Top 40 mẫu mở bài tác phẩm Chí Phèo chi tiết nhất

113
Top 40 mẫu mở bài tác phẩm Chí Phèo chi tiết nhất
Top 40 mẫu mở bài tác phẩm Chí Phèo chi tiết nhất

Nội dung bài viết

4.8/5 - (14 votes)

Tổng hợp các bài mẫu mở bài Chí Phèo của tác giả Nam Cao một cách đầy đủ và chi tiết nhất sẽ giúp các bạn học sinh chuẩn bị kiến thức thật tốt cho mình trước các kì thi sắp tới. Hôm nay Top 10 Tìm Kiếm sẽ tổng hợp Top 40 mẫu mở bài tác phẩm Chí Phèo chi tiết nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Top 40 mẫu mở bài Chí Phèo

Số 1: Mở bài Chí Phèo

Nam Cao là nhà văn tiêu biểu với những sáng tác về người nông dân, tác phẩm Chí phèo được coi là kiệt tác, khẳng định tài năng và phong cách nghệ thuật của ông. Nhà văn đã dựng lên bức tranh về cuộc sống của những người nông dân dưới sự áp bức của địa chủ cường hào, đã đẩy họ con đường tha hóa và xuống tận cùng của xã hội. Truyện Chí Phèo đã tái hiện lại hình ảnh nông thôn Việt Nam, của xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Xã hội này được đặc trưng, một bên bởi những bộ mặt như Bá Kiến, Lí Cường, Đội Tảo, Bát Tùng và những bè đảng xung quanh chúng, sống phè phỡn, gian ác, bạo ngược, vừa “du lại với nhau để bóc lột con em, nhưng ngấm ngầm chia rẽ, nhè từng chỗ hở để mà trị nhau”; một bên là đông đảo những người dân quê thấp cổ bé miệng, nơm nớp lo sợ, nhẫn nhục, quanh năm đầu tắt mặt tối vẫn không đủ ăn. Tầng lớp những người như Chí Phèo, Năm Thọ, Binh Chức họp thành một nhóm riêng.

Tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao
Tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao

Số 2: Mở bài tác phẩm Chí Phèo

“Chí Phèo” chỉ là một truyện ngắn và là một truyện ngắn sáng tác trong những ngày đầu mới cầm bút của Nam Cao viết về đề tài nông dân, nhưng tác phẩm chính là sự tổng hợp, kết tinh đỉnh cao của ngòi bút nhà văn. Có thể nói rằng, “Chí Phèo” là một bản án cáo trạng đanh thép đối với một xã hội phong kiến đầy bất công đã đẩy người nông dân vào con đường bần cùng hóa trước Cách mạng. Đồng thời, tác phẩm cũng là một câu chuyện chứa đựng nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Số 3: Mở bài cho bài Chí Phèo

Một trong những cái tên làm sống dậy cả một nền văn học giai đoạn 1930 – 1945 phải kể đến là nhà văn Nam Cao. Với tài năng xuất chùng cùng con mắt tinh tường với đời, ông đã viết nên truyện ngắn xuất sắc Chí Phèo, làm nức lòng độc giả cho tới tận bây giờ. Câu chuyện ban đầu gắn liền với những cái tên “Cái lò gạch cũ” hay “Đôi lứa xứng đôi”. Song để làm nổi bật nhân vật trung tâm, tác giả đã đổi tên thành “Chí Phèo”. “Chí Phèo” là hiện thân của bức tranh hiện thực phong kiến lúc bấy giờ đầy rẫy những bất công ngang trái. Nam Cao đã làm nổi bật hình ảnh nhân vật anh Chí – đại diện cho những người nông dân nghèo bị tha hóa.

Số 4: Mở bài của bài văn Chí Phèo

Chí Phèo là tác phẩm hay nhất của nhà văn Nam Cao viết về người nông dân trước cách mạng tháng Tám. Thông qua hình tượng nhân vật Chí Phèo Nam Cao đã khắc hoạ bức chân dung của người nông dân bị đẩy vào bước đường cùng không lối thoát. Kết cục tha hoá lưu manh hoá là tất yếu như một sự giải thoát. Qua nhân vật Chí Phèo nhà văn đã mang đến cho người đọc những giá trị nhân văn sâu sắc mà mỗi lần gấp trang sách lại ta không thể nào quên.

Tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao
Tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao

Số 5: Mở bài truyện ngắn Chí Phèo

Là một nhà văn luôn băn khoăn trăn trở về cách sống và cách viết, Nam Cao đã từng tuyên ngôn “Sống đã rồi hãy viết”. Một nhà văn muốn viết được nhân đạo trước hết phải sống cho nhân đạo bởi cuộc đời quyết định đến văn chương. Nam Cao luôn nhìn đời bằng đôi mắt của tình thương, đôi mắt của lòng nhân ái. Với cách nhìn đời này, Nam Cao bắt đầu cầm bút sáng tác. Trước Cách Mạng, Nam Cao viết về hai đề tài, đề tài người nông dân và đề tài người trí thức tiểu tư sản. Ở đề tài nông dân hay nhất, tiêu biểu nhất phải kể đến sáng tác đầu tay của Nam Cao, tác phẩm Chí Phèo. Linh hồn của câu chuyện là nhân vật cùng tên được nhà văn miêu tả với một tấn bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người: Sinh ra là người nhưng không được làm người, cả đời khao khát lương thiện, cuối cùng trở thành kẻ bất lương.

Số 6: Mở bài cho tác phẩm Chí Phèo

Truyện Chí Phèo ghi nhận thành công xuất sắc nhất của Nam Cao về đề tài người nông dân, cũng là một trong những đỉnh cao nhất của trào lưu hiện thực phê phán. Thành công của hình tượng Chí Phèo chứng tỏ tài năng nghệ thuật độc đáo của Nam Cao, kết tinh giá trị hiện thực lớn lao và giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm này.

Số 7: Mở bài Chí Phèo hay

Khi “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố và “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan ra đời, chắc ít ai nghĩ rằng, thân phận người nông dân dưới ách đế quốc phong kiến lại có thể có một nỗi khổ nào hơn những nỗi khổ của chị Dậu, anh Pha. Những năm 40 của thế kỉ. Trên văn đàn hiện thực Việt Nam. Nam Cao nổi bật với những trang viết khai phá sâu sắc bi kịch của những khiếp người khổ đau trong bóng đêm của xã hội cũ. Những cuộc đời lầm than đi vào trang sách của Nam Cao đã sống mãi với thời gian. Gắn những nhân vật của mình vào không khí ngột ngạt tối tăm của chế độ thực dân phong kiến, nhà văn đã lột trần bộ mặt tàn bạo của giai cấp thống trị , thương cảm sâu sắc với nỗi đau của con người. Tấm lòng nhà văn hướng về cuộc sống lầm than cơ cực của người nông dân.Phát hiện trong quẩn quanh bế tắc là bi kịch khủng kiếp hủy hoại cả nhân tính lẫn nhân hình. Chí Phèo bước ra từ những trang sách của nhà văn Nam Cao thì người ta mới nhận ra rằng đây là hiện thân đầy đủ những gì gọi là khốn khổ, tủi nhục nhất của người dân cùng ở một nước thuộc địa. Chí Phèo là nhân vật thể hiện rõ nhất cái nhìn mới mẻ của Nam Cao về người nông dân trước Cách mạng.

Số 8: Mở bài về tác phẩm Chí Phèo

Ai đó đã từng nói rằng: Tác phẩm nghệ thuật chân chính bao giờ cũng là sự tôn vinh con người qua những hình thức nghệ thuật độc đáo.Một nhà văn đã viết rất nhiều, viết rất hay, viết rất sâu sắc mà qua ngòi bút của ông mỗi nhân vật đều mang một cá tính riêng biệt, một nét đẹp riêng biệt không trộn lẫn. Đó là Nam Cao. Nếu như qua Lão Hạc ta bắt gặp hình ảnh người nông dân nghèo với phận đau thương nhưng hiền lành lương thiện và phẩm chất cao quý, tiềm tàng của họ trong xã hội phong kiến. Thì khi đến với Chí Phèo- Một tác phẩm xuất sắc giai đoạn 1930-1945 viết về người nông dân trước cách mạng. Nam Cao đã vẽ lên một bức tranh xã hội u ám, với những xung đột giai cấp quyết liệt, gay gắt. Đồng thời cho thấy những người nông dân lương thiện bị đẩy vào con đường bần cùng, lưu manh hóa, bị hủy hoại cả thể xác lẫn tâm hồn, bị cự tuyệt quyền làm người. Với cái nhìn sắc bén, đầy tính nhân văn. Bằng khả năng phân tích lí giải hiện thực hết sức tinh tế, bằng vốn sống dồi dào và trái tim nhân ái, Nam cao đã xây dựng nên 1 tác phẩm với những giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc mà khó có thể tìm thấy ở các nhà văn đương thời.

Tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao
Tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao

Số 9: Viết mở bài Chí Phèo

Chí Phèo là câu chuyện về đoạn cuối cuộc đời của một con người trong xã hội thực dân phong kiến diễn ra và được ghi lại bởi Nam Cao (1917 – 1951), mội ngòi bút bậc thầy của nền văn học Việt Nam. Mở đầu tác phẩm Chí Phèo xuất hiện trong tư thế khật khưỡng của kẻ say rượu vừa đi vừa chửi. Hắn chửi vung tất cả. Chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi những đứa khổng chửi nhau với hắn. Đây chính là lí do để ngay phần tiếp theo, tác giả kể vể lai lịch của Chí.

Số 10: Cách mở bài Chí Phèo

Truyện ngắn “Chí Phèo” là một kiệt tác của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại của nhà văn hiện thực và nhân đạo Nam Cao. Qua tác phẩm, tác giả đã vẽ nên một bức tranh thê thảm, đầy bi thương của những kiếp sống lương thiện nhưng đói nghèo đã bị tha hóa cả về thể xác lẫn linh hồn. Tiêu biểu cho những kiếp người đó chính là nhân vật “Chí Phèo” và những bi kịch mà hắn phải chịu đựng, nếm trải trong chặng đường đời của mình.

Số 11: Mở bài Chí Phèo

Nhân vật Chí Phèo là nhân vật tiêu biểu cho số phận của người nông dân trong xã hội nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Nam Cao đã thể hiện tấm lòng yêu thương, trân trọng của mình đối với những người có số phận bất hạnh. Ở sâu thẳm trong tâm hồn họ chính là sự khát khao hạnh phúc, được yêu thương và sống một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Số 12: Mở bài tác phẩm Chí Phèo

Nam Cao một trong những tác giả nổi bật nhất trong thời kì 1945 – 1954. Dưới ngòi bút chân thực của mình, đời sống, thân phận và những nỗi thống khổ của người nông dân được ông lột tả một cách vô cùng chân thực. Điển hình là các tác phẩm Chí Phèo, Lão Hạc, Một bữa no…Có một điểm chung giữa các tác phẩm của ông là khi trang sách đã khép lại, người đọc vẫn mường tượng ra rõ những đau thương của số phận con người trước cách mạng tháng Tám vẫn còn ẩn khuất đâu đó, và cũng từ đây toát lên được giá trị nhân văn mà tác giả muốn truyền tải qua mỗi tác phẩm. Chí Phèo là tác phẩm hay nhất của nhà văn Nam Cao viết về người nông dân trước cách mạng tháng Tám. Từ hình tượng nhân vật Chí Phèo Nam Cao đã rất xuất sắc khi xây dựng lên một hình ảnh người nông bị tha hóa đến mức cùng cực bởi xã hội thực dân nửa phong kiến đầy thối nát, để rồi người nông dân ấy phải tự tìm đến cái chết như lối thoát cuối cùng của cuộc đời mình.

Tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao
Tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao

Số 13: Mở bài cho bài Chí Phèo

Tiếng chửi của một thằng say đã mở đầu cho thiên truyện ngắn đặc sắc “CHÍ PHÈO “ của Nam Cao.Nhà văn đã mở ra một cuộc đời đầy bi kịch của một Chí Phèo thù hận với tất cả: cuộc đời, xã hội- con người và ngay cả bản thân mình. Một Chí Phèo triền miên trong cơn say, mất cả lương tri. Trên hành trình dài dằng dẵng của một kiếp sống không ra sống trong không gian tăm tối ngột ngạt của xã hội VN đêm trước của cách mạng.Nhà văn đã dẫn dắt người đọc vào một cuộc đời đau khổ và kết thúc trong cái vòng luẩn quẩn bế tắc.Chí Phèo thật sự là một kiệt tác trong văn xuôi đương thời. Là đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nam Cao.Hình tượng nhân vật Chí Phèo một điển hình nghệ thuật bất hủ trong văn xuôi Việt Nam – đã thể hiện cái nhìn đầy đủ mới mẻ, độc đáo có chiều sâu trong thể hiện nỗi khổ của con người đó của Nam Cao

Số 14: Mở bài của bài văn Chí Phèo

Có những khoảnh khắc con người ta bị dồn đẩy đến những bi kịch tận cùng phải tự tìm ra con đường giải thoát cho chính mình. Có những khoảnh khắc những bi kịch tiếp nối những bi kịch. Có nhiều nhà văn đã đẩy những bi kịch vào trong tác phẩm của mình như vậy để nhân vật trải qua biết bao xúc cảm hỉ, nộ, ái, ố đều đủ cả để diễn tả hết thảy cái cuộc sống đầy rẫy những bất công của con người trong xã hội đương thời. Nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao là hiện thân của những bi kịch ấy.Được in trong tập Luống Cày năm 1946,Nam Cao đã thực sự thành công trong việc xây dựng người nông dân trong bức tranh đen tối, ngột ngạt, bế tắc của nông thôn Việt nam trước CMT8 qua Chí Phèo .Tác phẩm đã để lại biết bao nhiêu những cảm xúc trong lòng người đọc bởi tất cả những đau đớn trong bi kịch mà họ phải trải qua, là bi kịch của một đời người, là bi kịch của một số phận, là bi kịch của cả một thời đại mà nhân vật ấy sống, thật đáng thương biết bao!

Số 15: Mở bài truyện ngắn Chí Phèo

Giữa những bộn bề phồn tạp của buổi chợ văn chương, giữa những náo nhiệt đông đúc của gian hàng hiện thực, phê phán, Nam Cao được nhận ra là một chủ cửa hàng khá đặc biệt, với tấm lòng nhân đạo sâu sắc về sự quan tâm đặc biệt dành cho những người nông dân nghèo trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Nam Cao đã đưa người đọc đi sâu khám phá những đau đớn, khổ cực mà những con người cùng hơn cả dân cùng phải chịu đựng, phát hiện những vẻ đẹp ẩn sâu trong tâm hồn của họ. Tiêu biểu cho cuộc hành trình đó là tác phẩm Chí Phèo, đặc biệt qua nhân vật Chí Phèo ta sẽ thấy rõ được điều đó.

Số 16: Mở bài cho tác phẩm Chí Phèo

Có nỗi đớn đau nào se lại thành duyên,có khoảng không gian nào chứa chan màu nước mắt.Sống một cuộc đời lương thiện,tại ăn nhà nhỏ nơi vùng quê vốn đã trở thành một ước mơ không thể thành hiện thực của một kẻ đã đi vào con đường sa ngã.Hắn đã từng yêu,yêu một người đàn bà xấu “ ma chê quỷ hờn” ,cuộc tình được se duyên mang đầy thương đau trong ngưỡng cửa của thiện- ác.Nam Cao đã thật thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật Chí Phèo cùng với những bất công ngang trái dưới ách thống trị tàn ác,dã man của thế lực phong kiến.Đến đây,ngòi bút nhân đạo của nhà văn như sáng bừng lung linh đẹp đẽ tựa như sức sống bất diệt của thiên lương.

Tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao
Tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao

Số 17: Mở bài Chí Phèo hay

GS Nguyễn Đăng Mạnh đã từng tâm sự:” Khi Chí Phèo ngật ngưỡng bước ra từ những trang sách của Nam Cao, người ta mới thấy đây là hiện thân đầy đủ nhất cho những gì gọi là cùng khổ của người dân cày trong một xã hội thuộc địa: bị dày đạp, cào xé, hủy hoại cả nhân tính lẫn nhân hình”. Vốn là một nhà văn hiện thực đến sau, bước vào làng văn học khi mà mảnh đất về người nông dân đã được lật xới nhiều lần. Nam Cao vẫn cày được những đường cày thật đẹp và nâng tác phẩm của mình trở thành tuyệt bút. Và Chí Phèo thực sự đã trở thành hồi chuông vang vọng, tiếng kêu cứu khẩn thiết của con người được Nam Cao tái hiện qua số phận của nhân vật cùng tên.

Số 18: Mở bài về tác phẩm Chí Phèo

“ Uống rượu say không gọi: thế nhân ơi

Ta khật khưỡng chỉ gọi: ơi Thị Nở

Bát cháo hành suốt đời ta vẫn nợ

Còn bập bềnh trôi nổi giữa vần thơ…”

Đã hơn một lần,Nam Cao viết về những mối tình của những kẻ bị cả xã hội miệt thị,lăng nhục độc ác. Hơn một lần, con người tri thức “ trung thực vô ngần” ấy xót thương cho số mệnh của những kẻ cùng đường,bị cả xã hội cự tuyệt,ruồng bỏ để rồi luôn mang trong mình nỗi hận,hận cuộc đời,hận thế gian…Hình như đâu đây vẫn còn văng vẳng tiếng thét đau thương của một cọn người quặn quại ,vật lộn với cái chết trước ranh giới mong manh của cõi thiện và ác- Chí Phèo.Thổi hồn vào tác phẩm bằng tấm lòng đôn hậu chan chứa tình yêu thương,Nam Cao đã soi vào tác phẩm ánh sáng nhân đạo sâu sắc,đẹp đẽ thông qua bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí thật xót xa đau đớn.

Số 19: Viết mở bài Chí Phèo

Viết về đề tài người nông dân đã có rất nhiều nhà văn thành công trong đó có tên tuổi của Nam Cao với kiệt tác “Chí Phèo” tập chung khắc họa tình cảnh và số phận của nhân vật chính bị đẩy vào mức đường cùng, bị chà đạp tàn nhẫn mất nhân hình và nhân tính. Tác phẩm đã tố cáo hiện thực xã hội cũ và thể hiện tư tưởng nhân đạo, quan điểm nghệ thuật của nhà văn.

Số 20: Cách mở bài Chí Phèo

Nam Cao được biết đến là một cây bút tài hoa trên diễn đàn văn học Việt Nam, những tác phẩm ra đời mang màu sắc hiện thực sâu sắc. Những tác phẩm của ông mang cái nhìn về thời đại và cuộc sống hoàn toàn mới,cũng như hình ảnh trong các tác phẩm cũng đa dạng và phong phú,mang những mảng tính cách mà sự pha trộn sáng tối lại như được tương phản rõ rệt. Chí Phèo là một tác phẩm điển hình khi nhắc tới Nam Cao. Đây là câu chuyện về đoạn cuối cuộc đời của một con người trong xã hội thực dân phong kiến diễn ra và được ghi lại bởi Nam Cao, câu chuyện cũng gợi một những ý nghĩa nhân văn sâu sắc

Tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao
Tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao

Số 21: Mở bài Chí Phèo

Khi nhận định về các tác phẩm của Nam Cao, Nguyễn Hoành Khung cho rằng: “Trong mảnh sáng tác về nông dân của Nam Cao, người đọc thường gặp những nhân vật xấu xí, thô lỗ cục cằn và những chuyện nhục nhã của họ. Chính vì thế mà một số người tỏ ra hoài nghi giá trị hiện thực và nhân đạo của ngòi bút Nam Cao, có biết đâu rằng, chính với đám nhân vật “có vấn để” đó mà cái nhìn hiện thực và quan điểm nhân đạo của nhà văn mới thể hiện rõ, đầy đủ nhất”.

Số 22: Mở bài tác phẩm Chí Phèo

Vọng lên từ những vách núi tử thần hòa quyện với làn sương đêm,hương hoa tình yêu như choàng chiếc áo thanh tú vào không gian,cất lên khúc hát đớn đau xót thương cho những mối tình thật giản dị,thật mộc mạc đơn sơ mà cũng rất đỗi thiêng liêng,sâu sắc.Thoang thoảng đâu đây hương cháo hành man mác,mang theo mùi vị của đất,của quê hương xứ Đại.Bát cháo hành mang theo tình yêu đầy rẫy những sẹo của Chí Phèo và Thị Nở.Sức mạnh kì diệu ,lớn lao của tình yêu,sức sống bất diệt của thiên lương đã cảm hóa trái tim quỷ dữ ,làm sống dậy bản tính lương thiện của một loài đã ngã sang vật được thể hiện một cách cảm động qua tấm lòng nhân đạo,ngòi bút nhân văn đầy tinh tế và sắc sảo của Nam Cao.

Số 23: Mở bài cho bài Chí Phèo

Khi “Đôi lứa xứng đôi” chập chững bước những bước đầu tiên vào văn đàn Việt Nam thì văn học hiện thực cũng đang ở thời kỳ viên mãn nhất. Từ “Hạnh phúc một tang gia “ của Vũ Trọng Phụng với những tình huống lố bịch, hỡm hĩnh phê phán thói rởm đời trong một xã hội thượng lưu đầy những tính toán, mưu mô. Hay câu chuyện về chị Dậu trong tác phẩm “Tắt đèn” với hình ảnh về một người phụ nữ quanh năm sống trong túng thiếu và khó nhọc, phải bán cả con, bán cả thân để có đủ tiền sưu nộp cho chồng. Thì khi những độc giả đến với Chí Phèo, tấm màn được vén lên cũng là khi tấn bi kịch trò đời của Chí Phèo được lật mở. Một tiếng kêu cứu thất thanh của một con người đầy tuyệt vọng. Tôi đã đọc và bị ám ảnh bởi truyện ngắn này nhiều đến thế qua tấn bi kịch mà Chí Phèo gặp phải trong cuộc đời của mình – tấn bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người.

Số 24: Mở bài của bài văn Chí Phèo

Trước Cách mạng tháng Tám, nhiều tác phẩm thuộc dòng văn học hiện thực phê phán viết về số phận người nông dân ra đời như Tắt đèn của Ngô Tất Tố với chị Dậu, Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan với anh Phan,… và không thể không kể đến Nam Cao với hàng loạt tác phẩm xuất sắc về người nông dân Việt Nam. Trong đó nổi bật là hình tượng nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên Chí Phèo.

Tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao
Tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao

Số 25: Mở bài truyện ngắn Chí Phèo

Chỉ là một truyện ngắn, lại là truyện ngắn sáng tác sớm của Nam Cao về đề tài nông dân, nhưng Chí Phèo là sự tổng hợp, sự kết tinh của ngòi bút Nam Cat về đề tài này. Nếu như Nam Cao có thể được coi là “nhà văn của nông dân” , cùng với Ngô Tất Tố, thì trước hết vì ông có Chí Phèo. Khác với truyện ngắn cùng đề tài của tác giả, Chí Phèo có phạm vi hiện thực được phản ánh trải ra cả bề rộng không gian (một làng quê) và cả bề dài thời gian. Có thể nói, làng Vũ Đại trong truyện chính là hình ảnh thu nhỏ của xã hội nông thôn Việt Nam đương thời.

Số 26: Mở bài cho tác phẩm Chí Phèo

“Chí Phèo” (1941) là một truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Nam Cao viết về đề tài nông dân trước Cách mạng. Nó là một truyện ngắn có thể “làm mờ hết các tác phẩm khác cùng ra một thời”, đã đưa Nam Cao lên vị trí hàng đầu trong lớp các nhà văn hiện thực phê phán 1930-1945. Tác giả đã xây dựng thành công một nhân vật điển hình, nhân vật Chí Phèo, phản ánh một tấn bi kịch có ý nghĩa sâu sắc vào loại tiêu biểu nhất của nền văn học Việt Nam.

Số 27: Mở bài Chí Phèo hay

Khi nhắc đến hình ảnh người nông dân, con người ta thường nhắc đến hình ảnh của những con người làm ăn chăm chỉ, chất phác, thật thà, đậm đà tình cảm làng quê. Từ đó, hình dung về một làng quê yên ả, thanh bình, ở đó con người hòa hợp cùng chung sống. Nhưng điều đó đã sập đổ bởi những trang văn của Nam Cao – điển hình cho cây bút viết về đề tài người nông dân trước cách mạng tháng Tám. Tiêu biểu phải kể đến là truyện ngắn xuất sắc Chí Phèo. Nam Cao đã hiện thực hóa qua hình ảnh nhân vật anh Chí, từ đó phê phán xã hội phong kiến lúc bấy giờ thối nát, mục rữa, đẩy con người ta vào bước đường cùng. Cho đến tận ngày nay, khi mỗi lần nhắc tới Chí Phèo người ta vẫn còn ám ảnh về một con quỷ dữ ngự trị bên trong vỏ bọc của một con người. Từ đó là niềm xót xa, thương cảm cho một số phận con người dù muốn quay đầu nhưng hiện thực lại quá khắc nghiệt. Và cũng chẳng ai dám thấu hiểu cho một con người như vậy.

Số 28: Mở bài về tác phẩm Chí Phèo

Đề tài người nông dân từ lâu đã trở thành đề tài quen thuộc trong nền văn học Việt Nam, là mảnh đất màu mỡ để các nhà thơ, nhà văn đi sâu vào khai thác. Nam Cao là người đến sau khi mà mảnh đất ấy đã được khai phá, nhưng với ông ” Một cuộc thám hiểm thực sự không phải ở chỗ cần một vùng đất mới mà cần một đôi mắt mới”,bằng tất cả tâm huyết, tình cảm của mình đối với những con người nghèo khổ – những kẻ dưới đáy của xã hội, Nam Cao đã tìm được cho mình một chỗ đứng riêng. Tác phẩm Chí Phèo – đứa con sinh sau đẻ muộn nhưng không chịu kém thua “anh chị” mình vươn mình lên hàng kiệt tác – đỉnh cao của văn học 1930 – 1945.

Tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao
Tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao

Số 29: Viết mở bài Chí Phèo

“Chí Phèo” của Nam Cao là kiệt tác của văn học hiện thực phản ảnh đậm nét xã hội phong kiến đầy rẫy những tội ác và bất công, đồng thời khắc họa thành công hình ảnh người nông dân bị bần cùng hóa. Đọc những trang viết của Nam Cao, người đọc có thể mường tượng ra được bức tranh xã hội phong kiến nhiều ám ảnh.

Số 30: Cách mở bài Chí Phèo

Nam Cao, cây bút cuối của văn học giai đoạn 1930 – 1945, nhưng nhờ có ông và các phẩm xuất sắc của mình, Nam Cao đã làm bừng sáng cả một giai đoạn văn học, ông đã góp phần không nhỏ vào mảng tranh hiện thực xã hội Việt Nam trước cách mạng. Hai đề tài chủ yếu của ông gồm người nông dân và người trí thức, trong đó đề tài người nông dân là nổi bật hơn cả. Với đề này truyện Chí Phèo đã trở thành áng văn bất hủ của Nam Cao nói riêng và của văn học Việt Nam nói chung.

Số 31: Mở bài Chí Phèo

Đã có lần tôi tự hỏi phải chăng trái tim của nhà văn là một khối pha lê tinh khiết, để qua đó bao kiếp người từ hạnh phúc đến đớn đau bi kịch đều ngả bóng lại trên trang văn. Nam Cao có lẽ là một nhà văn như vậy, sống dậy giữa tác phẩm của ông là cả một thế giới nhân vật con người, từ kiếp “Sống mòn”, “Một bữa no”…đến kiếp đời quằn quại của một con quỷ dữ bị tha hóa rồi lại bị cự tuyệt quyền làm người trong “Chí Phèo”. Lúc đầu truyện có tên là “Cái lò gạch cũ”, năm 1941 nhà xuất bản đổi lại là “Đôi lứa xứng đôi” và năm 1945 in lại với tên “Chí Phèo” – một truyện ngắn có thể “làm mờ hết các tác phẩm khác cùng ra một thời”, đưa Nam Cao lên vị trí hàng đầu trong lớp các nhà văn hiện thực phê phán. Nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên ra đời từ đó và gây tiếng vang lớn về một tấn bi kịch trong cuộc đời mình.

Số 32: Mở bài tác phẩm Chí Phèo

Nam Cao là một trong những cây bút xuất sắc viết về đề tài người nông dân trước cách mạng tháng Tám. Trước đó, chúng ta từng biết đến một chị Dậu nghèo khổ trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố. Nay, một Chí Phèo được ví như con quỷ dữ được thể hiện trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao. Hiện thực chiến tranh ngoài chiến trường ác liệt đến đâu thì hiện thực về cuộc sống nông thôn cũng ác liệt chẳng kém. Đằng sau cái cổng làng cổ kính rêu phong, người ta nhìn thấy bóng dáng của một nông thôn dữ dội với bao khổ cực oan trái. Dù muốn hay không những người nông dân nơi đây cũng đang dần bị biến đổi cả hình lẫn tâm. Hiểu được điều đó, Nam Cao đã khắc họa nên hình ảnh một Chí Phèo điển hình cho những con người nghèo khổ trong thời phong kiến bị tha hóa, đọa đày.

Tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao
Tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao

Số 33: Mở bài cho bài Chí Phèo

Nhà phê bình văn học Nga đã từng viết: “ Nhà văn phải biết khơi lên ở con người lòng trắc ẩn, ý chí phản kháng cái ác, cái khát vọng khôi phục và bảo vệ những cái tốt đẹp. Và Nam Cao – con người của “năm năm cho một sự nghiệp không lẫn với ai, năm năm trung thành với hướng đi không nghiêng ngả, năm năm cày xới để tự kiếm hoa khẳng định mình” đã làm được điều ấy với hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của mình. Chí Phèo – là tác phẩm ghi dấu tên tuổi của Nam Cao trong văn đàn Việt Nam, là tiếng kêu cứu thất thanh, là lời cảnh báo, là bức tranh tố cáo hiện thực tàn khốc của làng quê Việt Nam trước cách mạng tháng Tám

Số 34: Mở bài của bài văn Chí Phèo

Đề tài người nông dân Việt Nam luôn là đề tài bao trùm trong văn học Việt Nam cho đến tận bây giờ. Một số tác phẩm tiêu biểu phải kể đến đó là Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Lão Hạc hay Chí Phèo của Nam Cao. Nếu nhắc đến nông thôn, ít nhiều người ta sẽ hình dung về cuộc sống của những người dân làng yên bình ẩn sau lũy tre làng xanh xanh. Nhưng đến với Nam Cao, hình tượng về một cuộc sống thanh bình dường như đã bị xóa nhòa với truyện ngắn Chí Phèo. Ông đã vẽ nên một bức tranh về xã hội phong kiến đầy hiện thực ngang trái. Ở đó con người ta không được tôn trọng, thậm chí bị đọa đày đến thê thảm, bị tha hóa đến nhẫn tâm. Nhưng đâu đó trong cái hiện thực khắc nghiệt ấy, vẫn còn chút tình thương, lòng nhân đạo của tác giả. Khắc họa thành công nhân vật Chí Phèo – điển hình cho hình ảnh những người nông dân thời bấy giờ, nhà văn như thổi một làn gió mới góp vào bức tranh chung của văn học hiện thực giai đoạn 1930 – 1945.

Số 35: Mở bài truyện ngắn Chí Phèo

Trong số những kiệt tác văn học hiện thực của nền văn học Việt Nam thời kỳ trước, thì “ Chí Phèo” của Nam Cao là tác phẩm nổi bật khi phản ánh được hiện thực rõ nét của xã hội phong kiến đầy rẫy những bất công và tội ác của những kẻ xấu xa. Đồng thời hình ảnh người nông dân bần cùng bị hoàn cảnh xô đẩy cũng được khắc họa rất thành công.

Số 36: Mở bài cho tác phẩm Chí Phèo

Nhà văn Nam Cao chính là một trong những nhà văn hiện thực tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Ông chuyên viết về đề tài những người trí thức nghèo hoặc những người nông dân bị bần cùng hóa, lưu manh hóa. Tiêu biểu nhất và tác phẩm khẳng định vị trí của ông trong nền văn học nước nhà chính là truyện ngắn Chí Phèo. Tác phẩm Chí Phèo là tấn bi kịch của người nông dân nghèo trong xã hội thực dân nửa phong kiến trước cách mạng tháng Tám. Nhân vật chính của truyện ngắn chính là Chí Phèo và viết về bi kịch của cuộc đời Chí. Có hai bi kịch nối tiếp nhau trong cuộc đời của Chí đó chính là bi kịch bị tha hóa từ một chàng thanh niên lương thiện trở thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Bi kịch thứ hai chính là bi kịch khi bị từ chối làm người lương thiện, từ chối quyền làm người, quyền được hạnh phúc.

Tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao
Tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao

Số 37: Mở bài Chí Phèo hay

Ai đó đã từng nói rằng : Tình yêu sẽ cảm hóa con người. Ai đó đã từng nói: Yêu là mù quáng. Và người ta thường nhắc đến mối tình của Chí Phèo- Thị Nở như một câu chuyện hài hước về tình yêu dang dở, trái ngang. Nam cao đã để hai con người ấy gặp nhau qua tác phẩm Chí Phèo- một tác phẩm viết về người nông dân, sự đen tối và ngột ngạt của con người trước CMT8. Hai con người ở tận cùng của đáy xã hội gặp nhau, yêu nhau một cách cách tình cờ và chớp nhoáng.Nhưng chính chút tình yêu thương mộc mạc ấy , chút cử chỉ giản dị chân thành của Thị đã đốt cháy lên ngọn lửa lương tri còn sót lại nơi đáy sâu trong tâm hồn Chí, đánh thức dậy bản chất lương thiện vốn có bên rong con người lầm lạc của xã hội đương thời.

Số 38: Mở bài về tác phẩm Chí Phèo

Văn học hiện thực Việt Nam đã đánh dấu biết bao tên tuổi xuất sắc trong làng văn chương nước nhà. Cùng đề tài viết về những người nông dân nghèo khổ trước cách mạng tháng Tám, chúng ta từng biết đến những cái tên như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan và Nam Cao. Những số phận gắn liền với cái tên như chị Dậu, cái Tý, Lão Hạc…Và giờ là Chí Phèo. Với tác phẩm cùng tên, Nam Cao đã làm nổi bật một anh Chí bản tính lương thiện, hiền lành. Nhưng sống trong cái xã hội phong kiến thối nát đã bị tha hóa, đọa đày. Song bằng tình yêu thương con người và lòng nhân đạo sâu sắc, nhà văn đã để con người đó được thức tỉnh trước khi quá muộn. Với những giá trị sâu sắc về hiện thực phê phán và nhân đạo, Chí phèo của Nam Cao là đại diện cho bức tranh xã hội phong kiến thời bấy giờ.

Số 39: Viết mở bài Chí Phèo

Tác giả Nam Cao sinh ra và lớn lên tại làng Đại Hoàng, một vùng quê nghèo khổ có nạn cường hào ức hiếp đời sống nhân dân thậm tệ. Từ đó, làm nên vẻ đẹp tâm hồn giàu yêu thương luôn trăn trở day dứt về số phận và cuộc đời của con người, hình thành nét phong cách nghệ thuật độc đáo trong các sáng tác của tác gia. Có thể nói, truyện ngắn “Chí Phèo” mang nét đặc trưng của một phong cách cao đẹp của Nam Cao, thể hiện đầy đủ nhất bức tranh hiện thực xã hội Việt Nam lúc bấy giờ.

Số 40: Cách mở bài Chí Phèo

“Khi Chí Phèo ngật ngưỡng bước ra từ trang sách của Nam Cao, người ta mới thấy đây là hiện thân đầy đủ nhất cho những gì gọi là cùng khổ của người dân cày trong một xã hội thuộc địa: bị dày đạp, cào xé, hủy hoại từ nhân tính đến nhân hình.” (Nguyễn Đăng Mạnh). Người ta vẫn coi Chí Phèo như một hiện tượng lạ của văn học và đời sống, một sáng tạo đặc biệt của Nam Cao mà qua đó, bao lớp hiện thực được lật dở, bao tầng tư tưởng được cày xới.

Tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao
Tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao

Tổng kết

Trên đây là tổng hợp đầy đủ Top 40 mẫu mở bài Chí Phèo chi tiết nhất đến các bạn học sinh chuẩn bị cho các kì thi. Top 10 Tìm Kiếm hy vọng đã mang đến bài viết bổ ích, giúp cũng cố kiến thức cho các bạn học sinh lớp 11.

0/5 (0 Reviews)
Chúng tôi tạo ra Top10timkiem.vn nhằm mục đích cung cấp cho người đọc những thông tin, liệt kê một cách chi tiết nhất về mọi lĩnh vực trong cuộc sống.