Tổng hợp các bài mẫu kết bài Vợ chồng A Phủ hay của tác giả Tô Hoài một cách đầy đủ và chi tiết nhất sẽ giúp các bạn học sinh chuẩn bị kiến thức thật tốt cho mình trước các kì thi sắp tới. Hôm nay Top 10 Tìm Kiếm sẽ tổng hợp Top 50 mẫu kết bài Vợ chồng A Phủ hay chi tiết nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Top 50 mẫu kết bài Vợ chồng A Phủ hay chi tiết nhất
Số 1: Kết bài Vợ chồng A Phủ hay
Tây Bắc là mảnh hồn thiêng của núi cao sông dài, là miền đất hứa có khả năng sản sinh ra năng lượng dồi dào cũng như truyền cảm hứng mãnh liệt cho biết bao nhà văn, nhà thơ để họ có thể viết nên những trang thơ, trang văn lấp lánh cuốn hút. “Người mẹ của hồn thơ” ấy đã phả hồn vào bao vần thơ đẹp của Chế Lan Viên, đã lấp lánh “chất vàng mười” trong hình tượng của người lái đò của cụ Nguyễn Tuân và phả vào trang viết của Tô Hoài sức sống tiềm tàng mãnh liệt của con người lao động. Đó là sức sống thật sự bền bỉ, tiềm tàng của nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” mà mỗi lần gấp trang sách lại ta không thể nào quên được.

Xem thêm:
- Top 20 bài phân tích bài Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài chi tiết nhất
- Top 9 mẫu dàn ý phân tích bài Vợ chồng A Phủ chi tiết nhất
- Top 7 mẫu sơ đồ tư duy tác phẩm Vợ chồng A Phủ chi tiết nhất
- Top 10 mẫu soạn văn 12 bài Vợ chồng A Phủ chi tiết nhất
- Top 25 mẫu tóm tắt tác phẩm Vợ chồng A Phủ chi tiết nhất
- Top 50 mẫu mở bài Vợ chồng A Phủ hay chi tiết nhất
Số 2: Kết bài hay cho Vợ chồng A Phủ
Bằng sự gắn bó và am hiểu sâu sắc về lối sống văn hóa của con người Tây Bắc, Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài đã dựng lên bức tranh hiện thực về cuộc sống cơ cực, nỗi bất hạnh khốn cùng của những người nông dân nghèo vùng Tây Bắc trước cách mạng. Hai nhân vật Mị, A Phủ đại diện cho những con người cùng khổ bị vây hãm, áp bức, chà đạp bởi cường quyền, thần quyền, thế nhưng trong họ vẫn tiềm tàng khát vọng sống, một sức sống mãnh liệt để vươn lên khỏi cái bạo tàn để giải thoát bản thân.
Số 3: Kết bài Vợ chồng A Phủ hay nhất
Thông qua những mô tả cụ thể về thái độ cũng như những chuyển biến tâm lí của nhân vật Mị, nhà văn Tô Hoài trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ đã làm nổi trội lên vẻ đẹp của sức sống tiềm tàng bên trong Mị hay cũng chính là sức sống của những người nông dân nghèo vùng núi Tây Bắc. Trị giá nhân văn thâm thúy của truyện ngắn này còn trình bày ở chỗ Tô Hoài ko chỉ hướng tới phản ánh cuộc sống khổ đau của người nông dân nhưng còn hướng họ tới trục đường “sáng” – đi theo cách mệnh để giải phóng bản thân, giải phóng quê hương, quốc gia.
Số 4: Kết bài hay Vợ chồng A Phủ
Nét nghệ thuật đặc sắc nhất trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài là nghệ thuật xây dựng nhân vật. Mị được xây dựng theo kiểu nhân vật tâm trạng, còn A Phủ là kiểu nhân vật hành động. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, cũng như phong tục tập quán tài tình. Ngôn từ giản dị, linh hoạt, giàu cảm xúc, mang đậm chất dân tộc. Các yếu tố nghệ thuật đó đã góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm. Vợ chồng A Phủ là kết tinh của giá trị hiện thực và nhân đạo. Tác phẩm đã lên án tố cáo chế độ phong kiến miền núi chà đạp, áp bức quyền sống, quyền hạnh phúc của con người. Bên cạnh đó tác phẩm cũng thấm đẫm tinh thần nhân đạo: Cảm thương cho số phận những người lao động nghèo bất hạnh, bị tước đoạt đi quyền sống, bị hành hạ cả thể xác và tinh thần. Đồng thời trân trọng ngợi ca sức sống tiềm tàng, luôn biết hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn. Với vợ chồng A Phủ, Tô Hoài nâng niu, trân trọng từng bước phát triển tâm lí, từng tình cảm yêu thương của họ. Để từ đó ông phát hiện ra sức sống mãnh liệt ở những con người này. Đồng thời ông cũng thể hiện sự cảm thông, trân trọng những khát vọng tự do, chân chính của họ. Hai yếu tố hiện thực và nhân đạo hòa quyện vào nhau đã giúp cho sự thành công của tác phẩm này.
Số 5: Kết bài hay về Vợ chồng A Phủ
Bằng với tấm lòng gắn bó cùng vốn am hiểu rất sâu sắc về đời sống và văn hóa ở vùng đất Tây Bắc, thì trong truyện ngắn của Vợ chồng A Phủ thì nhà văn Tô Hoài đã không chỉ dựng lên được bức tranh thiên nhiên rất đẹp đẽ và khoáng đạt mà còn giúp cho người đọc hiểu hơn về văn hóa, về cuộc sống và với thân phận của những người nông dân ở Tây Bắc trước cách mạng. Đó là những con người rất khốn khổ bị vây hãm và bị chà đạp bởi cường quyền và thần quyền: Mị và A Phủ thế nhưng, dù có bị áp bức đến tận cùng thì họ vẫn có thể mang theo được niềm tin và sự sống mãnh liệt để vươn lên khỏi cái bạo tàn để giải phóng bản thân.

Xem thêm:
- Top 50 mẫu kết bài Vợ chồng A Phủ hay chi tiết nhất
- Top 20 mẫu phân tích nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ chi tiết nhất
- Top 20 mẫu phân tích nhân vật A Phủ trong Vợ chồng A Phủ chi tiết nhất
- Top 10 mẫu phân tích giá trị nhân đạo của Vợ Chồng A Phủ chi tiết nhất
- Top 5 mẫu phân tích giá trị hiện thực của Vợ Chồng A Phủ chi tiết nhất
Số 6: Vợ chồng A Phủ kết bài hay
Vợ chồng A Phủ qua việc khắc hoạ sâu sắc cuộc đời, số phận, tính cách Mị đã tố cáo hùng hồn, đanh thép những thế lực phong kiến, thực dân tàn bạo áp bức bóc lột, đọa đày người dân nghèo miền núi. Đồng thời qua phân tích nhân vật Mị nó cũng khẳng định khát vọng tự do hạnh phúc, sức sống mạnh mẽ và bền bỉ của những người lao động. Đặc biệt đề cao sự đồng cảm giai cấp, tình hữu ái của những người lao động nghèo khổ. Chính điều này đem lại sức sống và sự vững vàng trước thời gian của Vợ chồng A Phủ .
Số 7: Kết bài hay nhất Vợ chồng A Phủ
Tô Hoài đã trân trọng từng bước trưởng thành của Mị và A Phủ. Cái nhìn của ông về hai nhân vật này là một cái nhìn nhân đạo. Ông cảm thông nỗi đau của Mị và A Phủ, mặt khác ông trân trọng ý thức nhân phẩm, khát vọng giải phóng và tin ở khả năng tự làm chủ trước cuộc đời của hai con người đau khổ này. Phải chăng, chính cái nhìn đó đã tạo nên giá trị của tác phẩm.
Số 8: Kết bài Vợ chồng A Phủ hay
Thành công của truyện Vợ chồng A Phủ trước hết là ở cốt truyện mang ý nghĩa tiêu biểu cho số phận và con đường giác ngộ của người nông dân miền núi, cũng như của nhân dân lao động nói chung trong sự gặp gỡ cách mạng. Mô típ cốt truyện này rất tiêu biểu cho các tác phẩm văn xuôi trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp, cũng như cả trong văn học từ năm 1945 đến 1975. Nhưng tác phẩm gây được ấn tượng sâu sắc là ở nghệ thuật xây dựng nhân vật. Nhân vật vừa mang tính tiêu biểu cho tầng lớp, giai cấp vừa có được những nét cá tính khá rõ. A Phủ thì mạnh mẽ, gan góc mà bộc trực, cả tin, chất phác. Mị giàu sức sống nhưng trầm lắng hơn, có một đời sống nội tâm sôi nổi dưới vẻ ngoài lặng lẽ.
Số 9: Kết bài hay cho Vợ chồng A Phủ
Bằng ngòi bút tài năng và miêu tả tinh tế của mình, Tô Hoài đã làm nổi bật được hình tượng và khí phách của A Phủ – nhân vật điển hình trong truyện. Cùng với A Phủ là Mị, dù bị áp bức nhưng họ đã phải luôn đấu tranh giành lại hạnh phúc, họ đã phải trải qua bao tủi cực, cay đắng để tự giải phóng bằng sức mạnh quật khởi của chính mình.
Số 10: Kết bài Vợ chồng A Phủ hay nhất
Truyện ngắn của Tô Hoài không chỉ ca ngợi vẻ đẹp về tình yêu cuộc đời của con người Tây Bắc mà còn dấy lên ở mỗi chúng ta niềm tin vào sức sống bất diệt, tin vào tự do hạnh phúc. Và để có được điều đó mỗi chúng ta phải tự mình đấu tranh tự mình vươn lên cho những điều tốt đẹp của cuộc đời mình.

Số 11: Kết bài hay Vợ chồng A Phủ
“Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài là truyện ngắn có trị giá hiện thực và trị giá nhân đạo thâm thúy lúc lên án thế lực cường quyền, thần quyền lỗi thời, bạo tàn ở vùng núi Tây Bắc đã đẩy con người vô tội vào tận cùng của khổ cực, đọa đầy. Đồng thời, “Vợ chồng A Phủ” cũng là tiếng nói thông cảm, trân trọng của nhà văn Tô Hoài đối với những người nông dân nghèo, xấu số như Mị, A Phủ. Nhà văn đồng cảm với số phận khổ cực, bị tước đoạt đi tự do, hạnh phúc đồng thời ca tụng, trân trọng sức sống tiềm tàng bên trong những con người khốn khổ đó.
Số 12: Kết bài hay về Vợ chồng A Phủ
Cùng với đó là các phong tục, tập quán như tục bắt vợ, cảnh phạt vạ, cảnh xử kiện được hiện lên độc đáo. Truyện được kể theo ngôi thứ ba, điểm nhìn trần thuật có sự thay đổi từ điểm nhìn của người đi xa về đến điểm nhìn của người trong cuộc nên vừa mang tính khách quan lại vừa chứa chan sự cảm thông với nhân vật. Ngoài ra, Tô Hoài còn xây dựng những chi tiết giàu sức gợi và ý nghĩa như chi tiết tiếng sáo, tiếng chân ngựa đạp vào vách,… Ngôn ngữ văn xuôi đậm chất thơ cũng là một yếu tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm. Với tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài đã mang đến cho bạn đọc cái nhìn bao quát, toàn diện về bức tranh cuộc sống của người dân Tây Bắc. Trang sách đã khép lại nhưng dư âm của nó thì còn vang mãi. Và tuy Tô Hoài đã ra đi nhưng những tác phẩm của ông vẫn vẹn nguyên giá trị trong lòng bạn đọc hôm nay và cả mai sau.
Số 13: Vợ chồng A Phủ kết bài hay
Qua tác phẩm, Mị hiện lên như một điển hình cho số phận khổ đau của đồng bào vùng núi Tây Bắc dưới ách cai trị của bọn thực dân, chúa đất miền núi. Đồng thời, nhân vật Mị cũng là điển hình cho bài ca về khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, ý thức vùng lên phản kháng đi tìm cuộc sống tự do.
Số 14: Kết bài hay nhất Vợ chồng A Phủ
Sức sống mãnh liệt của Mị lại được trỗi dậy khi gặp A Phủ. Chính hình ảnh giọt nước mắt của A Phủ khi bị trói trước sân đã thức tỉnh Mị một lần nữa vùng lên chống lại áp bức bất công. Mị lại trở về là Mị ngày trước với niềm ham sống mãnh liệt khát khao được làm chủ cuộc sống của mình. Mị và A Phủ đã cùng dắt tay nhau đến với vùng đất của tự do. Thông qua hình tượng nhân vật Mị, Tô Hoài đã khắc họa rất thành công hình ảnh người phụ nữ vùng cao. Hiền lành, chất phác, yêu lao động và đặc biệt cũng rất mạnh mẽ biết vùng lên chống lại ách áp bức bóc lột tìm lại cuộc sống tự do của chính mình.
Số 15: Kết bài Vợ chồng A Phủ hay
Tóm lại qua hai lần miêu tả nhân vật Mị cùng với những hành động suy nghĩ dồn dập như bão tố đến với Mị trong đêm mùa đông giá rét ở Hồng Ngài đã cho thấy giá trị nhân đạo được thể hiện sâu sắc qua những trang viết của Tô Hoài. Đồng thời thấy được nghệ thuật miêu tả độc đáo qua diễn biến tâm lí nhân vật Mị, khả năng quan sát tinh tế, tỉ mỉ đặc biệt là thấy được niềm tin bất diệt vào tâm hồn con người của nhà văn.

Số 16: Kết bài hay cho Vợ chồng A Phủ
Nét phong cách nghệ thuật: màu sắc dân tộc đậm đà chất thơ chất trữ tình thấm đượm, ngôn ngữ lời văn giàu tính tạo hình đã hội tụ và phát sáng trong truyện ngắn này. Tác phẩm “Truyện Tây Bắc” xứng đáng với giải nhất truyện ngắn – giải thưởng do Hội nghệ sĩ Việt Nam trao tặng năm 1954 – 1955. Và “Vợ chồng A Phủ” thực sự để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn đọc bởi những giá trị nghệ thuật, giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của nó. Truyện ngắn này quả là một truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách Tô Hoài.
Số 17: Kết bài Vợ chồng A Phủ hay nhất
Một lần nữa sức sống trong Mị trỗi dậy mãnh liệt khi nhìn thấy A Phủ – một tôi tớ cho Thống Lí đang bị trói. Nước mắt của A Phủ rơi xuống thức tỉnh Mị phải vùng dậy đòi lấy quyền được sống, được yêu thương, tự do cho chính mình. Thế là Mị đã cùng A Phủ trốn thoát tìm lấy cuộc sống tự do của riêng họ. Tô Hoài đã rất tài tình trong nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật Mị. Chính ngòi bút tinh tường ấy đã dẫn lối người đọc len lỏi vào trong tâm hồn, cảm xúc của Mị, nổi bật lên vẻ đẹp tâm hồn của cô gái này.
Số 18: Kết bài hay Vợ chồng A Phủ
Có thể nói, Mị là linh hồn của phần một trong truyện “Vợ chồng A Phủ”. Nhân vật này được Tô Hoài khắc họa bằng bút pháp cá thể hóa và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế. Qua nhân vật Mị, nhà văn đã thể hiện những tư tưởng nhân đạo sâu sắc. Đây cũng là một trong những yếu tố góp phần quan trọng làm nên sự thành công của tác phẩm.
Số 19: Kết bài hay về Vợ chồng A Phủ
Nhân vật A Phủ đã được khắc họa thành công, sở trường quan sát nhạy bén và khả năng thiên phú trong việc nắm bắt cá tính con người là hai yếu tố giúp nhà văn dựng được một hình tượng đặc sắc chỉ bằng mấy nét đơn sơ. Thông qua nhân vật A Phủ, giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm càng đậm nét.
Số 20: Vợ chồng A Phủ kết bài hay
Gấp lại những trang sách của Tô Hoài mà dư âm về nhân vật Mị, về cô gái Mèo với sức sống mãnh liệt, về số phận đáng thương của người dân nghèo dưới chế độ chủ nô phong kiến miền núi vẫn in đậm trong tâm khảm của bạn đọc. Sức sống của Mị hay sức hút của ngòi bút Tô Hoài quả thực có sức lay động lòng người để lại những day dứt, ám ảnh không nguôi.

Số 21: Kết bài hay nhất Vợ chồng A Phủ
Qua phân tích bài Vợ chồng A Phủ, có thể thấy bằng ngòi bút sắc sảo, vốn từ phong Phú, Tô Hoài đã xây dựng hình ảnh 2 nhân vật Mị và A Phủ một cách vô cùng chân thực. Đồng thời, thông qua số phận 2 nhân vật ta hình dung được phần nào số phận bi thương của người dân lao động nghèo vùng Tây Bắc và sự tàn ác của chế độ thực dân phong kiến thời bấy giờ. Bên cạnh đó, tác phẩm còn ca ngợi nét đẹp của người lao động, khát khao sống mãnh liệt cho dù ở trong bất cứ hoàn cảnh khổ đau nào.
Số 22: Kết bài Vợ chồng A Phủ hay
Về nghệ thuật, tác phẩm cho thấy tài năng trong việc dẫn chuyện và miêu tả tâm lí nhân vật của Tô Hoài. Đặc biệt, dưới ngòi bút miêu tả bậc thầy, Tô Hoài cũng đã phác họa cho người đọc một cuộc xử kiện sống động và giàu sức tố cáo, từ đó vạch trần sự áp bức dã man của bọn thống trị miền núi. Qua giọng kể khi thì khách quan, khi thì nhập vào nhân vật, cùng ngôn ngữ sinh động, chọn lọc, có sáng tạo, bức tranh về thiên nhiên và cuộc sống sinh hoạt của người dân Tây Bắc đã được hiện lên vô cùng chân thật và xúc động. Tóm lại, có thể khẳng định, “Vợ chồng A Phủ” là một trong những tác phẩm mẫu mực nhất khi viết về thiên nhiên và con người miền núi. Qua “Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài đã khẳng định tên tuổi của mình trong văn đàn đồng thời ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc bao thế hệ.
Số 23: Kết bài hay cho Vợ chồng A Phủ
Khi đi vào thể hiện cảnh ngộ bất hạnh cùng vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ, tác phẩm văn học có điều kiện để đạt tới chiều sâu nhân đạo, để khơi gợi niềm đồng cảm thiết tha ở bạn đọc. Với nhân vật Mị, Tô Hoài đã làm được điều ấy. Vợ chồng A Phủ đã xây dựng thành công một hình tượng người phụ nữ Tây Bắc với vẻ đẹp phong phú, đa dạng. Một cô Mị xinh đẹp, hồn nhiên là thế mà có những lần tìm đến cái chết để tự giải thoát. Một cô Mị dằn lòng chấp nhận kiếp sống nô lệ, tưởng chừng chai lì, mê mụ đi trong cái khổ mà vẫn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt. Cô Mị ấy đã vùng lên cắt đứt sợi dây trói của cường quyền, thần quyền để đi tới tự do. Thành công của hình tượng này chứng tỏ sự am hiểu, niềm đồng cảm sâu sắc của Tô Hoài đối với người phụ nữ lao động miền núi Tây Bắc, chứng tỏ khả năng nắm bắt và diễn tả tài tình quá trình tâm lí phức tạp, tinh tế của cây bút văn xuôi vào loại hàng đầu trong văn học Việt Nam hiện đại.
Số 24: Kết bài Vợ chồng A Phủ hay nhất
Với tất cả những điều đó “Vợ chồng A Phủ” được đánh giá là tác phẩm kết tinh giữa giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. Tác phẩm không chỉ là bản án tố cáo chế độ cai trị tàn bạo mà còn thể hiện niềm xót xa, trân trọng của nhà văn với những kiếp người phải sống trong sự cai trị đó.
Số 25: Kết bài hay Vợ chồng A Phủ
Tô Hoài là một nhà văn hiện thực chủ nghĩa cách mạng, sự vận động của mạch truyện như đã thấy ở trên càng chứng minh điều đó. Đây cũng chính là đặc điểm của văn học thời kì này. Vợ chồng A Phủ một lần nữa cho thấy cái tài cũng như cái tâm của Tô Hoài, ông vừa đồng cảm xót thương với số phận nhân vật, lại cũng vừa trân trọng, khám phá ra sức sống tiềm tàng ẩn sâu trong tâm hồn mỗi người, từ đó ca ngợi và tin tưởng vào họ.

Số 26: Kết bài hay về Vợ chồng A Phủ
Qua tác phẩm Vợ chồng A Phủ , tác giả đã góp phần tái hiện một cách chân thực và sâu sắc những giá trị về cuộc sống, những triết lí sống nhân văn, những sụ cảm thông của chính tác giả với đứa con tinh thần của mình.Qua tác phẩm, Tô Hoài đã lên án những thế lực phong kiến miền núi, thế lực thực dân xâm lược; và ông đặc biệt thông cảm sâu sắc với số phận của người nông dân miền núi đồng thời khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của họ.
Số 27: Vợ chồng A Phủ kết bài hay
Rõ ràng nhà văn Tô Hoài tuân theo chủ nghĩa hiện thực nhưng ông tin rằng hoàn cảnh dẫu có khắc nghiệt vẫn không thể vùi dập hoàn toàn nhân tính. Hoàn cảnh tác động tính cách nhưng không giết chết tính cách. Trải qua hơn nửa thế kỉ, tác phẩm vẫn còn còn nguyên giá trị hiện thực và nhân đạo cao cả của nó. Vì vậy truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” mới mãi mãi đọng lại trong lòng người đọc.
Số 28: Kết bài hay nhất Vợ chồng A Phủ
Với nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc, tài tình cùng ngôn ngữ sinh động, hấp dẫn, truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” đã mang đến cho độc giả một câu chuyện đầy tính nhân văn. Thông qua tác phẩm, người đọc lĩnh hội được nhiều thông điệp về cuộc sống: có áp bức, có đấu tranh và vùng lên để giành lấy hạnh phúc của mình.
Số 29: Kết bài Vợ chồng A Phủ hay
Tóm lại, với ngòi bút trần thuật hấp dẫn, độc đáo, vốn từ vựng phong phú và sắc sảo, Vợ chồng A Phủ đã dựng lại một cách chân thực và sâu sắc số phận của hai nhân vật Mị và A Phủ. Đồng thời, qua số phận hai nhân vật cũng cho chúng ta thấy rõ giá trị hiện thực của tác phẩm về cuộc sống và số phận bi đát của những người lao động miền núi và về bộ mặt tàn ác của giai cấp thống trị. Thêm vào đó nó cũng cho ta thấy chiều sâu nhân đạo của tác phẩm, đó chính là lời ngợi ca, trận trọng những giá trị, khát vọng sống tốt đẹp của con người và lời lên án, tố cáo sự tàn ác, vô nhân tính của giai cấp thống trị.
Số 30: Kết bài hay cho Vợ chồng A Phủ
Tóm lại, nhân vật Mị là linh hồn là hơi thở của tác phẩm. Xây dựng nhân vật Mị là một thành công đặc sắc của nhà văn Tô Hoài. Qua việc miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ, Tô Hoài đã khẳng định sức sống tiềm tàng mãnh liệt và khát vọng tự do của nhân dân lao động Tây Bắc dưới sự thống trị của bọn lãnh chúa thổ ty miền núi. Có nhà phê bình đã cho rằng: “Văn học nằm ngoài mọi sự băng hoại. Chỉ riêng mình nó không chấp nhận quy luật của cái chết”. Đúng vậy, sức sống tiềm tàng mãnh liệt của nhân vật Mị cũng đã làm nên sức sống trường tồn, vĩnh cửu của tác phẩm Vợ Chồng A Phủ.

Số 31: Kết bài Vợ chồng A Phủ hay nhất
“Vợ chồng A Phủ” quả là một tác phẩm đặc sắc, qua đó ta mới thấy được tài năng khắc hoạ tâm lí nhân vật bậc thầy của Tô Hoài. Mỗi hành động, mỗi cử chỉ của nhân vật đều thể hiện những nét tính cách, những chuyển biến tâm lí đầy tinh vi của họ. Tác phẩm đã vạch trần, lên án những tội ác, sự bất công ngang trái của chế độ phong kiến lúc bấy giờ, đồng thời nói lên tiếng nói thương cảm, xót thương của nhà văn cho cuộc sống đầy cơ cực của những người dân miền núi. Qua đó, Tô Hoài đã chỉ ra cho người dân miền núi con đường giải thoát bản thân, làm chủ vận mệnh của mình đó là con đường cách mạng, chỉ có cách mạng mới đem lại sự tự do, hạnh phúc.
Số 32: Kết bài hay Vợ chồng A Phủ
Truyện “Vợ chồng A Phủ” chứa đựng những giá trị hiện thực sâu sắc và giá trị nhân đạo cao cả. Thông qua tác phẩm, nhà văn Tô Hoài muốn tố cáo chế độ phong kiến và giai cấp thống trị bóc lột con người bằng hình thức cho vay nặng lãi. Vì món nợ của cha mẹ mà Mị bị mang ra làm vật thế mạng. Ông cũng lên án những hủ tục lạc hậu như “cúng trình ma” đã buộc con người vào vòng mê tín, khiến họ không dám thoát ra vòng vây để tự cứu lấy mình. Đồng thời, tác giả cũng thể hiện lòng xót xa, cảm thông với những người dân lao động miền núi phải cam chịu sự áp bức của tầng lớp thống trị thủ đoạn, gian ác. Tô Hoài ca ngợi sức sống mãnh liệt tiềm tàng trong con người họ. Chính sức sống ấy đã giúp họ giải thoát họ khỏi cuộc đời nô lệ để đến với cách mạng, đến với cuộc sống tự do.
Số 33: Kết bài hay về Vợ chồng A Phủ
Sau đêm tình mùa xuân nổi loạn không thành, Mị tiếp tục trở về câm lặng như xưa, tiếp tục công việc khổ sai làm tê liệt ý thức của con người, đánh đập, hành hạ làm tê liệt ý thức phẩm giá, cầm tù làm tê liệt những nhu cầu sống cơ bản của con người và bóng ma thần quyền đã tiêu diệt đi ý thức phản kháng của con người. Và chính điều đó lại là nghị lực cho Mị trong đêm đông cứu A Phủ, thoát khỏi cuộc sống mà Mị và A Phủ không được sống làm con người. Những thay đổi trong tính cách và tâm lý của Mị đều được nhà văn Tô Hoài làm rõ tạo nên những bất ngờ cho người đọc. Miêu tả sức sống tiềm tàng trong đoạn văn Mị cứu A Phủ cho thấy hiện thân của sức sống tiềm tàng của nhân dân lao động miền núi phía Bắc. Nhà văn không chỉ miêu tả đồng cảm số phận nhân vật mà còn như hé mở cho họ một lối giải thoát từ đau khổ, đáng thương đến tự do và làm chủ cuộc sống của mình. Qua đó, nhà văn ca ngợi sức mạnh của Đảng, cách mạng giúp con người được làm chủ cuộc sống của mình.
Số 34: Vợ chồng A Phủ kết bài hay
Bằng tấm lòng gắn bó cùng vốn am hiểu sâu sắc về đời sống, văn hóa của vùng đất Tây Bắc, trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài không chỉ dựng lên bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, khoáng đạt mà còn giúp người đọc hiểu hơn về văn hóa, về cuộc sống, thân phận những người nông dân Tây Bắc trước cách mạng. Đó là những con người khốn khổ bị vây hãm, chà đạp bởi cường quyền, thần quyền: Mị, A Phủ, thế nhưng dù bị áp bức đến tận cùng thì họ vẫn mang theo niềm tin, sự sống mãnh liệt để vươn lên khỏi cái bạo tàn để giải phóng bản thân.
Số 35: Kết bài hay nhất Vợ chồng A Phủ
Tô Hoài đã khá thành công khi phân tích tâm lí nhân vật một cách sắc sảo. Sự thành công ấy, ngoài vốn sống, vốn hiểu biết về con người và vùng đất Tây Bắc còn là do tình cảm yêu thương, trân trọng của nhà văn đối với những người dân nghèo miền núi thuở trước.

Số 36: Kết bài Vợ chồng A Phủ hay
Qua nhân vật và tình huống truyện, không những nhà văn phản ánh một mặt trận đen tối trong hiện thực xã hội, cùng số phận của người dân nghèo mà còn phát hiện vẻ đẹp tâm hồn của họ. Đó là niềm cảm thông sâu sắc với nỗi đau của con người, sự nâng niu nét đẹp tâm hồn mà hơn cả là sự hướng tới giải phóng cho con người.
Số 37: Kết bài hay cho Vợ chồng A Phủ
Thông qua được những miêu tả rất chi tiết về thái độ cũng như là những chuyển biến tâm lí của nhân vật Mị, nhà văn Tô Hoài trong truyện ngắn của Vợ chồng A Phủ đã làm nổi bật lên được vẻ đẹp của sức sống với tiềm tàng bên trong của Mị hay cũng chính là một sức sống của những con người nông dân nghèo ở vùng núi Tây Bắc. Giá trị nhân văn rất sâu sắc của truyện ngắn này còn thể hiện được ở chỗ Tô Hoài đã không chỉ hướng đến để phản ánh cuộc sống khổ đau của người nông dân mà còn hướng họ và hướng đến con đường “sáng” để đi theo cách mạng để giải phóng bản thân và giải phóng quê hương, đất nước.
Số 38: Kết bài Vợ chồng A Phủ hay nhất
Ngòi bút diễn tả tâm lý nhân vật của nhà văn Tô Hoài chính là một độc đáo của tác phẩm, nhất là diễn tả tâm lý nhân vật để lại nhiều ám ảnh đối với bạn đọc. Sự thay đổi trong tâm lý nhân vật được diễn tả rõ nét cho thấy nhà văn là một người rất tinh tế, tài hoa, biết nhiều, hiểu nhiều và đầy cảm thông đối với cuộc sống của những người dân khổ cực. Qua tác phẩm Vợ chồng A Phủ cho ta thấy cuộc sống đầy khổ cực của nhân dân ta trước cách mạng, tố cáo mạnh mẽ xã hội thời bấy giờ sự lộng quyền của bọn nhà giàu chúa đất ép con người ta đến bước đường cùng. Tác phẩm cũng đề cao giá trị con người, giá trị của sự đổi thay vùng lên phản kháng, người dân đã đến với cách mạng, tìm đến với tự do, hạnh phúc. Những trang văn cũng chính là tiếng nói làm nổi bật lên nét tài hoa của nhà văn Tô Hoài để tên tuổi ấy mãi đi vào lòng bạn đọc.
Số 39: Kết bài hay Vợ chồng A Phủ
“Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài là truyện ngắn có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc khi lên án thế lực cường quyền, thần quyền lạc hậu, bạo tàn ở vùng núi Tây Bắc đã đẩy con người vô tội vào tận cùng của đau khổ, đọa đầy. Đồng thời, “Vợ chồng A Phủ” cũng là tiếng nói cảm thông, trân trọng của nhà văn Tô Hoài đối với những người nông dân nghèo, bất hạnh như Mị, A Phủ. Nhà văn đồng cảm với số phận đau khổ, bị tước đoạt đi tự do, hạnh phúc đồng thời ca ngợi, trân trọng sức sống tiềm tàng bên trong những con người khốn khổ ấy.
Số 40: Kết bài hay về Vợ chồng A Phủ
“Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người bị cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường. Những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đọa đày đến ê chề, hoàn toàn mất hết lòng tin vào con người và cuộc đời. Nhà văn tồn tại ở trên đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực.” (Nguyễn Minh Châu). Với hình tượng của nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài đã hoàn thiện trọn vẹn sứ mệnh ấy khi mang đến cho người đọc một hình tượng nghệ thuật với biết bao vẻ đẹp – nhất là sức sống tiềm tàng mãnh liệt mà không thế lực áp bức nào có thể dập tắt được.

Số 41: Vợ chồng A Phủ kết bài hay
Như vậy qua tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” Tô Hoài đã gửi gắm những giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc khi phê phán, lên án thế lực cường quyền, thần quyền lạc hậu, bạo tàn đã đẩy những con người vô tội ở vùng núi Tây Bắc vào cảnh khốn cùng. Đồng thời, tác phẩm cũng là tiếng nói cảm thông, xót thương của nhà văn cho số phận bất hạnh của những người nông dân nghèo như Mị, A Phủ, đồng thời ca ngợi sức sống mãnh liệt tiềm tàng bên trong con người họ.
Số 42: Kết bài hay nhất Vợ chồng A Phủ
Qua ngòi bút tài hoa, tinh tế của Tô Hoài, tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” đã tái hiện lên trước mắt người đọc một cuộc sống cơ cực, khốn cùng của nhân dân ta trước cách mạng. Qua đó lên án, tố cáo mạnh mẽ sự lộng hành, áp bức, bóc lột của chế độ phong kiến thời bấy giờ, nhất là của bọn nhà giàu chúa đất đã ép những người nông dân vô tội đến bước đường cùng. Qua sự vùng lên giải thoát bản thân của Mị, tác giả cũng đề cao giá trị của con người, giá trị của sự đổi thay khi đã đứng dậy phản kháng và tìm đến con đường cách mạng, tìm đến với sự tự do, hạnh phúc.
Số 43: Kết bài Vợ chồng A Phủ hay
Giá trị nhân đạo của tác phẩm càng giàu thêm bới ngòi bút của nhà văn đã đồng cảm, trân trọng và khơi dậy ở nhân vật cùa mình những phẩm chất đẹp đẽ, những giá trị chân chính, những khát vọng sống hạnh phúc và tự do. Đồng thời, tư tưởng nhân đạo cách mạng giúp cho nhà văn hướng đến sự mô tả quá trình giải phóng của nhân dân lao động theo con đường cách mạng như một quy luật tất yếu. Các nhân vật anh Núp (Đất nước đứng lên), chị Tư Hậu (Một truyện chép ở bệnh viện), chị Sứ (Hòn Đất), chị út Tịch (Người mẹ cầm súng) sẽ là sự tiếp nối tự nhiên của Mị và A Phủ, trở thành những tính cách anh hùng.
Số 44: Kết bài hay cho Vợ chồng A Phủ
Sự miêu tả tâm lí đã làm cho nhân vật Mị có da có thịt, có hồn. Thành công trong miêu tả tâm lí của Tô Hoài không là ngẫu nhiên. Nghệ thuật là sự tái hiện cuộc đời qua cái riêng. Khi nhà văn thực sự sống với cuộc đời cá thể, cụ thể của nhân vật thì ông có thể phát hiện ra sự sống và quy luật của nghệ thuật.
Số 45: Kết bài Vợ chồng A Phủ hay nhất
Đọc Vợ chồng A Phủ, ta mới thấy được tài năng của Tô Hoài trong việc khắc hoạ tâm lí nhân vật. Mỗi hành động, mỗi cử chỉ đều gắn với những tính cách, những chuyển biến tâm lí đầy tinh vi của nhân vật được thể hiện rõ nét. Truyện đã vạch trần được những tội ác, sự bất công ngang trái của xã hội xưa, nói lên tiếng nói thương cảm của nhà văn với những người dân miền núi chịu nhiều khổ cực. Ngoài ra, Tô Hoài còn đưa đến một thông điệp về giá trị sống: Trong cực khổ, bần hàn vẫn cần cố gắng, sống và quyết tâm vươn tới những chân trời tự do, tin tưởng ở tương lai tươi đẹp.

Số 46: Kết bài hay Vợ chồng A Phủ
Tây Bắc là một mảnh hồn rất thiêng của núi cao sông dài và còn là một miền đất hứa có khả năng sản sinh ra được nhiều năng lượng dồi dào cũng như để truyền cảm hứng rất mãnh liệt cho biết bao nhà văn và nhà thơ, để rồi họ có thể viết nên được những trang thơ và trang văn lấp lánh cuốn hút. “Người mẹ của hồn thơ” ấy đã phả hồn vào với bao vần thơ đẹp của Chế Lan Viên, đã lấp lánh như “chất vàng mười” trong một hình tượng của người lái đò của cụ Nguyễn Tuân và đã phả vào với trang viết của Tô Hoài với sức sống tiềm tàng rất mãnh liệt của con người lao động. Đó cũng là một sức sống thật sự là bền bỉ và rất tiềm tàng của nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” mà mỗi lần đã gấp trang sách lại ta không thể nào mà quên được.
Số 47: Kết bài hay về Vợ chồng A Phủ
Qua việc miêu tả số phận của hai nhân vật Mị và A Phủ, nhà văn Tô Hoài đã làm sống lại trước mắt người đọc cả quãng đời tăm tối, cơ cực của người dân miền núi dưới ách thống trị dã man của bọn quan lại, chúa đất phong kiến. Quá trình giác ngộ cách mạng của vợ chồng A Phủ tiêu biểu cho con đường đến với Đảng, với cách mạng của đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền núi. Qua các hình tượng văn học trong tác phẩm, tác giả gián tiếp khẳng định chỉ có cách mạng mới giải phóng con người ra khỏi ách thống trị đầy áp bức bất công, giúp con người vươn tới cuộc sống tự do, hạnh phúc. Đó chính là giá trị hiện thực và nhân đạo to lớn của tác phẩm. Giá trị này giúp truyện đứng vững trước thử thách của thời gian và vẫn được nhiều thế hệ bạn đọc yêu thích.
Số 48: Vợ chồng A Phủ kết bài hay
Qua việc khắc họa cuộc sống và số phận của những người nông dân cùng khổ: Mị, A Phủ, nhà văn Tô Hoài đã mở ra bức tranh hiện thực u tối, ngột ngạt của người dân miền núi Tây Bắc dưới cơ chế phong kiến đen tối, nơi giai cấp thống trị có thể tự do áp bức, tước đoạt đi tự do, hạnh phúc và cả quyền sống của những người dân nghèo vô tội. Quá trình vượt qua nghịch cảnh, giải phóng bản thân, đi theo cách mệnh của Mị và A Phủ cũng chính là quá trình tỉnh ngộ cách mệnh của đồng bào dân tộc miền núi. Truyện ngắn ko chỉ trình bày ý thức nhân đạo của Tô Hoài lúc bênh vực, đồng cảm với số phận con người nhưng còn trình bày niềm tin của tác giả vào cách mệnh, khẳng định chỉ có đi theo cách mệnh con người mới có thể thực sự tìm thấy tự do, phá bỏ xiềng xích áp bức để hướng tới cuộc sống hạnh phúc.
Số 49: Kết bài hay nhất Vợ chồng A Phủ
Qua việc khắc họa cuộc sống cùng khổ và số phận bất hạnh của Mị và A Phủ, Tô Hoài đã mở ra bức tranh hiện thực đầy tăm tối, ngột ngạt khốn cùng của người dân miền núi Tây Bắc dưới ách thống trị của chế độ xã hội phong kiến đen tối, nơi giai cấp thống trị coi mạng người như cỏ rác, có thể tự do áp bức, bóc lột tước đoạt đi sự tự do, hạnh phúc của những người nông dân nghèo vô tội. Qua quá trình vùng dậy, đứng lên vượt qua nghịch cảnh để giải phóng bản thân và đi theo cách mạng của Mị và A Phủ, nhà văn muốn đưa ra con đường giải thoát khỏi sự bất công làm chủ vận mệnh của mình đó chính là con đường cách mạng, chỉ có đi theo cách mạng thì con người mới tìm thấy lối ra trong cái cuộc sống u tối kia, mới có thể thực sự tìm thấy sự tự do và phá bỏ xiềng xích áp bức nô lệ để hướng đến cuộc sống hạnh phúc.
Số 50: Kết bài Vợ chồng A Phủ hay
Truyện ngắn của nhà văn Tô Hoài không chỉ ca ngợi vẻ đẹp về tình yêu cuộc đời của con người Tây Bắc mà còn dấy lên ở mỗi chúng ta niềm tin vào sức sống bất diệt, tin vào tự do niềm hạnh phúc. Và để có được điều đó mỗi chúng ta phải tự mình đấu tranh tự mình không sợ hãi hay e dè vươn lên cho những điều tốt đẹp của cuộc đời mình.

Tổng kết
Trên đây là tổng hợp đầy đủ Top 50 mẫu kết bài Vợ chồng A Phủ hay chi tiết nhất đến các bạn học sinh chuẩn bị cho các kì thi. Top 10 Tìm Kiếm hy vọng đã mang đến bài viết bổ ích, giúp cũng cố kiến thức cho các bạn học sinh lớp 12.