Tổng hợp các bài mẫu kết bài bức tranh phố huyện lúc chiều tàn trong bài Hai đứa trẻ của tác giả Thạch Lam một cách đầy đủ và chi tiết nhất sẽ giúp các bạn học sinh chuẩn bị kiến thức thật tốt cho mình trước các kì thi sắp tới. Hôm nay Top 10 Tìm Kiếm sẽ tổng hợp Top 15 mẫu kết bài hay bức tranh phố huyện lúc chiều tàn chi tiết nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Top 15 mẫu kết bài bức tranh phố huyện lúc chiều tàn
Số 1: Kết bài bức tranh phố huyện lúc chiều tàn
“Hai đứa trẻ” là một câu chuyện nhẹ nhàng, không có tình huống gay cấn nhưng lại khiến cho người đọc thấy ám ảnh về những mảnh đời, mảnh đất nghèo nàn những năm đất nước ta còn chìm trong bom đạn.

Số 2: Kết bài hay bức tranh phố huyện lúc chiều tàn
Những con người nơi đây cứ lẳng lặng, bình yên nhìn dòng đời chảy trôi như thế, nhìn cái đói hoành hành mà chẳng thể nào làm gì khác hơn. Để rồi họ thèm lắm, họ khao khát một chuyến tàu Hà Nội chạy qua, mang theo ánh sáng diệu kì, soi sáng cho cuộc đời nơi tăm tối. Câu chuyện qua đi nhưng đó vẫn là những hiện thực của miền Bắc một thời với cuộc sống bần cùng, cơ cực của người dân đồng thời bày tỏ nỗi niềm cảm thông, chia sẻ đối với cuộc sống của những kiếp người bạc bẽo ấy.
Số 3: Kết bài hình ảnh phố huyện lúc chiều tàn
Với những lời thủ thỉ tâm tình trong Hai đứa trẻ, nhà văn Thạch Lam đã tái hiện bức tranh thiên nhiên phố huyện nghèo một cách chân thực và đầy sinh động. Chất liệu trữ tình xoay quanh tâm trạng và suy tưởng của nhân vật đã thể hiện phong cách nghệ thuật của Thạch Lam. Bên cạnh đó, sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp lãng mạn cùng với xu hướng hiện thực, nhân đạo đã tạo nên sự thành công cho tác phẩm…

Số 4: Kết bài cảnh phố huyện lúc chiều tàn
Những câu văn lãng mạn với bút pháp trữ tình đan xen chất hiện thực trong truyện ngắn, văn phong nhẹ nhàng, thanh thoát đã vẽ nên bức tranh chiều tà ở phố huyện bằng chất liệu ngôn từ gợi lên sự nghèo đói, khó khăn, tiêu điều đến thảm hại. Bức tranh ấy đã để lại cho người cảm nhận có nhiều dư vị, băn khoăn và trăn trở về cuộc sống của những người dân nghèo.
Số 5: Kết bài phố huyện lúc chiều tàn gián tiếp
Dù chưa mạnh mẽ và nhất quán ở hành động như một số nhà văn giàu tính cách mạng, nhưng với quan niệm nghệ thuật sâu sắc và đúng đắn: Văn chương không phải là một cách để thoát ly hay lãng quên, mà trái lại, văn chương “phải thực sự là thứ vũ khí thanh cao và đắc lực”, là tiếng kêu thương thoát ra từ những kiếp lầm than, khổ cực, Thạch Lam đã khác xa với những nhà văn lãng mạn cùng thời và bức phù điêu quý giá ấy của ông nơi Hai đứa trẻ sẽ còn mãi xúc động đối với người đọc.
Số 6: Kết bài bức tranh phố huyện lúc chiều tàn
Chúng ta xếp Thạch Lam vào những tên tuổi lớn của văn học nước nhà giai đoạn 1930 – 1945, độc giả biết ơn nhà văn đã viết những trang sách cho đời và coi ông như một trong những cây bút truyện ngắn bậc thầy thật đúng với tài năng của ông, đúng như tuyên bố của nhà văn với độc giả: “Đối với văn chương không phải là một cách mang đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên, trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn”.

Số 7: Kết bài hay bức tranh phố huyện lúc chiều tàn
Qua bức tranh ảm đạm của phố huyện và qua hình ảnh của những con người bé nhỏ với chút hi vọng le lói, ta thấy được mơ ước lớn của nhà văn là muốn thay đổi cuộc sống ngột ngạt đó cho những con người lao động nghèo khổ.
Số 8: Kết bài hình ảnh phố huyện lúc chiều tàn
Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn vừa khắc họa được bức tranh thiên nhiên đẹp mà đượm buồn, vừa cho thấy cuộc sống quẩn quanh, bế tắc, nghèo nàn của những con người nơi đây. Đằng sau bức tranh phố huyện ta còn thấy được tình yêu thiên nhiên, cũng như tấm lòng nhân đạo sâu sắc của tác giả: trân trọng nâng niu những số phận và ước mơ đổi đời của họ. Nghệ thuật miêu tả đặc sắc, chất trữ tình thấm đượm cũng là những yếu tố tạo nên sự thành công cho tác phẩm.
Số 9: Kết bài cảnh phố huyện lúc chiều tàn
Thạch Lam không phải là nhà văn hiện thực phê phán như Nam Cao hay Ngô Tất Tố, nên ngòi bút của ông không khai thác cái trần trụi của cuộc đời lam lũ. Mặc dù thế, trong cái bài thơ rất đỗi tinh tế là truyện ngắn Hai đứa trẻ này, Thạch Lam đã gián tiếp phản ánh và tố cáo cái xã hội ngột thở, tù đọng, trong đó, cuộc sống con người đang mất hết ý nghĩa, đang bị dồn đến chân tường bế tắc. Và từ thực tế ấy, tác giả đã chuẩn bị cho đoạn tiếp theo miêu tả cái khát vọng được đi xa, mơ hồ, kín đáo trong hình ảnh chuyến tàu đêm với tâm trạng háo hức của hai đứa trẻ.

Số 10: Kết bài phố huyện lúc chiều tàn gián tiếp
Bức tranh phố huyện nghèo được miêu tả theo sự vận động của thời gian từ lúc chiều tàn tới khi đêm khuya và theo từng bước diễn biến tâm trạng của nhân vật Liên. Qua những rung động mơ hồ, tinh tế, mỏng manh của một tâm hồn mới lớn, nhạy cảm, Thạch Lam đã dựng lại một bức tranh quê hương với tất cả vẻ đẹp của quê hương xứ sở đồng thời gửi gắm vào trong đó tình yêu quê hương, đất nước, gửi vào những kiếp người tàn tạ nơi phố huyện nỗi xót xa, thương cảm sâu sắc. Và sâu kín là là ý thức phê phán xã hội thực dân của một tiểu tư sản, đã không đảm bảo được cuộc sống, quyền sống của con người.
Số 11: Kết bài bức tranh phố huyện lúc chiều tàn
Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn vừa khắc họa được bức tranh vạn vật thiên nhiên đẹp mà đượm buồn, vừa cho thấy đời sống quẩn quanh, bế tắc, nghèo nàn của những con người nơi đây. Đằng sau bức tranh phố huyện ta còn thấy được tình yêu vạn vật thiên nhiên, cũng như tấm lòng nhân đạo thâm thúy của tác giả : trân trọng nâng niu những số phận và tham vọng đổi đời của họ. Nghệ thuật miêu tả rực rỡ, chất trữ tình thấm đượm cũng là những yếu tố tạo nên sự thành công xuất sắc cho tác phẩm .
Số 12: Kết bài hay bức tranh phố huyện lúc chiều tàn
Đọc Hai đứa trẻ, những tâm hồn đa sầu, đa cảm, nặng lòng với đất, với người, với quê hương sẽ không khỏi cảm thấy bồi hồi, thổn thức. Một miền quê với bức tranh nhân thế hắt hiu, với những kiếp người mỏi mòn như tiếng mọt kêu thổn thức trong buổi chiều tàn tạ, nhưng in đậm trong lòng người đọc bởi một trái tim nồng ấm yêu thương.

Số 13: Kết bài hình ảnh phố huyện lúc chiều tàn
Nhân vật Liên trong thời khắc chiều tối gây ấn tượng cho người đọc ở sự nhạy cảm và chiều sâu tâm hồn: cảnh thiên nhiên trong ánh nắng chiều lặng trầm và u uất làm Liên buồn man mác trước thời khắc của ngày tàn. Liên thương những đứa trẻ nhặt rác ở bãi chợ.
Số 14: Kết bài cảnh phố huyện lúc chiều tàn
Bức tranh phố huyện hiu hắt, buồn thương được Thạch Lam khắc họa bằng cả tài và tình, người đọc vừa có dịp được sống trong không khí của một xóm quê nghèo, vừa đau xót, cám cảnh cho những số phận bất hạnh, tẻ nhạt nơi đây. Nhưng ẩn sâu trong họ vẫn là niềm tin, là sự cố gắng, tin vào bản chất tốt đẹp của con người và cùng mong chờ ánh sáng cuộc đời sẽ soi chiếu đến họ. Thiên nhiên đẹp và buồn, sự quẩn quanh bế tắc của con người cũng đã đặt ra một nỗi băn khoăn cho người đọc về kiếp đời sống mòn, đồng thời thể hiện sự tôn trọng, cảm mến với những con người luôn có ước mơ, nghị lực. Giọng văn miêu tả độc đáo mà gần gũi đã làm nên cái chất Thạch Lam, làm nên tên tuổi để đời của một thời kì văn học đỉnh cao của nước nhà.
Số 15: Kết bài phố huyện lúc chiều tàn gián tiếp
Tự nhiên đẹp và buồn, sự quanh quẩn thất vọng của con người cũng đã đặt ra 1 nỗi băn khoăn cho người đọc về kiếp đời sống mòn, cùng lúc trình bày sự tôn trọng, cảm mến với những con người luôn có mong ước, nghị lực. Giọng văn mô tả lạ mắt nhưng gần cận đã làm nên cái chất Thạch Lam, làm nên danh tiếng để đời của 1 thời gian văn chương đỉnh cao của giang sơn.

Tổng kết
Trên đây là tổng hợp đầy đủ Top 15 mẫu kết bài bức tranh phố huyện lúc chiều tàn chi tiết nhất đến các bạn học sinh chuẩn bị cho các kì thi. Top 10 Tìm Kiếm hy vọng đã mang đến bài viết bổ ích, giúp cũng cố kiến thức cho các bạn học sinh lớp 11.