Tổng hợp các bài mẫu mở bài Đây thôn Vĩ Dạ khổ 1 của tác giả Hàn Mạc Tử một cách đầy đủ và chi tiết nhất sẽ giúp các bạn học sinh chuẩn bị kiến thức thật tốt cho mình trước các kì thi sắp tới. Hôm nay Top 10 Tìm Kiếm sẽ tổng hợp Top 15 mẫu mở bài Đây thôn Vĩ Dạ khổ 1 chi tiết nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Top 15 mẫu mở bài Đây thôn Vĩ Dạ khổ 1
Số 1: Mở bài Đây thôn Vĩ Dạ khổ 1
Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ lẫy lừng của nền văn học Việt Nam. Cuộc đời ông tuy ngắn ngủi nhưng lại giá trị vô cùng, Ông để lại cho nước nhà một kho tàng văn hóa đồ sộ. Trong số đó không thể không kể đến bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ. Bài thơ là nỗi chân tình sâu sắc Hàn Mặc Tử gửi gắm đến người thương của mình vào những năm tháng cuối đời. Từng câu, từng chữ như đi sâu vào lòng người, du dương, ngọt ngào đầy tha thiết.
Mở đầu bài thơ là câu hỏi tu từ chan chứa bao xúc cảm :
“ Sao anh không về chơi thôn Vĩ ”

Số 2: Mở bài Đây thôn Vĩ Dạ 11 khổ 1
Hàn Mặc Tử là một trong những gương mặt nhà thơ tiêu biểu nhất trong phong trào thơ mới với sức sáng tạo dồi dào cùng phong cách sáng tác ấn tượng. “Đây thôn Vĩ Dạ” là bài thơ đặc sắc bậc nhất trong sự nghiệp sáng tác của Hàn Mặc Tử, bài thơ là bức tranh hài hòa giữa khung cảnh thiên nhiên trong trẻo với tâm hồn suy tư, xót xa của cái tôi trữ tình.
Trong khổ thơ đầu tiên của bài thơ, thi sĩ Hàn Mặc Tử đã hướng ngòi bút đến khung cảnh thiên nhiên giản dị mà đẹp đẽ, trong trẻo của thôn Vĩ:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc chen ngang mặt chữ điền”
Số 3: Mở bài phân tích khổ 1 Đây thôn Vĩ Dạ
Hàn Mặc Tử một nhà thơ tiêu biểu trong phong trào thơ mới 1932-1945 với những tác phẩm tiêu biểu. Các nhà thơ đã hòa mình vào thiên nhiên, ngắm nhìn cảnh đẹp quê hương đất nước dù ông đang phải trải qua những đau đớn của bệnh tật với mong muốn được gắn bó lâu hơn với cuộc sống này. Đó là một tinh thần đáng ngợi ca và tâm trạng ấy đã được khắc họa rõ trong bài “Đây thôn Vĩ Dạ”. Khổ 1 là bức tranh thôn Vĩ tươi đẹp cùng tâm trạng tiếc nuối của tác giả.
Số 4: Mở bài hay Đây thôn Vĩ Dạ khổ 1
Nhà thơ Hàn Mặc Tử được biết đến với sức sáng tạo nhất trong số các nhà Thơ mới. Ông có một cuộc đời ngắn ngủi và đầy bi kịch. Thơ của Hàn Mặc Tử là tiếng nói của một tâm hồn yêu cuộc sống, yêu cảnh vật, yêu con người nồng nàn và tha thiết. Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” là một trong những bài thơ tiêu biểu của nhà thơ, thể hiện một hồn thơ tha thiết nhưng tuyệt vọng. Khổ thơ đầu tiên của bài mang đến một bức tranh thiên nhiên đầy vẻ đẹp.
Số 5: Mở bài phân tích khổ 1 Đây thôn Vĩ Dạ
Hàn Mặc Tử là một nhà thơ tiêu biểu cho phong trào thơ Mới. “Đây thôn Vĩ Dạ” là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác của Hàn Mặc Tử, được sáng tác năm 1938 khi nhà thơ đang dưỡng bệnh tại trại phong Quy Hòa. Bài thơ là tình yêu tha thiết của nhà thơ dành cho thiên nhiên và con người thôn Vĩ. Đặc biệt, trong khổ thơ đầu, thông qua bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ đẹp đẽ, tươi sáng, người đọc cảm nhận được tấm lòng gắn bó cùng tình yêu sâu nặng của nhà thơ Hàn Mặc Tử dành cho mảnh đất này.
Khổ thơ mở đầu bằng một câu hỏi tu từ mang âm điệu tha thiết:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”

Số 6: Mở bài Đây thôn Vĩ Dạ khổ 1
Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào Thơ mới. Tuy có cuộc đời nhiều bi thương nhưng qua hồn thơ phong phú, sáng tạo và đầy bí ẩn, người đọc vẫn cảm nhận được một tình yêu đến đau đớn hướng về cuộc đời trần thế của ông. “Đây thôn Vĩ Dạ” là một trong những sáng tác nổi tiếng của Hàn Mặc Tử đã để lại nhiều dấu ấn khó phai trong lòng người đọc. Chính vì vậy, qua bao nhiêu thế hệ, người ta có ba ý kiến nhận định về bài thơ: Đó là bài thơ về tiếng nói trăn trở của mối tình thầm kín; là lời yêu thương với một miền quê; là niềm khao khát được sống trong niềm sẻ chia, đồng cảm được trở về với cuộc đời. Đoạn thơ đầu của thi phẩm đã thể hiện một cách thật tha thiết, xúc động những tâm tình ấy.
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Số 7: Mở bài Đây thôn Vĩ Dạ 11 khổ 1
fHàn Mặc Tử – thi nhân của những mối tình “khuấy” mãi khống thành khối. Tử yêu nhiều nhưng chua xót nhận ra rằng: Trăng là người bạn tình và là người bạn tình chung thuỷ cuối cùng của đời mình. Hoàng Thị Kim Cúc- một thiếu nữ thôn Vĩ Dạ là mối tình đầu của Hàn Mặc Tử, hai người quen nhau ở Quy Nhơn, Hàn Mặc Tử yêu thầm yêu Hoàng Thị Kim Cúc từ năm 1936, nhưng vì rụt rè nên chỉ dám bộc bạch tâm sự cùng thơ. Năm 1939 biết Tử bị mắc bệnh nan y, lại được người khác nhắc nhờ, thúc giục, Hoàng Thị Kim Cúc gửi tặng thi nhân Hàn Mặc Tử bưu ảnh phong cảnh có thuyền và bến, kèm theo mấy dòng hỏi thăm để an ủi mà không kí tên, nhưng bức ảnh và những dòng chữ kia đã kích thích trí tưởng tượng, cảm hứng, và đã gợi dậy những gì thầm kín xa xưa của Hàn Mặc Tử. Đọc bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” người vô tâm mấy cũng không thể không nhớ khổ thơ đầu :
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền
Số 8: Mở bài phân tích khổ 1 Đây thôn Vĩ Dạ
Làm thơ từ năm mười sáu tuổi, Hàn Mặc Tử là một nhà thơ có sức sáng tạo dồi dào trong phong trào Thơ mới. Một trong những bài thơ đặc sắc về thiên nhiên, đất nước và con người là Đây thôn Vĩ Dạ. Khổ thơ mở đầu sau đây miêu tả thiên nhiên xứ Huế vô cùng gợi cảm, hòa vào một tình cảm nhớ thương đằm thắm, bâng khuâng, tiêu biểu cho một nét phong cách thơ Hàn Mặc Tử:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc chen ngang mặt chữ điền”
Số 9: Mở bài hay Đây thôn Vĩ Dạ khổ 1
Hàn Mạc Tử (1912-1940) là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới (1932-1941). Ông là nhà thơ đa phong cách. Bên cạnh những kịch thơ huyền ảo thơ mộng là những bài thơ thuận nghịch độc cực kì điêu luyện, bên cạnh những vần thơ điên loạn, thi sĩ nhiều khi lại sáng tạo những hình ảnh tuyệt mĩ và hồn nhiên, trong trẻo lạ thường. Mùa xuân chín, Đây thôn Vì Dạ… là những bài thơ tuyệt bút đầy hương sắc trong vườn thơ Việt Nam hiện đại.
Số 10: Mở bài phân tích khổ 1 Đây thôn Vĩ Dạ
Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ Mới. Thơ ông đặc trưng bởi sự dịu dàng, đằm thắm và xen chút buồn man mác. Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” là một trong những sáng tác hay nhất của Hàn Mặc Tử với những cảm xúc chân thật, thiết tha.
Bài thơ được lấy cảm hứng từ bức thư của Hoàng Thị Kim Cúc gửi cho nhà thơ. Nó là tiếng lòng, là sự nhớ nhung quê hương cùng với một chút thương xót cho cuộc tình dở dang. Vì căn bệnh hiểm nghèo mà Hàn Mặc Tử bị xã hội xa lánh, buộc ông phải sống cách li và vì thế, đã rất lâu nhà thơ chưa về thăm lại thôn Vĩ. Bức thư của cô gái mà anh thầm yêu thương đã làm cho nỗi nhớ quê hương trào lên trong tâm hồn tác giả. Khổ thơ mở đầu chỉ là bốn câu ngắn ngủi nhưng lại có sức truyền tải vô cùng lớn.
Sao anh không về chơi thôn Vĩ
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền

Số 11: Mở bài Đây thôn Vĩ Dạ khổ 1
Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ lẫy lừng của nền văn học Việt Nam. Cuộc đời ông tuy ngắn ngủi nhưng lại giá trị vô cùng, Ông để lại cho nước nhà một kho tàng văn hóa đồ sộ. Trong số đó không thể không kể đến bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ. Bài thơ là nỗi chân tình sâu sắc Hàn Mặc Tử gửi gắm đến người thương của mình vào những năm tháng cuối đời. Từng câu, từng chữ như đi sâu vào lòng người, du dương, ngọt ngào đầy tha thiết.
Mở đầu bài thơ là câu hỏi tu từ chan chứa bao cảm xúc:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ”
Số 12: Mở bài Đây thôn Vĩ Dạ 11 khổ 1
Hàn Mặc Tử là một trong những cây bút xuất sắc có đóng góp không nhỏ trong phong trào Thơ mới nói riêng và thành tựu thơ ca Việt Nam nói chung, ông còn được nhớ đến là “thi nhân của những mối tình”, “khuấy” mãi không thành khối. Với “Đây thôn Vĩ Dạ” ông đã chạm khắc vào tâm khảm muôn triệu trái tim một vần thơ tình yêu đơn phương, thơ mộng mà huyền ảo ở xứ Huế mộng mơ.
Số 13: Mở bài phân tích khổ 1 Đây thôn Vĩ Dạ
Hàn Mặc Tử nằm trong số những nhà thơ ưu tú của phong trào thơ mới, ông để lại nhiều tác phẩm giá trị trong đó nổi tiếng nhất là bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ chính là xứ Huế mộng mơ và cổ kính. Không chỉ ông mà có rất nhiều nhà thơ đã rung động trước xứ sở này. Mở đầu bài thơ là lời mời mọi người về chơi thôn Vĩ, kèm theo đó là lời trách móc nhẹ nhàng, tình cảm. Có lẽ trong thâm tâm nhà thơ tự trách mình đã lãng quên nơi mình có nhiều kỉ niệm khó phai, một nơi có cảnh đẹp say lòng người.
Số 14: Mở bài hay Đây thôn Vĩ Dạ khổ 1
Trong phong trào thơ mới, Hàn Mặc Tử nghiễm nhiên được xếp vào hàng những nhà thơ sáng tạo nhất. Dù cuộc đời không may mắn khi mang trong mình căn bệnh phong thế kỷ nhưng ông đã để lại cho nền văn học Việt Nam nhiều tác phẩm có giá trị. Thơ ông không chỉ thể hiện tình yêu, sự lãng mạn mà còn chất chứa bao nỗi niềm. Qua việc phân tích khổ thơ đầu bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, bạn đọc dễ dàng nhận thấy được điều đó.
“Sao anh không về thôn Vĩ?
Hàng mới nắng mặt trời cau nhìn
Vườn ai xanh như ngọc
Lá trúc che ngang phông chữ đầy đủ “
Số 15: Mở bài phân tích khổ 1 Đây thôn Vĩ Dạ
Phong trào thơ mới (1932 -1945) đã sản sinh ra một lực lượng các cây bút trẻ đầy tài năng. Những cái tên như Huy Cận, Xuân Diệu hay Hàn Mặc Tử…đã đi sâu vào tiềm thức người yêu văn thơ cả trong và ngoài nước. Giữa bầu trời sao lung linh trên thi đàn ngày ấy, Hàn Mặc Tử vẫn rất nổi bật, ông được chú ý không chỉ vì cái tôi riêng có trong thơ, ông còn rất được quan tâm chính từ hoàn cảnh và số phận đặc biệt của một con người tài năng.
Đến với thơ từ khi mới 16 tuổi, sự nghiệp sáng tác của ông phôi thai và phát triển cực điểm cho đến tận hơi thở cuối cùng. Dù ở đề tài nào, người đọc vẫn tìm thấy chính cuộc đời thăng trầm, dâu bể của ông sau những vần thơ. “Đây thôn Vĩ Dạ” là một tác phẩm nổi tiếng đã góp phần đưa tên tuổi của Hàn Mặc Tử bừng sáng giữa bầu trời lấp lánh sao của văn thơ Việt Nam buổi nào.

Tổng kết
Trên đây là tổng hợp đầy đủ Top 15 mẫu mở bài Đây thôn Vĩ Dạ khổ 1 chi tiết nhất đến các bạn học sinh chuẩn bị cho các kì thi. Top 10 Tìm Kiêm hy vọng đã mang đến bài viết bổ ích, giúp cũng cố kiến thức cho các bạn học sinh lớp 11.