm toạc, đi, lại lại, san sẻ, … và tính từ chỉ trạng thái: say, tỉnh, khuyết, tròn… để miêu tả những cảm nhận về sự đời và số phận.

Hình ảnh trong bài thơ gây ấn tượng rất mạnh bởi nghệ thuật đặc tả. Nhà thơ thường đẩy đối tượng miêu tả tới độ cùng cực của tình trạng mang tính tạo hình cao. Nói về sự cô đơn, trơ trọi đến vô duyên của người phụ nữ thì: Trơ cái hồng nhan với nước non. Mấy chữ xiên ngang, đâm toạc đều là những hành động mạnh mẽ như muốn tung phá, đầy sức sống thể hiện những cảm xúc trẻ trung.

Tác phẩm trình bày một cách nghệ thuật mối mâu thuẫn giữa khát vọng hạnh phúc lứa đôi trọn vẹn của người phụ nữ trong cảnh lẽ mọn với hiện thực phũ phàng là sống trong cô đơn, mòn mỏi mà họ phải chịu đựng, giữa mong ước chính đáng được sống trong hạnh phúc vợ chồng với việc chấp nhận thân phận thiệt thòi do cuộc sống đem lại.

Bài thơ bày tỏ sự cảm thông sâu sắc của tác giả đối với nỗi bất hạnh của người phụ nữ, phê phán gay gắt chế độ đa thê trong xã hội phong kiến, đồng thời thể hiện rõ sự bất lực và cam chịu của con người trước cuộc sống hiện tại.

Bài thơ diễn tả một tình cảm đáng thương, một số phận đáng cảm thông, một khát vọng đáng trân trọng, một tâm trạng đáng được chia sẻ của người phụ nữ trong xã hội xưa. Những mơ ước hạnh phúc đó là hoàn toàn chính đáng nhưng không thể thực hiện được trong điều kiện xã hội lúc bấy giờ, đó là bi kịch không thể giải toả. Vì thế giọng điệu của bài thơ vừa ngậm ngùi vừa ai oán. Yêu cầu giải phóng con người, giải phóng tình cảm chỉ có thể tìm được lời giải đáp dựa trên cơ sở của những điều kiện lịch sử – xã hội mới mà thôi.

Bài Tự Tình 2 của Hồ Xuân Hương
Bài Tự Tình 2 của Hồ Xuân Hương

Số 9: Phân tích hình ảnh người phụ nữ trong Tự Tình

Hình tượng người phụ nữ là một trong những đề tài thân thuộc của văn học Việt Nam. Trong kho tàng văn học trung đại Việt Nam, chúng ta đã bắt gặp nàng Kiều “Hồng nhan bạc phận” hay nàng Vũ Nương hiền lành dũng cảm với cuộc đời đầy thảm kịch trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Trãi. Tà ác. Và dưới ngòi bút của Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ chịu nhiều bất công được hiện lên với sự phản kháng quyết liệt qua bài thơ “Tự tình II”.

Hồ Xuân Hương (sống cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19) là thi sĩ viết về phụ nữ, với lối viết vừa trào phúng vừa trữ tình dân gian. Bài thơ “Tự tình II” có thể tìm thấy trong tập thơ “Ba tiếng tự tình” của Hồ Xuân Hương. Bài thơ là tiếng nói chung của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến ​​đầy rẫy bất công.

Mở đầu bài thơ, ta bắt gặp hình ảnh người phụ nữ “đỏ bừng mặt” bối rối, độc thân trước thời kì, cuộc đời và sự rẻ rúng của thân phận:

“Đêm khuya vang lên tiếng trống canh,

Ko có kinh nghiệm với nước ngọt. “

Phải chăng đêm khuya là lúc con người ta dễ rơi vào tâm trạng trống vắng nhất? Màn đêm vốn đã yên tĩnh tâm mịch, nay còn có tiếng “trống” dồn dồn dập dập, “én” vang vọng ra, khiến người đã mất ngủ càng thêm phiền muộn. Ko khí nơi đây như chùng xuống một nhịp bởi trong màn đêm u tịch đó, chỉ có một mình “trơ mặt đỏ tía tai” đương đầu. Người phụ nữ này có nhan sắc, nhưng có nhẽ “mặt đỏ” là “xui” nên thi sĩ đã dùng từ “nữ” để chỉ “người mặt đỏ” đầy tủi nhục, tủi nhục và đau xót.

Cảnh khuya từng gợi nỗi buồn nay lại cộng hưởng thêm nỗi buồn chua chát của nhân vật trữ tình khiến ko khí nơi đây thật ngột ngạt. Người nữ giới lẻ loi, lẻ loi trong đêm tối “trơ trọi ra mặt” đã cho thấy sự rẻ rúng về thân phận của họ. Có nhẽ “Cảnh nào chẳng mặc sầu / Người buồn chẳng vui bao giờ” nên dưới con mắt của một người nữ giới lẻ loi, chán đời, đêm càng thêm thê lương.

Phụ nữ của chúng ta trong xã hội cổ điển ko chỉ độc thân lẻ bóng nhưng còn có nhân duyên ko trọn vẹn:

“Chén hương đưa cơn say tỉnh lại,

Trăng khuyết chưa tròn ”.

Lúc buồn, nữ giới tìm tới rượu để quên đi thực tại, nhưng ko ngờ, càng uống, càng tỉnh, càng đau lòng. Lúc men rượu càng ngấm, người nữ giới chìm vào cơn say mộng mị, nhưng rồi tỉnh lại, chẳng khác cuộc đời người nữ giới đó chỉ là một vòng luẩn quẩn trong cái xã hội “trọng nam khinh nữ”. ko thể tách rời. “Trăng khuyết” có tức là khoảng thời kì đẹp nhất trong cuộc đời người phụ nữ sắp hết, nhưng tiếc rằng vẫn “chưa tròn”. Điều nhưng thi sĩ muốn gửi gắm ở đây là số phận dang dở của người phụ nữ dù tuổi thanh xuân đã dần trôi qua.

Ko thể sống mãi trong vỏ bọc cam chịu, người phụ nữ đó ko chấp nhận số phận nhưng có sức phản kháng mạnh mẽ:

“Bị xiên trên mặt đất, rêu thành từng đám,

Vượt qua những đám mây, đá vài tảng đá. “

Các động từ mạnh “xiên”, “chọc thủng” mặt đất, chân trời đã trình bày mong muốn thoát khỏi tình trạng khó khăn hiện nay. Câu ca dao trên đã trình bày phong cách mạnh mẽ của người phụ nữ lúc đã phải chịu đựng những oán thù quá lâu. Trong hoàn cảnh bi đát nhất, người phụ nữ đó vẫn vươn lên “mây khói” để đòi lại công bình cho thân phận của mình. Những sinh vật nhỏ nhỏ như “đá vài hòn” hay mềm như rêu cũng phải vươn lên tìm sự sống, dù mặt đất có cứng tới đâu hay chân trời rộng tới đâu. có thể làm họ nản lòng.

Ko chỉ muốn “xiên”, “đập” đất hay chân trời, người phụ nữ trong “Tự tình II” còn khát khao hạnh phúc bởi mưu cầu hạnh phúc là nhu cầu thế tất của mỗi con người, nhưng hạnh phúc đối với họ. nó quá xa đây:

“Mỏi mệt hết xuân lại xuân,

Một mảnh tình chung em bé nhỏ! ”

Thời kì vẫn trôi và tuổi thanh xuân của người phụ nữ cũng nhạt dần theo năm tháng. Mỗi thanh xuân đi qua cũng đồng nghĩa với việc tuổi thanh xuân của người phụ nữ ko thể lấy lại được bởi thời kì luôn tuần hoàn và thanh xuân vốn dĩ là thứ ko thể tái tạo. Người phụ nữ đó cũng khát khao được lợi hạnh phúc trọn vẹn thực sự, được yêu hết mình để cháy hết mình nhưng tuổi xanh của cô đó lại phải chịu đựng lúc thực xây cất lý. Người phụ nữ nào ko được lợi hạnh phúc trọn vẹn vì tình cảm xưa nay nay lại phải san sẻ với bao người khác nhưng chỉ có “mấy đứa con thơ” thì càng khiến chị em buồn hơn.

Bài thơ là tiếng lòng xót xa, giận hờn của thi sĩ trước số phận sầu muộn của người phụ nữ, họ đã quyết tâm vươn lên nhưng vẫn rơi vào thảm kịch. Thi sĩ đã Việt hóa thể thơ của bài thơ “Ba tiếng và con dơi”, sử dụng nhiều hình ảnh, từ ngữ thân thiện với đời sống thường nhật, những câu đảo ngữ, những động từ mạnh để diễn tả tâm trạng của người phụ nữ ở nhiều thái cực không giống nhau. .

Hình tượng người phụ nữ trong bài thơ Tự tình II được thi sĩ Hồ Xuân Hương phác họa bằng tài năng đặc thù của mình. Dù trong hoàn cảnh khó khăn, nhân duyên ko trọn vẹn nhưng người phụ nữ đó vẫn toát lên vẻ đẹp phi thường của sự phản kháng, đấu tranh tàn khốc.

Số 10: Hình ảnh người phụ nữ qua bài thơ Tự Tình

Hồ Xuân Hương một nữ sĩ đại tài của văn học Việt Nam, bà được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Các vần thơ của bà tập trung nói về người phụ nữ với sự ý thức cao độ về vẻ đẹp hình thức và nhân cách. Nhưng đằng sau những vần thơ ấy còn là nỗi đau thân phận bị rẻ rúng. Nỗi niềm đó được thể hiện trong rất nhiều bài thơ của bà, và một trong những bài thơ đó không thể không nhắc đến bài Tự tình II.

Văn bản nằm trong chùm thơ Tự tình gồm có ba bài. Cả ba bài đều thể hiện nhất quán nỗi tự thương mình trong tình cảnh cô đơn, lẻ loi và khao khát hạnh phúc lứa đôi mãnh liệt. Những vần thơ còn thể hiện sự vùng vẫy, bứt phá để dành hạnh phúc cho chính mình, nhưng cuối cùng vẫn phải nhận về thất bại cay đắng.

Trước hết thân phận người phụ nữ trong bài thơ được thể hiện đầy cay đắng xót xa, họ ý thức về thân phận mình, ý thức về tuổi thanh xuân trôi nhanh mà hạnh phúc lứa đôi chưa được tròn vẹn:

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

Trơ cái hồng nhan với nước non.

Chén rượu đưa hương say lại tỉnh

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.

Trong đêm khuya tĩnh mịch, cái sự vật đều trở về trạng thái lặng thì tiếng trống “vắng vẳng”nghe càng trở nên da diết, dồn dập hơn, nó như thúc giục người phụ nữ về sự chảy trôi của thời gian, của thanh xuân. Câu thơ thứ hai diễn tả nỗi niềm trơ trọi, cô đơn của những người phụ nữ trong không gian quạnh hiu đó.

Từ “trơ” được đảo lên đầu câu càng nhấn mạnh hơn nữa vào thân phận bất hạnh của họ. Từ “hồng nhan” vốn được hiểu là người con gái xinh đẹp, có nhan sắc. Nhưng đến đầu thế kỉ XVIII chữ “hồng nhan” thường gắn liền với yếu tố “bạc mệnh”: để nói lên số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phon kiến: “Rằng hồng nhan tự thuở xưa/ Cái điều bạc mệnh có chưa ai đâu” hay “Hồng nhan quen thói má hồng đánh ghen”.

Trong bài thơ này, Hồ Xuân Hương dùng từ “hồng nhan” với ý nghĩa hồng nhan bạc mệnh, diễn tả nỗi niềm chua xót trước thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Trong nỗi đau của kẻ hồng nhan bạc mệnh, nhân vật trữ tình tìm đến rượu để quên, đến trăng để bầu bạn nhưng chén rượu uống vào muốn say mà lại càng tỉnh, ngắm trăng lại càng nhận rõ thân phận bất hạnh của bản thân. Trăng sắp tàn mà vẫn khuyết, cũng như con người thanh xuân sắp qua mà tình duyên vẫn còn lận đận, lỡ dở.

Bốn câu thơ đầu, khung cảnh nhuốm màu tâm trạng của nhân vật trữ tình, kết hợp với thủ pháp tương phản: một bên là con người cô đơn, nhỏ bé với một bên là không gian rộng lớn của thiên nhiên, vũ trụ (hồng nhan/ nước non), thờ gian đêm mênh mông, quạnh vắng, lạnh lùng với sự bé nhỏ của người phụ nữ (vầng trăng, trống canh); rượu không thể làm con người khuây khỏa, say lại tỉnh,… tất cả những yếu tố đó đã góp phần làm nổi bật sự cô đơn, buồn chán của nhân vật trữ tình – người phụ nữ.

Không chỉ vậy, người phụ nữ còn ý thức về hạnh phúc và nỗi đau thân phận. ý thức về hạnh phúc ngày càng rời xa, nhân vật trữ tình có những phản ứng hết sức quyết liệt:

Xiên ngang mặt đất rêu từng đám

Đâm toạc chân mây đá mấy hòn.

Hai câu thơ thể hiện một sức sống mạnh mẽ, khỏe khoắn bằng những hình ảnh thơ hết sức độc đáo: rêu, đá. Rêu vốn là loài cây mềm mại, nhỏ bé nhưng dưới con mắt của tác giả những đám rêu tưởng nhỏ bé, yếu đuối đó lại “xiên ngang mặt đất” mà trỗi dậy tìm sự sống; hòn đá tưởng chừng như chỉ đứng bất động trước sự chảy trôi của thời gian lại có thể “đâm toạc chân mây”.

Dưới con mắt của Hồ Xuân Hương tất cả các sự vật tưởng như bất động, không có sự sống lại được tác giả cấp cho sức sống tràn trề, mạnh mẽ. Nhưng không dừng lại ở đó hình ảnh những sự vật đó kết hợp với cụm từ “xiên ngang” “đâm toạc” đã cho thấy sự bứt phá, không cam chịu số phận đau khổ, tủi hèn của nhân vật trữ tình.

Đặt trong bối cảnh xã hội lúc bấy giờ khi người phụ nữ luôn được giáo dục với tinh thần cam chịu, nhẫn nhục, an phận thủ thường thì câu thơ mang nhiều ý nghĩa tích cực, tiến bộ. Người phụ nữ trong bài thơ không chấp nhận số phận mà bộc lộ niềm khao khát tình yêu, hạnh phúc, mở ra khả năng đấu tranh để đạt được tình yêu hạnh phúc về cho chính mình. Ý thơ này thống nhất với những bài thơ khác trong chùm thơ Tự tình của bà: “Thân này đâu đã chịu già tom” – khát vọng tình yêu được thể hiện nhất quán.

Nhưng trước thực tại quá đỗi phũ phàng, dường như người phụ nữ cũng phải chấp nhận: “Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại/ Mảnh tình san sẻ tí con con”, câu thơ cất lên đầy ai oán chua xót. Trong một bài thơ khác Hồ Xuân Hương đã từng viết: “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung/ Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng” để cho thấy rõ hơn số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ.

Tuổi xuân người con gái có được là bao nhiều, xuân “lại lại” đồng nghĩa với thanh xuân người con gái ngày một ngắn lại, vậy mà mảnh tình cũng phải san sẻ, chia năm sẻ bảy. Câu thơ với cách dùng từ độc đáo, cho thấy sự nhỏ dần, ít dần của tình duyên: mảnh tình – nhỏ bé, san sẻ – càng ít hơn và cuối cùng phần nhận được chỉ còn lại “tí con con”.

Bằng khả năng điều khiển ngôn ngữ tài tình, Hồ Xuân Hương đã cho người đọc phần nào thấy được thân phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ, tình yêu bị san sẻ, hạnh phúc không thể với đến. Nhưng đồng thời còn thấy được khát khao hạnh phúc mãnh liệt của họ. Qua những vần thơ đó Hồ Xuân Hương cũng lên án xã hội phong kiến đã kìm kẹp nhu cầu hạnh phúc chính đáng của con người.

Bài Tự Tình 2 của Hồ Xuân Hương
Bài Tự Tình 2 của Hồ Xuân Hương

Tổng kết

Trên đây là tổng hợp đầy đủ Top 10 mẫu phân tích hình ảnh người phụ nữ trong Tự Tình 2 chi tiết nhất đến các bạn học sinh chuẩn bị cho các kì thi. Top 10 Tìm Kiếm hy vọng đã mang đến bài viết bổ ích, giúp cũng cố kiến thức cho các bạn học sinh lớp 11.

0/5 (0 Reviews)
Chúng tôi tạo ra Top10timkiem.vn nhằm mục đích cung cấp cho người đọc những thông tin, liệt kê một cách chi tiết nhất về mọi lĩnh vực trong cuộc sống.