Top 40 mẫu kết bài bài thơ Tây Tiến chi tiết nhất

540
Top 40 mẫu kết bài bài thơ Tây Tiến chi tiết nhất
Top 40 mẫu kết bài bài thơ Tây Tiến chi tiết nhất

Nội dung bài viết

4.9/5 - (15 votes)

Tổng hợp các bài mẫu kết bài Tây Tiến của Quang Dũng một cách đầy đủ và chi tiết nhất sẽ giúp các bạn học sinh chuẩn bị kiến thức thật tốt cho mình trước các kì thi sắp tới. Hôm nay Top 10 Tìm Kiếm sẽ tổng hợp Top 40 mẫu kết bài bài Tây Tiến chi tiết nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Top 40 mẫu kết bài Tây Tiến chi tiết nhất

Số 1: Kết bài Tây Tiến

Bằng ngòi bút tài hoa cùng tâm hồn lãng mạn, Quang Dũng đã khắc họa trước mắt bạn đọc về đời sống chiến tranh gian lao, khổ cực của anh bộ đội cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Thật đúng như nhà phê bình Trần Lê VĂn từng nhận xét:”Tây Tiến là đứa con đầu lòng tráng kiện, hào hoa của đời thơ Quang Dũng.”

Xem thêm:

Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Số 2: Kết bài Tây Tiến hay nhất

Như vậy, thông qua sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp lãng mạn và nhãn quan hiện thực, bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng đã tái hiện thành công bức tranh thiên nhiên và con người trong sự phong phú, đa chiều. Thiên nhiên núi rừng hiện lên với vẻ đẹp vừa hoang sơ, hùng vĩ, vừa thơ mộng, trữ tình, còn con người được phác họa qua những nét vẽ vừa hòa hoa, phong nhã, vừa bi tráng, kiêu hùng. Sự độc đáo trong cách khám phá hình tượng người lính đã làm nên những vần thơ đậm màu kiêu bạc, đồng thời tạo nên nét đẹp riêng cùng sức sống của bài thơ “Tây Tiến” trong muôn ngàn tác phẩm thơ viết về đề tài người lính, đề tài chiến tranh.

Đọc thêm:

Số 3: Kết bài bài Tây Tiến

Quang Dũng đã viết về người lính tây tiến với tất cả nỗi nhớ, niềm thương, sự ngưỡng mộ, sự tự hào xen lẫn niềm xót xa tiếc nuối. Nhà thơ viết bằng bút pháp hiện thực và lãng mạn nhưng nghiêng nhiều về lãng mạn. Bài thơ độc đáo trong việc xây dựng hình ảnh, gieo vần, phối thanh, ngắt nhịp. Tất cả đã làm sống lại trong lòng người đọc một thời kỳ không thể nào quên của dân tộc. Đọc Tây tiến ta sẽ thấu hiểu hơn vẻ đẹp của những người lính chống pháp, hiểu hơn về đất nước ta một thời kỳ trận mạc, hiểu hơn giá trị của hòa bình của sự mất mát hi sinh để ta trân trọng hơn những ngày tháng được sống trong độc lập, tự do hôm nay.

Số 4: Kết bài bài thơ Tây Tiến

Với văn pháp tài hoa và giàu tình, thi sĩ đã xây dựng hình ảnh những chiến binh Tây Tiến ko chỉ mang vẻ dữ dội, mãnh liệt nhưng còn mang vẻ đẹp hào hoa, hào hùng thật bi tráng. Và Tây Tiến ko chỉ phổ đúng hồn thơ Quang Dũng nhưng còn sáng lên chất thẩm mĩ hiếm thấy.

Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Số 5: Kết bài hay Tây Tiến

Như vậy, tác phẩm “Tây Tiến” đã xây dựng thành công bức tượng đài về người lính với vẻ đẹp độc đáo của sự hào hoa, lãng mạn vừa kiêu hùng, bi tráng. Bởi vậy, dù tác giả Quang Dũng không hề né tránh những gian khổ, mất mát, hi sinh của cuộc chiến nhưng bài thơ vẫn đậm chất bi hùng bởi hào khí, tinh thần “coi cái chết nhẹ tựa lông hồng” của những con người quyết tâm hi sinh tuổi xuân, tuổi đời để “ra đi bảo tồn sông núi”. Chính điều này đã tạo nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ, giống như nhà thơ Anh Ngọc từng nhận định về tác phẩm “Tây Tiến”: “Hay đến nỗi ta không khỏi ngạc nhiên mà nghĩ rằng: Tại sao trong những ngày đầu non nớt của nền thơ cách mạng và kháng chiến mà chúng ta lại có được một tác phẩm thơ tuyệt diệu đến thế, kinh điển đến thế và cũng hiện đại đến thế”.

Số 6: Kết bài cho bài Tây Tiến

“Có một bài ca không bao giờ quên…”​

Có một bài ca như thế. Cũng có những năm tháng không bao giờ quên, không phai mờ trong ký ức của nhiều thế hệ đã qua, hôm nay và mai sau. Đó chính là những ngày tháng kháng chiến chống Pháp, khi toàn dân tộc ta vừa qua nạn đói, vừa giành được độc lập thì thực dân Pháp trở lại xâm lược. Dấu ấn của nạn đói năm 1945 vẫn còn, rất đậm trong mỗi người dân Việt Nam. Tự do hay trở về với cuộc đời cũ? Đó là câu hỏi day dứt bao người. Theo tiếng gọi của tự do, những người nông dân, công dân, học sinh, những người mẹ, người chị tham gia kháng chiến, tạo nên hào khí dân tộc của một thời đại. Trong những năm tháng đáng nhớ ấy, văn học dù chưa dám nói là đã ghi lại trọn vẹn bộ mặt đất nước, nhưng cũng đã ghi lại được hào khí của một thời với hình ảnh bao người mà hình ảnh trung tâm là người chiến sĩ cụ Hồ. Bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng ra đời trong hoàn cảnh chung đó.

Số 7: Kết bài Tây Tiến

Tây Tiến là bài thơ đặc sắc nhất góp phần đưa tên tuổi Quang Dũng lên một tầm cao mới của nghệ thuật. Với ngòi bút tài hoa, lãng mạn của mình Quang Dũng đã xây dựng thành công hình tượng người lính vừa bi tráng vừa tài hoa, hai chất thơ ấy không thể tách rời mà hoà quyện vào nhau tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm. Hình tượng thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ được xây dựng làm nền góp phần tô đậm vẻ đẹp của người lính Tây Tiến lạc quan, yêu đời.

Số 8: Kết bài Tây Tiến hay nhất

Bài thơ, có sự kết hợp hài hòa giữa khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn – một trong những đặc trưng thi pháp nổi bật của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975. Nhiều câu thơ còn có sự phối hợp điêu luyện các kĩ thuật tạo hình, hội họa, điêu khắc và gần gũi với âm nhạc truyền thống. Phải là một cây | bút tài hoa mới có những vần thơ giàu nghệ thuật, cô đọng, hàm súc, mềm mại, tinh tế, sôi nổi, hùng tráng đến thế. Vậy nên, bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng xứng đáng được ngợi ca là một trong những bài thơ hay nhất viết về người lính thời kháng chiến chống Pháp trong kho tàng văn học | hiện đại Việt Nam. Bài thơ được truyền tụng suốt hơn 50 năm qua. Chắc có lẽ, từ nay về sau, nó sẽ còn được truyền tụng mãi mãi.

Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Số 9: Kết bài bài Tây Tiến

Khổ 1 trong bài thơ “Tây Tiến” tuy mới chỉ là khúc dạo đầu của một bản tình ca về nỗi nhớ, nhưng cũng đã kịp ghi lại những vẻ đẹp rất riêng của thiên niên núi Tây Bắc trên nền của bức tranh thiên nhiên dữ dội ấy, hình ảnh những người lính Tây Tiến hiện lên thật đẹp. Đoạn thơ mở đầu thể hiện sự gắn bó của nhà thơ với thiên nhiên con người nơi đây, đó là biểu hiện của một tấm lòng gắn bó với quê hương, với đất nước. Đồng thời đây cũng là tấm lòng trĩu nặng yêu thương với những người đồng đội, đồng chí của mình.

Số 10: Kết bài bài thơ Tây Tiến

Quang Dũng đã rất thành công trong việc tái hiện lại vẻ đẹp thiên nhiên và con người nơi núi rừng Tây Bắc, đồng thời khắc họa lên hình tượng người lính Tây Tiến với vẻ oai hùng, lẫm liệt cùng vẻ đẹp trẻ trung, tâm hồn lạc quan lãng mạn. Bài thơ “Tây Tiến” khép lại nhưng vẫn vọng lại âm hưởng hào hùng, bi tráng như một khúc tráng ca vang vọng về một thời đạn bom đã đi qua nhưng vẫn luôn sống mãi trong trái tim của hàng triệu con người Việt Nam.

Số 11: Kết bài hay Tây Tiến

Nỗi nhớ Tây Tiến cùng hình ảnh người chiến sĩ mang vẻ đẹp vừa bi tráng, vừa lãng mạn, hào hoa đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Nhiều năm tháng qua đi nhưng câu chuyện vẫn giữ nguyên vẹn giá trị của nó và góp phần không nhỏ vào việc làm phong phú cho nền văn học Việt Nam.

Số 12: Kết bài cho bài Tây Tiến

Có những bài thơ một thời nhưng cũng có một số bài thơ mãi mãi. Thơ hay không có tuổi cũng như mùa xuân không ngày tháng. Tây Tiến là một trong những bài thơ hay nhất viết về người chiến sĩ cầm súng bảo vệ Tổ quốc, tiêu biểu cho thơ ca Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp. Với bút pháp lãng mạn, với cốt cách tài hoa, phong độ hào hùng của nhà thơ – chiến sĩ, Quang Dũng đã chạm khắc vào thời gian, vào thơ ca và lòng người hình ảnh người chiến sĩ vô danh Thăng Long – Hà Nội, của dân tộc Việt Nam anh hùng. Trước linh hồn người liệt sĩ, ta thắp lên nén tâm hương, nghiêng mình với tình cảm biết ơn và kính phục nhà thơ cùng những chiến sĩ vinh quang trong đoàn binh Tây Tiến.

Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Số 13: Kết bài Tây Tiến

Đọc “ Tây Tiến”, cái ta cảm nhận được không phải chỉ là vẻ đẹp hào hùng, hào hoa, sự bi tráng của người lính mà còn là vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng của thiên nhiên. Tất cả hiện lên thật rõ nét trong nỗi nhớ của nhân vật trữ tình. Có thể nói, Quang Dũng đã xây dựng thành công bức tượng đài bất hủ về người lính trong kháng chiến chống Pháp. Khói lửa chiến tranh đã qua đi, lịch sử dân tộc cũng đã bước sang trang mới, nhiều người thuộc đoàn quân Tây Tiến năm xưa giờ đây đã trở thành thiên cổ. Thế nhưng, đúng như những gì mà Gian Nam từng viết:

“ Tây Tiến biên cương mờ khói lửa

Quân đi lớp lớp động cây rừng

Và bài thơ ấy, con người ấy

Vẫn sống muôn đời với núi sông”.

Số 14: Kết bài Tây Tiến hay nhất

Bằng bút pháp nghệ thuật tả thực cùng cảm hứng lãng mạn, Quang Dũng đã tạo ra một thi phẩm tuyệt vời. Chân dung người lính Tây Tiến đã được khắc họa rất rõ qua lời thơ và nỗi nhớ của tác giả dành cho tiểu đội của mình. Quả thực, “Tây Tiến” xứng đáng là bản anh hùng ca của chùm thơ cách mạng Việt Nam thời bấy giờ.

Số 15: Kết bài bài Tây Tiến

Bài thơ Tây Tiến đã rất thành công khi tái hiện vẻ đẹp thiên nhiên, con người nơi núi rừng Tây Bắc. Đồng thời khắc họa vẻ đẹp trẻ trung, lạc quan, tâm hồn lãng mạn cùng bức tượng đài bi tráng về người lính nơi đây.  Tây Tiến khép lại trong âm hưởng hào hùng, bi tráng như một khúc tráng ca về một thời đạn bom đã đi qua nhưng còn sống mãi trong triệu triệu trái tim người Việt.

Số 16: Kết bài bài thơ Tây Tiến

Bài thơ là một dòng chảy dài da diết cháy bỏng của Quang Dũng nhớ về đồng đội thân yêu. Với âm hưởng thơ hòa quyện giữa hiện thực và lãng mạn với hình ảnh thơ phong phú sinh động, Quang Dũng đã không chỉ vẽ nên một bức tranh thiên nhiên Tây Bắc vừa hoang sơ, hiểm trở lại vừa thơ mộng trữ tình mà ông còn chạm khắc vào lịch sử bức tượng đài tập thể những người lính Tây Tiến với vẻ đẹp hào hoa, bi tráng. Chính vì vậy mà bài thơ mãi mãi là một hoài niệm không thể quên trong lòng người đọc bây giờ và mãi mãi về sau.

Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Số 17: Kết bài hay Tây Tiến

Bằng cảm hứng lãng mạn, bi hùng qua mạch cảm xúc chủ đạo là nỗi nhớ, bài thơ “Tây Tiến” đã khắc họa thành công hình tượng nhân vật trữ tình đầy cảm xúc với nỗi nhớ khi đong đầy trong nỗi niềm da diết, khi luyến tiếc trong sự bâng khuâng. Đồng thời, thông qua dòng hồi tưởng đầy xúc động trong nỗi nhớ về binh đoàn Tây Tiến, bài thơ đã đã thể hiện tình yêu sâu sắc, mãnh liệt và sự gắn bó máu thịt của nhà thơ Quang Dũng đối với binh đoàn Tây Tiến cũng như mảnh đất, thiên nhiên và con người núi rừng Tây Bắc, giống như nhà thơ Chế Lan Viên từng viết:

“Khi ta ở, chi là nơi đất ở

Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn!”

(Trích “Tiếng hát con tàu” – Chế Lan Viên)

Số 18: Kết bài cho bài Tây Tiến

Cuộc kháng chiến chống Pháp đi qua để lại những dâu ấn không thể phai mờ trong tâm hồn dân tộc. Đó là điểm hội tụ của muôn triệu tấm lòng yêu nước môi trường thử thách tinh thần chiến đấu ngoan cường, bất khuất của nhân dân ta. Cuộc kháng chiến còn làm nảy sinh biết bao hình ảnh đẹp mà đẹp nhất là hình ảnh người lính. Bên cạnh những bài thơ nổi tiếng một thời như Đồng chí của Chính Hữu, Nhớ của Hồng Nguyên, Tây Tiến của Quang Dũng là một thi phẩm đặc sắc Đoàn quân Tây Tiến quy tụ một lực lượng đông đảo đủ mọi tầng lớp thanh niên từ khắp phố phường Hà Nội.

Số 19: Kết bài Tây Tiến

“ Thơ là thơ, đồng thời là hoạ, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng”. Quả đúng như vậy bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng là một bài thơ hay được viết nên bởi tâm hồn tài hoa, lãng mạn của người lính trí thức tiểu tư sản. Bài thơ như một bức tượng đài bất tử đã tạc vào nền văn học Việt Nam hình ảnh người lính trí thức yêu nước vô danh. Bài thơ hội tụ mọi vẻ đẹp và bản sắc của thơ ca kháng chiến ca ngợi chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.

Số 20: Kết bài Tây Tiến hay nhất

Tây Tiến là một trong những bài thơ đặc sắc của Quang Dũng nói riêng và thơ ca kháng chiến chống Pháp nói chung. Bài thơ là nỗi hoài niệm bâng khuâng về con đường hành quân giữa thiên nhiên núi rừng hùng vĩ, thơ mộng. Trên chặng đường quân hành đó, nổi bật lên là hình tượng người lính với tinh thần chiến đấu quả cảm và tâm hồn lãng mạn hào hoa dù phải sống giữa bao gian khổ và thiếu thốn. Xin được mượn mấy lời thơ của Giang Nam thay cho lời kết:

“Tây Tiến biên cương mờ lửa khói

Quân đi lớp lớp động cây rừng

Và bài thơ ấy, con người ấy

Vẫn sống muôn đời với núi sông”

Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Số 21: Kết bài bài Tây Tiến

Chiến tranh đã lùi xa nhưng âm vang vọng của nó thì còn mãi. “Tây Tiến” chính là một trong những bài ca không thể nào quên của những năm tháng trường kì chống Pháp. Bằng bút pháp hiện thực kết hợp với lãng mạn, Quang Dũng đã khắc họa nên bức chân dung người lính cụ Hồ với những vất vả, gian truân nhưng cũng đầy hào hoa lãng mạn, dựng nên bức tượng đài kì vĩ về người anh hùng bất khuất trong chiến đấu. Với tất cả tính thần ấy, “Tây Tiến” đã trở thành một dấu ấn thiêng liêng với nhà thơ Quang Dũng và với tất cả chúng ta.

Số 22: Kết bài bài thơ Tây Tiến

Lấy cảm hứng từ cuộc sống chân thực mà chính bản thân tác giả trải qua,những chàng trai, những học sinh, sinh viên thành thị khoác áo lính. Thêm một lần nữa Quang Dũng đã đưa chúng ta về với tây Tiến với những kí ức vừa lãng mạn vừa bi tráng. Dưới ngòi bút hào hoa của Quang Dũng những hình ảnh về những người lính Tây Tiến vừa hồn hậu,giản dị lại hết sức khí phách.Qua đây ta cũng thấy được những vẻ đẹp bi tráng của những chiến binh tây tiến, cảm nhận được như thế chúng ta càng thêm yêu hơn những con người vì quê hương đất nước.

Số 23: Kết bài hay Tây Tiến

Bài thơ “Tây Tiến” đã kết tinh những giá trị nghệ thuật và nội dung đặc sắc của thơ Quang Dũng. Thông qua ngôn từ biểu cảm và gợi hình, vừa mang màu sắc cổ điển vừa thấm đẫm giá trị hiện thực cùng nghệ thuật phối thanh độc đáo kết hợp hình ảnh thơ mới lạ, độc đáo, bài thơ đã tái hiện thành công dòng suy tưởng và hồi ức ngập tràn nỗi nhớ, kỉ niệm của nhà thơ về hành trình chiến đấu gian khổ nhưng ngập tràn tinh thần lạc quan cách mạng của binh đoàn Tây Tiến giữa muôn vàn khó khăn của cuộc chiến. Dưới ngòi bút tài hoa và giàu chất lãng mạn của Quang Dũng, chúng ta có thể thấy được niềm kiêu hãnh, bất chấp mọi gian khổ, hi sinh “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” của những người lính trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Số 24: Kết bài cho bài Tây Tiến

Cái tinh thần “một đi không trở lại” (nhất khứ bất phục hoàn) thấm nhuần trong tư tưởng và tình cảm của cả đoàn quân Tây Tiến. Tâm hồn, tình cảm của những người lính Tây Tiến vẫn gắn bó máu thịt vời những ngày, những nơi mà Tây Tiến đã đi qua. “Tây Tiến mùa xuân ấy” đã thành thời điểm một đi không trở lại. Lịch sử dân tộc sẽ không bao giờ lặp lại cái thời mơ mộng, lãng mạn, hào hùng đến nhường ấy trong một hoàn cảnh khó khăn, gian khổ, khốc liệt đến như vậy.

Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Số 25: Kết bài Tây Tiến

Ngày nay, khi nhìn về thời “Tây Tiến”, quả có lúc ta thấy còn nhiều thô sơ ấu trĩ trong đời sống: nhưng không vì thế mà ta không nhận thấy cái vẻ đẹp lí tưởng, cái tâm hồn lãng mạn của con người – hiện lên thật lộng lẫy. Với cái lộng lẫy ấy, cái chất lãng mạn tràn đầy ấy, thơ ca cất cánh và sống mãi đến hôm nay. Tây Tiến chính là một trường hợp như thế.

Số 26: Kết bài Tây Tiến hay nhất

Như vậy, với sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp lãng mạn và hiện thực, Quang Dũng đã phác họa thành công bức tranh về vẻ đẹp thiên nhiên và con người nơi núi rừng Tây Bắc. Thiên nhiên núi rừng Tây Bắc vừa hoang sơ, hùng vĩ lại vừa thơ mộng, trữ tình, còn con người nơi đây vừa mộc mạc, duyên dáng lại vừa tràn đầy sức sống. Sự độc đáo trong việc phác họa hình tượng người lính của Quang Dũng đã tạo lên một nét đẹp riêng, vô cùng ấn tượng cho bài thơ Tây Tiến trong muôn ngàn các tác phẩm khác viết về đề tài người lính, chiến tranh.

Số 27: Kết bài bài Tây Tiến

Với nỗi nhớ Tây Tiến da diết cùng với tài năng sáng tác nghệ thuật vượt bậc của mình, nhà thơ Quang Dũng đã mang đến cho bạn đọc hình ảnh người chiến sĩ của binh đoàn Tây Tiến vừa dũng cảm, bi tráng lại vừa hào hoa, lãng mạn. Tác phẩm không chỉ đưa tên tuổi nhà thơ Quang Dũng tiến xa hơn trong giới nghệ thuật mà còn góp phần không nhỏ vào việc làm đa dạng, phong phú nền văn học nước nhà.

Số 28: Kết bài bài thơ Tây Tiến

“Tây Tiến” của Quang Dũng là một đỉnh cao của thơ ca viết về người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng Tám – 1945. Qua nỗi nhớ thương đồng đội, nhà thơ đã dựng lên bức tượng đài sừng sững mà bi tráng, rất đẹp và sinh động để ca ngợi người lính Tây Tiến oai hùng. Bài thơ kết tụ tài hoa nghệ sĩ của Quang Dũng, với ngôn từ đặc sắc, hình ảnh độc đáo, gợi cảm và giàu âm điệu – mà nói như thi sĩ Xuân Diệu: “Nghe như ngậm nhạc trong miệng”.

Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Số 29: Kết bài hay Tây Tiến

Phận tích Tây Tiến của Quang Dũng, chúng ta có thể hình dung ra hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ mà tráng lệ đồng thời cũng xây dựng một bức tượng đài người lính hùng dũng đáng ngợi ca, khâm phục. Bằng ngòi bút sắc sảo, giọng thơ sâu lắng nhiều tình cảm, “Tây Tiến” như một ngọn gió mới thổi vào thơ ca Việt Nam một luồng gió mới – một miền kí ức hào hùng sâu sắc.

Số 30: Kết bài cho bài Tây Tiến

Bài thơ khép lại nhưng âm điệu vẫn mãi vang vọng trong tâm hồn ta. Nhịp điệu trùng điệp, nét lãng mạn hào hùng của bài thơ để lại dấu ấn trong ta. Có những tác phẩm đã gặp nhiều mà ta lại quên đi nhưng có những tác phẩm chỉ bắt gặp một lần lại sống mãi. Ấy là Tây Tiến! Hình ảnh người lính Tây Tiến lung linh ngời sáng với cả hào khí dân tộc!

Số 31: Kết bài Tây Tiến

Bài thơ Tây Tiến đã khép lại nhưng âm điệu vẫn mãi vang vọng trong tâm hồn ta. Bài thơ rất hay và ý nghĩa. Nó cho ta hiểu thêm rất nhiều được những sự vất vả, những gian khổ, khó khăn của ông cha mới dành cuộc sống độc lập như bây giờ. Là tấm gương cho lớp trẻ chúng ta ngày nay và là động lực để tiếp tục phấn đấu học tập, cống hiến và bảo vệ tổ quốc mai sau.

Số 32: Kết bài Tây Tiến hay nhất

Như vậy nhà thơ nhớ đến đơn vị cũ của mình mà thể hiện nó thành những câu thơ giàu cảm xúc. Không những thế trong những câu thơ ấy còn giàu chất họa chất nhạc khiến cho Tây Bắc hiện lên với nhưng vẻ đẹp và những gian nan hiểm nguy. Đồng thời thể hiện sự hào hùng của một thời bom đạn với đoàn binh tây Tiên ấy. Họ tuy không còn nữa nhưng bức tượng đài mà họ xây lên chắc chắn còn mãi trong những trái tim Việt Nam.

Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Số 33: Kết bài bài Tây Tiến

Như vậy, thông qua cảm hứng lãng mạn và tính chất bi tráng, chân dung người lính Tây Tiến đã được khắc họa thành công qua những vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn, bi hùng và trở thành bức tượng đài bất tử theo thời gian và trường tồn cùng lịch sử dân tộc trong những năm tháng kháng chiến gian khổ nhưng vẻ vang của đất nước. Đó cũng chính là vẻ đẹp tinh thần kiên cường, bất khuất của những người lính trong công cuộc đánh đuổi ngoại xâm, bảo vệ dân tộc. Tác phẩm còn thể hiện tài năng của nhà thơ trong việc sử dụng ngôn từ, hình ảnh, tạo nên những vần thơ đậm chất hội họa và âm nhạc, đồng thời thể hiện “đời thơ hào hoa và bình dị” của tác giả Quang Dũng.

Số 34: Kết bài bài thơ Tây Tiến

“Tây Tiến” là bài thơ của người lính nói về người lính – anh Vệ quốc quân thời 9 năm kháng chiến chống Pháp. Quang Dũng vừa cầm súng đánh giặc vừa làm thơ nên thơ ông rất chân thực và hào sảng, dư ba. Bài thơ được Quang Dũng viết vào năm 1948, khi cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc bước sang năm thứ ba, chặng đường kháng chiến còn đầy thử thách gian lao.

Số 35: Kết bài hay Tây Tiến

Tây Tiến là bài thơ xuất sắc của Quang Dũng nói riêng và của thơ ca kháng chiến chống Pháp nói chung. Với chất hiện thực bi tráng đan xen cảm hứng lãng mạn, nét đẹp hào hoa kết hợp với ngôn từ tinh tế, có nhạc, có họa, Quang Dũng đã khắc họa thành công bức tượng đài đoàn binh Tây Tiến bất tử với sự kiêu dũng, ngang tàng và hào hoa, hồn nhiên. Các chàng trai hội tụ đầy đủ phẩm chất đại diện cho một thế hệ yêu nước đã quên mình để bảo vệ nền độc lập cho dân tộc. Những người lính mang trong trái tim mình một dòng máu anh hùng, một ngọn lửa thiêng luôn luôn bùng cháy và một quyết tâm cao tận tời xanh. Họ sống hào hoa, chết hào hùng. Tình yêu thương, niềm trân trọng mà Quang Dũng dành cho thi phẩm của ông cùng những giá trị tinh hoa về một thời Tây Tiến không thế nào phai mờ trong lòng người dân Việt Nam chính là cây cầu nối tác giả, tác phẩm đến gân hơn trái tim độc giả. Thời gian càng lùi xa, Tây Tiến càng tỏa sáng lấp lánh như những viên kim cương dưới ánh nắng bình minh. Sức sống bất diệt ấy giúp chúng ta liên tưởng tới nhũng vần thơ lay động lòng người của tác giả Giang Nam:

“Tây Tiến biên cương mờ lửa khói

Quân đi lớp lớp động cây rừng

Và bài thơ ấy con người ấy

Vẫn sống muôn đời với non sông.”

Số 36: Kết bài cho bài Tây Tiến

Quang Dũng khẳng định lại một lần nữa cái ý chí bất khuất ra đi là không trở lại. Đó cũng là ý chí quyết tâm của cả một thế hệ, của một thời đại. Những gian khổ, hy sinh của cuộc kháng chiến là những kỉ niệm không thể quên. Sẽ không bao giờ còn có lại thời kỳ gian khổ đến mức ấy và cũng hào hùng đến mức ấy. Và cũng khó có thể có được bài thơ Tây Tiến thứ hai.

Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Số 37: Kết bài Tây Tiến

Thiên nhiên núi rừng Tây Bắc thơ mộng trữ tình là thế nhưng ẩn sau đó là vẻ hoang sơ với đầy những hiểm nguy đang rình rập. Trước cảnh hùng vĩ của non nước, hình tượng người lính Tây Tiến của Quang Dũng hiện lên như một tượng đài bất diệt, mang vẻ đẹp vừa hùng tráng vừa tài hoa lãng tử của những người con Hà thành. Bài thơ Tây Tiến đã tái hiện chân thực lại sự tàn khốc của chiến tranh, những gian lao vất vả mà người lính phải trải qua trên chặng đường kháng chiến. Thế nhưng chưa bao giờ họ lùi bước trước khó khăn thử thách, những người lính vĩ đại ấy vẫn sống lạc quan yêu đời và chiến đấu anh dũng kiên cường.

Số 38: Kết bài Tây Tiến hay nhất

Tây Tiến không chỉ mang dấu ấn là một bài thơ về người lính, nó còn là một câu chuyện của nỗi nhớ thương, sự tự hào và cả xót xa tiếc nuối mà Quang Dũng viết lên. Từng câu, từng chữ là những dấu ấn riêng để khi đến với nó rồi thì ai cũng sẽ không khỏi bồi hồi, nhớ thương khung cảnh thiên nhiên, câu chuyện về người lính Tây Tiến đầy bi hùng ấy. Những rung cảm trong “Tây Tiến” thật sự cuốn hút lòng người trong từng câu chữ, ý thơ. Vậy ta mới thấy “Thơ hay luôn có sức rung động mãnh liệt”.

Số 39: Kết bài bài Tây Tiến

“Thơ là đi từ chân trời của một người đến chân trời của nhiều người”, những gì xuất phát từ trái tim sẽ đi đến trái tim. Có lẽ vì thế mà đã hơn nửa thế khỉ trôi qua với bao thăng trầm lịch sử, con người thực dụng hơn và thờ ơ hơn với văn chương nhưng “ Tây Tiến” vẫn sẽ được đọc nhiều, thuộc nhiều, yêu nhiều. Đó là vinh dự của một nhà thơ khi thi phẩm của mình thực sự sống trong lòng bạn đọc. Những tình cảm, nỗi nhớ trong “Tây Tiến” mang sức rung cảm chân thật đến run rẩy từng làn da thớ thịt. Vậy là “Thơ hay luôn có sức rung động mãnh liệt” quả không sai!

Số 40: Kết bài bài thơ Tây Tiến

Ở người lính Tây Tiến, ta thấy toát lên một vẻ đẹp vừa hào hoa lại có chất bi tráng. Đối với chúng ta, đó là những người lính đáng ngưỡng mộ còn đối với Quang Dũng, đó lại là những người đồng chí, đồng đội vô cùng đáng mến mà nhà thơ suốt nhiều năm sau cũng không thể quên.

Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Tổng kết

Trên đây là tổng hợp đầy đủ Top 40 mẫu kết bài Tây Tiến chi tiết nhất. đến các bạn học sinh chuẩn bị cho các kì thi. Top 10 Tìm Kiếm hy vọng đã mang đến bài viết bổ ích, giúp cũng cố kiến thức cho các bạn học sinh lớp 12.

0/5 (0 Reviews)
Chúng tôi tạo ra Top10timkiem.vn nhằm mục đích cung cấp cho người đọc những thông tin, liệt kê một cách chi tiết nhất về mọi lĩnh vực trong cuộc sống.