Top 3 bài phân tích cơ sở pháp lý của bản Tuyên Ngôn Độc lập chi tiết

433
Top 3 bài phân tích cơ sở pháp lý của bản Tuyên Ngôn Độc lập chi tiết
Top 3 bài phân tích cơ sở pháp lý của bản Tuyên Ngôn Độc lập chi tiết
4.8/5 - (16 votes)

Tổng hợp các bài phân tích cơ sở pháp lý của bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hồ Chí Minh một cách đầy đủ và chi tiết nhất sẽ giúp các bạn học sinh chuẩn bị kiến thức thật tốt cho mình trước các kì thi sắp tới. Hôm nay Top 10 Tìm Kiếm sẽ tổng hợp Top 3 bài phân tích cơ sở pháp lý của bản Tuyên Ngôn Độc lập chi tiết. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Xem thêm:

Top 3 bài phân tích cơ sở pháp lý của bản Tuyên Ngôn Độc

Số 1: Phân tích cơ sở pháp lý của bản Tuyên Ngôn Độc Lập

Bàn về văn chính luận, Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh là chuẩn mực, đại diện điểm sáng trong lập luận, dẫn chứng và tận dụng các thủ pháp nghệ thuật. Ở phần mở đầu của Tuyên ngôn, Hồ Chí Minh đã đưa ra cơ sở pháp lý vô cùng vững chắc, làm cho những luận điệu của thực dân Pháp, Mỹ và các nước đế quốc trên thế giới trở thành luận điệu vô nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mỹ để làm căn cứ, nền tảng của lời tuyên bố sau này.

Bản tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ viết: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Ngay từ đầu, Hồ Chí Minh đã đề cập đến vấn đề nhân quyền của con người, đó vốn dĩ là những nhu cầu vô cùng cần thiết và vốn có mà không ai có thể xâm phạm, tước bỏ.

Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp năm 1791 cũng khẳng định: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Quyền tự do, bình đẳng là nhân quyền cũng là dân quyền, ngay từ khi mới ra đời, con người đã có sẵn những quyền lợi đó.”

Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa tuyên ngôn của Pháp, Mỹ làm cơ sở pháp lý bởi đây là hai bản tuyên ngôn là những áng văn chương vô cùng nổi tiếng, có giá trị pháp lý, lịch sử vô cùng vững chắc. Hơn nữa, cả Pháp và Mỹ thời bấy giờ là những quốc gia phát triển vượt bậc, hiện đại văn minh và đề cao con người; lấy Pháp, Mỹ là điểm soi chiếu thì sức thuyết phục của bản Tuyên ngôn độc lập sẽ tăng thêm.

Đây còn là thủ pháp nghệ thuật vô cùng đặc sắc của tác giả, lấy “gậy ông đập lưng ông”. Người dùng những luận điệu, lời lẽ và lập luận của Pháp, Mỹ để nhấn mạnh và khẳng định lại với hai cường quốc này về những vấn đề tương tự đối với Việt Nam.

Không chỉ thể, việc đưa ra cơ sở pháp lý như vậy một mặt thể hiện sự tôn trọng đối với những tư tưởng tiến bộ trong tuyên ngôn của Pháp, Mỹ, mặt khác giành thế chủ động về cho dân tộc ta, khiến Pháp, Mỹ rơi vào tình thế bị động, không thể phản bác lại. Bởi lẽ, những vấn đề mà Chủ tịch Hồ Chí Minh sắp bàn đến là dựa theo hai bản tuyên ngôn của họ. Pháp, Mỹ tiếp tục xâm lược Việt Nam chính là đang truyền thống tư tưởng tốt đẹp của dân tộc, vấy bẩn lên lá cờ tự do bình đẳng bác ái mà cha ông họ đã từng giương cao.

Bằng các dẫn chứng về nhân quyền, Hồ Chí Minh mở rộng ra vấn đề về dân quyền: “Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Lời khẳng định vô cùng mạnh mẽ của tác giả về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo. Dù là nam hay nữ, người da trắng, da vàng hay da đen, người giàu hay người nghèo,…thì đều được hưởng các quyền lợi như nhau.

Đó gọi là công bằng, bình đẳng. Những quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do là quyền cơ bản nhất mà ai cũng có quyền được hưởng, không một ai hoặc bất cứ thế lực nào được quyền chà đạp. Người khẳng định: “Đó là lẽ phải, không ai chối cãi được”.

Bên cạnh cơ sở pháp lý được đưa ra, Hồ Chí Minh còn cho thấy tài năng của mình qua cách lập luận vô cùng sắc bén, lúc nhu, lúc cương vô cùng linh hoạt. Tuyên ngôn độc lập xứng đáng là chuẩn mực của văn học chính luận, tuy mang tính chính trị cao nhưng không hề nhàm chán, mực thước; ngược lại còn khiến nhiều người không khỏi kinh ngạc, trầm trồ khen ngợi trước áng văn chương bất hủ này.

Đã hơn 75 năm kể từ ngày cả đất nước hướng về quảng trường Ba Đình cờ hoa rực lửa, nghe Hồ , Chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Giây phút thiêng liêng, hào hùng ấy không khỏi làm cho nhiều người xúc động mà rơi lệ. Dường như cho đến giờ đây, mỗi lần đọc bản Tuyên ngôn độc lập, ta lại nghe được giọng nói trầm ấm, thân mật, chân thành xen lẫn niềm tự hào vô bờ.

Phân tích cơ sở pháp lý của bản Tuyên ngôn độc lập không chỉ giúp ta hiểu hơn về tài năng, con người của vị lãnh đạo xuất chúng Hồ Chí Minh mà còn khơi dậy lòng tự hào dân tộc bao đời nay vẫn thế.

Bài Tuyên Ngôn Độc Lập
Bài Tuyên Ngôn Độc Lập

Số 2: Cơ sở pháp lý của bản Tuyên Ngôn Độc Lập

Nắng Ba Đình mùa thu

Thắm vàng trên Lăng Bác

Vẫn trong vắt bầu trời

Ngày Tuyên ngôn Độc lập.

Mỗi lần đọc bài thơ “Nắng Ba Đình”, lòng tôi lại nao nao xúc động nhớ những thước phim tài liệu về ngày Quốc khánh 2/9/1945 – ngày đánh dấu một sự kiện lớn trong lịch sử của dân tộc ta. Tôi chợt bắt gặp một vầng trán cao rộng, một ánh mắt nheo cười, Bác Hồ đang bước lên lễ đài cùng với giọng nói ấm áp, thân mật: “Hỡi đồng bào cả nước!”

“Tuyên ngôn Độc lập” mở đầu bằng những câu văn hết sức giản dị, mộc mạc như vậy mà vẫn chứa chan tình cảm yêu thương, vẫn gợi không khí thật thiêng liêng. Hai tiếng “đồng bào” thật gần gũi, thân mật, vừa chứa chan tình yêu thương ruột thịt, vừa khơi dậy niềm tự hào, khơi dậy cội nguồn linh thiêng của dân tộc: Con Rồng, cháu Tiên. Trên thế giới này, có lẽ chỉ riêng dân tộc ta là cùng sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ.

Có thể nói, vấn đề cơ bản và quan trọng nhất trong phần mở đầu của “Tuyên ngôn Độc lập” chính là xác lập cơ sở pháp lý. Cơ sở pháp lý ban đầu của Tuyên ngôn Độc lập, đó là những quyền không ai có thể chối cãi được của mỗi cá nhân. Những lời ấy được ghi trong bản Tuyên ngôn Độc lập ở Mĩ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp. Đó là quyền được sống, quyền tự do, quyền bình đẳng và quyền mưu cầu hạnh phúc. Lấy những lời bất hủ được ghi rành rành trong hai bản “Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ” và “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền Pháp” đã được cả thế giới công nhận làm cơ sở pháp lý vô cùng vững chắc cho bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Bác đã dẫn lời hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của Mỹ và của Pháp, chứa đựng những tư tưởng lớn, đã được thừa nhận của nhân loại, để làm cơ sở pháp lí cho bản tuyên ngôn của Việt Nam. Cách lập luận của tác giả vừa khôn khéo vừa kiên quyết. Bác đã dùng lời lẽ bản tuyên ngôn của Mỹ, Pháp để phủ nhận chính âm mưu xâm lược của hai cường quốc này. Qua thủ pháp nghệ thuật “gậy ông đập lưng ông”,dường như tác giả đã ngầm cảnh cáo nếu Pháp xâm lược Việt Nam thì chính họ đã phản bội lại truyền thống tốt đẹp của dân tộc họ đã đúc kết thành chân lý ghi trong bản tuyên ngôn. Họ sẽ làm vấy bùn lên lá cờ nhân đạo của những cuộc cách mạng vĩ đại của nước Pháp, nước Mỹ nếu nhất định tiến quân xâm lược Việt Nam.

Từ cơ sở pháp lý ban đầu là quyền của con người Hồ Chí Minh đã suy rộng theo tính chất bắc cầu khẳng định quyền dân tộc. Người dõng dạc khẳng định: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Sự phát triển từ quyền con người, quyền dân tộc là suy luận hết sức thông minh và chặt chẽ. Đó còn là một sáng tạo có ý nghĩa to lớn, một cống hiến vĩ đại của chủ tịch Hồ Chí Minh cho dân tộc Việt Nam và cả nhân loại. Sự phát triển ấy chẳng những là phát súng lệnh khởi đầu cho bão táp cách mạng ở các nước thuộc địa, báo hiệu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên khắp thế giới vào nửa sau thế kỉ XX. mà còn là phát súng hiệu thức tỉnh kêu gọi các dân tộc bị áp bức trên thế giới vùng lên đấu tranh để giải phóng độc lập tự do.

Khép lại phần mở đầu là câu văn chắc nịch đanh thép. Người khẳng định mọi quyền lý lẽ chính đáng của con người, dân tộc là những “lẽ phải không ai chối cãi được”. Đây chính là bức tường pháp lý sừng sững, là tiền đề triển khai toàn bộ nội dung bản Tuyên ngôn Độc lập ở phần tiếp theo. Câu văn này cũng thể hiện tính luận chiến quyết liệt của ngòi bút Hồ Chí Minh. Người ngầm cảnh báo với kẻ thù xâm lược, chúng không thể phủ nhận những lý lẽ, chân lý mà toàn thế giới đã công nhận.

Chỉ bằng đoạn văn ngắn mở đầu, Tuyên ngôn Độc lập đã đưa ra căn cứ, lý lẽ xác đáng cho lập luận. Quá trình dẫn dắt tới căn cứ, lập luận này hết sức chính xác, chặt chẽ. Vậy là ngay từ phần mở đầu của “Tuyên ngôn Độc lập”, chủ tịch Hồ Chí Minh đã chứng tỏ tài năng lập luận bậc thầy, sự sâu sắc trong tư tưởng, lí lẽ sắc bén, ngôn ngữ đanh thép hùng hồn tạo nên sức mạnh luận chiến bất ngờ và sức hấp dẫn kì lạ của đoạn văn.

Bài Tuyên Ngôn Độc Lập
Bài Tuyên Ngôn Độc Lập

Số 3: Phân tích cơ sở pháp lý của bản Tuyên Ngôn Độc Lập

Theo từ điển bách khoa toàn thư, Tuyên ngôn là: Lời tuyên bố với mọi người được viết thành văn bản nhân danh một tổ chức, một chính phủ bày tỏ những quan điểm và lập trường về một vấn đề lớn nào đó. Ví dụ: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Tuyên ngôn độc lập…Bất kỳ một Bản Tuyên ngôn nào cũng phải được xây dựng dựa trên một cơ sở pháp lý vững chắc mới có giá trị và được công nhận. Bản Tuyên ngôn mà người viết muốn đề cập ở đây đó chính là Bản Tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam.

Tuyên ngôn độc lập được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết năm 1945, tuyên bố với nhân dân Việt Nam và thế giới về việc thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và khẳng định quyền độc lập tự do, ý chí bảo vệ quyền độc lập tự do dân tộc, vạch trần âm mưu xâm lược của kẻ thù.

Trở lại lịch sử của những ngày Tháng Tám rực rỡ, ngày 19 tháng 8 năm 1945 chính quyền Hà Nội về tay nhân dân, ngày 26 tháng 8 năm 1945 Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về đến Hà Nội. Tại căn nhà số 48, phố Hàng Ngang, Bác soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập. Tuyên ngôn độc lập ra đời trong hoàn cảnh nước ta bị nhiều kẻ thù nhòm ngó, muốn xâm chiếm và cai trị. Ở trong Nam, Pháp cho rằng có công khai hóa và bảo hộ Đông Dương nên có ý định lâm le xâm lược nước ta một lần nữa. Ở ngoài Bắc, bọn Tàu Tưởng dưới sự giúp đỡ của Mỹ đang có ý định tiến vào Đông Dương. Hoàn cảnh nước ta lúc đó được ví như “ngàn cân treo sợi tóc”. Việt Nam cần phải tự vươn lên giành độc lập, đồng thời khẳng định độc lập chủ quyền của mình trước nguy cơ bị xâm lược lần nữa. Và rồi Bản Tuyên ngôn đã ra đời trong sự hân hoan chào đón của toàn thể dân tộc Việt Nam. Bản Tuyên ngôn độc lập đã đem lại những giá trị quý báu cho dân tộc Việt Nam. Đó là giá trị về mặt lịch sử lẫn giá trị về mặt văn học. Giá trị về mặt lịch sử, Bản Tuyên ngôn tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân phong kiến ở nước ta và mở ra một kỷ nguyên mới độc lập tự do, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Giá trị về mặt văn học, đây là một bài văn chính luận ngắn gọn, súc tích với lập luận chặt chẽ, đanh thép đầy sức thuyết phục và không ai có thể chối cải được.

Để đạt được những giá trị to lớn như trên, Bản Tuyên ngôn đã được người chiến sĩ cách mạng lỗi lạc Hồ Chí Minh xây dựng trên một “nền tảng” cơ sở pháp lý vô cùng bền vững.

Mở đầu Bản Tuyên ngôn độc lập, Bác đã trích Bản Tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm 1776 và Bản Tuyên ngôn về nhân quyền và dân quyền của Pháp.

“Hỡi đồng bào cả nước,

“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Lời nói bất hủ ấy trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói:

“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn được tự do về bình đẳng và quyền lợi”.

Đó là những lời lẽ không ai chối cải được”.

Mở đầu Bản Tuyên ngôn không phải ngẫu nhiên mà Người trích dẫn hai bản tuyên ngôn trên, mà vì một lý do vô cùng quan trọng. Bởi vì, đây là hai Bản Tuyên ngôn được thế giới công nhận.

Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Mỹ (Hợp chủng quốc Hoa Kỳ). Là văn kiện lịch sử của nhân dân Mỹ trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Anh giành độc lập và thành lập nhà nước Hợp chủng quốc do Oa-sinh-tơn (G. Washington) công bố ngày 04/7/1776. Tuyên ngôn lên án mạnh mẽ chế độ cai trị của nhà vua Anh, khẳng định quyền độc lập của các quốc gia ở Bắc Mỹ, quyền tự do gia nhập các liên minh. Ngày 03 tháng 9 năm 1783, sau những thất bại liên tiếp trên chiến trường, chính phủ Anh phải ký với Hoa Kỳ “Hiệp ước Vecxay” công nhận nền độc lập của mười ba thuộc địa cũ của Anh ở Bắc Mỹ.

Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp: Là văn kiện lịch sử về quyền con người và quyền công dân của nước Pháp, cách mạng trong cuộc Cách mạng Pháp năm 1789. Tuyên ngôn được công bố trong phiên họp của Quốc hội Pháp, sau khi lật đổ nền quân chủ chuyên chế. Tuyên ngôn khẳng định, quyền tự do bình đẳng của con người, chủ quyền thuộc về nhân dân, quyền lực của nhà vua cùng chế độ đẳng cấp trong xã hội phong kiến bị bãi bỏ, xác nhận quyền sở hữu tài sản tư nhân, quyền tự do dân chủ…

Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp và Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Mỹ là hai bản tuyên ngôn được cả thế giới chấp nhận. Đây là bản tuyên ngôn của hai cường quốc lớn có vị trí thống lĩnh trên thế giới. Chính vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt ba bản tuyên ngôn: Việt Nam, Pháp, Mỹ ngang hàng nhau với lòng tự hào dân tộc. Với hàm ý chỉ sự công bằng ngang nhau giữa ba nước: Việt Nam, Pháp, Mỹ. Từ đây, ba nước đứng ngang hàng nhau với tư cách là những quốc gia độc lập, có quan hệ bình đẳng chứ không còn là quan hệ giữa mẫu quốc và thuộc địa nữa. Không còn quan hệ giữa nước đi xâm lược và nước bị xâm lược mà là quan hệ của những quốc gia độc lập được cả thế giới công nhận. Trong lôgic học, đây được gọi là phương pháp tam đoạn luận. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi từ quyền bình đẳng của con người đến quyền bình đẳng của các dân tộc trên thế giới, trong đó phải có quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Đây là điều không thể nào chối cải được. Người đã lấy lý luận của kẻ thù để chống lại chính kẻ thù bằng chiến thuật “gậy ông đập lưng ông”, vừa kiên quyết vừa khéo léo. Thông qua lý lẽ sắc bén và cơ sở pháp lý vững chắc của bản tuyên ngôn, Chủ tịch Hồ Chí Minh chặn đứng âm mưu xâm lược của kẻ thù. Bọn chúng không thể nào viện cớ để có cơ hội xâm lược nước ta một lần nữa.

Trên cơ sở pháp lý vững chắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục đi đến cơ sở thực tế. Người đã vạch trần tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta trên các mặt chính trị, kinh tế.

“Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man…Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta,…thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược,…Về kinh tế, chúng bóc lột nhân dân ta đến tận xương tủy…”

Tội ác của thực dân Pháp rành rành không thể nào chối cải được. Một nước lớn tự xưng là văn minh, là hiện đại, luôn hô hào “Tự do, bình đẳng, bác ái” muốn đem nền văn minh đến cho người dân nơi “mai mắn được chúng bảo hộ”. Nhưng lại làm ngược lại với những gì mình nói. Không những thế, bọn Pháp hèn hạ hai lần dâng nước ta cho Nhật. Công cuộc khai hóa của bọn thực dân xâm lược đã làm cho dân ta hơn hai triệu người chết đói, đời sống vật chất thiếu thốn, tinh thần bị đầu độc ma mị. Dân tộc Việt Nam bị “dìm đắm dưới gót sắt đẫm máu của dị tộc”. Dưới sự áp bức bóc lột tàn độc đó, người Việt Nam không thể sống nghèo khổ như trước được nữa, không thể cam chịu bị xâm lược nữa, họ phải vùng lên giành độc lập. Và thời cơ thuận lợi đã đến. Tuyên ngôn đã chỉ rõ:

“Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải của Pháp nữa. Khi Nhật đầu hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Sự thật là nhân dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng hình thức phủ định: “Sự thật là nước ta… chứ không phải. Sự thật là dân ta…chứ không phải”. Để khẳng định nội dung là phủ định hoàn toàn quyền lực và sự tồn tại của Pháp ở Việt Nam. Dựa trên cơ sở thực tế và cơ sở pháp lý bền vững bản tuyên ngôn đã phủ định một cách dứt khoát để khẳng định quyền độc lập tự do chính đáng của dân tộc ta.

Bản Tuyên ngôn nêu bật quá trình giành độc lập của nhân dân ta. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Đảng, nhân dân Việt Nam đã làm cuộc Cách mạng tháng Tám thành công. “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để xây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa”

Từ đó đi đến khẳng định mạnh mẽ về độc lập, chủ quyền của nước ta. “Chúng tôi tin rằng”, tỏ vẻ tôn trọng hàm ý bắt buộc kẻ thù phải công nhận quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. Sự khẳng định trong lời kết luận được hiểu: Hưởng tự do, độc lập không chỉ là cái quyền phải có, không phải chỉ là một tư cách cần có mà đó là một sự thật, là lời thề thiêng liêng đanh thép của dân tộc Việt Nam. Việt Nam từ chỗ là một mảnh đất được biết đến với tư cách là thuộc địa của Pháp, Nhật. Nhưng qua cuộc cách mạng tháng Tám, qua lời tuyên bố đanh thép của bản Tuyên ngôn độc lập, Việt Nam đã được bạn bè toàn thế giới biết đến với tư cách là một quốc gia độc lập có tên trên bản đồ thế giới, có chính phủ mới, quốc kỳ mới, quốc ca mới, tiến đến một chế độ xã hội mới – chế độ chủ nghĩa xã hội.

Chính một cơ sở pháp lý vững chắc đã tạo nền tảng cho Tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam trở thành áng văn bất hủ sánh với những áng thiên cổ hùng văn, tiếng nói trong bản Tuyên ngôn độc lập đanh thép là tiếng nói chính nghĩa có sức thuyết phục cao đối với nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới. Cơ sở pháp lý trong Tuyên ngôn độc lập sẽ luôn luôn bền vững. Bởi vì, đó là một cơ sở pháp lý chính nghĩa.

Bài Tuyên Ngôn Độc Lập
Bài Tuyên Ngôn Độc Lập

Tổng kết

Trên đây là tổng hợp đầy đủ Top 3 bài phân tích cơ sở pháp lý của bản Tuyên Ngôn Độc lập chi tiết. đến các bạn học sinh chuẩn bị cho các kì thi. Top 10 Tìm Kiếm hy vọng đã mang đến bài viết bổ ích, giúp cũng cố kiến thức cho các bạn học sinh lớp 12.

0/5 (0 Reviews)
Chúng tôi tạo ra Top10timkiem.vn nhằm mục đích cung cấp cho người đọc những thông tin, liệt kê một cách chi tiết nhất về mọi lĩnh vực trong cuộc sống.