Tổng hợp các bài mẫu phân tích đoạn cuối Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm một cách đầy đủ và chi tiết nhất sẽ giúp các bạn học sinh chuẩn bị kiến thức thật tốt cho mình trước các kì thi sắp tới. Hôm nay Top 10 Tìm Kiếm sẽ tổng hợp Top 2 bài phân tích đoạn cuối Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm chi tiết nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Top 2 bài phân tích đoạn cuối Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm
Số 1: Phân tích đoạn cuối Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm
Đất nước là đề tài quen thuộc nhưng chưa bao giờ cũ trong văn học Việt Nam xưa nay. Mỗi một thời kì, hình tượng đất nước lại mang sắc thái riêng, được đề cập theo một cách riêng. Đặc biệt, giai đoạn văn học kháng chiến 1945-1975, thời kì “bùng nổ” các bài thơ, bài văn xuôi về chủ đề đất nước. Trong đó, tôi ấn tượng nhất với bài thơ “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm. Đoạn thơ cuối trong bài thơ đã làm nổi bật tư tưởng hóa thân vì Tổ quốc vĩ đại vô cùng sâu sắc:
“Để đất nước này là Đất Nước của Nhân dân
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại
Dạy anh biết yêu em từ thuở trong nôi
Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội
Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
Đi trả thù mà không sợ dài lâu
Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu
Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát
Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi”
Cùng với lớp nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ, Nguyễn Khoa Điềm có lối thơ rất riêng, thuộc phong cách trữ tình – chính luận. Đoạn trích “Đất Nước” (1971) thuộc trường ca “Mặt đường khát vọng” ra đời nhằm cổ vũ kháng chiến, thức tỉnh trí thức Sài Gòn từ bỏ tư tưởng nô dịch thực dân, hòa mình với cuộc đấu tranh chung của dân tộc. Trong đoạn cuối bài thơ, Nguyễn Khoa Điềm đã đứng ở góc độ văn hóa dân gian để thể hiện quan điểm Đất Nước là của nhân dân, của ca dao thần thoại và chính Nhân dân tô điểm, thêu dệt nên vẻ đẹp của quê hương, xứ sở.
Trước hết, tác giả khái quát lại toàn bộ luận điểm “Đất nước của Nhân dân” và đưa ra suy tưởng mới mẻ về đất nước trong hai câu thơ đầu:
“Để đất nước này là Đất Nước của Nhân dân
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”
Nhân dân là những người giản dị, vô danh nhưng cũng chính là những người sáng tạo ra các giá trị văn hóa, tinh thần của đất nước. Một trong các giá trị văn hóa đặc sắc nhất kết tinh tâm hồn, tình cảm nhân dân chính là văn hóa dân gian, biểu hiện cụ thể từ các câu ca dao, câu chuyện truyền kì, thần thoại khai sinh loài người… Hai câu thơ với hai vế song song đã đưa ra định nghĩa về đất nước vừa giản dị, vừa độc đáo.
Trong 4 câu thơ tiếp, Nguyễn Khoa Điềm đã cụ thể hóa tư tưởng đất nước của ca dao thần thoại bằng việc dựng lại những tác phẩm văn hóa dân gian. Qua đó, nhà thơ khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
“Dạy anh biết yêu em từ thuở trong nôi
Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội
Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
Đi trả thù mà không sợ dài lâu”
Đó là những câu ca dao về tình yêu và lời ru, gợi tình yêu trong sáng và sắt son. Đó là “công cầm vàng” từ câu “Cầm vàng mà lội qua sông, vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng”, nhắc nhở trân trọng tình nghĩa giữa con người. Đó còn là hình ảnh “Thánh Gióng” nhổ tre đánh giặc bảo vệ non sông, kiên cường cho cuộc đấu tranh giành nước và giữ nước của dân tộc.
Sau khi diễn giải, Nguyễn Khoa Điềm kết thúc bằng thông điệp: chính nhân dân là người đã mang lại vẻ đẹp muôn màu và kì diệu cho hồn sông hồn núi quê hương.
Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu
Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát
Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi”
4 câu thơ cuối mở ra không gian bát ngát, mênh mông và thơ mộng của những dòng sông quê hương. Tác giả không chỉ gợi dáng sông mà còn gợi cả hồn sông thiêng liêng của dân tộc. Mỗi dòng sông sẽ mang trong mình một đời sống văn hóa tinh thần phong phú của dân tộc mà biểu hiện cụ thể chính là “câu hát”. Sông không biết hát. Thế nhưng, hồn sông chính là những câu hát thiêng liêng.
Tóm lại, chỉ một đoạn thơ ngắn nhưng Nguyễn Khoa Điềm đã đa kết hợp các đặc sắc nghệ thuật như kho tàng tri thức, sáng tạo chất liệu văn hóa dân gian, tư duy nghệ thuật đậm chất chính luận, giọng thơ trữ tình đằm thắm…. Khổ thơ cuối cũng như toàn bộ bài thơ “Đất Nước” đã mang đến những cảm nhận không lẫn về đất nước cùng tư tưởng tiến bộ. Bài thơ không chỉ có giá trị thức tỉnh thời bấy giờ mà còn là lời nhắc cho hàng triệu lớp con cháu hôm nay và mai sau.

Xem thêm:
- Top 20 bài phân tích bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm chi tiết nhất
- Top 10 dàn ý bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm chi tiết nhất
- Top 10 sơ đồ tư duy bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm chi tiết nhất
- Top 10 mẫu soạn văn bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm chi tiết nhất
- Top 40 mẫu mở bài bài thơ Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm chi tiết nhất
- Top 40 mẫu kết bài bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm chi tiết nhất
Số 2: Phân tích Đất Nước đoạn cuối Nguyễn Khoa Điềm
Phần cuối đoạn trích “Đất nước” trong sách giáo khoa 12 là đỉnh cao của tư tưởng “Đất nước của nhân dân”. Nhà thơ bày tỏ quan điểm về đất nước qua mỗi thời đại. Dù ở thời đại nào thì các nhà tư tưởng vẫn nhìn thấy vai trò, sức mạnh to lớn của nhân dân đối với đất nước. Nhân dân gánh trên đôi vai mình đất nước đi đến suốt cuộc trường chinh cũng như những công cuộc khai khẩn đất hoang, mở mang bờ cõi. Khi dân tộc trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ thì tư tưởng “Đất nước của Nhân dân” được ý thức rõ ràng hơn trong các tác phẩm.
Nếu như ở phần trước, nhà thơ lí giải đất nước có từ bao giờ, đất nước là gì, ở đâu thì phần này, nhà thơ lí giải ai làm ra đất nước.
Xuyên suốt mạch cảm xúc chương Đất nước là tư tưởng Đất nước của nhân dân. Tư tưởng ấy được triển khai trên những bình diện: địa lý, lịch sử, văn hóa, truyền thống, tinh thần dân tộc thú vị, độc đáo. Nguyễn Khoa Điềm có những phát hiện độc đáo về những cảnh quan kì thú của non sông gấm vóc: đá Vọng Phu, hòn Trống Mái, núi Bút, non Nghiên…. Không chỉ là tặng vật của thiên nhiên tạo hóa mà đã gắn với cuộc sống con người, với văn hóa, lịch sử dân tộc qua những áng ca dao, cổ tích, qua những cuộc vệ quốc vĩ đại của nhân dân.
Nét đặc sắc là cái nhìn của nhà thơ thấm sâu ý thức về nhân dân. Sự hóa thân của nhân dân vào Đất nước: những người vợ chờ chồng như đá Vọng Phu, cặp vợ chồng yêu nhau như hòn Trống Mái, những cái tên đất tên làng như Ông Đốc, Bà Đen…thật bình dị nhưng họ là những người làm nên Đất nước.
Nhà thơ không cảm nhận những cảnh quan kì thú đơn thuần là thắng cảnh thiên nhiên mà trong đó là chiều sâu số phận, cảnh ngộ, công lao của mỗi người đã đóng góp, hóa thân vào Đất nước. Đất nước thâm sâu tâm hồn, máu thịt của nhân dân.
Thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Khoa Điềm vừa mộc mạc, dân dã vừa đẹp lấp lánh những chất liệu văn hóa dân gian. Văn hóa dân gian thấm vào ngôn ngữ và cấu trúc hình tượng trong đoạn thơ, để hình tượng nhân dân hiện diện khắp nơi trong lối sống, ao ước, khát vọng, trong suốt dọc dài đất nước hơn 4000 năm lịch sử.
Đoạn thơ là sự dồn nén, hội tụ đỉnh cao của cảm xúc trữ tình – Đất nước của Nhân dân – Đất nước của ca dao, thần thoại. Nguyễn Khoa Điềm hướng người đọc nhìn về chiều sâu quá khứ bốn ngàn năm lịch sử đấu tranh dựng nước của nhân dân. Họ sống và chết, giản dị và bình tâm, họ đã trở thành anh hùng, không ai nhớ mặt đặt tên chỉ đơn giản là những người chiến sĩ vô danh nhưng họ là những người bất tử, hóa thân cho dáng hình xứ sở.
Phải thấu hiểu, trân trọng giá trị văn hóa dân gian đến tột độ máu thịt, nhà thơ mới có thể có cái nhìn sâu sắc, mới mẻ đến vậy trong quan niệm “Đất nước của Nhân dân”. Với cảm xúc trữ tình – chính luận vừa sâu lắng vừa giàu chất suy tư với hình thức trò chuyện tâm tình tha thiết của đôi trai gái nhà thơ gợi được cả không khí, không gian nghệ thuật đầy màu sắc sử thi nhưng lại mới mẻ trong cách cảm nhận và hình thức phóng khoáng.

Xem thêm:
- Top 20 bài phân tích 9 câu thơ đầu bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm chi tiết nhất
- Top 10 bài phân tích bài Đất Nước đoạn 1 Nguyễn Khoa Điềm chi tiết nhất
- Top 5 bài phân tích bài thơ Đất Nước đoạn 2 Nguyễn Khoa Điềm chi tiết nhất
- Top 5 bài phân tích bài thơ Đất Nước đoạn 3 Nguyễn Khoa Điềm chi tiết nhất
- Top 2 bài phân tích đoạn cuối Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm chi tiết nhất
- Top 10 bài phân tích tư tưởng đất nước của nhân dân chi tiết nhất
Tổng kết
Trên đây là tổng hợp đầy đủ Top 2 bài phân tích đoạn cuối Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm chi tiết nhất đến các bạn học sinh chuẩn bị cho các kì thi. Top 10 Tìm Kiếm hy vọng đã mang đến bài viết bổ ích, giúp cũng cố kiến thức cho các bạn học sinh lớp 12.