Tổng hợp các bài mẫu mở bài Rừng xà nu hay của tác giả Nguyễn Trung Thành một cách đầy đủ và chi tiết nhất sẽ giúp các bạn học sinh chuẩn bị kiến thức thật tốt cho mình trước các kì thi sắp tới. Hôm nay Top 10 Tìm Kiếm sẽ tổng hợp Top 30 mẫu mở bài hay cho Rừng xà nu chi tiết nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Xem thêm:
Top 30 mẫu mở bài Rừng xà nu hay chi tiết nhất
Số 1: Mở bài Rừng xà nu hay
Nguyễn Trung Thành là nhà văn của mảnh đất Tây Nguyên không phải vì ông gắn bó với Tây Nguyên trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ mà còn bởi ông là người viết hay nhất về Tây Nguyên. Những sáng tác về Tây Nguyên là những tác phẩm thành công nhất. Truyện ngắn Rừng xà nu ra đời vào năm 1965 ở khu căn cứ quân giải phóng miền Trung Trung Bộ. Đây là thời điểm diễn ra cuộc đổ quân đầu tiên của đế quốc Mĩ , ngày bắt đầu cuộc chiến tranh cục bộ ở Việt Nam. Rừng xà nu được viết trong những ngày “sục sôi, nghiêm trang, nghiêm trọng, lo lắng, quyết liệt, hào hứng, hào hùng”. Lúc đầu nhà văn định viết một truyện ngắn về đồng bằng để cổ vũ, khích lệ tinh thần chiến đấu của dân tộc. Nhưng ông không hề viết được một truyện ngắn nào theo như dự định. Đúng lúc ấy, cảm hứng về cây xà nu của đất rừng Tây Nguyên và sự anh dũng của con người mảnh đất này đã khơi nguồn cảm xúc cho tác giả viết nên truyện ngắn xuất sắc “Rừng xà nu”.

Số 2: Mở bài Rừng xà nu
Nền văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 là một nền văn học sử thi. Cảm hứng anh hùng ca xuất hiện trong hầu hết các sáng tác văn xuôi thuộc giai đoạn này. Thấm nhuần tư tưởng Nơi nào không cầm súng, nơi đó không phải là Tổ quốc. Định nghĩa Việt Nam là phải cầm vũ khí diệt thù (Chế Lan Viên), nhà văn Nguyễn Trung Thành đã mang đến cho người đọc “Rừng xà nu” được coi như “hịch tướng sĩ của thời đại chống Mỹ”…(Có thể sử dụng mô – típ này để mở bài cho nhiều đề liên quan đến tác phẩm rừng xà nu )
Số 3: Mở bài hay cho Rừng xà nu
Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo. Những tác phẩm nghệ thuật đạt đến chuẩn mực của cái hay, cái đẹp sẽ và mãi “vượt qua mọi sự băng hoại của thời gian và chỉ mình nó không chấp nhận cái chết”. Cũng như dù thời gian có trôi qua nhưng những giá trị của tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành vẫn mãi vẹn nguyên và tỏa sáng. Đến với tác phẩm này bên cạnh hình tượng con người Xô Man anh hùng thì còn có hình tượng cây xà nu – một loài cây mang sức sống hoang dại mãnh liệt bất chấp sự hủy diệt của tội ác kẻ thù. Đây chính là hình tượng tiêu biểu cho quan niệm nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Trung Thành về sức sống của con người, nhất là con người Tây Nguyên kiêu hùng bất khuất.

Số 4: Mở bài Rừng xà nu đơn giản
“Rừng xà nu” là truyện ngắn mang đậm màu sắc sử thi của nhà văn Nguyễn Trung Thành, được sáng tác năm 1965 – giai đoạn quyết liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân miền Nam. Truyện không chỉ tái hiện không khí dữ dội mà hào hùng của cuộc chiến mà còn khẳng định, ca ngợi những vẻ đẹp, phẩm chất anh hùng trong mỗi con người Tây Nguyên nói chung, trong con người Việt Nam nói riêng. Quá trình trưởng thành của Tnú cũng chính là hình ảnh biểu tượng cho quá trình trưởng thành của cách mạng miền Nam đi từ đấu tranh tự phát đến đấu tranh tự giác, giành độc lập, giải phóng dân tộc.
Số 5: Cách mở bài gián tiếp Rừng xà nu hay
Nền thơ ca và văn học Cách mạng luôn khiến chúng ta cảm thấy tự hào khi lật giở từng trang truyện, từng bài thơ. Mỗi nhà văn dường như đều tự chọn cho mình một mảnh đất để khai phá, để ngòi bút của mình đắm chìm vào trong văn hóa xứ sở. Ta có Tô Hoài với những tập hồi ký về Tây Bắc, có Nguyễn Thi với những tác phẩm gắn bó với con người Nam Bộ,… thì Nguyễn Trung Thành lại chọn cho mình mảnh đất Tây Nguyên để gieo nguồn cảm hứng. Ở mảnh đất ngập tràn sử thi tráng lệ ấy, Nguyễn Trung Thành đã chắp bút viết lên Rừng xà nu – một tác phẩm mang đậm văn hóa con người Tây Nguyên thời kì kháng chiến chống Mỹ. Nội dung của tác phẩm là những vấn đề lớn lao, mang nhiều ý nghĩa lịch sử của dân tộc. Đó là hình ảnh của toàn dân tộc đứng lên chống lại kẻ thù xâm lược, những thế hệ anh hùng cứ tiếp nối nhau trên mảnh đất Tây Nguyên. Hình tượng cây xà nu gắn liền với các đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên này, nó là biểu tượng, là hình ảnh tượng trưng tràn đầy sức sống của những con người nơi đây.
Số 6: Cách mở bài hay cho Rừng xà nu hay
Nguyễn Trung Thành là một nhà văn của mảnh đất Tây Nguyên không phải vì ông đã gắn bó với Tây Nguyên mà trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ mà còn bởi ông là một người viết hay nhất về Tây Nguyên. Những sáng tác về Tây Nguyên là một trong những tác phẩm mà thành công nhất. Truyện ngắn Rừng xà nu ra đời vào năm 1965 ở khu căn cứ quân giải phóng ở miền Trung Trung Bộ. Đây là một thời điểm đã diễn ra cuộc đổ quân đầu tiên của đế quốc Mĩ , ngày bắt đầu cuộc chiến tranh cục bộ ở Việt Nam. Rừng xà nu đã được viết trong những ngày “sục sôi,\ và nghiêm trang, lo lắng, quyết liệt, hào hứng và rất hào hùng”. Lúc đầu thì nhà văn đã định viết một truyện ngắn về đồng bằng để cổ vũ và khích lệ cho tinh thần chiến đấu của dân tộc. Nhưng ông đã không hề viết được một truyện ngắn nào theo như dự định. Đúng lúc ấy, thì cảm hứng về cây xà nu của đất rừng Tây Nguyên và sự anh dũng của con người ở mảnh đất này đã khơi nguồn cảm xúc cho tác giả đã viết nên truyện ngắn xuất sắc “Rừng xà nu”.

Số 7: Cách mở bài Rừng xà nu
Mảnh đất Tây Nguyên nơi có những đồi núi bạt ngàn hùng vĩ, những con người chân chất, mộc mạc và nơi sinh ra những người anh hùng gan dạ, kiên cường đã trở thành một đề tài hấp dẫn với biết bao nghệ sĩ. Trong đó phải kế đến nhà văn Nguyễn Trung Thành-người nghệ sĩ của Tây Nguyên. Ông là một nhà văn với rất nhiều tác phẩm đặc sắc, trong đó “Rừng xà nu” là tác phẩm tiêu biểu nhất viết về mảnh đất, con người Tây Nguyên. Ngay từ nhan đề “Rừng xà nu” tác giả đã cho người đọc thấy được hình ảnh rừng cây xà nu bạt ngàn tràn đầy sức sống biểu tượng cho sức sống mãnh liệt, sự kiên cường bất khuất của buôn làng Xô Man.
Số 8: Mở bài Rừng xà nu hay
Khi nhắc đến cuộc sống và chiến đấu của người dân Nam bộ, người đọc không thể nhắc đến nhà văn Nguyễn Thi với các tác phẩm: Mẹ vắng nhà, Người mẹ cầm súng, Những đứa con trong gia đình. Khi nhắc đến cuộc sống người dân Tây Bắc, người đọc lại không thể không nhắc đến nhà văn Tô Hoài với Vợ chồng A Phủ. Còn khi nhắc đến đồng bào Tây Nguyên thì ta càng phải nhớ tới nhà văn Nguyễn Trung Thành với Đất nước đứng lên và Rừng xà nu. “Rừng xà nu” viết về những anh hùng ở làng Xô Man của người Strá trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Tác phẩm tiêu biểu cho khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn của văn học Việt Nam giai đoạn 1954-1975. Cảm hứng của nhà văn về nhân vật anh hùng gắn liền với cảm hứng về đất nước hùng vĩ gắn với hình tượng cây xà nu của Tây Nguyên.
Số 9: Mở bài Rừng xà nu
Tây Nguyên là một mảnh đất rất hùng vĩ và thơ mộng với những con người nồng hậu yêu thương và rất kiên cường bất khuất từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng cho biết bao người nghệ sĩ. Mỗi nhà thơ và nhà văn đã đều tìm thấy ở mảnh đất này một biểu tượng đẹp đẽ cho tâm hồn cất cánh, và cho ngòi bút thăng hoa. Nhà thơ Ngọc Anh đã có “Bóng cây kơ – nia” như một nỗi lòng thổn thức của tình yêu rất thủy chung son sắt. Nhà thơ Thu Bồn có Bài ca chim Chơ – rao ngân vang khúc hát trong trẻo và nồng đượm tình người chiến thắng. Còn Nguyễn Trung Thành thì lại cho người đọc chiêm ngưỡng với một bức tranh thiên nhiên rất khỏe khoắn mênh mông cùng với con người Tây Nguyên bất khuất và kiên cường trong tác phẩm của Rừng xà nu. Rừng xà nu là một bản hùng ca về cuộc chiến đấu của nhân dân Tây Nguyên đồng thời cũng chính là một bài ca hùng tráng ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng của dân tộc Việt Nam trong chiến đấu.

Số 10: Mở bài hay cho Rừng xà nu
Khi nhắc đến những tác phẩm mang khuynh hướng sử thi là nhắc đến những vấn đề lớn lao của dân tộc, liên quan đến vận mệnh của đất nước, cộng đồng. Ví dụ như đất nước còn hay mất, độc lập hay nô lệ. Những vấn đề riêng tư cá nhân ít được đề cập đến mà nhường chỗ cho cái chung mang tính cộng đồng. Và nó được viết bằng một giọng điệu ngợi ca trang trọng. Đặc biệt là nhân vật trong tác phẩm sử thi thường là những mẫu anh hùng lý tưởng, số phận gắn bó với những biến cố lớn lao của cộng đồng và vẻ đẹp của nhân vật kết tinh cao độ vẻ đẹp của cộng đồng. Tnu là nhân vật điển hình cho những con người như thế. Bằng tài năng nghệ thuật của mình, cùng nguồn cảm hứng về cây xà nu và con người anh dũng nơi đây đã giúp ông viết được truyện ngắn xuất sắc Rừng xà nu.
Số 11: Mở bài Rừng xà nu đơn giản
Nguyễn Trung Thành sinh năm 1932, là một cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ của dân tộc. Trong khi Nguyễn Thi – một nhà văn và cũng là người bạn thân của Nguyễn Trung Thành gắn bó với mảnh đất Nam Bộ duyên dáng, thơ mộng, thì ông lại dành nhiều tình cảm, sự yêu thương và gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên đầy nắng gió, với những con người chất phác, thật thà mà rất anh dũng, với những cánh rừng xà nu bạt ngàn xanh ngát. Suốt những năm tháng chiến đấu, gắn bó với mảnh đất và con người nơi đây đã để lại trong ông những nỗi niềm, những cảm xúc dạt dào tạo lên những cảm hứng nghệ thuật bất tận. Từ đó ông đã viết lên tác phẩm “Rừng xà nu”, một tác phẩm mang khuynh hướng thử thi , lãng mạn tiêu biểu nhất của Nguyễn Trung Thành.
Số 12: Cách mở bài gián tiếp Rừng xà nu hay
Theo tâm sự của nhà văn Nguyễn Trung Thành, điều để lại cho ông ấn tượng sâu đậm nhất khi đặt chân đến mảnh đất Tây Nguyên chính là hình ảnh những rừng xà nu bạt ngàn. Với tình yêu đặc biệt với loài cây này, ông đã lấy nó đặt nhan đề cho tác phẩm nổi tiếng của mình “Rừng xà nu”. Và vượt lên trên ý nghĩa về vẻ đẹp tự nhiên, thì rừng xà nu đã trở thành hình tượng trung tâm, chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc.

Số 13: Cách mở bài hay cho Rừng xà nu hay
Vùng đất Tây Nguyên sản sinh ra vô số những anh hùng dân tộc đi vào sử sách, và nơi đây cũng chính là mảnh đất mang đến cảm hứng sáng tác cho tác giả Nguyễn Trung Thành. Trong những năm tháng của mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc, cuộc chiến đấu anh hùng của nhân dân Tây Nguyên khơi nguồn cảm hứng cho ông viết truyện ngắn Rừng xà nu, một truyện ngắn xuất sắc của văn học thời chống Mĩ. Truyện ngắn “Rừng xà nu” được tác giả Nguyễn Trung Thành sáng tác vào năm 1965 khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra ác liệt, đặc biệt là ở chiến trường Tây Nguyên Mỹ đang đổ quân vào để khủng bố và giết chóc. Ra đời trong hoàn cảnh đó, tác phẩm mang ý nghĩa quan trọng như nguồn cổ vũ và động viên lớn lao dành cho con người Việt Nam, là động lực để quân và dân ta kiên cường trong chiến tranh gian khổ.
Số 14: Cách mở bài Rừng xà nu
Trong thế giới nghệ thuật của người nghệ sĩ, mỗi người sẽ chọn cho mình một miền “đất nhớ”, đó là những nơi đã gắn bó, lưu lại những nỗi niềm, cảm xúc yêu thương, tự hào. Nếu với Hoàng Cầm là mảnh đất Kinh Bắc, Nguyễn Thi là mảnh đất Nam Bộ chất phác, thật thà thì với Nguyễn Trung Thành là mảnh đất Tây Nguyên bạt ngàn đầy nắng gió. Và “Rừng xà nu” là tác phẩm nghệ thuật dành riêng cho mảnh đất, con người Tây Nguyên, nơi mà nhà văn đã gắn bó suốt những năm tháng kháng chiến gian khổ. Tác phẩm là bức tranh thiên nhiên hùng vĩ về mảnh đất Tây Nguyên, là khúc hát ca ngợi, tự hào về tinh thần, ý chí của con người nơi đây trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Đây cũng là tác phẩm kết tinh tài năng, tấm lòng của Nguyễn Trung Thành dành cho mảnh đất Tây Nguyên thương nhớ.
Số 15: Mở bài Rừng xà nu hay
Nếu như Nguyễn Tuân là nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp thì Nguyễn Trung Thành lại được coi là người nghệ sĩ suốt đời săn tìm cái hùng. Nguyễn Trung Thành là nhà văn có duyên nợ với Tây Nguyên, cánh cửa văn học nước nhà được mở ra ở vùng đất Tây Nguyên bắt đầu chính từ Nguyên Ngọc. Trong đó rừng xà nu được coi là một mốc son đặc biệt trong văn học kháng chiến, cũng là bản hùng ca về con người Tây Nguyên thời kháng Mĩ. Truyện ngắn đã làm nổi bật hình tượng cây xà nu, loài cây “hùng vĩ, cao thượng, man dại và trong sạch” (Nguyễn Trung Thành).

Số 16: Mở bài Rừng xà nu
Truyện ngắn Rừng xà nu được viết vào giữa năm 1965, lúc cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam ở vào một bước ngoặt chuyển từ chiến lược “chiến tranh đặc biệt” sang chiến lược “chiến tranh cục bộ”; hàng chục vạn quân viễn chinh Mĩ ồ ạt đổ vào miền Nam, lực lượng cách mạng phải đương đầu với những thách thức to lớn, nhưng vẫn kiên trì mục tiêu và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nguyễn Trung thành lúc ấy đang hoạt động báo chí trong lực lượng quân giải phóng miền Trung Trung Bộ đã kịp thời viết bài tùy bút nổi tiếng Đường chúng ta đi, được xem như một bài hịch của thời đánh đế quốc Mĩ. Tiếp đó, theo yêu cầu của tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng Trung Trung Bộ, bằng vốn hiểu biết và tình cảm sâu nặng với Tây Nguyên, nhà văn đã viết rất nhanh truyện Rừng xà nu cùng với tư tưởng cơ bản là khẳng định con đường duy nhất để giải phóng của nhân dân miền Nam là đứng lên cầm vũ khí chiến đấu, dung bạo lực cách mạng để chống lại sự tàn bạo của kẻ thù.
Số 17: Mở bài hay cho Rừng xà nu
Nguyễn Trung Thành có nghệ danh khác Nguyên Ngọc, truyện ngắn “Rừng xà nu” là kết quả của những năm tháng hoạt động cách mạng đã gắn bó với mảnh đất, con người Tây Nguyên. Tác phẩm là khúc hát ca ngợi những con người mang bản chất anh hùng của mảnh đất Tây Nguyên, là những người kiên cường, anh dũng, bất khuất và một lòng trung thành với cách mạng, với Đảng trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược.
Số 18: Mở bài Rừng xà nu đơn giản
Chiến tranh rất ác liệt đã qua đi không chỉ để lại những đau thương và mất mát mà còn là một nguồn cảm hứng bất tận cho những áng sử thi văn học cất cánh. Không chỉ có những tác phẩm đã viết về đồng bằng mà còn cả ở vùng đất Tây Nguyên, cũng rất là thành công. Để rồi mỗi khi nhắc lại thì vẫn như còn vẹn nguyên cảm xúc của ngày hôm qua. Có thể nói rằng Rừng xà nu là một tác phẩm hay nhất đã viết về Tây Nguyên, con người ở Tây Nguyên thời kháng Mĩ. Câu chuyện đã được viết trong vòng hai tiếng rưỡi nhưng đó cũng là kết quả của nhiều năm thai nghén và là kết tụ của những tình cảm và niềm cảm phục với những con người luôn hướng đến với ánh sáng của cách mạng và sẵn sàng hi sinh vì cách mạng. Vì vậy, những nhân vật trong tác phẩm đều có một nguyên mẫu ngoài đời nhưng khi đã đi vào tác phẩm thì đã mang ý nghĩa khái quát. Kể cả những cây xà nu và những cánh rừng xà nu đều đã hiện thân của một đất nước anh hùng.

Số 19: Cách mở bài gián tiếp Rừng xà nu hay
Trong thế giới nghệ thuật của mình mỗi nhà văn lại chọn cho mình một miền “đất nhớ”, đó là mảnh đất gắn bó, nơi lưu lại những cảm xúc yêu thương, tự hào. Nếu trong những trang văn của Hoàng Cầm mang đậm dấu ấn của mảnh đất Kinh Bắc, trong những sáng tác của Nguyễn Thi ẩn hiện hình ảnh của mảnh đất Nam Bộ anh hùng thì trong Tây Nguyên đại ngàn lại là không gian nghệ thuật đặc biệt trong trang văn của Nguyễn Trung Thành. “Rừng xà nu” là bức tranh thiên nhiên hùng vĩ về mảnh đất Tây Nguyên, là bản hùng ca mạnh mẽ, tự hào về tinh thần, ý chí của con người Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mĩ. “Rừng xà nu” là truyện ngắn kết tinh tài năng, tấm lòng của Nguyễn Trung Thành với mảnh đất Tây Nguyên thương nhớ.
Số 20: Cách mở bài hay cho Rừng xà nu hay
Những năm 1945 – 1975 dân tộc ta phải gánh vác những nhiệm vụ lịch sử rất lớn lao. Đó là đánh đuổi hai kẻ thù xâm lược là thực dân Pháp và đế quốc Mĩ cùng với công cuộc xây dựng, kiến thiết Xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đòi hỏi ở con người sự chung sức chung lòng. Chính điều này đã tạo nên khuynh hướng sử thi cho văn học giai đoạn 1945 – 1975. Tiêu biểu cho khuynh hướng này phải kể đến tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành. Bằng tài năng nghệ thuật của mình, Nguyễn Trung Thành đã tạo dựng được hình tượng nhân vật Tnu tiêu biểu điển hình cho vẻ đẹp của con người Tây Nguyên. Và số phận Tnu cũng gắn liền với con đường đi lên của cộng đồng làng Xô Man.
Số 21: Cách mở bài Rừng xà nu
Nguyễn Trung Thành, một trong những gương mặt tiêu biểu của văn học Việt Nam. Ông sáng tác trên nhiều mảng, truyện ngắn, kí,… ở mảng nào cũng có những tác phẩm xuất sắc. Nhắc đến ông ta không thể không nhắc đến truyện Rừng xà nu, một tác phẩm mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, in đậm dấu ấn phong cách của ông. “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những gian khổ, hi sinh” – nhà văn Nguyễn Khải đã từng viết như thế. Cũng là cảm hứng về sự bất diệt, “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành trở thành một bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến kiên cường, bất khuất của nhân dân Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Nguyễn Trung Thành – nhà văn của đất và người Tây Nguyên trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến. Nếu trong thời kì kháng Pháp ông nổi tiếng với tiểu thuyết “Đất nước đứng lên” thì “Rừng xà nu” chính là “hịch” thời chống Mĩ vẽ nên con đường mà nhân dân Tây Nguyên phải đi trong chiến tranh Cách mạng.

Số 22: Mở bài Rừng xà nu hay
Đã có rất nhiều tác phẩm hay viết về chiến tranh, về người lính trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ của dân tộc, đó là những câu chuyện đi cùng năm tháng như “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh, là “Dấu chân người lính” của Nguyễn Minh Châu, và với tôi một trong những tác phẩm để lại ấn tượng sâu đậm nhất là “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành. Truyện viết về cuộc đấu tranh đồng khởi của làng Xô Man, viết về quá trình trưởng thành từ những đau thương của Tnú để trở thành người cán bộ cách mạng mẫu mực. Tuy viết về những đối tượng cụ thể, không gian nghệ thuật cũng được giới hạn trong không gian rộng lớn của Tây Nguyên đại ngàn nhưng tầm vóc sử thi của tác phẩm lại thật lớn lao, qua câu chuyện về Tnú, về không khí đấu tranh của làng Xô Man ta lại thấy được trọn vẹn không khí hào hùng, thấy được từng bước trưởng thành của cách mạng miền Nam: từ vũng bùn của đau thương mất mát, chúng ta đứng lên đấu tranh để làm chủ cuộc sống, hướng đến ánh sáng của tự do.
Số 23: Mở bài Rừng xà nu
Tây Nguyên là mảnh đất nắng gió bao la, nơi đại ngàn hoang sơ hùng vĩ. Mảnh đất sản sinh văn hóa cồng chiêng và bao pho sử thi đồ sộ như Đam Săn, Xinh Nhã, Xinh Bia… Mảnh đất ấy cũng từng kinh qua bao cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại và để lại bao dấu ấn đẹp đẽ qua bao trang văn, trang thơ. Trong số những sáng tác về mảnh đất và con người nơi đây phải kể đến “Rừng xà nu” của nhà văn Nguyễn Trung Thành. Tác phẩm ra đời vào mùa hè đỏ lửa năm 1965 và nhanh chóng trở thành một khúc hùng ca bi tráng, thiêng liêng – một “Bản hịch thời đánh Mỹ”. Người đã dệt nên bản anh hùng ca ấy chính là hình tượng nhân vật Tnú – con người tiêu biểu cho chân lý cách mạng ngời sáng mà cụ Mết đã truyền dạy “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”.
Số 24: Mở bài hay cho Rừng xà nu
Mỗi nhà văn, dường như đều có một vùng quê sáng tác. Đối với Nguyên Ngọc, Tây Nguyên hùng vĩ núi non, Tây Nguyên bất khuất kiên cường và những người bộc trực kiên trung một lòng đi theo cách mạng chính là vùng đất mà ông gắn bó, trăn trở trong sáng tác của mình. Những năm kháng chiến chống Pháp,ông bám trụ ở Tây Nguyên để rồi viết nên tiểu thuyết “Đất nước đứng lên”. Những năm đánh Mỹ. Nguyên Ngọc lại trở về với vùng đất gian khổ này từ đầu những năm sáu mươi, ngay sau những ngày đồng khởi của cách mạng miền Nam. Cuộc chiến đấu anh hùng của nhân dân Tây Nguyên đã khơi lòng cảm hứng cho ông viết truyện ngắn Rừng xà nu – một truyện ngắn xuất sắc của văn học thời chống Mỹ.

Số 25: Mở bài Rừng xà nu đơn giản
Chiến tranh ác liệt qua đi không chỉ để lại những đau thương, mất mát mà còn là nguồn cảm hứng bất tận cho những áng sử thi văn học cất cánh. Không chỉ có những tác phẩm viết về đồng bằng mà còn cả vùng đất Tây Nguyên, cũng rất thành công. Để rồi mỗi khi nhắc lại vẫn như còn vẹn nguyên cảm xúc của ngày hôm qua. Có thể nói Rừng xà nu là tác phẩm hay nhất viết về Tây Nguyên, con người Tây Nguyên thời kháng Mĩ. Câu chuyện được viết trong vòng hai tiếng rưỡi nhưng đó là kết quả của nhiều năm thai nghén, là kết tụ của những tình cảm, niềm cảm phục với những con người luôn hướng đến ánh sáng của cách mạng, sẵn sàng hi sinh vì cách mạng. Vì vậy, những nhân vật trong tác phẩm đều có nguyên mẫu ngoài đời nhưng khi đi vào tác phẩm đã mang ý nghĩa khái quát. Kể cả những cây xà nu, những cánh rừng xà nu đều là hiện thân của một đất nước anh hùng.
Số 26: Cách mở bài gián tiếp Rừng xà nu hay
Mỗi nhà văn, dường như đều có một vùng quê sáng tác. Đối với Nguyên Ngọc, Tây Nguyên hùng vĩ núi non. Tây Nguyên bất khuất kiên cường với những người bộc trực kiên trung một lòng đi theo cách mạng chính là vùng đất mà ông gắn bó, trăn trở trong sáng tác của mình. Những năm kháng chiến chống Pháp, ông bám trụ ở Tây Nguyên để rồi viết nên tiểu thuyết Đất nước đứng lên. Những năm đánh Mĩ, Nguyên Ngọc lại trở về với vùng gian khổ này từ đầu những năm sáu mươi, ngay sau những ngày đồng khởi cách mạng miền Nam. Từ những trải nghiệm chân thực của mình trước sự bất khuất của người dân Tây Nguyên trong cách mạng, nhà văn dồn bút lực xuất sắc viết nên những trang truyện “Rừng xà nu”. Rừng xu nu chỉ là một truyện ngắn nhưng dung lượng hiện thực của nó là lớn lao. Đó là bản anh hùng ca về cuộc chiến đấu anh hùng của đồng bào Tây Nguyên với sự trưởng thành của một thế hệ cách mạng mới, trẻ trung nhiệt tình, mưu trí và kiên cường.
Số 27: Cách mở bài hay cho Rừng xà nu hay
“Rừng xà nu” là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất trong nền văn học kháng chiến giai đoạn 1960 – 1965. Qua câu chuyện về cuộc đời cách mạng của Tnú, nhà văn Nguyễn Trung Thành không chỉ tái hiện không khí kháng chiến đầy dữ dội, nhiều mất mát hi sinh nhưng không kém phần hào hùng, anh dũng của dân tộc mà còn cho thấy được quá trình trưởng thành của cách mạng miền Nam trong kháng chiến chống Mĩ: đứng dậy từ những đau thương, mạnh mẽ chiến đấu để bảo vệ cuộc sống, giải phóng cho quê hương, đất nước.

Số 28: Cách mở bài Rừng xà nu
Nguyễn Trung Thành là nhà văn đã sống và gắn bó với chiến trường Tây Nguyên trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Chính mảnh đất và tình người nơi đây đã phả hồn vào những trang viết của nhà văn và để lại dấu ấn sâu đậm qua: “Đất nước đứng lên” và “Rừng xà nu”. Trong số đó, “Rừng xà nu” được xem là một khúc hùng ca – một “Bản hịch thời đánh Mỹ”. Tác phẩm có kết cấu độc đáo – truyện lồng truyện, truyện của cuộc đời những cánh rừng xà nu quyện hòa vào cuộc đời của nhân vật chính – Tnú. Tất cả tạo nên một đội ngũ trùng điệp, bất tận về cuộc chiến tranh nhân dân rộng lớn của dân tộc. Ấn tượng sâu đậm nhất, khắc sâu nhất trong tác phẩm này chính là hình tượng nhân vật Tnú – một nhân vật mang tầm vóc sử thi của nhân dân các dân tộc Tây Nguyên anh hùng. (Hoặc hình tượng rừng xà nu nhé)
Số 29: Mở bài Rừng xà nu hay
Tây Nguyên, vùng núi rừng hùng vĩ, đầy bí ẩn mà thơ mộng với cánh chim Ling, chim Chơ rao rực rỡ sắc màu, với âm thanh trầm hùng ngân vang cưa đờn Gông, đờn Tơ Rưng đã đi vào “Đất nước đứng lên” của Nguyên Ngọc để làm nên cái không khí sử thi của tiểu thuyết thời chống Pháp. Đến thời chống Mỹ, mảnh đất cực Tây của Tổ quốc này lại một lần nữa khơi nguồn cảm hứng lãng mạn cho Nguyễn Trung Thành viết nên truyện ngắn “Rừng Xà nu” – một truyện ngắn xuất sắc của nền văn học hiện đại về đề tài chiến tranh Cách mạng, ra đời 1965. (Hãy biến đổi linh hoạt một vài câu chữ để sử dụng cho nhiều đề bài khác nhau liên quan đến tác phẩm )
Số 30: Mở bài Rừng xà nu
Tây Nguyên – mảnh đất hùng vĩ và thơ mộng với những con người nồng hậu yêu thương, kiên cường bất khuất từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng cho biết bao người nghệ sĩ. Mỗi nhà thơ, nhà văn đều tìm thấy ở mảnh đất này một biểu tượng đẹp đẽ cho tâm hồn cất cánh, cho ngòi bút thăng hoa. Nhà thơ Ngọc Anh có “Bóng cây kơ – nia” như nỗi lòng thổn thức của tình yêu thủy chung son sắt. Nhà thơ Thu Bồn có Bài ca chim Chơ – rao ngân vang khúc hát trong trẻo, nồng đượm tình người chiến thắng. Còn Nguyễn Trung Thành lại cho người đọc chiêm ngưỡng một bức tranh thiên nhiên khỏe khoắn mênh mông cùng con người Tây Nguyên bất khuất, kiên cường trong tác phẩm Rừng xà nu. Rừng xà nu là bản hùng ca về cuộc chiến đấu của nhân dân Tây Nguyên đồng thời cũng là bài ca hùng tráng ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng của dân tộc Việt Nam trong chiến đấu.

Tổng kết
Trên đây là tổng hợp đầy đủ Top 30 mẫu mở bài Rừng xà nu hay chi tiết nhất đến các bạn học sinh chuẩn bị cho các kì thi. Top 10 Tìm Kiếm hy vọng đã mang đến bài viết bổ ích, giúp cũng cố kiến thức cho các bạn học sinh lớp 12.