Tổng hợp các bài mẫu mở bài Tây Tiến của Quang Dũng một cách đầy đủ và chi tiết nhất sẽ giúp các bạn học sinh chuẩn bị kiến thức thật tốt cho mình trước các kì thi sắp tới. Hôm nay Top 10 Tìm Kiếm sẽ tổng hợp Top 40 mẫu mở bài bài Tây Tiến chi tiết nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Top 40 mẫu mở bài Tây Tiến chi tiết nhất
Số 1: Mở bài Tây Tiến
Mọi cuộc chiến tranh rồi sẽ qua đi, bụi thời gian có thể phủ dày lên hình ảnh của những anh hùng vô danh, nhưng văn học với sứ mệnh thiêng liêng của nó đã khắc họa một cách vĩnh viễn vào tâm hồn người đọc hình ảnh những người con anh hùng của đất nước đã ngã xuống vì nền độc lập của Tổ quốc trong suốt trường kỳ lịch sử. Và “Tây Tiến” là 1 trong những bài thơ hay, tiêu biểu của Quang Dũng cũng đã dựng lên một bức tượng đài bất tử như vậy về người lính cách mạng trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược. Đó là bức tượng đài đã làm cho những người chiến sĩ yêu nước từng ngã xuống trong những tháng năm gian khổ ấy bất tử cùng thời gian
Xem thêm:
- Top 18 bài phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng hay nhất
- Top 10 dàn ý phân tích bài thơ Tây Tiến chi tiết nhất
- Top 10 sơ đồ tư duy bài thơ Tây Tiến chi tiết nhất
- Top 8 bài mẫu soạn văn bài Tây Tiến chi tiết nhất
- Top 40 mẫu mở bài bài thơ Tây Tiến chi tiết nhất

Số 2: Mở bài bài thơ Tây Tiến
Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài, viết văn, vẽ tranh, làm thơ và soạn nhạc – là nhà thơ tiêu biểu trong chùm thơ chiến sĩ với một tâm hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu và tài hoa. Với lời thơ hào hùng và lãng mạn, những sáng tác của ông đều để lại âm vang trong lòng độc giả cho đến tận ngày hôm nay. Và “Tây Tiến” của Quang Dũng là một trong những tác phẩm như thế. Tây Tiến là tên một binh đoàn có nhiệm vụ bảo vệ biên giới Việt – Lào, làm tiêu hao sinh lực địch. Tuy nhiên những người lính với phần đông là những chàng trai Hà Thành, trong đó có Quang Dũng, tại nơi rừng thiên nước độc ấy, họ vẫn thản nhiên đối mặt với biết bao vất vả, cực nhọc mà không hề mất đi chất anh hùng, hào hoa lãng mạn trong con người họ.
Đọc thêm:
- Top 40 mẫu kết bài bài thơ Tây Tiến chi tiết nhất
- Top 15 bài phân tích đoạn 1 bài thơ Tây Tiến chi tiết nhất
- Top 15 bài phân tích đoạn 2 bài thơ Tây Tiến chi tiết nhất
- Top 15 bài phân tích khổ 3 bài thơ Tây Tiến chi tiết nhất
- Top 15 bài phân tích hình tượng người lính Tây Tiến chi tiết nhất
- Top 10 bài phân tích 8 câu đầu bài Tây Tiến chi tiết nhất
Số 3: Mở bài hay Tây Tiến
Cho đến nay Tây Tiến vẫn là một đài thơ đầy kỳ bí. Cái ma lực, cái âm hưởng của bài thơ Tây Tiến…chưa ai lý giải hết được. Phải chăng cái hay là bởi lời thơ, ý thơ, hình tượng thơ giầu nhạc điệu được chứa trong một hồn thơ thật mới lạ và rất sâu sắc? Con người nồng hậu, nét bút tài hoa trong cách sử dụng ngôn ngữ thơ và hình ảnh thơ đã làm nên kiệt tác thơ Tây Tiến. Với Tây tiến, Quang Dũng đưa ta đi vào một thế giới đầy mùi hương hoài niệm,của sự vọng tưởng diệu huyền. Với Tây tiến, Quang Dũng đã xây tượng đài về anh Bộ đội Cụ Hồ thời kháng chiến 9 năm đầy gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng.
Số 4: Mở bài của bài thơ Tây Tiến
Nhà thơ Chế Lan Viên từng để tâm hồn thăng hoa trong những lời thơ sâu sắc:
“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”.
Trong cuộc đời mỗi người từng gắn bó với nhiều mảnh đất. Mỗi mảnh đất ta qua đều trở thành dấu ấn, trở thành những kỉ niệm khó quên. Nhà thơ Quang Dũng cũng đã từng trải qua cảm xúc ấy. Nỗi nhớ của ông về những năm tháng kháng chiến, về những kỉ niệm gắn bó với mảnh đất Tây Bắc đã được ghi lại chân thực trong bài thơ Tây Tiến.

Số 5: Mở bài bài Tây Tiến
Quang Dũng là một nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Ông tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp và trở thành nhà thơ chiến đấu. Ông để lại nhiều bài thơ hay có tiếng vang trong nền thơ ca nước ta đặc biệt là tác phẩm “Tây Tiến” in trong tập Mây đầu ô – một bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ bi tráng, hào hùng của người chiến sĩ trong kháng chiến.
Số 6: Mở bài của Tây Tiến
Chiến tranh đã qua đi, những hạt bụi thời gian có thể phủ dày lên hình ảnh của những anh hùng vô danh nhưng văn học với sứ mệnh thiêng liêng của nó đã khắc tạc vĩnh viễn vào tâm hồn người đọc hình ảnh những người con anh hùng của đất nước, họ đã dùng máu và nước mắt của mình tô lên hai chữ “độc lập” của dân tộc. Tây Tiến là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất trong giai đoạn lịch sử khốc liệt những 1945-1954. Qua bài thơ này, Quang Dũng đã dùng bút lực của mình để vẽ lên thi đàn văn chương một bức tượng đài người lính Tây Tiến vừa lãng mạn hào hoa, vừa hào hùng bi tráng.
Số 7: Mở bài cho bài Tây Tiến
Phong trào thơ mới 1932 – 1945 đánh dấu sự thành công vượt bậc của văn học Việt Nam với sự đóng góp bởi các tên tuổi nổi tiếng với phong cách thơ lãng mạn, hào sảng nổi trội trong làng thơ như: Nguyễn Đình Thi, Chính Hữu, Hữu Loan, Hoàng Cầm, Quang Dũng… Và hẳn nhiên, không ai có thể quên Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng, bởi riêng mình Quang Dũng dường như đã tự tách biệt mình ra với hướng đi của các nhà thơ lãng mạn khác.
Số 8: Mở bài hay nhất cho bài Tây Tiến
Nếu trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Văn học Việt Nam với tác phẩm tiêu biểu là Bài thơ về tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật thì ở thời kì kháng chiến chống Pháp, bài thơ được biết đến nhiều nhất có lẽ là bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng. Bài thơ đã thể hiện lên vẻ đẹp hào hùng, anh dũng của những người chiến sĩ dưới ngòi bút tài hoa, lãng mạn đầy thi vị của tác giả. Có lẽ khó có một bài thơ nào trong thời kì này sánh được bằng đoàn binh Tây tiến của ông.

Số 9: Mở bài Tây Tiến
Quang Dũng là một người nghệ sĩ rất đa tài, ông có thể viết văn, làm thơ, vẽ tranh và soạn nhạc, trong đó đặc biệt ông đã thành công với trong lĩnh vực sáng tác về thơ văn và với hồn thơ rất lãng mạn và phóng khoáng. Quang Dũng đã mang đến cho thơ văn kháng chiến một màu sắc rất là mới mẻ và độc đáo, đặc biệt là trong hình tượng của người lính: Vừa kiên cường vừa dũng cảm và vừa hào hoa phong nhã. Có thể cho ta thấy rõ được những nét mới mẻ này qua bài thơ như được coi là một kiệt tác thơ văn của Quang Dũng- Tây Tiến. Tây Tiến đã được sáng tác vào năm 1947 mà khi Quang Dũng đã chia tay với đồng đội với binh đoàn Tây Tiến để chuyển đến một đơn vị công tác mới. Qua bài thơ thì Quang Dũng không chỉ thể hiện nỗi nhớ và tình cảm gắn bó với những người đồng đội và cùng với vùng đất Tây Bắc mà còn dựng lên đầy sống động với chân dung của những người lính Tây Tiến vừa kiêu dũng, ngoan cường vừa tài hoa lãng mạn.
Số 10: Mở bài bài thơ Tây Tiến
Tây Tiến là bài thơ xuất sắc của Quang Dũng. Toàn bộ Tây Tiến là nỗi nhớ sâu sắc, cồn cào của tác giả về một thời kì lịch sử hào hùng, về một đoàn quân kiêu dùng và hào hoa. Không những thế, Tây Tiến còn là vẻ đẹp thẩm đầy chất lãng mạn. Trên cái nền hiện thực khốc liệt của chiến tranh, chính chất lãng mạn, men say của lí tưởng đã nâng đỡ những chàng vệ quốc, giúp họ “chân cứng đá mềm” bước vào cuộc chiến đấu trường kì với quyết tâm: “ra đi, thề cùng sông núi; ra đi, ra đi thà chết chớ lại…”.
Số 11: Mở bài hay Tây Tiến
Quang Dũng là một người nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc…nhưng Quang Dũng trước hết là một nhà thơ mang hồn thơ tinh tế, lãng mạn, tài hoa. Là nhà thơ của “xứ Đoài mây trắng”, thơ Quang Dũng giàu chất nhạc, chất họa. Ông rất thành công với những bài thơ viết về người lính, trong đó có bài “Tây Tiến”.
Số 12: Mở bài của bài thơ Tây Tiến
Cuộc kháng chiến chống Pháp đã đi qua nhưng dấu ấn không thể phai mờ trong lịch sử dân tộc. Đó là điểm hội tụ của muôn triệu tấm lòng yêu nước, là môi trường thử thách tinh thần chiến đấu ngoan cường, bất khuất của nhân dân ta. Cuộc kháng chiến đã làm nảy sinh biết bao hình ảnh đẹp, mà đẹp nhất là hình ảnh người lính. Bên cạnh những bài thơ nổi tiếng như Đồng chí của Chính Hữu, Nhớ của Hồng Nguyên,…Tây Tiến của Quang Dũng là một thi phẩm đặc sắc nhất.

Số 13: Mở bài bài Tây Tiến
Nhà thơ Vũ Quần Phương đã nhận xét và bài thơ Tây Tiến : “Quang Dũng đứng riêng một ốc đảo, đặc biệt với bài thơ Tây Tiến, ông không có điểm gì chung với những nhà thơ khác, ông đứng biệt lập như một hòn đảo giữa các nhà thơ kháng chiến”. Phải chăng cái mới, cái lạ, cái riêng biệt ấy chính là tượng đài những người chiến sĩ, những người anh hùng của dân tộc đã hy sinh vì dân tộc, được tạc dựng lại vừa mang vẻ đẹp của sự anh dũng, kiên cường vừa mang vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn.
Số 14: Mở bài của Tây Tiến
Thời kì kháng chien đã đi qua nhưng dấu ấn của nó vẫn còn im đậm trong những sáng tác của thơ ca cách mạng Việt Nam. Mỗi bài thơ hướng đến phản ánh những vẻ đẹp khác nhau và Quang Dũng đã viết riêng bài thơ Tây Tiến để khắc họa chân dung những người lính anh dũng, hào hoa,…cùng nỗi nhớ cảnh và người nơi đây. Tất cả tạo nên những khoảng lặng khó có thể quên trong tâm hồn bạn đọc.
Số 15: Mở bài cho bài Tây Tiến
Quang Dũng là một hồn thơ chiến sĩ thời máu lửa oai hùng! “Tây Tiến” là bài thơ của người lính nói về người lính – anh Vệ quốc quân thời 9 năm kháng chiến chống Pháp. Quang Dũng vừa cầm súng đánh giặc vừa làm thơ nên thơ ông rất chân thực và hào sảng, dư ba. Bài thơ được Quang Dũng viết vào năm 1948, khi cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc bước sang năm thứ ba, chặng đường kháng chiến còn đầy thử thách gian lao. “Tây Tiến” nói lên nỗi nhớ và niềm tự hào của Quang Dũng về đồng đội thân yêu, cùng vào sinh ra tử một thời trận mạc.
Số 16: Mở bài hay nhất cho bài Tây Tiến
Quang Dũng là một người nghệ sĩ đa tài trong nhiều thể loại văn học từ viết văn, làm thơ, vẽ tranh, viết nhạc…Trong đó, ông được biết đến nhiều hơn trong lĩnh vực thơ ca, với phong cách nghệ thuật độc đáo cùng hồn thơ lãng mạn, phóng khoáng, Quang Dũng đã mang đến cho nền văn học Việt Nam nhiều tác phẩm đặc sắc mang màu sắc mới mẻ, độc đáo, đặc biệt là viết về hình tượng người lính: vừa kiên cường bất khuất lại vừa hào hoa phong nhã. Đặc biệt, bài thơ Tây Tiến cho ta thấy rõ nét nhất về phong cách nghệ thuật và những nét mới mẻ này của Quang Dũng. Tây Tiến được viết vào năm 1948, khi Quang Dũng phải chuyển đơn vị công tác nhưng vẫn luôn nhung nhớ về đồng đội, về đơn vị cũ. Bài thơ thể hiện tình cảm sâu nặng, nỗi nhớ da diết của nhà thơ với đồng đội và người dân Tây Bắc, đồng thời cũng phác họa chân dung người lính Tây Tiến đầy sống động, chân thực với những vẻ đẹp kiêu dũng, hào hoa lãng mạn.

Số 17: Mở bài Tây Tiến
Quang Dũng là một nhà thơ rất đặc biệt, bởi ông không chỉ là một nhà thơ cầm bút sáng tác mà còn là một người lính cầm súng đánh giặc. Có lẽ bởi vì vậy mà những bài thơ của Quang Dũng luôn gắn liền với hình ảnh những người lính, cũng là những người đồng đội của ông. Nổi bật nhất trong các sáng tác của ông là bài thơ Tây Tiến. Với bút pháp lãng mạn xen lẫn với tả thực, bài thơ đã khắc họa thật thành công hình ảnh đoàn binh Tây tiến với khí thế hiên ngang, tâm hồn thơ mộng trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
Số 18: Mở bài bài thơ Tây Tiến
Chiến tranh, người lính là nguồn đề tài lớn trong thơ ca cách mạng, ghi dấu từng chặng đường, bước chuyển mình của lịch sử, văn học đã hoàn thành rất tốt sứ mệnh thiêng liêng của mình, không chỉ tái hiện bầu không khí chiến đấu ác liệt của cuộc chiến mà còn dựng lên những bức chân dung sống động, đẹp đẽ nhất về hình tượng người lính. Đó là hình tượng người lính xuất thân từ những người nông dân nghèo mang lí tưởng cứu nước thiêng liêng trong Đồng chí của Chính Hữu, là những người lính lái xe lạc quan, yêu đời coi thường gian khổ trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Ghi dấu trong mảng đề tài ngỡ như đã vô cùng quen thuộc ấy, Quang Dũng trong bài thơ Tây Tiến đã mang đến một bức tượng đài tráng lệ mà đầy mới mẻ về những người lính: kiên cường, quả cảm trong chiến đấu nhưng cũng rất đỗi lãng mạn, hào hoa trong đời sống tinh thần.
Số 19: Mở bài hay Tây Tiến
Quang Dũng là một người nghệ sĩ đa tài, ông có thể viết văn, làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc, trong đó ông đặc biệt thành công trong lĩnh vực sáng tác thơ văn, với hồn thơ lãng mạn, phóng khoáng Quang Dũng đã mang đến cho thơ văn kháng chiến một màu sắc mới mẻ, độc đáo, đặc biệt là trong hình tượng người lính: vừa kiên cường dũng cảm vừa hào hoa phong nhã. Có thể thấy rõ những nét mới mẻ này qua bài thơ được coi là kiệt tác thơ văn của Quang Dũng- Tây Tiến. Tây Tiến được sáng tác năm 1947 khi Quang Dũng chia tay với đồng đội, binh đoàn Tây Tiến để chuyển đến đơn vị công tác mới. Qua bài thơ, Quang Dũng không chỉ thể hiện nỗi nhớ, tình cảm gắn bó với những người đồng đội và vùng đất Tây Bắc mà còn dựng lên đầy sống động chân dung những người lính Tây Tiến vừa kiêu dũng, ngoan cường vừa tài hoa lãng mạn.
Số 20: Mở bài của bài thơ Tây Tiến
Nền văn học Việt Nam đã ghi danh nhiều tác giả với những cống hiến quan trọng. Mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau lại có những dấu mốc văn học khác nhau. Trong đó, không thể không nhắc đến tác giả Quang Dũng – một nhà thơ xuất sắc của nền văn học Việt Nam, với hình ảnh người lính Tây Tiến vừa lãng mạn, lạc quan lại vừa bi tráng, ông đã mang đến cho bạn đọc một góc nhìn khác về người chiến sĩ trong thời chiến.

Số 21: Mở bài bài Tây Tiến
Trong vườn hoa của thơ ca kháng chiến chống Pháp, Tây Tiến được xem là bông hoa đầu mùa vừa đẹp lại vừa lạ. Bông hoa ấy được nở ra từ hồn thơ phóng khoáng và tâm huyết, một tiếng thơ tinh tế và lãng mạn. Đó chính là người nghệ sĩ tài hoa – nhà thơ của “xứ Đoài mây trắng” – Quang Dũng.
Số 22: Mở bài của Tây Tiến
Nhà thơ Giang Nam đã từng viết trong tác phẩm của mình:“Tây Tiến biên cương mờ khói lửaQuân đi lớp lớp động cây rừngVà bài thơ ấy con người ấyVẫn sống muôn đời với núi sông”Mỗi lần đọc lại những câu thơ này là trong lòng tôi lại dâng lên những nỗi niềm bồi hồi khó tả. Bởi nhà thơ Giang Nam đã từng cảm động vì Tây Tiến nhiều như thế, tôi đã đọc bài thơ này và có vẻ như cũng phải lòng thi phẩm này như vậy. Với Tây Tiến đặc biệt là với…. dòng thơ, Quang Dũng đã phác họa lên….
Số 23: Mở bài cho bài Tây Tiến
Quang Dũng là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ông từng tham gia hoạt động và chiến đấu trong binh đoàn Tây Tiến, chính những trải nghiệm cùng sống, cùng chiến đấu trong những ngày tháng gian khổ ấy đã để lại những miền kí ức không bao giờ quên trong tâm hồn của nhà thơ. Hơn nữa, trải nghiệm về chiến tranh, cuộc sống người lính cũng chính là chất liệu, cảm hứng quan trọng trong những sáng tác thơ ca của Quang Dũng. Ông đã có rất nhiều bài thơ hay viết về đề tài chiến tranh, người lính, trong đó Tây Tiến chính là kết tinh tiêu biểu nhất cho tài năng, phong cách và con người của Quang Dũng. Được sáng tác năm 1947, Tây Tiến của Quang Dũng không chỉ tái hiện không khí kháng chiến ác liệt, nhiều gian khổ mà còn dựng lên bức chân dung về người lính với những vẻ đẹp đáng trân trọng.
Số 24: Mở bài hay nhất cho bài Tây Tiến
Có một thời, nhắc đến khái niệm “lãng mạn” người ta thường đồng nhất nó với những gì xa rời thực tế, cá nhân, tiêu cực, mềm yếu… và người ta phản đối, phê phán, thậm chí tẩy chay nó. Nhưng nếu xét đến tận cùng, phần lãng mạn ấy không thể thiếu trong đời sống tinh thần, trong tâm hồn con người và cái gọi là “lãng mạn” ấy cũng thật nhiều vẻ, nhiều hình. Nó có thể làm con người ta nhỏ lại yếu hèn đi nhưng cũng có thể đem đến cho con người có sức mạnh phi thường để làm nên những điều phi thường. Ta bắt gặp sức mạnh lãng mạn ấy qua Tây tiến của Quang Dũng – một tác phẩm mang đậm chất sử thi, đậm chất lãng mạn anh hùng, lãng mạn cách mạng.

Số 25: Mở bài Tây Tiến
Buy- phông từng khẳng định: “Phong cách chính là người”. Qua giọng thơ ta có thể nhận ra người thơ. Chẳng ở đâu tìm được một tiếng thơ “sắc nhọn như thủy tinh gằn” của Tú Xương, tiếng thơ “thiết tha, rạo rực, băn khoăn” như Xuân Diệu, một hồn thơ chứa cả một thế giới Kinh Bắc nơi Hoàng Cầm. Và trong dàn đồng ca của những khúc tráng ca hào hùng thời kháng chiến chống Pháp, ta vẫn nhận ra một tiếng thơ vừa lãng mạn, phóng khoáng lại rất mực tài hoa như chính tâm hồn của người cầm bút vậy- Quang Dũng. Có thể nói: “Tây Tiến” là bài thơ thể hiện một cách đầy đủ nhất những điều ấy.
Số 26: Mở bài bài thơ Tây Tiến
Cho đến nayTây tiến vẫn là một đài thơ (Thi Sơn) đầy kỳ bí.Cái ma lực,cái âm hưởng của bài thơTây tiến…chưa ai lý giải hết được.Phải chăng cái hay là bởi lời thơ,ý thơ,hình tượng thơ Giầu nhạc điệu được chứa trong một hồn thơ thật mới lạ và rất sâu sắc ? Con người nồng hậu,nét bút tài hoa trong cách sử dụng ngôn ngữ thơ và hình ảnh thơ đã làm nên kiệt tác thơ Tây tiến. Với Tây tiến,Quang Dũng dưa ta đi vào một thế giới đầy mùi hương hoài niệm,của sự vọng tưởng diệu huyền.Với Tây tiến,Quang Dũng đã xây tượng đài về anh Bộ đội Cụ Hồ thời kháng chiến 9 năm đầy gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng.
Số 27: Mở bài hay Tây Tiến
Có những bài thơ đi cùng năm tháng, đó là những bài thơ ghi lại những ngày tháng gian khổ mà hào hùng của dân tộc, là những sáng tác về những con người bình dị, vô danh nhưng lại góp phần làm nên cái hữu danh cho đất nước, dân tộc. Có những bài thơ đi cùng năm tháng, đó là những bài thơ ghi lại những ngày tháng gian khổ mà hào hùng của dân tộc, là những sáng tác về những con người bình dị, vô danh nhưng lại góp phần làm nên cái hữu danh cho đất nước, dân tộc. Và với tôi, Tây Tiến của Quang Dũng là một bài thơ như vậy, qua Tây Tiến, ta không chỉ thấy được bức tranh đầy hào hùng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đó là cuộc chiến gian khổ, có nhiều mất mát, hi sinh nhưng đó cũng là nơi vẻ đẹp của tình đoàn kết, vẻ đẹp của những người lính được bừng sáng đẹp đẽ nhất. Những người lính Tây Tiến hiện lên trong trang thơ Quang Dũng là những người chiến sĩ trẻ gan dạ, mạnh mẽ, kiêu hùng nhất, cũng là những chàng trai trẻ nhiệt huyết, yêu đời với tâm hồn lãng mạn nhất.
Số 28: Mở bài của bài thơ Tây Tiến
Quang Dũng là một nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, ông đã từng tham gia vào hoạt động và chiến đấu trong binh đoàn Tây Tiến, chính những trải nghiệm cùng sống và cùng nhau chiến đấu trong những ngày tháng gian khổ ấy đã để lại được những miền kí ức mà không bao giờ quên trong tâm hồn của nhà thơ. Hơn nữa, trải nghiệm về chiến tranh thì cuộc sống của người lính cũng chính là chất liệu và cảm hứng quan trọng trong những sáng tác của thơ ca của Quang Dũng. Ông đã có rất nhiều bài thơ hay viết về đề tài chiến tranh của người lính, trong đó Tây Tiến cũng chính là kết tinh tiêu biểu nhất cho tài năng, phong cách và con người của Quang Dũng. Được sáng tác vào năm 1947, Tây Tiến của Quang Dũng không chỉ tái hiện không khí của kháng chiến ác liệt với nhiều gian khổ mà còn dựng lên với bức chân dung về người lính và với những vẻ đẹp đáng trân trọng.

Số 29: Mở bài bài Tây Tiến
Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu nhất trong sáng tác của Quang Dũng. Nói đến Quang Dũng, trước hết, mọi người nhắc đến Tây Tiến. Tây Tiến được viết ra vào năm 1948 với những cảm nghĩ và kỉ niệm xúc động bồi hồi về đoàn quân – đơn vị được thành lập đầu năm 1947. Đoàn quân Tây Tiến có nhiệm vụ cùng với bộ đội Lào – Việt và đánh Pháp ở vùng Thượng Lào. Địa bàn hoạt động rộng. Bộ đội Tây Tiến chủ yếu là lớp thanh niên, lao động chân tay và trí óc của Hà Nội. Sự tập họp lực lượng này có ý nghĩa khi tìm hiểu về người lính Tây Tiến được miêu tả trong tác phẩm. Đoàn quân Tây Tiến đánh thắng nhiều trận. Địa bàn mở rộng ở nhiều vùng. Cứ đọc bài thơ đã thấy đến những miền quê đẹp như Châu Mộc, Mai | Châu. Quang Dũng viết bài Tây Tiến khi xà đơn vị cũ một thời gian. Những năm tháng gắn bó với Tây Tiến tình đồng đội, đồng chí thiết tha, tình quân dân mặn nồng và cả những miền đất đã đi qua của những chặng đường hành quân… Tất cả đã trở lại trong những kỉ niệm, làm sống lại hồn thơ. Kỉ niệm ấy gắn với một thời trai trẻ của nhà thơ và tạo nên bao nuối tiếc; và nhà thơ không tránh khỏi xúc động như thốt, như kêu lên để tưởng nhớ lại một kỉ niệm sâu sắc đã đi qua trong cuộc đời.
Số 30: Mở bài của Tây Tiến
Bàn về sức sống của văn chương nghệ thuật, trong bài thơ “Nghĩ lại về Pau-xtốp-xki” – nhà thơ Bằng Việt từng viết: “Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ/ Như đám mây ngũ sắc ngủ trong đầu”. Vâng! Có những tác phẩm ra đời để rồi chìm khuất giữa ồn ào náo nhiệt của phiên chợ văn chương, nhưng cũng có những tác phẩm lại như “những dòng sông đỏ nặng phù sa”, như “bản trường ca rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn” để rồi in dấu ấn và chạm khắc trong tâm khảm ta những gì đẹp nhất để “suốt đời đi vẫn nhớ”. Đó phải chăng là những tác phẩm đã “vượt qua mọi băng hoại” của thời gian trở thành “bài ca đi cùng năm tháng” để lại trong tâm hồn bạn đọc bao thế hệ những dư vang không thể nào quên. Một trong số bài ca đó phải kể đến “Tây Tiến” của người nghệ sĩ đa tài Quang Dũng. Trong bài thơ có những vần thơ thật lắng đọng, đặc biệt là đoạn tả chân dung người lính:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
…
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Số 31: Mở bài cho bài Tây Tiến
Người lính, hình ảnh thân thương và rất đỗi cao cả ấy, đã đi vào thơ ca và làm trăn trở biết bao ngòi bút thi nhân. Hoàng Trung Thông từng viết: “Ta viết tiếp bài thơ báng súng/ Con lớn lên viết tiếp thay cha/ Người đứng dậy viết tiếp người ngã xuống/ Người hôm nay viết tiếp người hôm qua”. Nhà thơ, qua nhiều thế hệ, họ đã cùng nhau viết về những người lính, với những góc nhìn khác nhau. Quang Dũng cũng từng gửi tâm sự của mình qua những dòng thơ viết về người lính trong “Tây Tiến” – một bài thơ đặc sắc của thơ ca Cách mạng Việt Nam.
Số 32: Mở bài hay nhất cho bài Tây Tiến
Nhà thơ Chế Lan Viên có lần đã viết: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”. Trong cuộc đời mỗi người, ai cũng từng gắn bó với nhiều mảnh đất. Mỗi mảnh đất ta qua đều trở thành những dấu ấn, thành những kỉ niệm khó quên. Nhà thơ Quang Dũng đã từng trải qua cảm xúc ấy. Nỗi nhớ của ông về những năm tháng kháng chiến, về những kỉ niệm gắn bó với mảnh đất Tây Bắc đã được ghi lại khá chân thực trong bài thơ Tây Tiến. Ở đó có những kỉ niệm hiện lên đẹp đẽ, lung linh hơn bao giờ hết: “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa…hoa đung đưa”.

Số 33: Mở bài Tây Tiến
Quang Dũng là một người nghệ sĩ tài hoa, ông không chỉ làm thơ, viết văn mà còn vẽ tranh, soạn nhạc, nhưng người ta nhớ nhất về ông vẫn là trên vai trò của một nhà thơ. Thơ ông hồn hậu, phóng khoáng, mang cái lãng mạn, tài hoa. “Tây Tiến” là một trong những bài thơ thể hiện rõ nhất nét vẽ tài hoa trong sáng tác cũng như trong chính tâm hồn ông.
Số 34: Mở bài bài thơ Tây Tiến
Ẩn sau cái vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ đầy thơ mông của thiên nhiên vùng núi rừng Tây Bắc là biết bao hiểm nguy đang rình rập. Dường như cảnh hùng vĩ của núi non ấy đã làm nổi bật lên vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến, họ như một tượng đài bất diệt, vừa mang vẻ đẹp kiêu hãnh, bất khuất của người lính cụ Hồ vừa mang vẻ tài hoa phong nhã của những chàng trai Hà thành. Bài thơ “Tây Tiến” được tác giả đã tái hiện lại một cách chân thực về sự tàn khốc của chiến tranh, những nỗi gian lao vất vả của người lính trên chặng đường kháng chiến. Thế nhưng, những điều đó không làm họ chùn bước, những người lính vĩ đại ấy vẫn luôn lạc quan yêu đời và chiến đấu một cách anh dũng kiên cường.
Số 35: Mở bài hay Tây Tiến
Chiến tranh đã đi xa nhưng mỗi khi nhắc lại, ta vẫn không thể nào quên được bao kí ức về những năm tháng gian lao mà đẹp đẽ của dân tộc. Trang sử vàng của đất nước có lẽ được bắt đầu từ đôi tay của những người lính. Họ có thể là những người nông dân, những trí thức, những người có địa vị trong xã hội…. Những con người khác nhau với cuộc sống khác nhau, nhưng khi xảy ra chiến tranh, họ sẵn sàng đi theo tiếng gọi con tim, gác lại toàn bộ công việc để lên đường đi cứu nước. Hình ảnh người lính có lẽ được khắc họa đẹp nhất, chân thực nhất qua bài thơ Tây tiến của nhà thơ Quang Dũng.
Số 36: Mở bài của bài thơ Tây Tiến
Năm tháng trôi qua, nhiều thứ đã trở thành dĩ vãng tuy nhiên những giá trị thì vẫn trường tồn cùng thời gian và gây ấn tượng sâu sắc với thế hệ đi sau. Có thể lúc bấy giờ có rất nhiều tác phẩm văn học tiêu biểu, nhưng mãi sau này chúng ta vẫn còn ấn tượng và yêu quý nhà thơ Quang Dũng cùng hình ảnh người lính Tây Tiến vừa lãng mạn, lạc quan lại vừa bi tráng.

Số 37: Mở bài bài Tây Tiến
Có những “bài ca không bao giờ quên”, cũng có những năm tháng chiến tranh không phai mờ trong ký ức. Cùng với khí thế sôi sục của những năm mưa bom bão đạn, văn học, với sứ mệnh thiêng liêng của nó đã khắc tạc một cách sống động tượng đài của những chiến sĩ anh hùng kiên trung. Để ngày hôm nay lòng ta không khỏi bùi ngùi xúc động khi đọc lên những câu thơ bất hủ trong áng thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng.
Số 38: Mở bài của Tây Tiến
Nhà giáo Đỗ Kim Hồi từng viết “Tây Tiến là hoa thơ vào loại đẹp nhất của thơ ca trong những năm đầu khá chiến chống thực dân Pháp.” Quả vậy, “Tây Tiến” không chỉ là bài thơ tái hiện một vẻ đẹp hùng vĩ thơ mộng của núi rừng Tây Bắc, mà còn là hành khúc viết nên hình tượng bi tráng nhưng cũng không kém phần lãng mạn của đoàn quân Tây Tiến. Đó là một bức tranh toàn bích của cả cảnh và người, là một hồn thơ rạo rực những âm vang không dứt của một thời kháng chiến.
Số 39: Mở bài cho bài Tây Tiến
Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những dư vang dư hình của nó thì vẫn luôn còn đó, sống mãi bên đời. Người ta sẽ chẳng thể quên “có cái chết đã hóa thành bất tử” khi gặp ở trang thơ Tố Hữu, càng không thể quên hình ảnh người chiến sĩ “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới” đã in sâu trong thơ Chính Hữu. Tự bao giờ, người lính đã trở thành những tượng đài bất tử như thế trong thơ? Đi qua gian khó, bước tới vinh quang, những người lính Tây Tiến cũng trở thành những hình tượng “còn mãi”, “sống mãi”, “đẹp mãi”. Ta gặp lại họ trong những vần thơ thấm đẫm cảm xúc mà Quang Dũng gửi lại đoàn quân, cùng theo đó là bao nỗi nhớ.
Số 40: Mở bài hay nhất cho bài Tây Tiến
Bài thơ Tây tiến được sáng tác năm 1948 – thời kì cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc vẫn còn nhiều gian lao, thử thách – là một trong những bài thơ hay nhất, thể hiện rõ nhất từ hình ảnh, cuộc sống cho đến tâm hồn những người lính chiến đấu xa nhà. Những địa điểm mà người lính từng đi qua hay hình ảnh những người dân ở đó đều có thể trở thành những gì thân thuộc nhất với người chiến sĩ. Đọc bài thơ, ta có thể hiểu thêm về những người anh hùng của dân tộc.

Tổng kết
Trên đây là tổng hợp đầy đủ Top 40 mẫu mở bài Tây Tiến chi tiết nhất. đến các bạn học sinh chuẩn bị cho các kì thi. Top 10 Tìm Kiếm hy vọng đã mang đến bài viết bổ ích, giúp cũng cố kiến thức cho các bạn học sinh lớp 12.