Tổng hợp các bài mẫu kết bài nhân vật Tràng trong bài Vợ nhặt của tác giả Kim Lân một cách đầy đủ và chi tiết nhất sẽ giúp các bạn học sinh chuẩn bị kiến thức thật tốt cho mình trước các kì thi sắp tới. Hôm nay Top 10 Tìm Kiếm sẽ tổng hợp Top 20 mẫu kết bài hay về nhân vật Tràng chi tiết nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Xem thêm:
Top 20 mẫu kết bài nhân vật Tràng chi tiết nhất
Số 1: Kết bài nhân vật Tràng
Với nhân vật Tràng, Kim Lân đã một lần nữa xây dựng thành công chân dung của những con người lao động nghèo khổ, nhưng có tấm lòng nhân hậu và tình yêu thương con người bao la. Ngoài ra cũng cần kể đến nghệ thuật tạo dựng tình huống đặc sắc, đặc nhân vật vào hoàn cảnh éo le, để từ đó giúp nhân vật bộc lộ phẩm chất đẹp đẽ của bản thân. Tràng là hình tiêu biểu của những người lao động nghèo khổ nhưng có tấm lòng đẹp đẽ, soi sáng, sưới ấm những đêm đen của đất nước.

Số 2: Kết bài Vợ nhặt nhân vật Tràng
Qua diễn biến tâm lý của Tràng, ta thấy toát lên niềm khát khao tổ ấm gia đình, khát khao được sống và vươn ra ánh sáng của những con người nghèo khổ trong nạn đói. Với cách kể chuyện tự nhiên, lôi cuốn, hấp dẫn, xây dựng tình huống độc đáo, đầy sáng tạo, miêu tả tâm lý nhân vật tự nhiên, tinh tế, ngôn ngữ giản dị… Kim lân đã thành công khi miêu tả diễn biến tâm lý và hành động của nhân vật Tràng. Nhân vật Tràng nói riêng và tác phẩm “Vợ nhặt” nói chung sẽ còn in đậm trong tâm trí người đọc hôm nay và mai sau.
Số 3: Kết bài mẫu về nhân vật Tràng
Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân, là tác phẩm giàu giá trị hiện thực, nhân đạo ; là bài ca về tình người ở những người nghèo khổ, ca ngợi niềm tin bất diệt vào tương lai tươi sáng của con người. Truyện xây dựng thành công hình tượng nhân vật Tràng, một người lao động nghèo khổ mà ấm áp tình thương, niềm hi vọng, lạc quan qua cách dựng tình huống truyện và dẫn truyện độc đáo, nhất là ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, khiến tác phẩm mang chất thơ cảm động và hấp dẫn.
Số 4: Kết bài hay về nhân vật Tràng
Có thể nói rằng, “Vợ nhặt” là một bức tranh sống động về đời sống người nông dân trong nạn đói 1945. Tuy rằng ở đó, con người hãy còn chìm trong bóng tối, đói nghèo và chết chóc nhưng với con mắt tinh tường, nhà văn Kim Lân vẫn phát hiện ra chiều sâu tâm hồn tốt đẹp ẩn chứa bên trong họ. Đó là tình yêu thương con người, là ý thức trách trách nhiệm của mình đối với gia đình và và xã hội. Trên cái nền đen tối ấy, con người đã vượt lên và tỏa sáng những vẻ đẹp rực rỡ nhất. Đó cũng chính là giá trị nhân bản, nhân văn sâu sắc mà nhà văn Kim Lân muốn gửi gắm đến bạn đọc.

Số 5: Kết bài nhân vật Tràng
Trong cảnh đói năm 1945, người dân lao động nghèo khóc dường như khó ai thoát khỏi cái chết, giá trị một con người trở nên thật rẻ rúng, người ta có thể có vợ theo, chỉ nhờ có mấy bát bánh đúc ngoài chợ.Như vậy thì cái thiêng liêng (vợ) đã trở thành quá rẻ rúng (nhặt). Nhưng tình huống truyện còn có một mạch khác: chủ thể của hành động “nhặt” kia là Tràng- một gã trai nghèo, xấu xí, dân ngụ cư, đang thời đói khát mà đột nhiên lấy được vợ, thậm chí được vợ theo thì quả là điều hiếm có. Và lạ tới mức nó tạo nên hàng loạt những kinh ngạc cho hàng xóm, bà cụ Tứ – mẹ Tràng và chính bản thân Tràng nữa.
Số 6: Kết bài Vợ nhặt nhân vật Tràng
Con đường về nhà Tràng là sự thay đổi trong tâm lí nhân vật: Sự thật quá lớn lao vượt qua suy nghĩ mơ ước của một anh chàng nghèo khổ, xấu xí khiến Tràng không nhận biết hoàn cảnh giống mọi người, Choáng ngợp tâm trí Tràng lúc này là hạnh phúc của riêng anh.
Số 7: Kết bài mẫu về nhân vật Tràng
Tóm lại, nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt được khắc họa rất thành công đặc biệt ở những dòng diễn biến tâm lí chân thực, tinh tế và phù hợp với logic phát triển tâm lí của nhân vật. Đồng thời, qua nhân vật Tràng cũng giúp chúng ta thấy được tài năng của nhà văn Kim Lân trong việc khắc họa, xây dựng nhân vật ddawjc biệt là xây dựng nhân vật bằng cách miêu tả tâm lí.
Số 8: Kết bài hay về nhân vật Tràng
Tóm lại, qua diễn biến tâm trạng nhân vật Tràng, Kim Lân đã cho người đọc thấy được vẻ đẹp tâm hồn và tính cánh nhân vật. Chính những con người như Tràng, như thị, như bà cụ Tứ đã làm cho ta thực sự yêu thương, khâm phục và kính trọng.

Số 9: Kết bài nhân vật Tràng
Bằng bút pháp tả thực cùng cách xây dựng tình huống truyện độc đáo, tái hiện diễn biến tâm lý nhân vật một cách cụ thể sắc nét nhất. Kim Lân đã vẽ lên hình ảnh một người nông dân nghèo đói, bần hàn nhưng có cái tâm sáng, giàu tình yêu thương.
Số 10: Kết bài Vợ nhặt nhân vật Tràng
Tóm lại, Tràng là hình tượng nhân vật trung tâm của truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân. Tràng là nhân vật điển hình cho người nông dân lao động nghèo khổ, dù bất cứ trong hoàn cảnh đen tối nào vẫn luôn luôn khao khát một cuộc sống hạnh phúc gia đình và tin vào cuộc sống ở tương lai. Kim Lân đã khá thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật Tràng. Ông đã miêu tả tâm lí nhân vật thật sâu sắc. Ông đã đi sâu vào bên trong tâm hồn của mỗi nhân vật trong truyện nói chung và đối với nhân vật Tràng nói riêng, để phát hiện và mô tả những tình tiết cảm động và khát vọng mãnh liệt của những con người nghèo khổ về một cuộc sống hạnh phúc. Những tình tiết xoay quanh hình tượng nhân vật Tràng được nhà văn sắp xếp một cách chặt chẽ hợp lí, tập trung biểu hiện rõ chủ đề của câu chuyện. Vợ nhặt là một trong những truyện ngắn khá thành công của Kim Lân. Truyện vừa có giá trị hiện thực, vừa có giá trị nhân đạo sâu sắc.
Số 11: Kết bài mẫu về nhân vật Tràng
Như vậy, niềm vui, hạnh phúc làm cho con người ta thay đổi, sự cưu mang, đùm bọc, yêu thương nhau làm cho con người cảm nhận cuộc đời trở nên có ý nghĩa, trở nên tốt đẹp hơn và dẫu cùng đường thì con người ta vẫn luôn yêu đời, nhân hậu, có trách nhiệm hơn, sống tốt hơn trong niềm hạnh phúc.
Số 12: Kết bài hay về nhân vật Tràng
Kim Lân đã rất thành công khi miêu tả chi tiết diễn biến tâm trạng của nhân vật Tràng. Ông đã đặt nhân vật vào tình huống éo le, độc đáo, để nhân vật tự bộc lộ tâm trạng, tính cách một cách rõ nét, chân thực. Với nghệ thuật dẫn truyện sáng tạo, ngôn ngữ bình dị, gần gũi, ông đã chạm đến tâm khảm của người đọc, giúp họ đồng cảm với nhân vật, đồng thời lấy đi nước mắt về cuộc sống cơ cực của người dân lao động Việt Nam trong hoàn cảnh nạn đói lịch sự năm 1945. Nhân vật Tràng dù nghèo khổ nhưng tràn đầy ấm áp, yêu thương, niềm hy vọng, lạc quan vào cuộc sống, vào sự thay đổi xã hội. Đó cũng chính là giá trị nhân bản, nhân văn sâu sắc mà nhà văn Kim Lân muốn gửi tới bạn đọc.

Số 13: Kết bài nhân vật Tràng
Con đường về nhà Tràng là sự thay đổi trong tâm lí nhân vật: Sự thật quá lớn lao vượt qua suy nghĩ mơ ước của một anh chàng nghèo khổ, xấu xí khiến Tràng không nhận biết hoàn cảnh giống mọi người, Choáng ngợp tâm trí Tràng lúc này là hạnh phúc của riêng anh.
Số 14: Kết bài Vợ nhặt nhân vật Tràng
Bằng ngòi bút phân tích tâm lí bậc thầy, ngôn ngữ giản dị mà điều luyện Kim Lân đã khắc họa thành công nhân vật Tràng. Nhân vật đã vẽ nên chân thực cuộc sống của nhân dân ta trong nạn đói năm 1945. Đồng thời cũng thể hiện sự cảm thong, tin yêu của Kim Lân với số phận những người nông dân bất hạnh vào tương lai tươi sáng của họ.
Số 15: Kết bài mẫu về nhân vật Tràng
Người phụ nữ làm vợ hắn cũng dịu dàng đoan trang hơn rất nhiều, hai mảnh đời ghép lại với nhau để cùng hướng tới một tương lai tươi sáng. Hình ảnh kết thúc chuyện là lá cờ Việt Minh cướp kho thóc Nhật chia cho dân nghèo, là con đường ánh sáng, niềm tin vào tương lai mới cho những số phận người nông dân nghèo khổ. Bằng ngòi bút chân thực, mộc mạc, giản dị, tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn tác giả Kim Lân đã khắc họa thành công nhân vật Tràng. Qua tác phẩm người đọc thấy được tinh thần nhân văn của tác giả trước những số phận người nông dân nghèo khó.
Số 16: Kết bài hay về nhân vật Tràng
Sở hữu bút pháp tả chân cộng cách thức vun đắp cảnh huống truyện độc đáo, tái hiện diễn biến tâm lí nhân vật 1 cách cụ thể. Kim Lân đã cho người đọc thấy được hình ảnh của người dân cày nghèo nhưng luôn giàu ái tình thương. Qua đó để thấy được khao khát được sống, được hạnh phúc của các người dân cày lúc bị đẩy đến cùng cực.

Số 17: Kết bài nhân vật Tràng
Nhà văn đã khắc họa thành công nhân vật Tràng và tố cáo tội ác của bọn thực dân phát xít đã gây ra nạn đói khủng khiếp năm 1945 và khẳng định ngay trên bờ vực cái chết vẫn luôn hướng về sự sống, tin tưởng ở tương lai, khát khao tổ ấm gia đình và yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Hình ảnh nhân vật Tràng sẽ sống mãi trong lòng người đọc.
Số 18: Kết bài Vợ nhặt nhân vật Tràng
Cử chỉ, hành động ấy chất chứa bao tâm trạng. Đó là sự đan xen lẫn lộn giữa nỗi tủi cực, nỗi lo và niềm vui nỗi buồn cứ hoà lẫn vào nhau khiến bà thật căng thẳng. Sau khi thấu hiểu mọi điều bà nhìn cô con dâu đang “vân vê tà áo rách bợt bạt” mà lòng đầy xót thương. Bà thiết nghĩ “người ta có gặp bước khó khăn này, người ta mới lấy đến con mình, mà con mình mới có vợ”. Và thật xúc động, bà cụ đã nói, chỉ một câu thôi nhưng sâu xa và có ý nghĩa vô cùng “Thôi, chúng mày đã phải duyên phải kiếp với nhau thì u cũng mừng lòng”.
Số 19: Kết bài mẫu về nhân vật Tràng
Tràng giống như một đứa con tinh thần của Kim Lân. Tình huống nhặt vợ đầy bất ngờ và đặc biệt nhưng đã thể hiện được tư tưởng sâu sắc của tác phẩm đó chính là dù người nghèo đói, cùng cực nhưng họ luôn nghĩ đến sự sống chứ không phải là cái chết, luôn có niềm tin vào tương lai tươi đẹp. Qua Tràng ta cũng đã cảm nhận được một tâm hồn trong sáng đẹp đẽ của người dân lao động nghèo đó chính là tình người và hi vọng.
Số 20: Kết bài hay về nhân vật Tràng
Nhà văn Kim Lân quả thật đã khai thác khám phá được những vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam. Trong khó khăn khốn khổ như thế nông dân ta vẫn phát huy truyền thống lá lành đùm lá rách. Tràng đại diện cho những người thanh niên nghèo xấu xí nhưng lại giàu tình thương người và sẵn sàng cưu mang những kiếp người khốn khổ hơn mình. Đồng thời nhà văn còn phát hiện được quy luật tìm đến cách mạng của những người nông dân.

Tổng kết
Trên đây là tổng hợp đầy đủ Top 20 mẫu kết bài nhân vật Tràng chi tiết nhất đến các bạn học sinh chuẩn bị cho các kì thi. Top 10 Tìm Kiếm hy vọng đã mang đến bài viết bổ ích, giúp cũng cố kiến thức cho các bạn học sinh lớp 12.