Top 30 mẫu mở bài Vội Vàng của Xuân Diệu chi tiết nhất

225
Top 30 mẫu mở bài Vội Vàng của Xuân Diệu chi tiết nhất
Top 30 mẫu mở bài Vội Vàng của Xuân Diệu chi tiết nhất
4.7/5 - (15 votes)

Tổng hợp các bài mẫu mở bài Vội Vàng của Xuân Diệu một cách đầy đủ và chi tiết nhất sẽ giúp các bạn học sinh chuẩn bị kiến thức thật tốt cho mình trước các kì thi sắp tới. Hôm nay Top 10 Tìm Kiếm sẽ tổng hợp Top 30 mẫu mở bài Vội Vàng của Xuân Diệu chi tiết nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Top 30 mẫu mở bài Vội Vàng của Xuân Diệu

Số 1: Mở bài Vội Vàng của Xuân Diệu

Xuân Diệu được coi là nhà thơ mới nhất trong phong trào thơ mới. Một cái tôi tự ý thức sâu sắc nhất. Mang đến một quan niệm hiện đại về nhân sinh trong việc đề cao lối sống cao độ, giao cảm. Lấy con người làm chuẩn mực cho cái đẹp thay vì lấy thiên nhiên như trong văn học trung đại. “Vội vàng” là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước cách mạng tháng tám. Tác phẩm được rút ra từ tập “Thơ thơ” (1938), đây là tiếng nói của một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt.

Để hiểu hơn tác phẩm chúng ta có thể phân tích 13 câu đầu. Đó là vẻ đẹp trần gian và tình yêu cuộc sống tha thiết của nhà thơ Xuân Diệu.

Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất.

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi.

Bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu
Bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu

Số 2: Mở bài bài thơ Vội Vàng

Xuân Diệu được coi là nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới. Ông là nhà thơ trữ tình lãng mạn, luôn khát khao giao cảm với đời đến cuống quýt, cuồng nhiệt. Bài thơ Vội vàng tập trung cao nhất cái khát vọng mãnh liệt ấy. Xuân Diệu đặt khát vọng giao cảm giữa tuổi trẻ và xuân tình, qua đó bộc lộ một xúc cảm triết học, một quan niệm nhân sinh mới mẻ, hiện đại. Xuân Diệu yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp đến mãnh liệt đến cường tráng nhưng bên trong những vần thơ của ông vẫn gây cho người đọc một cảm giác chênh vênh, hụt hẫng. Bởi tình yêu luôn gắn với nỗi đau, niềm vui song song với nỗi buồn, bởi niềm vui đó rồi cũng phải hết, không thể tồn tại vĩnh hằng được. Bằng cái nhìn mổ xẻ, ta cũng thấy lòng khát sống, ham đời trong Vội vàng bị chẻ đôi thành hai tầng bậc: Một cách cảm thụ thế giới mang tính bi kịch và một cách ứng xử trước thế giới mang tính tích cực.

Số 3: Mở bài bài Vội Vàng Xuân Diệu

Phong trào thơ mới xuất hiện vào giai đoạn những năm 1932-1941, dù chỉ kéo dài chưa đến một thập kỷ thế nhưng nó đã trở thành khoảng thời gian vàng kim, nâng bước một loạt các nhà thơ trẻ tuổi tài năng, với những bài thơ đặc sắc cả về thể loại, lẫn đề tài. Một trong số đó nổi bật nhất phải kể đến Xuân Diệu, người được xem là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” bởi giọng thơ thiết tha, rạo rực. Ông có một niềm say mê đặc biệt với tình yêu, bao gồm cả tình yêu con người, tình yêu thiên nhiên và cuộc sống, đồng thời cũng có chấp niệm sâu sắc với mùa xuân và tuổi trẻ. Vội vàng là một trong những bài thơ hay nhất của Xuân Diệu, đây cũng là tác phẩm thể hiện được tình yêu cuộc sống, sự nhạy cảm trong tâm hồn và những quan điểm của Xuân Diệu về mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu.

Bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu
Bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu

Số 4: Mở bài của bài thơ Vội Vàng

Xuân Diệu được đánh giá là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. Sự mới mẻ, độc đáo đó đã được thể hiện ngay từ tập thơ đầu tay “Thơ thơ”. Vội vàng là một trong những bài thơ xuất sắc nhất của tập thơ này. Tác phẩm thể hiện tình yêu cuộc sống tha thiết, bên cạnh đó còn là quan niệm nhân sinh mới mẻ chưa từng có trong truyền thống văn học dân tộc.

Bài thơ trước hết thể hiện tình yêu cuộc sống tha thiết, say đắm với giọng điệu sôi nổi, tha thiết:

Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi.

Số 5: Mở bài Vội Vàng của Xuân Diệu hay

Thời đại thơ Mới là một nhánh rẽ đầy ngoạn mục, táo bạo của nền thơ ca Việt Nam. Khi ấy, thơ văn khoác lên cho mình một chiếc áo được cách tân đầy mới mẻ, là mảnh đất vô cùng màu mỡ đã vun trồng biết bao hồn thơ độc đáo như: Tản Đà, Thế Lữ, Hàn Mạc Tử hay Xuân Diệu. Nếu Tản Đà được biết đến là người “đã dạo những bản đàn mở đầu cho một cuộc dạo chơi tân kì đương sắp sửa” thì Xuân Diệu lại là người đã đưa những khúc nhạc ấy đến một vị trí xứng tầm trong lòng độc giả. Bài thơ “Vội vàng” – một thi phẩm tiêu biểu cho một phong cách thơ được cách tân rất mới mẻ về cả nội dung và hình thức của Xuân Diệu, bài thơ thể hiện quan niệm sống, niềm ham sống, khao khát sống và tận hưởng đến vô biên của thi nhân:

“Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt

Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”

Số 6: Mở bài của bài Vội Vàng

Mỗi lần đọc những dòng thơ trên, nhạc điệu,vần điệu “Vội vàng” cứ ngân vang dào dạt mãi trong lòng ta, tình yêu đời, yêu sống như tát mãi không bao giờ vơi cạn… Cảm thức về thời gian, về mùa xuân, về tuổi trẻ… như những lớp sóng vỗ vào tâm hồn ta. “Vội vàng” là bài thơ độc đáo nhất, “mới nhất” của thi sĩ Xuân Diệu in trong tập “Thơ Thơ” (1933-1938) – đóa hoa đầu mùa đầy hương sắc làm rạng danh môt tài thơ thế kỉ.

Bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu
Bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu

Số 7: Mở bài gián tiếp bài thơ Vội Vàng

Xuân Diệu một trong ba đỉnh cao của phong trào Thơ Mới, ông được đánh giá là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. Đạt được danh vị như vậy không chỉ bởi những vần thơ mới mẻ, cách luật so với thơ cũ, mà còn bởi những triết lí nhân sinh hết sức mới mẻ trong thơ ông. Vội vàng được trích từ tập thơ đầu tay của Xuân Diệu, nhưng đã thể hiện những quan điểm triết lí nhân sinh, khát vọng mới mẻ, đúng đắn của chàng trai khi tuổi đời mới 22.

Số 8: Mở bài phân tích Vội Vàng

Thơ là một thể loại trữ tình là sự hòa quyện của cảm xúc tâm trạng, tình cảm qua cách thể hiện nhằm thể hiện những tư tưởng tình cảm của nhân văn. Nhà văn Anatole France từng nói: “Đọc một câu thơ nghĩa là ta bắt gặp tâm hồn, một con người”, điều đó thật đúng khi đến với Vội Vàng của Xuân Diệu. Qua bài thơ ta cảm nhận sâu sắc về tâm hồn chàng trai Xuân Diệu căng tràn nhựa sống.

Số 9: Mở bài hay cho bài thơ Vội Vàng

Trong cuốn Thi nhân Việt Nam Hoài Thanh viết: “Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống rào rạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này – Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sông cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình”. Thơ Xuân Diệu bộc lộ hồn thơ trẻ trung, nồng nàn và tình yêu cuộc sống đến độ đam mê ấy thể hiện rất rõ trong bài thơ Vội vàng. Bài thơ cũng thể hiện quan niệm nhân sinh của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám.

Bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu
Bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu

Số 10: Mở bài hay cho bài Vội Vàng

“Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loài người. Lầu thơ của ông xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian” (Thế Lữ). Trong kho tàng thơ của văn học Việt Nam thì cái tên Xuân Diệu luôn được gọi đến với sự ngưỡng mộ, yêu quý từng vần thơ trẻ trung, nồng hậu khiến ai cũng say đắm. Bài thơ ghi dấu ấn tên tuổi của ông mãi đến bây giờ không phải lăn tăn mà khẳng định ngay chính là Vội vàng.

Số 11: Mở bài Vội Vàng của Xuân Diệu

Nhắc đến Xuân Diệu là nhắc đến nhà thơ của tình yêu.Trong phong trào thơ mới các tác phẩm của ông chủ yếu viết về tình yêu nồng cháy của con người trước thiên nhiên, trước cuộc sống. Khi nhắc đến thơ Xuân Diệu không thể không kể đến bài thơ “Vội vàng”, nó mang đến một cảnh sắc xuân rạo rực, tươi mới,và cũng mang cả thông điệp về cuộc sống của tác giả.

Ngay mở đầu bài thơ Xuân Diệu đã bộc lộ ham muốn, cái tôi cá nhân thật táo bạo, ngông cuồng:

“Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất,

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi”

Số 12: Mở bài bài thơ Vội Vàng

Một trong số những bài thơ tiêu biểu cho thơ Xuân Diệu là bài Vội vàng in trong tập Thơ thơ thi phẩm được sáng tác trong những năm mười tám đôi mươi của của nhà thơ. Vội vàng là bài thơ thể hiện tình yêu nồng nàn của Xuân Diệu đối với cuộc sống tươi đẹp mà nhà thơ tự thấy phải gấp gáp nhận lấy. Bài thơ Vội vàng được mở đầu bằng bốn dòng thơ ngũ ngôn ngắn gọn, mạnh mẽ như lời tuyên bố về khát vọng của mình.

Bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu
Bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu

Số 13: Mở bài bài Vội Vàng Xuân Diệu

“Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong phong trào thơ mới _ Hoài Thanh”. Ông đem đến cho thơ một sức sống mới, quan niệm sống mới và những cách cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo. Xuân Diệu là một hồn thơ khát sống,khát yêu và khát khao giao cảm với đời. Ông là nhà thơ của mùa xuân, của tình yêu và tuổi trẻ. Thơ Ông mang giọng điệu rạo rực, thiết tha và băn khoăn. Vội vàng in trong tập “thơ thơ” năm 1938, qua bài thơ thể hiện một tâm hồn Xuân Diệu rạo rực, say đắm, khát khao được hòa nhập giao cảm với đời, thể hiện tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm.

Số 14: Mở bài của bài thơ Vội Vàng

Xuân Diệu nhà thơ tình của thi ca Việt Nam. Thơ ông tràn ngập tình yêu, không chỉ là tình yêu nam nữ mà còn là tình yêu cuộc sống. Ông sống vội vàng, gấp gáp để nắm bắt trọn vẹn mọi khoảnh khắc của cuộc đời. Triết lí sống vội vàng, gấp gáp đã được ông thể hiện đầy đủ trong bài thơ “Vội vàng” trích trong tập “Thơ thơ” – tập thơ đầu tay của ông.

Số 15: Mở bài Vội Vàng của Xuân Diệu hay

“Vội vàng Xuân Diệu” là cái tôi đầy hân hoan, nồng nhiệt với từng dấu hiệu của sự sống nhưng lại đầy lo âu, phấp phỏng trước những bước đi thời gian của Xuân Diệu.  Càng yêu cuộc sống bao nhiêu, Xuân Diệu càng lo sợ trước sự phai tàn của vẻ đẹp, của sự sống bấy nhiêu. Không thể thay đổi quy luật chảy trôi của thời gian nên người thi sĩ ấy đã chủ trương sống vội, sống gấp để tận hưởng trọn vẹn những khoảnh khắc của thời tươi.

Ở Xuân Diệu chúng ta thường bắt gặp một cá tính thơ khoáng đạt, khác biệt và đầy sáng tạo có thể nói “có một không hai” trong thơ ca Việt Nam. Xuân Diệu đã mở màn cho “Vội vàng” bằng bốn câu thơ ngũ ngôn mà nhìn qua tưởng chừng “lệch nhịp” với toàn bài:

“Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi”

Bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu
Bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu

Số 16: Mở bài của bài Vội Vàng

“Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối

Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”

( Giục giã – Xuân Diệu)

Xuân Diệu là một trong những cây đại thụ lớn của nền thi ca Việt Nam, ông còn được mệnh danh là “ông hoàng” của những bài thơ tình cháy bỏng, nồng nàn. Ngay trong lời thơ hay đời thực thì Xuân Diệu lúc nào cũng thể hiện được cái khát khao mãnh liệt với tình yêu, với cuộc đời. Không giống như những nhà thơ mới cùng thời, Xuân Diệu đã sớm khẳng định được cái tôi riêng biệt trong chất sống sôi nổi, cuồng say của mình. Vội vàng là một sáng tác rất tiêu biểu, nói lên tiếng của một trái tim đang khát khao, cuồng si với lẽ sống cuộc đời. Bài cũng chứa đựng cả nỗi trăn trở, khắc khoải, lo âu của Xuân Diệu trước sự trôi nhanh vội vã của thời gian.

Số 17: Mở bài gián tiếp bài thơ Vội Vàng

Nhà thơ Thế Lữ, trong lời Tựa cho tập Thơ Thơ của Xuân Diệu, đã có nhận xét khá tinh tế: “Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loài người. Lầu thơ của ông xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian” . Đã hơn hai mươi năm Xuân Diệu giã từ chúng ta vào cõi hư vô, nhưng “tấm lòng trần gian” của ông dường như vẫn còn ở lại. Cứ mỗi lần xuân tới, những trái tim non trẻ của các thế hệ học sinh lại rung lên những cảm xúc mãnh liệt trước tâm tình của Xuân Diệu gửi gắm với đời trong bài thơ Vội vàng, gắn với niềm khát khao giao cảm với đất trời, con người tràn mê đắm của thi nhân, trong mùa xuân diệu kì!Làm thơ xuân vốn là một truyền thống của thi ca Việt Nam, bao nét xuân đi vào thi ca đều mang một dấu ấn cảm xúc riêng. Đặc biệt, trong thơ lãng mạn Việt Nam 1932 – 1945, mùa xuân còn gắn với cái tôi cá nhân cá thể giàu cảm xúc của các nhà thơ mới. Có thể kể đến một Hàn Mặc Tử với “khách xa gặp lúc mùa xuân chín…”, một Nguyễn Bính với “mùa xuân là cả một mùa xanh…”.

Số 18: Mở bài phân tích Vội Vàng

Nhà thơ được Hoài Thanh đánh giá là “Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” chính Xuân Diệu không ai khác. Thơ ông là một nguồn sống dào dạt tràn đầy xuân sắc xuân tình của một thi nhân yêu say đắm tình yêu, cuộc đời và biết trân trọng, tận hưởng vẻ đẹp cuộc sống. Tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Diệu là bài thơ “Vội vàng” thể hiện quan niệm sống vội vàng rất mới mẻ, có ý nghĩa. Vậy tại sao Xuân Diệu lại có được điều đó ta cùng tìm hiểu bài thơ để làm rõ lối sống vội của thi nhân.

Bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu
Bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu

Số 19: Mở bài hay cho bài thơ Vội Vàng

Thả mình lơ đãng vào cơn gió nhẹ của buổi sớm mai,nhắm mắt và tận hưởng những dư vị ngọt ngào còn đọng lại của những vần thơ Xuân Diệu cất lên,ca lên khúc ca tình say đắm của “Vội vàng” ,ta thấy lòng mình sao rạo rực quá. Có phải chăng những xúc cảm của thơ Xuân Diệu đã uốn mình chạm tới con tim? Có lẽ chăng sự khao khát mãnh liệt của một cơ thể tràn trề sức sống đã thức tỉnh niềm say mê trong lồng ngực trước những cảnh sắc tuyệt mĩ của thiên nhiên đất trời.Quả thật,thơ Xuân Diệu chính là nguồn sống dạt dào nhất trên thế gian nhiều sắc màu ấy.

Số 20: Mở bài hay cho bài Vội Vàng

Xuân Diệu là nhà thơ khát khao giao cảm với đời đến cuống quýt say mê cuồng nhiệt. Bài thơ được rút ra từ tập thơ thơ (1938) tập trung cao nhất khát vọng sống mãnh liệt ấy. Ở bài thơ thi sĩ đặt khát vọng giao cảm với tuổi trẻ và xuân tình. Qua đó bộc lộ một cảm xúc triết học, một quan niệm nhân sinh mới mẻ. Đúng như lời nhận xét của Hoài Thanh: “ Xuân Diệu là nhà thơ say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời sống vội vàng cuống quýt muốn tận hưởng tất cả những gì của nhan sắc trời ban, khi vui cũng như khi buồn người đều nồng nàn tha thiết”.

Mở đầu bài thơ là bốn câu thơ ngũ ngôn chắc nịnh như một lời khẳng định:

“Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi”

Số 21: Mở bài Vội Vàng của Xuân Diệu

Trước cách mạng tháng tám, hồn thơ của Xuân Diệu là hồn nhiên yêu đời, yêu cuộc sống, say mê với cái đẹp, nhạy cảm với sự trôi chảy của thời gian. Nhưng càng yêu say, Xuân Diệu càng sợ cuộc sống sợ tình yêu và vẻ đẹp sẽ bỏ mình và bay đi mất. Chính vì thế mà ta thường gặp trong thơ ông những trạng thái hốt hoảng, lo âu, yêu – sống một cách tham lam, cuống quýt, vồ vập. “Vội vàng” là bài thơ tiêu biểu cho trạng thái cảm xúc ấy của Xuân Diệu.

Tôi muốn tắt nắng đi”

Tôi muốn buộc gió lại

Bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu
Bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu

Số 22: Mở bài bài thơ Vội Vàng

Trong phong trào Thơ mới, Xuân Diệu không phải là nhà thơ tiên phong đầu tiên, tuy nhiên khi vừa mới xuất hiện trên diễn đàn thơ ca, với những sáng tác đỉnh cao mang phong cách riêng độc đáo, ông được mệnh danh là “nhà thơ mới nhất”. Tác phẩm “Vội vàng” được in trong tập “Thơ thơ” (1938) đã thể hiện thành công tiếng lòng yêu đời và khát khao sống mãnh liệt và quan điểm sống tích cực, hiện đại của nhà thơ Xuân Diệu, đồng thời là sự kết hợp giữa cảm xúc và triết lí, cùng những sáng tạo độc đáo về nghệ thuật.

Ngay từ đầu tác phẩm, tác giả đã thể hiện khát vọng níu giữ vẻ đẹp, hương sắc cuộc đời:

“Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất;

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi.”

Số 23: Mở bài bài Vội Vàng Xuân Diệu

Xuân Diệu từng được mệnh danh là “ông hoàng của thơ tình”. Đúng vậy, ông viết nhiều thơ và nổi tiếng nhiều với những bài thơ tình. Nhưng có lẽ đến với Vội vàng, bài thơ viết vào năm 1938, in trong tập Thơ Thơ, chúng ta có thể nhận thấy vì sao chẳng cần đến những bài thơ tình thì ông vẫn là một nhà thơ nổi tiếng, một nhà thơ lớn của dân tộc. Bởi tiếng thơ trong Vội vàng là tiếng đời, bộc lộ nhiều rung cảm và những triết lí sâu sắc. Trong đó thi phẩm cũng đã mang đến một quan niệm sống vô cùng ý nghĩa – sống vội vàng.

Số 24: Mở bài của bài thơ Vội Vàng

Rót vào những vần thơ cả tâm tình của tuổi trẻ,những mật ngọt của Xuân Diệu thấm đượm vào từng câu chữ của bầu trời Thơ mới, “ ông hoàng thơ tình ấy” mang trọn cõi lòng mình gửi gắm vào thiên nhiên,vào thứ tình yêu mang tên “ cuộc đời” ấy. “ Vội vàng “ ra đời mang trong mình ước nguyện của thi sĩ,mong muốn được giao hòa đến tột cùng của nhà thơ với cuộc đời.Sắc hương mùa xuân mang theo những tiếc nuối  của nhà thơ,muốn đoạt quyền của tạo hóa để lưu giữ laj hương sắc của cuộc đời đẹp tươi.

Bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu
Bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu

Số 25: Mở bài Vội Vàng của Xuân Diệu hay

Xuân Diệu là “ông hoàng thơ tình” khát yêu, thèm yêu, muốn được yêu đến say mê và cuồng nhiệt. Người đọc vẫn bắt gặp những vẫn thơ với nhịp điệu tha thiết, vội vàng, gấp gáp như một nỗi sợ thời gian trôi, sợ tình yêu đi mất và sợ tuổi trẻ trôi qua. Bài thơ Vội vàng là tiếng nói con tim của một kẻ đang say mê trong tình yêu với những cung bậc cảm xúc khác nhau.

Ngay từ đầu bài thơ cái “tôi” Xuân Diệu được bộc lộ rất rõ ràng và đầy mãnh liệt:

Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt nữa

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi

Số 26: Mở bài của bài Vội Vàng

“Thơ Xuân Diệu là một nguồn sống rạt rào chưa từng thấy ở chốn non nước lặng lẽ này, Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc sống ngắn ngủi của mình” (Trích “Thi nhân Việt Nam”). Nhận định của nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã đánh giá về những đặc sắc chủ yếu trong sáng tác của nhà thơ Xuân Diệu – gương mặt tiêu biểu và có nhiều đóng góp nổi bật cho sự phát triển của phong trào thơ Mới. Một trong những tác phẩm thể hiện rõ điều này chính là “Vội vàng”. Qua bài thơ, chúng ta thấy được tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết, lòng ham sống mãnh liệt cùng quan điểm sống tích cực của tác giả.

Số 27: Mở bài gián tiếp bài thơ Vội Vàng

Xuân Diệu – Được ngợi ca là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới, Xuân Diệu chọn cho mình một lối đi riêng, thể hiện rõ cái tôi cá nhân của mình. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ thể hiện cho sự mới ấy là “Vội vàng”, không chỉ thể hiện rõ hồn thơ riêng Xuân Diệu mà còn mang đến cho người đọc một thông điệp nhân văn.

Ngay từ những câu mở đầu bài thơ, Xuân Diệu đã gửi đến người đọc một thái độ sống rất lạ, rất ngông và cũng đậm chất Xuân Diệu:

“Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi.”

Bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu
Bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu

Số 28: Mở bài phân tích Vội Vàng

Xuân Diệu là một cái tên quen thuộc được biết đến với những bài thơ về mùa xuân, tuổi trẻ ( trước cách mạng tháng Tám) hay những bài thơ về Tổ Quốc, về nhân dân, về Đảng, về Bác Hồ, về hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, về sự nghiệp xây dựng đất nước (sau cách mạng tháng Tám). Nổi bật trong những bài thơ viết về mùa xuân, tuổi trẻ của Xuân Diệu là bài Vội vàng. Bài thơ là lời giục giã sống mãnh liệt, sống hết mình, quý trọng từng giây, từng phút của cuộc đời mình, nhất là những tháng năm của tuổi trẻ.

Số 29: Mở bài hay cho bài thơ Vội Vàng

Xuân Diệu – nhà thơ tình của văn học Việt Nam. Thơ văn ông chạm đến cảm xúc của người thưởng thức bởi ý tình sâu nặng, bởi nguồn thức cảm dồi dào, mãnh liệt. Có lẽ, đến với thơ Xuân Diệu là lúc trái tim ta được hồi sinh với những khát khao mãnh liệt về lẽ sống, về niềm yêu và được yêu. Một trong những bài thơ hay nhất của ông phải kể đến Vội vàng – thi phẩm viết về mùa xuân, về triết lý thời gian trong cuộc đời.

“Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi”

Số 30: Mở bài hay cho bài Vội Vàng

Trong phong trào thơ Mới, ngoài cái kỳ dị bí ẩn nhiều đau thương của Hàn Mặc Tử, sự quê mùa chân chất của Nguyễn Bính, nỗi buồn mênh mang, ảm đạm của Huy Cận thì Xuân Diệu đã nổi lên như một hiện tượng độc đáo, đầy mới lạ và nhiều sức hấp dẫn. Ông đã mang đến cho cả thi đàn một luồng gió mới, trẻ trung, yêu đời, nồng nhiệt và đắm say, như một kẻ si tình đang vội vã khỏa lấp đi những nỗi trống rỗng, thiếu vắng trong lòng, một kẻ “tham lam” tận hưởng những màu sắc, hương vị bình thường giữa cuộc đời. Đọc thơ Xuân Diệu người nào chê thì phê phán đến bỏ, người đã thích thì ca ngợi hết lời, và những người thích thú ấy lại đa số là những người trẻ, dạt dào sức sống. Vội vàng là một trong những tứ thơ nổi bật và xuất sắc nhất của Xuân Diệu khi thể hiện được hầu hết phong cách sáng tác cũng như những quan niệm sống, những triết lý nhân sinh sâu sắc của tác giả.

“Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi”

Bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu
Bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu

Tổng kết

Trên đây là tổng hợp đầy đủ Top 30 mẫu mở bài Vội Vàng của Xuân Diệu chi tiết nhất đến các bạn học sinh chuẩn bị cho các kì thi. Top 10 Tìm Kiếm hy vọng đã mang đến bài viết bổ ích, giúp cũng cố kiến thức cho các bạn học sinh lớp 11.

0/5 (0 Reviews)
Chúng tôi tạo ra Top10timkiem.vn nhằm mục đích cung cấp cho người đọc những thông tin, liệt kê một cách chi tiết nhất về mọi lĩnh vực trong cuộc sống.