Tổng hợp các bài mẫu mở bài Hai đứa trẻ cảnh chiều tàn trong bài Hai đứa trẻ của tác giả Thạch Lam một cách đầy đủ và chi tiết nhất sẽ giúp các bạn học sinh chuẩn bị kiến thức thật tốt cho mình trước các kì thi sắp tới. Hôm nay Top 10 Tìm Kiếm sẽ tổng hợp Top 10 mẫu mở bài hay Hai đứa trẻ cảnh chiều tàn chi tiết nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Top 10 mẫu mở bài Hai đứa trẻ cảnh chiều tàn
Số 1: Mở bài Hai đứa trẻ cảnh chiều tàn
Hai đứa trẻ là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất cho đời thơ Thạch Lam. Bằng những câu văn giản dị, mộc mạc Thạch Lam đã vẽ nên một bức tranh buổi chiều nơi phố huyện nghèo đầy bình lặng thanh bình nhưng lắng sâu và chan chứa tình cảm. Những nét vẽ hết sức giản đơn nhưng lại tinh tế vô cùng. Một bức tranh phố huyện lúc chiều tàn có sự đan xen hòa hợp giữa cảnh sắc thiên nhiên, cuộc sống sinh hoạt và nét đẹp tâm hồn con người.

Số 2: Mở bài hay Hai đứa trẻ cảnh chiều tàn
Thạch Lam là một trong những nhà văn có lối viết độc đáo nhất trong nền thơ ca Việt. Truyện của Thạch Lam không có cốt truyện nhưng qua thế giới cảm xúc, tâm trạng của nhân vật, tác phẩm của ông vẫn toát lên cái tình, cái chất thơ tự nhiên mà tha thiết, xúc động. Qua những tác phẩm của mình ông bộc lộ nỗi thương cảm, xót xa với cuộc sống và những số kiếp con người nghèo khổ. “Hai đứa trẻ” là một trong những tác phẩm như thế! Bằng sự nhạy cảm của mình, Thạch Lam đã vẽ lên bức tranh phố huyện trong “Hai đứa trẻ” – bức tranh với những kiếp người lam lũ, với những cuộc sống tối tăm, đơn điệu giữa cuộc đời.

Số 3: Mở bài cảnh chiều tàn Hai đứa trẻ
Thạch Lam một trong những cây bút chủ lực của Tự lực văn đoàn. Các tác phẩm của ông thiên về những cảm xúc trong trẻo, nhẹ nhàng mà vô cùng sâu lắng. Đằng sau những trang văn thấm đẫm chất thơ là niềm cảm thương, tấm lòng nhân đạo với những kiếp người nghèo khổ trong xã hội. Truyện ngắn Hai đứa trẻ là một trong những truyện nổi bật nhất của ông. Nắm bắt khoảnh khắc ngày tàn, Thạch Lam đã vẽ nên cuộc sống đầy ảm đạm mà cũng ngập tràn mơ ước của con người nơi đây.
Số 4: Mở bài Hai đứa trẻ cảnh chiều tàn
Nhà văn Thạch Lam là một con người trưởng thành trong nhóm Tự lực văn đoàn, với phong cách sáng tác mang một màu sắc cá nhân, riêng biệt, không bị lẫn với bất kỳ ai. Văn Thạch Lam vô cùng sâu lắng, nhẹ nhàng nhưng đôi lúc cũng buồn man mác, đi sâu vào lòng người đọc. “Hai đứa trẻ” là một câu truyện như thế, truyện đã vẽ lên một bức tranh về con phố huyện nghèo, nơi có những con người nghèo khó, khốn cùng trong xã hội Việt Nam ngày ấy.

Số 5: Mở bài hay Hai đứa trẻ cảnh chiều tàn
Nếu như các nhà văn thuộc Tự Lực Văn Đoàn miêu tả cuộc sống với tất cả những gì đẹp nhất, trong sáng nhất thì Thạch Lam lại tìm cho mình một lối đi riêng. Dưới con mắt của ông, đời không chỉ có tình yêu mãnh liệt đến quên cả trời đất, quên cả mọi người mà còn có cả những nỗi đau. Ngòi bút Thạch Lam hòa cùng cuộc sống, lách vào sâu những ngõ ngách tâm hồn con người để từ đó chắt lọc ra cả một bức tranh đời sống nơi phố huyện nghèo (Hai đứa trẻ) mà ở đó bóng tối đè nặng lên cuộc sống cùng cực, luẩn quẩn của con người.
Số 6: Mở bài cảnh chiều tàn Hai đứa trẻ
Trong nền văn học Việt Nam, ít có người như Thạch Lam. Bằng những truyện ngắn tưởng như đơn giản, không có cốt truyện nhưng những gì nhà văn viết, tiếng nói nhè nhẹ của ông đã để lại những lắng sâu, những nghĩ suy, những dư âm nhẹ nhàng mà sâu sắc cho độc giả. “Hai đứa trẻ” (in trong tập Nắng trong vườn, xuất bản năm 1938) là một truyện ngắn như thế. Dưới con mắt ngây thơ của “Hai đứa trẻ”, người đọc dường như cùng nhập cuộc, cùng theo dõi, để rồi bức tranh thiên nhiên và bức tranh đời sống của phố huyện nghèo, của những con người bình dị, lam lũ hiện lên.

Số 7: Mở bài Hai đứa trẻ cảnh chiều tàn
Thạch Lam là nhà văn xuất sắc trước Cách mạng tháng Tám. Những việc hết sức bình thường trong đời sống đã được nhà văn miêu tả một cách chân thực, sâu sắc, gợi nên nhiều nghĩ suy. Truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, với hình ảnh đoàn tàu đi qua phố huyện chỉ vài ba phút trong đêm là hình ảnh đầy ý nghĩa.
Số 8: Mở bài hay Hai đứa trẻ cảnh chiều tàn
Dù chỉ xuất hiện trên văn đàn vẻn vẹn có năm năm nhưng Thạch Lam sớm khẳng định là một cây bút truyện ngắn độc đáo. Sinh thời, ông từng quan niệm “Cái đẹp man mác khắp vũ trụ, lẩn khuất khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật tầm thường. Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở những chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật để cho người đọc trông nhìn và thưởng thức”. Rút ra từ tập truyện ngắn “Nắng trong vườn”, “Hai đứa trẻ” là truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách độc đáo không trộn lẫn của Thạch Lam. Đến với “Hai đứa trẻ” độc giả ai ai cũng thấy cảnh đợi tàu là sự kiện tiêu biểu nơi ngòi bút của Thạch Lam thăng hoa.

Số 9: Mở bài cảnh chiều tàn Hai đứa trẻ
“Hai đứa trẻ” tuy chưa phải là truyện ngắn hay nhất nhưng lại khá tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Thạch Lam: bình dị, nhẹ nhàng mà tinh tế, thâm thuý. Truyện dường như chẳng có gì: hầu như không có cốt truyện, chẳng có xung đột gay cấn, chẳng có gì đặc biệt cả. “Hai đứa trẻ” chỉ là một mảng đời thường bình lặng nổi bật trong một bức tranh phố huyện nghèo – hình ảnh trên đã gửi gắm nhiều ý nghĩa.
Số 10: Mở bài Hai đứa trẻ cảnh chiều tàn
Trong Tự Lực văn đoàn, nhà văn Thạch Lam đứng thành một dòng riêng biệt. Nhất Linh với Khái Hưng còn có thể viết tiểu thuyết chung nhưng Thạch Lam thì không. Giọng điệu của Thạch Lam nhỏ nhẹ, điềm tĩnh, sâu lắng, nhiều dư vị, có sức truyền cảm đặc biệt. Thạch Lam lại hướng về các nhân vật bé nhỏ ở tầng lớp dưới của xã hội. Trong khi đó, các nhà văn khác của Tự lực văn đoàn lại hướng về các nhân vật thượng lưu. “Hai đứa trẻ” là truyện ngắn tiêu biểu cho văn phong Thạch Lam, cho khuynh hướng tư tưởng của Thạch Lam, hướng về cuộc đời, hướng về cái Thiện, cái Mĩ.

Tổng kết
Trên đây là tổng hợp đầy đủ Top 10 mẫu mở bài Hai đứa trẻ cảnh chiều tàn chi tiết nhất đến các bạn học sinh chuẩn bị cho các kì thi. Top 10 Tìm Kiếm hy vọng đã mang đến bài viết bổ ích, giúp cũng cố kiến thức cho các bạn học sinh lớp 11.