Top 25 mẫu mở bài hay cho bài thơ Tự Tình 2 chi tiết nhất

Top 25 mẫu mở bài Tự Tình 2 chi tiết nhất
Top 25 mẫu mở bài Tự Tình 2 chi tiết nhất
4.8/5 - (12 votes)

Tổng hợp các bài mẫu Mở bài Tự Tình 2 tác giả Hồ Xuân Hương một cách đầy đủ và chi tiết nhất sẽ giúp các bạn học sinh chuẩn bị kiến thức thật tốt cho mình trước các kì thi sắp tới. Hôm nay Top 10 Tìm Kiếm sẽ tổng hợp Top 25 mẫu mở bài hay cho bài thơ Tự Tình 2 chi tiết nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Top 25 mẫu mở bài Tự Tình 2 chi tiết nhất

Số 1: Mở bài Tự Tình 2

Nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương là một trong những cái tên sáng của làng thơ Việt Nam. Trong số khá nhiều tác phẩm mà bà để lại, tả cảnh ngụ tình chính là phong cách sáng tác chủ đạo. Những bài thơ của Hồ Xuân Hương hầu hết đầu nói về vẻ đẹp đức hạnh, sự hi sinh, thân phận mỏng manh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến khắc nghiệt. Trong đó, “Tự tình 2” cũng là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho phong cách chủ đạo này.

Bài Tự Tình 2 của Hồ Xuân Hương
Bài Tự Tình 2 của Hồ Xuân Hương

Số 2: Mở bài Tự Tình 2 hay

Nữ sĩ họ Hồ là một trong những cây bút hiếm hoi của văn học trung đại bởi bà là nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ. Chính vì thế, Hồ Xuân Hương hơn ai hết thấu hiểu tiếng lòng cùng khổ đau của những số kiếp bé mọn để rồi cất lên tiếng nói cảm thương sâu sắc đồng thời thể hiện thái độ trân trọng, đề cao khát vọng của họ. Có phải vì lẽ đó mà “Xuân Hương có mấy bài thơ than thân, làm thành một bộ ba song song nhau, bài nào cũng tiêu tao, cũng nói ra tự đáy lòng của một phụ nữ” (Xuân Diệu). Và bộ ba ấy, tiêu biểu là bài thơ “Tự tình” (II) – tiếng lòng của một tấm hồng nhan bạc mệnh.

Số 3: Mở bài cho bài thơ Tự Tình 2

Được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm”, Hồ Xuân Hương đã để lại cho chúng ta những tác phẩm thơ Nôm thật sự xuất sắc, trong đó đa số là các bài thơ nói về thân phận người phụ nữ, cùng với nỗi niềm đồng cảm, thương cảm sâu sắc và khao khát được hạnh phúc. Trong các tác phẩm ấy có chùm thơ ba bài thơ Tự tình, được lấy cảm hứng từ chính cuộc đời của bà. Mỗi bài thơ đều mang những nỗi niềm cảm xúc riêng nhưng tựu chung lại là nỗi buồn, nỗi cô đơn của một người phụ nữ khao khát yêu đương nhưng lại gặp phải những bất hạnh, đau đớn. Tự tình được sinh ra trong niềm cảm hứng chung ấy. Hồ Xuân Hương được sinh ra vào giai đoạn cuối thế kỉ XVIII, khi mà xã hội đang chuyển mình đầy sóng gió. Cả xã hội khi ấy đều sục sôi cái tư tưởng đòi quyền sống, tự do và hạnh phúc. Và cái không khí ấy đã tác động mạnh mẽ tới tâm trí và hồn thơ của bà. Ngẫm lại số phận mình, hai lần lấy chồng, hai lần làm lẽ, hai lần chồng chết, cuộc đời bà là một chuỗi dài những tháng năm đau khổ, là những giọt nước mắt cho phận “hồng nhan”.

Số 4: Mở bài cho bài Tự Tình 2

“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi

Này của Xuân Hương đã quệt rồi”

Hồ Xuân Hương – bà chúa thơ Nôm, một hiện tượng đặc biệt của thơ ca trung đại Việt Nam. Nữ thi sĩ có số phận éo le, ngang trái nên hồn thơ của bà là tiếng nói đại diện cho những người phụ nữ sống trong xã hội phong kiến với một khát vọng tình yêu, hạnh phúc lứa đôi. Chùm thơ Tự tình của bà gồm ba bài là sự phản ánh đặc sắc tâm tư, tình cảm của nhà thơ_ một người phụ nữ “hồng nhan bạc phận” đường tình duyên không trọn vẹn, quá lứa lỡ thì. Trong đó Tự tình bài II được coi là bài thơ hay nhất, giàu cảm xúc và lắng đọng nhất.

Số 5: Mở bài gián tiếp Tự Tình 2

Thân phận lẽ mọn của người phụ nữ trong xã hội phong kiến là một đề tài khá phổ biến trong văn học dân gian và văn học viết thời hiện đại. Tình yêu và hanh phúc gia đình là một trong những mối quan tâm lớn của văn học từ xưa đến nay. Nó góp phần thế hiện rõ tinh thần nhân đạo trong văn học. “Tự tình 2” là một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về người phụ nữ trong văn học Việt Nam – Hồ Xuân Hương.

Bài Tự Tình 2 của Hồ Xuân Hương
Bài Tự Tình 2 của Hồ Xuân Hương

Số 6: Mở bài Tự Tình 2

Xã hội phong kiến xưa đầy rẫy những bất công, những sự đàn áp khiến cho đời sống của nhân dân cực khổ. Và đặc biệt, những người phụ nữ xưa, thân phận “như trái bần trôi” bị vùi dập, chà đạp, ngay cả quyền tự do yêu đương, quyền được hưởng hạnh phúc cũng bị tước đoạt. Bởi vậy, biết bao bài thơ cất lên tiếng nói thương cảm cho cuộc đời “hồng nhan bạc phận” của họ như nàng Kiều tài năng mà số phận truân chuyên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, người chinh phụ với nỗi lòng nhớ thương chồng nơi biên ải xa xôi trong Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn,…

Số 7: Mở bài Tự Tình 2 hay

Biển cả nghìn năm không ngừng dạt dào sóng. Sóng biển có lúc êm đềm nhưng cũng có khi gào thét dữ dội. Tâm hồn con người cũng như biển vậy, thi nhân xúc cảm trước cuộc đời mà viết nên trang. Con sóng lòng tràn bờ, tràn trên con chữ thành thơ. Thơ ca, ấy là điệu hồn tâm hồn, là tiếng lòng của người cầm bút. Tình cảm trong thơ, ấy là tiếng lòng của người thơ, là câu chuyện về cuộc đời và con người. Cũng mang trong mình những cơn sóng lòng dữ dội và dạt dào như thế, Hồ Xuân Hương đã sáng tác nên bài thơ “Tự tình 2”. Có thể nói đây là bài thơ hay nhất của bà viết về đề tài người phụ nữ

Số 8: Mở bài cho bài thơ Tự Tình 2

Hồ Xuân Hương là một trong những nữ thi sĩ xuất sắc của Việt Nam, số lượng tác phẩm bà để lại khá nhiều, và phong cách sáng tác thơ chủ yếu của bà là tả cảnh ngụ tình. Bà còn được biết đến với hình ảnh của một nữ nhà thơ viết nhiều về thân phận người phụ nữ, là người dũng cảm đề cao vẻ đẹp, sự hi sinh và đức hạnh của người phụ nữ, đồng thời lên tiếng bênh vực cho họ và phê phán lên án gay gắt chế độ xã hội cũ. Tự tình 2 là một trong những bài thơ hay, chứa đựng nhiều cung bậc cảm xúc của chính tác giả và cũng là của người phụ nữ nói chung.

Số 9: Mở bài cho bài Tự Tình 2

Xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX là một xã hội phong kiến đầy bất công đối với những thân phận nhỏ bé, đặc biệt là người phụ nữ. Nỗi tủi nhục, đau đớn trước số phân truân chuyên trong tình yêu cũng là một chủ đề trong thơ ca trung đại dưới ngòi bút xót thương của những người thi nhân biết đồng cảm. Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ tài danh thời ấy nhưng gặp nhiều trắc trở trong tình yêu, hôn nhân. Tự tình là một bài thơ đặc sắc thể hiện nỗi đau buồn tủi trước thân phận éo le của mình. Diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ đi từ cô đơn, buồn tủi, đau đớn đến uất ức muốn vùng lên đấu tranh nhưng rồi lại trở lại sự buồn tủi không lối thoát.

Số 10: Mở bài gián tiếp Tự Tình 2

Thơ là một hình thái nghệ thuật cao quý, tinh vi. Mỗi bài thơ là tiếng hát của trái tim, là những cảm xúc chân thành mà mãnh liệt của người nghệ sĩ. Bởi vậy, Diệp Tiến cho rằng, “thơ là tiếng lòng”. Trong số những “ tiếng lòng” trong thơ, ta bắt gặp nỗi lòng người phụ nữ sống trong xã hội xưa đầy xót xa, tủi hổ, nổi bật là Hồ Xuân Hương với tác phẩm “ Tự tình 2”.

Bài Tự Tình 2 của Hồ Xuân Hương
Bài Tự Tình 2 của Hồ Xuân Hương

Số 11: Mở bài Tự Tình 2

Hồ Xuân Hương là một trong những nữ sĩ tài ba bậc nhất của văn học Trung đại Việt Nam. Bà để lại sự nghiệp sáng tác đồ sộ, giàu giá trị trên cả mảng thơ chữ Nôm và chữ Hán. Nổi bật trong tác phẩm của bà là tiếng nói thương cảm với số phận người phụ nữ và bài thơ Tự Tình (bài II) là một trong những bài thơ như vậy. Bài thơ nằm trong chùm thơ Tự tình, gồm có tất cả ba bài, được viết theo thể thơ Đường luật. Tác phẩm là nỗi thương mình trong sự cô đơn khi phải chịu cảnh làm lẽ, khao khát hạnh phúc mãnh liệt. Đồng thời bài thơ cũng thể hiện thái độ bứt phá, vùng vẫy, muốn thoát khỏi cảnh ngộ éo le để có thể đạt được hạnh phúc, nhưng cuối cùng bi kịch vẫn hoàn bi kịch.

Số 12: Mở bài Tự Tình 2 hay

Được biết đến với danh hiệu “Bà chúa thơ Nôm”, Hồ Xuân Hương đặc biệt gấy ấn tượng với bạn đọc qua những vần thơ trữ tình mà trào phúng, vừa thanh lại vừa tục. Bà là ngôi sao sáng chói của nền văn học trung đại Việt Nam, là thiên tài kì nữ nổi tiếng về tài sắc. Éo le thay, cuộc đời của bà truân chuyên, lận đận. Và, có lẽ, cũng nhờ sự nếm trải ấy mà tiếng thơ não nề của Hồ Xuân Hương gây ám ảnh với bạn đọc qua bài thơ “tự tình 2”.

Số 13: Mở bài cho bài thơ Tự Tình 2

Văn học trung đại là thời kì mà cái tôi bị kiềm tỏa,  được gọi là văn học phi ngã. Ấy thế nhưng, ngay trong dòng chảy của văn học thời kì này, Xuân Hương vẫn lưu lại một dấu ấn thơ riêng, thể hiện rõ gương mặt nghệ thuật của một bà chúa thơ Nôm. Tự tình 2 là một trong những bài thơ thể hiện xuất sắc cá tính mạnh mẽ, nổi loạn ấy của bà.

Số 14: Mở bài cho bài Tự Tình 2

“Lũ chúng ta đầu thai nhầm thế kỉ,

Một đôi người u uất nỗi chơ vơ.”

Qua bao kiếp đoạn trường, bao cuộc bể dâu của thời đại, ý thức về nỗi “chơ vơ” ấy đã manh nha khởi phát trong lòng những kẻ mang trên mình duyên nợ với văn chương. Ta từng biết đến một bà Huyện Thanh Quan khắc khoải hoài vọng về một thời vàng son quá vãng, từng lắng nghe tiếng thở than não nề tâm can cho thế cục nhân sinh của Nguyễn Trãi. Và, giờ đây, ta chạnh lòng trước tiếng thét bi phẫn đầy uất hận của Hồ Xuân Hương khi nếm trải bi kịch: Tình duyên chỉ là trò đùa của con tạo. Qua “tự tình 2”, ta càng hiểu sâu sắc hơn về âm điệu da diết đầy đau đớn trong trang thơ của bà chúa Thơ Nôm. Không chỉ vậy.. (bạn trích dẫn nội dung khái quát của tác phẩm hoặc yêu cầu mà đề bài đưa ra).

Số 15: Mở bài gián tiếp Tự Tình 2

Một nhà phê bình văn chương nổi tiếng đã từng đưa ra một quy luật :“Văn chương, thơ ca là tấm gương phản chiếu của tâm hồn, là tiếng nói tình cảm của nhân loại, là những rung động của trái tim trước cuộc đời tươi đẹp. Những giá trị tinh thần mà văn chương, thơ ca đem lại, đã thoát khỏi cái quy luật băng hoại của thời gian, để trường tồn mãi mãi”.Không nằm ngoài quy luật đó, Nữ sĩ Hồ Xuân Hương cũng muốn để lại cho hậu thế những tác phẩm hoàn mỹ, đạt đến sự xuất sắc về cả nội dung và nghệ thuật. Tiêu biểu nhất, đặc sắc nhất là bài thơ “Tự Tình 2” – Là tiếng nói thương cảm đối với số phận hẩm hiu của người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến, đồng thời để cao vẻ đẹp và khát vọng sống của họ.

Bài Tự Tình 2 của Hồ Xuân Hương
Bài Tự Tình 2 của Hồ Xuân Hương

Số 16: Mở bài Tự Tình 2

Giữa một nền suy vong trầm trọng của thể chế phong kiến vào khoảng cuối thế kỉ 18, đầu thế kỉ 19, tiếng nói của nhân dân cùng sự phản kháng mãnh liệt trỗi dậy. Từ đây, nền thi ca Việt Nam chưa bao giờ phát triển mạnh mẽ đến thế. Với những thành tựu đáng kể, bên cạnh những Nguyễn Khuyến, Nguyễn Du, cái tên Hồ Xuân Hương đã tạo nên một sự phá cách mới mẻ, tăng thêm giá trị nhân văn sâu sắc cho nền văn học thời bấy giờ. Với “tự tình 2”, Hồ Xuân Hương hoàn toàn xứng đáng với cái danh “thiên tài kì nữ”

Số 17: Mở bài Tự Tình 2 hay

Xuân Hương là một cá tính thơ độc đáo, nổi loạn, những câu thơ đã tạc nên hình tượng bà chúa thơ Nôm độc nhất vô nhị trên văn đàn văn học Việt Nam. “Tự tình 2” cũng là những dòng thơ, là những lời hát về nỗi đau của kiếp hồng nhan bạc phận, nhưng cũng đồng thời ở đó ta vẫn thấy một Xuân Hương sắc sảo, bản lĩnh, muốn quẫy đạp, vượt ra khỏi ao bèo phong kiến xưa.

Số 18: Mở bài cho bài thơ Tự Tình 2

“Đau đớn thay phận đàn bà,

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”

Từ lâu, thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa đã gắn liền với thân phận bèo bọt, trôi nổi, bất hạnh. Đến đại thi hào Nguyễn Du cũng đã từng phải thốt lên lời ai oán cho số phận của nàng Kiều nói riêng và người phụ nữ bấy giờ nói chung, hai chữ “đau đớn” không chỉ là cái nhìn của người ngoài cuộc, Hồ Xuân Hương đã dung cảm kí thác tâm sự, khó khăn và cuộc đời gian truân của người phụ nữ vào trong những trang thơ của mình. “Tự tình 2” là một trong những bài thơ tiêu biểu của bà viết về người phụ nữ.

Số 19: Mở bài cho bài Tự Tình 2

Văn học trung đại Việt Nam đánh dấu sự thành công của các nhà thơ nổi tiếng với những tác phẩm để lại dấu ấn vô cùng mạnh mẽ. Nguyễn Du có Đoạn trường tân thanh, Tú Xương có Thương vợ, Nguyễn Khuyến có chùm thơ về thu. Và có một nữ thi sĩ nổi bật lên giữa những chùm quả ngọt ấy đó là Hồ Xuân Hương – bà chúa thơ Nôm của nền văn học nước nhà. Bà đã để lại cho người đời sau những bài thơ nói lên tiếng nói của người phụ nữ, cất lên tiếng thơ tố cáo, đấu tranh cho quyền phụ nữ vô cùng sâu sắc. Đặc biệt, Tự tình II là một tác phẩm vô cùng xuất sắc thể hiện được tài năng và tư tưởng của bà.

Số 20: Mở bài gián tiếp Tự Tình 2

Từ lâu, thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa đã gắn liền với thân phận bèo bọt, trôi nổi, bất hạnh.Có lẽ, ai cũng đã từng khóc thương tha thiết cho nàng Kiều tài hoa mà bạc mệnh, từng ấm ức thay cho nỗi oan khuất thấu tận trời xanh của Vũ Nương. Và giờ đây, khi đến với tác phẩm “Tự tình 2” của Hồ Xuân Hương, ta lại thêm phần xót thương cho thận phận trôi nổi của người phụ nữ trong xã hội Phong kiến xưa. Bài thơ là tiếng lòng chất đầy nỗi niềm sâu kín của nữ thi sĩ.

Bài Tự Tình 2 của Hồ Xuân Hương
Bài Tự Tình 2 của Hồ Xuân Hương

Số 21: Mở bài Tự Tình 2

Trong xã hội phong kiến, số phận người phụ nữ luôn chất chứa những oan khổ, éo le và bất công bởi quan niệm “trọng nam khinh nữ” đã tồn tại và ăn sâu vào tâm thức con người đã hàng chục thế kỉ. Có những người chỉ biết cắn răng cam chịu nhưng cũng có những người ý thức sâu sắc được bi kịch bản thân, dám cất lên tiếng nói phản kháng mạnh mẽ. Nữ sĩ họ Hồ là một trong những người phụ nữ làm được điều đó. Một người phụ nữ dám “phơi” cả lòng mình trước nước non, đúng như nhận xét của GS Nguyễn Đăng Mạnh: “Đọc thơ Hồ Xuân Hương, thấy có đủ cả buồn khổ, đắng cay, chán chường, căm uất, đủ cả oán thù, phẫn nộ, thậm chí muốn tung hê tất cả, phá phách tất cả, … nhưng không bao giờ mất niềm tin ở cuộc đời, ở sự sống”. Và bài thơ “Tự tình” (II) đã thể hiện toàn bộ cung bậc cảm xúc ấy một cách chân thật nhất.

Số 22: Mở bài Tự Tình 2 hay

Hồ Xuân Hương là nữ sĩ tài ba ở nước ta vào cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX. Ngoài tập “Lưu Hương kí” bà còn để lại khoảng 50 bài thơ Nôm, phần lớn là thơ đa nghĩa, vừa có nghĩa thanh vừa có nghĩa tục. Một số bài thơ trữ tình đằm thắm, thiết tha, buồn tủi… thể hiện sâu sắc thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ, với bao khao khát sống và hạnh phúc tình duyên. Chùm thơ “Tự tình” phản ánh tâm tư tình cảm của Hồ Xuân Hương, của một người phụ nữ lỡ thì quá lứa, duyên phận hẩm hiu,… Bài thơi này là bài thứ hai trong chùm thơ “Tự tình” gồm ba bài.

Số 23: Mở bài cho bài thơ Tự Tình 2

Tự Tình 2 dường như là lời tự hát của Xuân Hương về nỗi đau của thân phận mình, đồng thời cũng là những dòng thơ giãi bày chân thành, xúc động những khát khao hạnh phúc của người phụ nữ muôn thuở. Có lẽ vì thế chăng mà không chỉ Tự tình 2, cả 3 bài thơ trong chùm thơ Tự Tình đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc.

Số 24: Mở bài cho bài Tự Tình 2

Trong hệ thống những bài thơ mang chứa tâm sự của Hồ Xuân Hương, “Tự tình” là một trong những bài thơ hay nhất. Bài thơ thể hiện nỗi buồn, nỗi cô đơn thấm thía của người yêu đời, tràn đầy sức sống nhưng gặp cảnh ngộ éo le, một con người luôn khao khát tình yêu nhưng chỉ gặp toàn dang dở, bất hạnh. Đó còn là sự bất hạnh của một mơ ước không thành. Sinh ra và lớn lên trong một giai đoạn lịch sử đầy sóng gió (nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX), Hồ Xuân Hương là người chứng kiến và phần nào chịu ảnh hưởng cái không khí sôi sục của phong trào quần chúng đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho con người. Không khí ấy tác động đến tâm hồn vốn thông minh và giàu lòng trắc ẩn của bà.

Số 25: Mở bài gián tiếp Tự Tình 2

Hồ Xuân Hương là một trong những nhà thơ nữ tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam, được mệnh danh là “bà chúa thơ nôm”. Bà là một “thiên tài kì nữ” nhưng cuộc đời đầy éo le, bất hạnh. Thơ Hồ Xuân Hương là thơ của phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà vẫn rất trữ tình. Một trong những bài thơ tiêu biểu viết về tâm trạng, nỗi niềm của người phụ nữ trước duyên phận, cuộc đời mình là “Tự tình 2″. Bài thơ có giá trị sâu sắc về nội dung và nghệ thuật.

Bài Tự Tình 2 của Hồ Xuân Hương
Bài Tự Tình 2 của Hồ Xuân Hương

Tổng kết

Trên đây là tổng hợp đầy đủ Top 25 mẫu mở bài Tự Tình 2 chi tiết nhất đến các bạn học sinh chuẩn bị cho các kì thi. Top 10 Tìm Kiếm hy vọng đã mang đến bài viết bổ ích, giúp cũng cố kiến thức cho các bạn học sinh lớp 11.

0/5 (0 Reviews)
Chúng tôi tạo ra Top10timkiem.vn nhằm mục đích cung cấp cho người đọc những thông tin, liệt kê một cách chi tiết nhất về mọi lĩnh vực trong cuộc sống.