Tổng hợp các bài mẫu kết bài bài thơ Từ ấy của tác giả Tố Hữu một cách đầy đủ và chi tiết nhất sẽ giúp các bạn học sinh chuẩn bị kiến thức thật tốt cho mình trước các kì thi sắp tới. Hôm nay Top 10 Tìm Kiếm sẽ tổng hợp Top 30 mẫu kết bài bài thơ Từ ấy chi tiết nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Top 30 mẫu kết bài Từ ấy
Số 1: Kết bài bài thơ Từ ấy
Tố Hữu đã sáng tạo nên những vần thơ giàu hình tượng và nhạc điệu để ca ngợi lí tưởng cách mạng và tình yêu giai cấp, tình yêu nhân dân. Tình cảm cao đẹp ấy được thể hiện một cách chân thành và say mê. “Từ ấy” là tiếng lòng của một hồn thơ đẹp, trẻ trung đã trở thành tiếng hát của hàng triệu con người hướng về Đảng và cách mạng. Đọc “Từ ấy” ta càng cảm thấy một cách sâu sắc lời tâm sự của Tố Hữu: “Lòng tôi vui sướng vô cùng khi cảm thấy ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lê nin soi rọi vào tâm hồn tươi trẻ của mình”.

Số 2: Kết bài của bài thơ Từ ấy
Với “Đảng và thơ”, ở tuổi lục tuần, Tố Hữu vẫn nồng nàn tâm sự như thế. Đã hơn 80 năm từ ngày Tố Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam, tình yêu cách mạnh, chặng đường cách mạnh và hào khí trong thơ ông vẫn chưa tìm được đến điểm dừng, hay phải chăng điểm dừng ấy đã nằm ở vô cực của cuộc đời với ông. Bài thơ “Từ ấy” là một bài thơ của một cái tôi tràn đầy cảm xúc. Đó chính là cái tôi lần đầu được giác ngộ lý tưởng và nguyện đem cả tinh thần và tuổi trẻ của mình cho lý tưởng cao cả ấy. Bài thơ còn là một tuyên ngôn nghệ thuật và mang đậm phong cách thơ của Tố Hữu. Nó xứng đáng là một tiếng hát lạc quan, yêu đời, đắm say lí tưởng, ngày nay vẫn làm xúc động hàng triệu trái tim độc giả.
Số 3: Kết bài bài Từ ấy
Đề cập đến Tố Hữu, nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận định : “thơ Tố Hữu ngay từ đầu đã là thơ yêu nước, nó đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho con người bị chà đạp. Nó ca ngợi cuộc đời, vì một tương lai tươi sáng cho dân tộc và cho cả loài người. Trong khi tiếng nói của thơ lãng mãn lúc bấy giờ là một tiếng thơ tuyệt vọng thì tiếng nói của thơ Tố Hữu giữa muôn nghìn gian khổ lại là tiến nói lạc quan”. Có thể nói “Từ ấy” chính là bước ngoặc trong đời thơ cũng như đời làm Cách mạng của Tố Hữu. Kể từ đây cho đến khi “tạm biệt đời yêu quý nhất”, ông đã sống, đã sáng tác theo đúng lí tưởng, mục đích mà mình theo đuổi.
Số 4: Kết bài cho bài Từ ấy
Từ ấy là một bài thơ hay, đặc sắc trong đời thơ Tố Hữu. Tác phẩm là niềm say mê, vui sướng mãnh liệt trong ngày đầu bắt gặp lí tưởng cách mạng. Đó là mốc son chói lọi, đánh dấu sự khởi đầu của một cuộc đời mới, đây cũng là mốc đánh dấu sự khởi đầu của một hồn thơ. Kết hợp với các biện pháp nghệ thuật, giọng điệu linh hoạt đã tạo nên sự thành công cho tác phẩm.
Số 5: Kết bài hay cho bài thơ Từ ấy
Ai đó từng nói rằng, một tác phẩm thành công không chỉ bộc lộ được những cảm xúc bên trong tâm hồn tác giả mà còn phải tác động đến tư tưởng, tình cảm, nhận thức trong lòng người đọc. Nếu xét theo những tiêu chí ấy, ta có thể khẳng định Từ ấy chính là một tác phẩm vô cùng thành công, đáng để bao thế hệ học tập và noi theo.

Số 6: Kết bài trực tiếp Từ ấy
Bài thơ Từ ấy tiêu biểu cho bút pháp lãng mạn cách mạng trong giai đoạn sáng tác đầu tiên của Tố Hữu. “Cái tôi trữ tình” lắng đọng trong từng ý thơ, từng hình ảnh, lúc bay bổng, lúc lắng đọng, lúc là lời bộc bạch trực tiếp, chân thành những ước vọng, tâm tư khi tìm thấy lí tưởng. Từ ấy là tiếng hát yêu thương, tin tưởng, là tiếng lòng tha thiết của một thanh niên bắt đầu giác ngộ lí tưởng, tự nguyện dấn thân vào con đường cách mạng đầy chông gai, gian khổ, hi sinh của toàn dân tộc. Vượt thời gian, sau hơn nửa thế kỉ ra đời, Từ ấy vẫn tươi xanh chất trữ tình cách mạng. Bài thơ đã tạo được sự đồng cảm, mến mộ của nhiều thế hệ yêu thích thơ Tố Hữu.
Số 7: Kết bài Từ ấy Tố Hữu
Sự nghiệp thơ văn của Tố Hữu được coi là cuốn biên niên sử bằng thơ của lịch sử Việt Nam. Viết về những sự kiện lịch sử, chính trị nhưng thơ Tố Hữu lại không hề khô khan, không bị cường điệu hóa mà thấm đẫm tình quân dân. Qua việc tìm hiểu bài thơ Từ ấy chúng ta có thể thấy rõ nét đặc trưng của thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu cũng như phong cách sáng tác độc đáo, riêng biệt của ông. Từ sự kiện được giác ngộ cách mạng, nhà thơ đã ghi lại những cảm xúc thiêng liêng của bản thân để gợi nhớ, để nhắc nhở bản thân về trách nhiệm của bản thân với vai trò, vị trí mới của mình- một người chiến sĩ cộng sản. Bởi vậy, đọc Từ ấy người đọc không chỉ vui cùng, hạnh phúc cùng nhà thơ mà còn xúc động trước ý thức gắn kết, trách nhiệm lớn lao của nhà thơ.
Số 8: Kết bài hay Từ ấy Tố Hữu
Có thể nói kho tàng văn chương Việt Nam thời kì kháng chiến sẽ chẳng thể rực rỡ, anh dũng nếu không có bước chân mạnh mẽ, nhiệt thành của Tố Hữu mang lá cờ của lý tưởng, của chân lý trong thơ ca hiện đại đến với bầu trời thi ca của chúng ta. Sẽ chẳng ai quên được một Tố Hữu với Từ ấy nồng nàn, rực cháy nhiệt huyết yêu nước, sức sống của người trẻ khi được giác ngộ chân lý của cách mạng, ánh sáng của Đảng soi hướng. Bài thơ đã ca ngợi vẻ đẹp của lí tưởng cách mạng và ý nghĩa của nó đối với mỗi cuộc đời cũng như toàn dân tộc. Qua lời văn chân thành, sự khẳng định chắc nịch của nhà thơ ta thấy được chính ánh sáng lí tưởng cách mạng thật sự là chất xúc tác kích thích năng lượng, lòng tin bên trong nhà thơ, nó như kim chỉ nam để cho Tố Hữu sống một cuộc đời ý nghĩa và thật đẹp khi trọn đời hy sinh trọn vẹn cho lý tưởng.
Số 9: Kết bài hay cho bài thơ Từ ấy
Cuộc sống luôn là nguồn cảm hứng dạt dào để nhà thơ mãi mãi đi tìm, khai thác mỗi ngày. Cho nên nếu thơ ca không bám chắc vào cuộc đời, không hút nguồn năng lượng dàt dào của dòng chảy cuộc sống, không vì con người thì dù cố gắng thế nào tác phẩm mãi mãi là những dòng chữ vô hồn, không giá trị vì thế sẽ chẳng thể nằm trong từ điển của văn học Việt Nam. Và cũng vì đó mà Tố Hữu và tác phẩm từ ấy của ông ngàn đời mãi mãi nằm trong tim bao thế hệ bạn đọc, nó mang một sự tạo nét riêng, một sự ảnh hưởng lớn đến thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.
Số 10: Kết bài gián tiếp bài thơ Từ ấy
Tuy viết về một thời khắc lịch sử, một thời điểm lịch sử hoạt động cách mạng của mình nhưng Tố Hữu không diễn đạt một cách khô khan mang tính khẩu hiệu, mà trái lại được diễn đạt một cách sinh động qua những hình ảnh rất

Số 11: Kết bài bài thơ Từ ấy
“Từ ấy” đã đánh dấu bước ngoặt trưởng thành vô cùng lớn lao của nhà thơ Tố Hữu trên chặng đường Cách mạng. Nó là tiếng reo mừng, sung sướng của một người thanh niên trẻ khi tìm được đường đi cho mình để từ đó, quyết tâm đem sức mình cống hiến cho Tổ quốc, đó là tấm gương để lớp trẻ chúng ta noi theo.
Số 12: Kết bài của bài thơ Từ ấy
Bài thơ Từ ấy là tiếng lòng sôi nổi, trào dâng hạnh phúc của một người thanh niên đang lạc lõng giữa cuộc đời thì bắt gặp lí tưởng cộng sản. Được giác ngộ, chính thức đứng trong hàng ngũ những người cộng sản, chàng thanh niên ấy thấy được trách nhiệm của bản thân với con người, đất nước mình, tự nguyện dấn thân vào con đường nhiều chông gai, gian khổ vì lí tưởng giải phóng dân tộc. Dù đã hơn 50 năm từ ngày bài thơ được sáng tác, đến nay khi đọc Từ ấy độc giả vẫn trào dâng một niềm hạnh phúc khó tả, bởi có lẽ Từ ấy đã khơi dậy tình yêu nước, ý thức trách nhiệm ở mỗi người.
Số 13: Kết bài bài Từ ấy
Như vậy, qua những phân tích trên chúng ta có thể thấy Từ ấy không chỉ là tiếng reo vui hạnh phúc của riêng nhà thơ Tố Hữu mà đó còn là tâm trạng chung của cả một thế hệ thanh niên khi tìm thấy con đường sáng – con đường cách mạng của đảng. Họ là những con người trẻ tuổi, trẻ lòng, giàu nhiệt huyết với lí tưởng cao đẹp: Chiến đấu để bảo vệ tổ quốc, giải phóng dân tộc, mang lại hạnh phúc, bình yên cho nhân dân.
Số 14: Kết bài cho bài Từ ấy
Bài thơ Từ ấy là tiếng reo vang đầy hân hoan, hạnh phúc của chàng trai trẻ Tố Hữu khi được giác ngộ cách mạng. Đọc bài thơ người đọc không chỉ thấy được sự trưởng thành trong nhận thức, tình cảm của nhà thơ mà còn thấy được mối quan hệ gắn bó thiêng liêng giữa những người cách mạng với nhân dân, giữa cách mạng với sự nghiệp giải phóng dân tộc, qua đó khơi dậy trong mỗi chúng ta, những con người Việt Nam chảy chung dòng máu lạc hồng tình yêu nước, ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ, gây dựng đất nước.
Số 15: Kết bài hay cho bài thơ Từ ấy
Cái giọng điệu rất tỉnh và rất say rạo rực và ngọt lịm hồn ta chủ yếu là cái say người và lịm ngọt của lí tưởng, của niềm hạnh phúc mà lí tưởng đem lại :“hồn” người đã trở thành “vườn hoa”, một vườn xuân đẹp ngào ngạt hương sắc, rộn ràng tiếng chim hót. Ở đây hiện thực và lãng mạn đã hòa quyện vào nhau tạo nên cái gợi cảm, cái sức sống cho câu thơ.

Số 16: Kết bài trực tiếp Từ ấy
Bài thơ Từ ấy thể hiện được niềm hân hoan vui sướng của người thanh niên trẻ, thể hiện một lẽ sống lớn lao, một tình cảm lớn. Từ ấy đánh dấu một cột mốc quan trọng trong cuộc đời của người thanh niên Tố Hữu để từ đó ông trở thành một phần của Cách mạng, một phần của đại gia đình những con người lao động. Bài thơ cũng đánh dấu sự trưởng thành trong hồn thơ dạt dào của Tố Hữu, xứng đáng là một trong những bài thơ hay nhất của ông.
Số 17: Kết bài Từ ấy Tố Hữu
Hồn thơ Tố Hữu, hồn thơ lãng mạn trữ tình xen lẫn những tư tưởng chính trị đầy sâu sắc hiện lên trên từng nét thơ. Không chỉ là tiếng reo vui của niềm hạnh phúc, “Từ ấy” thực sự đã trở thành một bài ca vang lên những nốt nhạc say mê của lẽ sống đẹp giữa cuộc đời, đâu đó tấm lòng cao cả của một chàng trai trẻ gắn bó, đồng cảm với đồng bào, nhân dân cứ vương vấn không thôi trong lòng người đọc.
Số 18: Kết bài hay Từ ấy Tố Hữu
Bài thơ thật sự đã thể hiện rõ được suy nghĩ, cách nhìn đời, nhìn người của nhà thơ, ca ngợi vẻ đẹp lí tưởng và bộc lộ niềm vui sướng, hạnh phúc của tác giả khi giác ngộ lí tưởng, ánh sáng của Đảng, của Cách Mạng – một cột mốc quan trọng đánh dấu bước chuyển mình trong nhận thức, tình cảm và cả hành động của thi sĩ. Có thể các triết lí chính trị khô khan hay trừu tượng nhưng khi vào thơ văn của Tố Hữu nó lại được chuyển tải rất dung dị, tự nhiên nhuần nhị, bằng tiếng nói của nghệ thuật, bằng hình ảnh của âm thanh và bằng sự chân thành nồng thắm. Bài thơ ý nghĩa này sẽ mãi mãi lưu truyền về sau mang theo ấn tượng đẹp về lý tưởng sống, cây bút sáng giá của riêng Tố Hữu trong lòng bạn đọc nói riêng và nền văn học Việt Nam nói chung.
Số 19: Kết bài hay cho bài thơ Từ ấy
Trên nẻo đường bôn ba đi tìm lẽ sống ở đời, “Từ ấy” chính là tiếng reo vui đầy sung sướng khi nhà thơ bắt gặp ánh sáng của cuộc đời – mặt trời chân lí của cách mạng. Tố Hữu đại diện cho lớp thanh niên trí thức mang trong mình tuổi trẻ đầy nhiệt huyết được giác ngộ lí tưởng cộng sản, mãi thắp lên ánh sáng của khố đại đoàn kết dân tộc cho thế hệ sau này.
Số 20: Kết bài gián tiếp bài thơ Từ ấy
Bài thơ “Từ ấy” là một khúc ca vui vẻ về sự giác ngộ lý tưởng, tình cảm của Tố Hữu khi đứng trước ánh sáng cách mạng vào độ tuổi rất trẻ. Ở đó ta thấy một con người tràn ngập những say mê, vui sướng, muốn cống hiến hòa mình vào cộng đồng. Các biện pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ đã được sử dụng linh hoạt để tạo ra tính nhạc và giá trị nghệ thuật cho tác phẩm.

Số 21: Kết bài bài thơ Từ ấy
Mặt khác, độc giả yêu quý Từ ấy còn ở giọng điệu tha thiết, sôi nổi, chân thành, trẻ trung và nhân sinh quan cao đẹp: sống vì mọi người và vì cuộc đời. Chính vì thế Từ’ấy đã được nhiều nhà nghiên cứu văn học và các nhà thơ khác đánh giá cao. Đây là nhận xét của nhà thơ Chế Lan Viên: “Tất cả Tố Hữu, thi pháp, tuyên ngôn, những yểu tố làm ra anh có thể tìm thấy trong tế bào tho này”.
Số 22: Kết bài của bài thơ Từ ấy
“Từ ấy” là tiếng reo vui không chỉ của nhà thơ, mà còn là của cả một thế hệ thanh niên khi tìm thấy lí tưởng của Đảng, nguyện chiến đấu hết mình vì lí tưởng, vì nhân dân, vì đất nước. Họ là những người chiến sĩ trẻ, mang trong mình nhiệt huyết, mang trong mình lí tưởng, và lòng yêu thương đồng bào, yêu thương đất nước. Có thể nói, thơ của Tố Hữu là thơ của nhân dân, những lí tưởng cao đẹp được diễn tả bằng những từ ngữ lãng mạn nhưng cũng vô cùng giản dị, gần gũi, là đại diện cho một lớp nhà thơ mới.
Số 23: Kết bài bài Từ ấy
Bài thơ không chỉ là tiếng lòng giác ngộ của tác giả mà nó còn là tình cảm tha thiết dành cho đất nước, cho cách mạng của những con người lúc bấy giờ. Nhiều năm tháng qua đi nhưng bài thơ vẫn giữ nguyên vẹn được giá trị tốt đẹp ban đầu của nó và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhiều thế hệ bạn đọc hôm nay và mai sau về một thế hệ con người có lòng nồng nàn yêu nước và sẵn sàng hi sinh thân mình vì sự nghiệp chung của dân tộc.
Số 24: Kết bài cho bài Từ ấy
“Tố Hữu nhìn cách mạng bằng con mắt lãng mạn của một thi sĩ. Thơ ông thường chỉ có một giọng. Đó là giọng hát tưng bừng ca ngợi cách mạng”. “Từ ấy” là bài thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu, là tuyên ngôn về lí tưởng cách mạng, là tiếng hát trong trẻo của người thanh niên ở năm những năm mười tám đôi mươi sung sướng, hạnh phúc khi được giác ngộ bởi ánh sáng của Đảng cùng với những nhận thức và sự vận động mới mẻ trong tình cảm của người chiến sĩ cộng sản.
Số 25: Kết bài hay cho bài thơ Từ ấy
Bài thơ cũng thể hiện những nhận thức mới về lẽ sống, đó là lẽ sống gắn bó hài hòa giữa cái tôi riêng với cái ta chung của mọi người. Cũng như sự chuyển biến sâu sắc của nhà thơ, bài thơ cũng có ý nghĩa mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thơ ca của Tố Hữu. Nó là tuyên ngôn về lẽ sống của người chiến sĩ cách mạng và cũng là tuyên ngôn của nhà thơ chiến sĩ. Bài thơ cũng tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu, có sự kết hợp hài hòa giữa trữ tình và chính trị, sử dụng nhuần nhuyễn các thủ pháp nghệ thuật quen thuộc của thơ ca truyền thống nhưng giàu hình ảnh và giàu nhịp điệu lời thơ giản dị khiến nó dễ đi vào lòng người đọc.

Số 26: Kết bài trực tiếp Từ ấy
Quả vậy, “Từ ấy” là bài thơ ý nghĩa đánh dấu sự trưởng thành của một con người và của một chặng đường cách mạng gian nan. Tiếng reo vui của tác giả như hòa chúng vào với niềm vui chung của nhân dân.
Số 27: Kết bài Từ ấy Tố Hữu
Bài thơ là tiếng lòng, tiếng reo mừng sung sướng của không chỉ tác giả mà đại diện cho thế hệ trẻ của đất nước lúc bấy giờ khi tìm thấy lý tưởng của Đảng. Là sự nhận thức mới, cách nghĩ mới, đem tuổi trẻ cống hiến cho đời và cho tổ quốc.
Số 28: Kết bài hay Từ ấy Tố Hữu
Bằng thể thơ bảy chữ, kết hợp với giọng điệu vừa tự hào vừa tha thiết, sục sôi, tác giả đã cho thấy tâm nguyện của một thanh niên yêu nước được giác ngộ và say mê, tin yêu vào lý tưởng cách mạng. “Từ ấy” đã trở thành một bài thơ bất hủ, nhắc nhở mỗi chúng ta về ý thức và trách nhiệm với cuộc đời mình, với đất nước, nhân dân.
Số 29: Kết bài hay cho bài thơ Từ ấy
Ánh sáng rực rỡ của Cộng sản đã mang đến niềm hạnh phúc, vui sướng cho tác giả. Từ đó, chàng thanh niên trẻ tuổi ấy đã nhận ra sứ mệnh của cuộc đời mình. Phân tích Từ ấy, chúng ta có thể cảm nhận đượ sự ý chí, nhiệt huyết sẽ mãi nằm trong trái tim của những người con của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Số 30: Kết bài gián tiếp bài thơ Từ ấy
Bài thơ “Từ ấy” như tiếng hát hân hoan của người thanh niên, một người chiến sĩ chân chính luôn tuôn trào trong mình mạch nguồn của lí tưởng cách mạng. Đọc bài thơ, người đọc cảm nhận được Tố Hữu trong buổi đầu đến với cách mạng rất nồng nhiệt, tiếp nhận ánh sáng lí tưởng Đảng và có một sự nhận thức toàn diện về nhân sinh quan, thế giới quan. Thi sĩ Xuân Diệu dường như cảm nhận được mạch ngầm của cảm xúc tuôn trào trong từng vần thơ của Tố Hữu: “Thơ của chàng thanh niên Tố Hữu khi ấy từ trái tim vọt ra cũng như thơ của chúng tôi, cũng lãng mạn như thể chúng tôi, nhưng là thứ lãng mạn khác có nhiều máu huyết hơn, thơ chúng tôi chỉ đập cho mở cửa trời nhưng thơ Tố Hữu thì mới có chìa khóa: cách mạng, giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho người lao khổ”.

Tổng kết
Trên đây là tổng hợp đầy đủ Top 30 mẫu kết bài Từ ấy chi tiết nhất đến các bạn học sinh chuẩn bị cho các kì thi. Top 10 Tìm Kiếm hy vọng đã mang đến bài viết bổ ích, giúp cũng cố kiến thức cho các bạn học sinh lớp 11.