Tổng hợp các bài mẫu kết bài Rừng xà nu của tác giả Nguyễn Trung Thành một cách đầy đủ và chi tiết nhất sẽ giúp các bạn học sinh chuẩn bị kiến thức thật tốt cho mình trước các kì thi sắp tới. Hôm nay Top 10 Tìm Kiếm sẽ tổng hợp Top 30 mẫu kết bài hay cho tác phẩm Rừng xà nu chi tiết nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Xem thêm:
Top 30 mẫu kết bài Rừng xà nu chi tiết nhất
Số 1: Kết bài Rừng xà nu
“ Tôi yêu say mê cây xà nu. Ấy là một cây hùng vĩ và cao thượng, man dại và trong sạch. Mỗi cây cao vút, vạm vỡ ứ nhựa. Tán lá vừa thanh vừa rắn rỏi, mênh mông tưởng như đã sống ngàn đời, còn sống đến ngàn đời sau”. Trong dụng ý miêu tả của mình, Nguyễn Trung Thành đã lựa chọn cánh rừng xà nu bạt ngàn nằm cạnh con nước lớn, chạy xa tít tắp đến tận chân trời để làm nền, cảnh cho tác phẩm của mình, để từ đó hiện lên là hình ảnh một tập thể anh hùng Tây Nguyên bất khuất, kiên cường. Đó là những con người mãi mãi đi vào huyền thoại của thế kỷ 20, đi vào những trang sử hào hùng của dân tộc. Và trong những đêm tối được ngọn lửa của Cách mạng soi đường, những trang viết về họ vẫn luôn được thăng hoa, được ghi nhớ và được kể lại cho đến muôn đời sau. Trong vang vọng của núi rừng, trong tâm trí người Xô Man cũng như bạn đọc vẫn còn đây câu nói trầm ấm đầy uy lực của cụ Mết “Nhớ lấy, ghi nhớ…Chúng nó cầm súng, mình phải cầm mác”.

Số 2: Kết bài hay cho Rừng xà nu
Rừng xà nu là tác phẩm thấm đẫm chất sử thi hùng tráng. Điều này thể hiện ngay từ chủ đề tác phẩm, đến nhân vật, giọng điệu. Thông qua tác phẩm “Rừng xà nu”, tác giả đã tái hiện một không khí hào hùng một thời chống Mỹ của buôn làng Xô Man nói riêng và cả dân tộc ta nói chung. Có thể thấy điểm nổi bật của “Rừng xà nu” không chỉ là hình ảnh rừng xà nu mà còn ở tuyến nhân vật là những người anh hùng, kiên cường, bất khuất giữa Tây Nguyên đại ngàn. Rừng xà nu ta như đang hát một khúc ca chiến đầu hào sảng, được hòa mình vào khí thế đấu tranh của những người dân buôn làng Xô Man chân chất và anh dũng. Đồng thời, kết cấu của tác phẩm được xây dựng theo hình thức truyền lồng trong truyện thực đã mang lại sự hấp dẫn cho tác phẩm của Nguyễn Trung Thành.
Số 3: Kết bài của tác phẩm Rừng xà nu
Truyện ngắn Rừng xà nu là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất viết về người anh hùng dân tộc Tây Nguyên trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tnú là nhân vật tiêu biểu nhất cho hình tượng người anh hùng cách mạng, ở nhân vật này hội tụ đầy đủ các vẻ đẹp của cộng đồng, mang khuynh hướng sử thi của thời đại bao gồm lòng yêu nước, yêu quê hương sâu sắc, sự trung thành với cách mạng, có tấm lòng gắn bó, yêu thương gia đình sâu sắc, một lòng chiến đấu vì mục tiêu lý tưởng chung của dân tộc, báo nợ nước trả thù nhà. Dù năm tháng đã đi qua, chiến tranh đã kết thúc những cho đến hôm nay tác phẩm Rừng xà nu và nhân vật Tnú vẫn giữ nguyên những giá trị và ấn tượng trong tâm hồn độc giả về một mảnh đất đầy nắng và gió anh hùng.

Số 4: Kết bài hay về Rừng xà nu
Nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành là một hình tượng mang vẻ đẹp mỹ học sâu sắc và dạt dào chất sử thi. Tnú chính là nhân vật điển hình đại diện cho cả cộng đồng, sống chết với cộng đồng, gắn bó mật thiết, chặt chẽ với số phận lịch sử của cộng đồng. Tnú xứng đáng là một trong những nhân vật tiêu biểu nhất của chủ nghĩa anh hùng Cách mạng Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Số 5: Cách kết bài gián tiếp Rừng xà nu hay
Rừng xà nu mang tính sử thi Tây Nguyên đậm nét. Nghệ thuật xây dựng hình tượng đặc sắc, mỗi nhân vật có số phận và tính cách riêng, nhưng ở họ đều ngời sáng lòng yêu nước và dũng cảm. Lối kể chuyện hấp dẫn : tác giả sử dụng kết cấu truyện lồng trong chuyện: câu chuyện cuộc đời anh Tnú và chuyện của dân làng Xô Man. Ngôn ngữ trần thuật đậm chất Tây Nguyên, đem lại dấu ấn riêng cho tác phẩm. Tác phẩm là bài ca ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên Tây Nguyên hùng vĩ, anh hùng. Không chỉ vậy Rừng xà nu còn là khúc tráng ca ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất anh hùng, bất khuất của người dân Tây Nguyên. Kết hợp với ngôn ngữ và lối kể chuyện hấp dẫn đã góp phần tạo nên thành công của tác phẩm.
Số 6: Cách kết bài hay cho Rừng xà nu hay
Sự khát vọng hòa bình, sự bình yên cho cả nước, những ước mong mà người dân luôn khao khát từng ngày, bằng tình yêu bao la của mình đối với Tây Nguyên, câu văn miêu tác giả dùng những tả qua hình ảnh cây xà nu, làm tăng thêm giá trị nghệ thuật, sự kiên cường của từng con người Xô Man, và sự quan sát một cách tinh tế, Nguyễn Trung Thành đã khiến cho người đọc cảm nhận được sự mất mát và đau thương mà người dân nơi đây phải chịu thông qua hình ảnh cây xà nu, có một trái tim đồng cảm và chua xót cho con người Tây Nguyên. Ông thành công khi đặc tả nhân vật vừa thể hiện lòng yêu nước sâu sắc, tinh thần cách mạng sục sôi, vừa giúp tác giả truyền tải những chân lý của người đại: trong thời đại bão táp cách mạng, cần dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng, chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác. Đó là những chân lý đúng đắn ta đã ra rút trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Số 7: Cách kết bài Rừng xà nu
Thông qua Rừng xà nu, người đọc một lần nữa càng cảm nhận một cách thấm thía những hy sinh lớn lao mà các thế hệ trước đã tạo ra để xây dựng, bảo vệ độc lập dân tộc. Đồng thời, cũng từ đó thấm thía hơn vẻ đẹp tâm hồn riêng của người dân Tây Nguyên đại ngàn, luôn khao khát tự do, khao khát sự sống.
Số 8: Kết bài Rừng xà nu
Trên những trang viết của mình. Nguyên Ngọc thường trải những cảm xúc trữ tình của ông về con người, đất nước quê hương. Giọng văn của Rừng xà nu đằm thắm chất trữ tình, khi trầm hùng theo ánh lửa chập chờn ở nhà nhưng trong lời kể trang nghiêm xúc động về quá khứ đau thương của cụ Mết, khi tha thiết tuôn chảy theo dòng hồi tưởng về người thân, theo dòng suy tưởng về quê hương của Tnú… Lời văn của Rừng xà nu giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, nhiều đoạn văn trau chuốt, óng mượt như ngôn ngữ của một bài thơ (ví dụ: đoạn mở đầu tác phẩm). Chính cái vẻ của lời văn đã góp phần tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm. Viết về cuộc khởi nghĩa của dân làng Xô Man trong cuộc kháng chiến chống Mĩ lại lấy tên là “Rừng xà nu”… Hình tượng cây xà nu là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Trung Thành. Với bút pháp tượng trưng, tư tưởng chủ đề của truyện “Rừng xà nu” thêm sâu sắc. Chính nhờ hình tượng cây xà nu mà những nhân vật anh hùng thêm bất tử.
Số 9: Kết bài hay cho Rừng xà nu
Với sự kết hợp độc đáo giữa khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành đã mang đến cho người đọc những ấn tượng, những cảm nhận sâu sắc về hình tượng cây xà nu và những người “anh hùng dân tộc” của mảnh đất Tây Nguyên trong thời kỳ chiến đấu chống Mỹ. Qua đó làm tô đậm truyền thống yêu nước nồng nàn, ý chí kiên cường bất khuất của dân tộc ta đồng thời kêu gọi, cổ vũ các thế hệ con em noi gương, tiếp bước thế hệ cha anh để gìn giữ non sông.

Số 10: Kết bài của tác phẩm Rừng xà nu
Sở dĩ Nguyễn Trung Thành dày công xây dựng nên hình tượng những người anh hùng làng Xô Man là bởi tác giả là một nhà văn cách mạng có nhận thức rất sâu sắc về tính chất toàn dân, toàn diện đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự thắng lợi của kháng chiến. Mỗi gương mặt anh hùng đều mang những nét riêng về số phận, cá tính, lứa tuổi, giới tính nhưng nổi bật với những phẩm chất chung mang vẻ đẹp sử thi đó là sự gan góc, dũng cảm, mưu trí, lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng, lòng yêu quê hương đất nước sâu sắc và sự căm thù giặc đến tột cùng. Họ đã trở thành những gương mặt điển hình đại diện cho cả vùng núi rừng Tây Nguyên vả cả Tổ quốc trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước ác liệt.
Số 11: Kết bài hay về Rừng xà nu
Bằng bút pháp sử thi, với những hình ảnh đặc tả giàu khả năng gợi cảm, tác giả Nguyễn Trung Thành đã xây dựng nhân vật Tnú thành hình tượng tiêu biểu cho con người Tây Nguyên dũng cảm, kiên cường trong thời đại chống Mĩ cứu nước. Hình ảnh đôi bàn tay Tnú được nhắc đi nhắc lại trong tác phẩm như một biểu tượng đầy ý nghĩa về cuộc đời đau thương, mất mát, hờn căm; là chứng tích tội ác của kẻ thù, thể hiện tính chất khốc liệt của cuộc chiến tranh giải phóng và vẻ đẹp của chủ nghĩa yêu nước, anh hùng cách mạng. Hình ảnh đôi bàn tay Tnú tượng trưng cho sức sống mãnh liệt không bạo lực nào có thể tiêu diệt được của con người Tây Nguyên. Hai bàn tay Tnú đã trở thành một chi tiết nghệ thuật đặc biệt có giá trị thẩm mĩ và ý nghĩa khái quát lớn lao, sâu sắc
Số 12: Cách kết bài gián tiếp Rừng xà nu hay
Qua sự đau thương, mất mát trong cuộc đời của Tnú cùng tinh thần mạnh mẽ, kiên cường, bất khuất trong chiến đấu của anh, Nguyễn Trung Thành đã cho người đọc thấy được quá trình trưởng thành trong nhận thức và đấu tranh của người dân buôn làng Xô Man hay cũng chính là của cả miền Nam anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ một cách chân thực, rõ nét nhất. Tinh thần anh dũng, bất khuất ấy là âm vang hào hùng của dân tộc, được khắc họa ấn tượng qua những con người anh hùng của làng Xô Man qua các thế hệ, đó là cụ Mết, là anh Quyết, là Tnú, Mai, Dít là bé Heng.

Số 13: Cách kết bài hay cho Rừng xà nu hay
Sự khát vọng hòa bình, sự bình yên cho cả nước, những ước mong mà người dân luôn khao khát từng ngày, bằng tình yêu bao la của mình đối với Tây Nguyên, câu văn miêu tác giả dùng những tả qua hình ảnh cây xà nu, làm tăng thêm giá trị nghệ thuật, sự kiên cường của từng con người Xô Man, và sự quan sát một cách tinh tế, Nguyễn Trung Thành đã khiến cho người đọc cảm nhận được sự mất mát và đau thương mà người dân nơi đây phải chịu thông qua hình ảnh cây xà nu, có một trái tim đồng cảm và chua xót cho con người Tây Nguyên. Sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người đã tạo nên bản anh hùng ca vừa hào hùng vừa lãng mạn, đậm chất thơ về tinh thần đấu tranh và sức sống mạnh mẽ của con người Tây Nguyên trong cuộc chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.
Số 14: Cách kết bài Rừng xà nu
Sự khát vọng hòa bình và sự bình yên cho cả nước với những ước mong mà người dân luôn luôn khao khát từng ngày bằng tình yêu bao la của mình đối với Tây Nguyên, câu văn đã miêu tác qua những hình ảnh của cây xà nu và đã làm tăng thêm giá trị nghệ thuật và sự kiên cường của từng con người Xô Man và sự quan sát một cách tinh tế của Nguyễn Trung Thành đã khiến cho người đọc cảm nhận sự mất mát và đau thương mà người dân ở nơi đây phải chịu thông qua với hình ảnh cây xà nu có một trái tim đồng cảm và chua xót cho con người ở Tây Nguyên. Ông đã thành công khi đã đặc tả nhân vật vừa thể hiện lòng yêu nước rát sâu sắc với tinh thần cách mạng sục sôi vừa giúp cho tác giả truyền tải lại những chân lý của người đại: trong thời đại bão táp cách mạng và cũng cần dùng để chống lại bạo lực phản cách mạng chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác. Đó cũng là những chân lý đúng đắn cho ta ra rút được trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Số 15: Kết bài Rừng xà nu
Truyện ngắn “Rừng xà nu” của nhà văn Nguyễn Trung Thành là một truyện ngắn vô cùng thành công viết về đề tài những người dân Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta. Hình ảnh những cây xà nu anh dũng hiên ngang tựa như những người dân làng Xô Man bất khuất trung hậu, quả cảm. Từ hình ảnh đồi xà nu đến rừng xà nu thể hiện một sức sống bất tử kỳ diệu của cây rừng Tây Nguyên, thông qua đó nhà văn Nguyễn Trung Thành đã gợi tả cái sức sống mãnh liệt, bất tử của cong người Tây Nguyên nói chung và con người Việt Nam nói chung trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đằng đẵng 30 năm trời của nhân dân ta. Ở trong tác phẩm cây xà nu được miêu tả với giọng điệu trang trọng hào hùng và ngợi ca, nhà văn đã cho chúng ta một phân cảnh đẹp, một phân cảnh vô cùng hào hùng để mở đầu cho một tác phẩm mang đậm tính sử thi với những nhân vật mang vẻ đẹp của thời đại.

Số 16: Kết bài hay cho Rừng xà nu
Trong truyện ngắn Rừng xà nu, nhà văn Nguyễn Trung Thành đã xây dựng một hình tượng nghệ thuật đặc sắc mang tính biểu tượng – rừng xà nu. Rừng xà nu đã góp phần phản ánh, làm nổi bật lên hình ảnh những con người anh hùng trong cộng đồng làng Xô Man, đó là cụ Mết, là Tnú, Mai, Dít, bé Heng. Họ là những con người đã phải trải qua muôn vàn đau thương, mất mát trước mũi súng hủy diệt của kẻ thù, đó cũng là những con người giàu yêu thương, tuyệt đối trung thành với cách mạng, những mất mát trong quá khứ không làm họ gục ngã mà ngược lại khiến họ càng trở nên kiên cường, mạnh mẽ hơn. Có sẽ tinh thần, sức sống mãnh liệt của Tnú hay con người Tây Nguyên cũng tựa như sức sống không gì có thể hủy diệt nổi của rừng xà nu, cạnh một cây mới ngã xuống là bốn, năm cây con mọc lên, và dù trong bóng tối của khổ đau họ vẫn mang một niềm tin mãnh liệt về tương lai tươi sáng như những cây xà nu “phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng”.
Số 17: Kết bài của tác phẩm Rừng xà nu
Có thể nói rằng Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành là bản hùng ca bất tận về những con người và mảnh đất Tây Nguyên anh hùng trong kháng chiến, phản ánh một cách trung thực và khách quan về cuộc chiến đấu của những người dân tộc anh em thiểu số trên mảnh đất đầy nắng và gió. Ở đó từng con người đã góp máu xương, mồ hôi nước mắt vào cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, vì một lý tưởng chung nhất của dân tộc ấy là đất nước sạch bóng quân thù, nhân dân được hưởng nền độc lập tự do vững bền. Rừng xà nu dạt dào âm hưởng sử thi, nó đã sáng tạo ra một nhân vật sử anh hùng. Cuộc đời bi tráng của Tnú chính là cuộc đời của dân tộc Việt Nam mộ: thời điểm lịch sử trọng đại:
Chúng muốn đốt tu thành tro bụi
Ta hỏa vàng nhân phẩm lương tâm
Chúng muốn ta bán mình ô nhục
Ta làm sen thơm ngát giữa đầm.
Số 18: Kết bài hay về Rừng xà nu
Nguyễn Trung Thành đã đưa vào trong Rừng xà nu những yếu tố mang đậm chất Nam Bộ, vì thế khiến tác phẩm giàu màu sắc cá nhân, giàu nét độc đáo. Tác phẩm không chỉ thành công trong việc khắc họa hình tượng người dân Tây Nguyên giàu truyền thống yêu nước, tinh thần quật cường bất khuất ý chí hiên ngang, mà còn là những trang viết mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn-nét tiêu biểu của văn học thời kì cách mạng.

Số 19: Cách kết bài gián tiếp Rừng xà nu hay
Bằng những bút pháp sử thi và với những hình ảnh đặc tả giàu khả năng gợi cảm thì tác giả Nguyễn Trung Thành đã xây dựng nhân vật Tnú thành hình tượng rất tiêu biểu cho con người ở Tây Nguyên dũng cảm và kiên cường trong thời đại chống Mĩ cứu nước. Hình ảnh đôi bàn tay Tnú đã được nhắc đi nhắc lại trong tác phẩm như một biểu tượng đầy ý nghĩa về cuộc đời đau thương, mất mát và hờn căm; là những chứng tích tội ác của kẻ thù và đã thể hiện được tính chất khốc liệt của cuộc chiến tranh giải phóng và vẻ đẹp của chủ nghĩa yêu nước với anh hùng cách mạng. Hình ảnh đôi bàn tay của Tnú đã tượng trưng cho sức sống mãnh liệt không bạo lực nào có thể tiêu diệt được của con người ở Tây Nguyên. Hai bàn tay của Tnú đã trở thành một chi tiết nghệ thuật rát đặc biệt có giá trị thẩm mĩ và ý nghĩa khái quát lớn lao và sâu sắc
Số 20: Cách kết bài hay cho Rừng xà nu hay
Xuyên suốt câu chuyện là chất sử thi hùng tráng được thể hiện qua đề tài, chủ đề, nhân vật, giọng điệu của tác giả. “Rừng xà nu” đã tái hiện không khí hào hùng, sục sôi của cuộc đấu tranh chống đế quốc của dân làng Xô Man nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung. Hệ thống nhân vật cũng được khắc họa là những con người anh hùng, bất khuất xuất hiện trên nền không gian rộng lớn. Ngoài ra, tác giả còn sáng tạo hình tượng cây xà nu mang đậm tính biểu tượng cho những con người Tây Nguyên. Giọng văn ngợi ca hào hùng, khí thế như không khí cuộc chiến đấu chống kẻ thù. Nhà văn xây dựng nên hai tuyến nhân vật mang tính đối lập giữa bọn thằng Dục tàn ác và những thế hệ anh hùng để làm nổi bật lên tinh thần, ý chí đấu tranh của dân làng. Kiểu kết cấu truyện lồng trong truyện đã mang lại sức hấp dẫn cho tác phẩm. Bên cạnh câu chuyện về cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man còn là câu chuyện về cuộc đời người anh hùng Tnú. Tất cả những yếu tố đó đã làm thiên truyện sống mãi trong lòng độc giả. Nhớ đến Tây Nguyên là chúng ta nhớ đến những cánh rừng xà nu bạt ngàn và các thế hệ anh hùng nối tiếp nhau chống giặc.
Số 21: Cách kết bài Rừng xà nu
Qua cuộc đời nhiều mất mát, đau thương cùng tinh thần mạnh mẽ, kiên cường vươn lên từ trong đau thương để chiến đấu, chống lại thế lực ngoại xâm bạo tàn của Tnú, nhà văn Nguyễn Trung Thành trong truyện ngắn Rừng xà nu đã mang đến cho người đọc những cảm nhận chân thực, sâu sắc nhất về quá trình trưởng thành trong nhận thức và đấu tranh của cả cộng đồng làng Xô Man hay cũng chính là con người Tây Nguyên và cả miền Nam anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ nhiều gian khổ. Tinh thần, âm vang hào hùng của thời đại, của dân tộc được khắc họa ấn tượng qua những con người làng Xô Man qua các thế hệ, đó là cụ Mết, là Tnú, Mai, Dít, bé Heng.

Số 22: Kết bài Rừng xà nu
Bằng cách kể chuyện đầu cuối tương ứng, Nguyễn Trung Thành đã xây dựng được một tứ truyện tuyệt đẹp cho tác phẩm của mình, đồng thời càng khẳng định được hình tượng rừng xà nu là hình tượng xuyên suốt toàn tác phẩm, nó vừa là biểu tượng cho vẻ đẹp, cho sức sống và cả sức mạnh của người dân tây Nguyên.
Số 23: Kết bài hay cho Rừng xà nu
Từ hình ảnh đồi xà nu đã đến rừng xà nu để thể hiện một sức sống bất tử kỳ diệu của cây rừng ở Tây Nguyên, thông qua đó thì nhà văn Nguyễn Trung Thành đã gợi tả với cái sức sống rất mãnh liệt và bất tử của cong người ở Tây Nguyên đã nói chung và con người Việt Nam nói chung trong những cuộc kháng chiến chống Mỹ đằng đẵng với 30 năm trời của nhân dân ta. Ở trong tác phẩm cây xà nu đã được miêu tả với giọng điệu trang trọng rất hào hùng và ngợi ca, nhà văn đã cho chúng ta thấy một phân cảnh đẹp và một phân cảnh vô cùng hào hùng để mở đầu cho một tác phẩm mang đậm với tính sử thi với những nhân vật mang vẻ đẹp của thời đại.
Số 24: Kết bài của tác phẩm Rừng xà nu
Cây xà nu là biểu tượng cho dân làng Xô Man, cho sức sống, phẩm cách và vẻ đẹp của con người Tây Nguyên. Sâu xa hơn, cây xà nu là biểu tượng cho sức mạnh và truyền thống quật khởi của các thế hệ của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên cũng như các thế hệ nhân dân Việt Nam.

Số 25: Kết bài hay về Rừng xà nu
Truyện ngắn “Rừng xà nu” với sự kết hợp giữa khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đã mang đến cho người đọc những cảm nhận sâu sắc về hình tượng cây xà nu và những con người “anh hùng dân tộc” của làng Xô Man trong thời chiến tranh chống Mỹ. Tô đậm truyền thống yêu nước, kiên cường bất khuất của dân tộc ta đồng thời cổ vũ và ca ngợi thế hệ con em noi gương cha anh tiếp bước gìn giữ non sông. Trong mối quan hệ ứng chiếu hai chiều, hình ảnh rừng xà nu và con người Xô Man như hòa nhập để phản ánh, biểu hiện lẫn nhau để rồi cùng làm nổi bật lên những phẩm chất tốt đẹp của con người Tây Nguyên trong kháng chiến: khi sống thì yêu thương đoàn kết, khi đấu tranh thì kiên cường, bất khuất. Rừng xà nu là chuyện của con người nhưng qua đó ta thấy số phận của một dân tộc. Từ câu chuyện của Tnú và của làng Xô Man, tác già nói tới sự trưởng thành của cách mạng miền Nam trong những ngày trước và sau đồng khởi. Đọc Rừng xà nu hôm nay, vẫn thấy âm vang cái hào hùng của một thời chống Mĩ, một thời có những con người đẹp như cụ Mết, như Tnú, như Dít, như Mai.
Số 26: Cách kết bài gián tiếp Rừng xà nu hay
Bằng sự kết hợp tài tình giữa khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, Nguyễn Trung Thành không chỉ ngợi ca vẻ đẹp trong nhân cách của người con Tây Nguyên mà qua đó còn đặt ra một vấn đề mang tính thời đại: Để tiêu diệt kẻ thù, bảo vệ tự do cho đất nước trước nhất phải cầm vũ khí đứng lên.
Số 27: Cách kết bài hay cho Rừng xà nu hay
Truyện ngắn của Rừng xà nu là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất đã viết về người anh hùng dân tộc ở Tây Nguyên trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tnú là một nhân vật tiêu biểu nhất cho hình tượng người anh hùng cách mạng ở nhân vật này đã hội tụ đầy đủ với các vẻ đẹp của cộng đồng và đã mang khuynh hướng sử thi của thời đại bao gồm lòng yêu nước, yêu quê hương sâu sắc và sự trung thành với cách mạng, có tấm lòng gắn bó và yêu thương gia đình rất sâu sắc, một lòng chiến đấu vì mục tiêu lý tưởng chung của dân tộc và báo nợ nước trả thù nhà. Dù năm tháng đã đi qua và chiến tranh đã kết thúc nhưng cho đến hôm nay thì tác phẩm của Rừng xà nu và nhân vật Tnú vẫn giữ lại nguyên những giá trị và nhiều ấn tượng trong tâm hồn độc giả về một mảnh đất đầy nắng và gió anh hùng.

Số 28: Cách kết bài Rừng xà nu
Mỗi nhân vật trên đây đều có mỗi vẻ đẹp anh hùng khác nhau nhưng họ đều là những người đại diện cho nhân dân, cho cộng đồng. Họ là những hình mẫu tiêu biểu của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Số 29: Kết bài Rừng xà nu
Cảm hứng Tây Nguyên trong sáng tác của Nguyễn Trung Thành là một nét rất riêng trong phong cách nghệ thuật ông, chính điều này đã đưa tên tuổi của tác giả bật lên như một vì sao sáng giữa một rừng các tác phẩm của các nhà văn cùng thời khi viết về đề tài kháng chiến. Để có được những cảm nhận sâu sắc như vậy, chắc chắn một điều rằng bản thân Nguyên Ngọc đã dành rất nhiều tình cảm gắn bó, thương yêu sâu nặng với mảnh đất và những người con anh hùng này trong suốt quãng thời gian sống và chiến đấu đầy gian khổ, để dành độc lập cho dân tộc.
Số 30: Kết bài hay cho Rừng xà nu
Mỗi một con người trong Rừng xà nu lại có những tính cách và số phận khác nhau nhưng họ lại vô cùng đoàn kết, rất yêu thương nhau và cùng chung nhau mối thù giặc Mỹ. Rừng xà nu được nhận xét là câu chuyện của một đời được kể trong một đêm. Cuộc đời ấy là cuộc đời của Tnú, một con người mà từ lúc sinh ra cho đến khi lớn lên đều cống hiến mình cho cách mạng, anh là đại diện cho dân làng, là sự tiếp nối, phát huy đầy bản lĩnh của thế hệ trước và là tấm gương sáng chói cho những thế hệ sau. Con người Tnú là đại diện cho những thế hệ anh hùng kiên cường dũng mãnh trong kháng chiến. Câu chuyện của anh là đại diện cho một thế hệ trẻ mà đầy hoài bão ước mơ và sức sống, dám hết mình vì lý tưởng của cách mạng. Đó cũng chính là ý nghĩa sử thi mà các nhân vật, hay chính rừng xà nu mang lại.

Tổng kết
Trên đây là tổng hợp đầy đủ Top 30 mẫu kết bài Rừng xà nu chi tiết nhất đến các bạn học sinh chuẩn bị cho các kì thi. Top 10 Tìm Kiếm hy vọng đã mang đến bài viết bổ ích, giúp cũng cố kiến thức cho các bạn học sinh lớp 12.