Top 50 mẫu kết bài bài thơ Sóng Xuân Quỳnh chi tiết nhất

292
Top 50 mẫu kết bài Sóng Xuân Quỳnh chi tiết nhất
Top 50 mẫu kết bài Sóng Xuân Quỳnh chi tiết nhất

Nội dung bài viết

4.7/5 - (16 votes)

Tổng hợp các bài mẫu kết bài Sóng của Xuân Quỳnh một cách đầy đủ và chi tiết nhất sẽ giúp các bạn học sinh chuẩn bị kiến thức thật tốt cho mình trước các kì thi sắp tới. Hôm nay Top 10 Tìm Kiếm sẽ tổng hợp Top 50 mẫu kết bài bài Sóng Xuân Quỳnh chi tiết nhất.Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Xem thêm:

Top 50 mẫu kết bài Sóng Xuân Quỳnh chi tiết nhất

Số 1: Kết bài Sóng

Trong biển lớn tình yêu cuộc đời hôm nay đã có biết bao con sóng đã tới bờ và tìm về bờ. Tình yêu vẫn luôn luôn là đề tài hấp dẫn với mọi lứa tuổi để mọi người đi tìm lời giải đáp cho ẩn số tình yêu trong một hành trình tìm kiếm không mệt mỏi. Sóng của Xuân Quỳnh vẫn vỗ những nhịp yêu thương, giúp những người đang yêu thêm tự tin vào chính mình, bởi thế giới của anh và em cũng là thế giới của những con người biết tìm ra ý nghĩa của sự sống thiêng liêng. Sống là được yêu, yêu là sống hết mình với cuộc đời. Đó là ý nghĩa của bài thơ Sóng.

Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Xem thêm:

Số 2: Kết bài hay cho bài thơ Sóng

Qua những gì đã phân tích, chúng ta có thể thấy được khát vọng tình yêu mãnh liệt và khao khát vươn tới sự vĩnh hằng, bất biến nhưng vẫn chứa đựng dự cảm của sự lo âu qua nhãn quan của một người phụ nữ đa sầu, đa cảm. Tất cả đã được tái hiện thành công thông qua việc sử dụng thể thơ năm chữ, nhịp điệu linh hoạt. Tình yêu đã được khám phá, nhìn nhận thông qua hình tượng “sóng” trong sự quyện hòa, sóng đôi với hình tượng nhân vật trữ tình “em”. Qua đó, chúng ta có thể thấy được cái “tôi” tràn đầy cảm xúc khao khát hướng đến một tình yêu tuyệt đối, thể hiện một trái tim đang yêu đằm thắm, chân thành giống như những vần thơ trong bài thơ “Tự hát”:

“Em trở về đúng nghĩa trái tim em

Là máu thịt đời thường ai chẳng có

Cũng ngừng đập khi cuộc đời không còn nữa

Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi…”

Số 3: Kết bài Sóng Xuân Quỳnh

Như vậy, qua cấu trúc song hành giữa hai hình tượng “sóng” và “em”, bài thơ đã khắc họa thành công tâm trạng của người phụ nữ đang đắm chìm trong một tình yêu đằm thắm, tha thiết cùng khát vọng về sự thủy chung. Đồng thời, sắc điệu trữ tình của bài thơ đã góp phần thể hiện vẻ đẹp của tâm hồn người phụ nữ đang yêu. Đặc biệt, ra đời trong bối cảnh tàn khốc của cuộc kháng chiến chống Mỹ, thi phẩm đã tô đậm hơn nữa khát vọng tình yêu mãnh liệt của nhà thơ. Qua đó, chúng ta có thể khẳng định: “Sóng không chỉ là “Hoa dọc chiến hào” mà còn là bài thơ đi cùng năm tháng”.

Số 4: Kết bài Sóng hay nhất

Sóng là câu chuyện tình yêu đẹp và nhân văn của một hồn thơ nữ tính luôn giàu những khát vọng hạnh phúc bình dị đời thường. Sóng đã đi vào lòng người và mãi mãi khắc ghi  một bài ca không quên về một câu chuyện tình yêu đầy lãng mạn. Gấp trang sách lại rồi mà dường như trong ta vẫn còn ngân nga một giai điệu của sóng và của em:

Em trở về đúng nghĩa trái tim em

Là máu thịt đời thường ai chẳng có

Dẫu ngừng đập khi cuộc đời không còn nữa

Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi

Số 5: Kết bài Sóng nâng cao

Tác giả Xuân Quỳnh đã thổi và tâm hồn người đọc những cảm xúc thật giản dị, nhưng cũng vô cùng mãnh liệt về tình yêu của mình. Bài thơ Sóng đã trở thành một tuyệt phẩm vô cùng hay của tác giả về đề tài tình yêu. Nó trở thành dấu ấn riêng khó phai khi nhớ về thơ của Xuân Quỳnh.

Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Xem thêm:

Số 6: Sóng kết bài

Thi phẩm “Sóng” khép lại, vậy mà dư âm trong những vẫn thơ còn vang trong mãi trong trái tim bạn đọc. Đó là những cảm xúc trong trái tim của người con gái khi yêu, khao khát yêu và muốn vĩnh viễn hóa tình yêu của mình. Năm tháng trôi đi, chỉ còn tình yêu ở lại. Những thanh âm cảm xúc mà sóng để lại trong lòng bạn đọc đem tới một sức cuốn hút vô cùng mạnh mẽ. Thế hệ bây giờ trân trọng tình yêu mà Xuân Quỳnh gửi gắm, yêu thêm những giá trị cuộc đời và trân quý những người bên cạnh mình. “Sóng” của nữ sĩ “sinh ra để yêu mà làm thơ” này vốn dĩ không ồn ào, mà trái lại cực kỳ êm dịu. Những năm tháng “bom rơi đạn nổ” ấy, bông hoa hái dọc chiến hào này mới thật đẹp, thật tinh tế làm sao!

Số 7: Kết bài cho bài thơ Sóng

Sức sống mãnh liệt của một tác phẩm văn học không chỉ nằm ở hơi thở thời đại mà còn ở tấm lòng và tài năng của người nghệ sĩ. “Sóng” của Xuân Quỳnh là một bài thơ như thế. Bài thơ không chỉ mượn hình tượng sóng để bày tỏ một khát vọng yêu chân thành táo bạo của nhân vật trữ tình mà còn thể hiện khát khao được vĩnh viễn hóa tình yêu, được bất tử trong tình yêu, vượt thoát cảm giác cô đơn nhỏ bé của một cái tôi nhiều lo âu dự cảm.

Số 8: Kết bài bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Như vậy, bài thơ “Sóng” là một sáng tác rất đặc sắc và  độc đáo  đã viết về đề tài tình yêu, đồng thời cũng  là thi phẩm tiêu biểu cho phong cách thơ của nữ sĩ Xuân Quỳnh. Thông qua việc sử dụng thể thơ năm chữ cùng  với cách ngắt nhịp rất  linh hoạt  đã tạo nên  được nhịp điệu rất  độc đáo cùng với việc đã  sử dụng hình tượng “sóng”, nhà thơ đã bộc lộ chân thành khát vọng tình yêu rất là mãnh liệt và sôi nổi của trái tim người phụ nữ. Qua đó, chúng ta có thể khẳng định được  “Xuân Quỳnh là  một nhà thơ của khát vọng hạnh phúc đời thường” với một tình yêu  rất nồng nhiệt, vừa táo bạo say đắm lại vừa thiết tha dịu dàng, đồng thời cũng cho ta  thấy được khát vọng  để vươn tới một tình yêu đích thực và vượt qua mọi sự hữu hạn của kiếp người luôn thường trực trong trái tim của người phụ nữ.

Số 9: Kết bài gián tiếp Sóng

Như vậy, bài thơ “Sóng” là một tác phẩm đặc sắc, vô cùng độc đáo của  thơ ca viết về đề tài tình yêu, đồng thời là thi phẩm thể hiện rõ nét phong cách thơ của Xuân Quỳnh. Với việc sử dụng thành thạo thể thơ năm chữ , cách ngắt nhịp linh hoạt, uyển chuyển tạo nên nhịp thơ trầm bổng độc đáo cùng việc sử dụng hình tượng “sóng”, bài thơ đã thể hiện khát vọng tình yêu mãnh liệt, sôi nổi, nồng nhiệt của trái tim người phụ nữ. Qua đó, chúng ta có thể khẳng định rằng Xuân Quỳnh quả là nhà thơ của niềm khát vọng hạnh phúc đời thường giản dị với một tình yêu nồng nhiệt, mãnh liệt vừa táo bạo say đắm vừa thiết tha dịu dàng đằm thắm, đồng thời thấy được khát khao một tình yêu bất diệt, vĩnh cửu của người phụ nữ.

Số 10: Kết bài Sóng của Xuân Quỳnh

Bài thơ kết thúc rồi mà nhịp điệu êm ái, nhẹ nhàng của tình yêu vẫn còn lắng đọng đâu đây. Bài thơ thành công không chỉ trong việc miêu tả hình tượng “Sóng” mà còn bộc lộ một tình yêu thật sôi nổi, nổi khao khát tình yêu của một nhà thơ nữ. Đây chính là nét mới mẻ trong thơ ca hiện đại Việt Nam. Trong rất nhiều loài hoa thì bông hoa Xuân Quỳnh tỏa ra một hương thơm riêng, một cách cảm nhận riêng về sóng – biển trong tình yêu. Tình yêu như con sóng mênh mang, vô tận, song cái đích cuối cùng cũng là một tình yêu thứ nhất, vĩnh hằng mãi mãi.

Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Xem thêm:

Số 11: Kết bài Sóng

Tóm lại, bài thơ Sóng là bài thơ giàu giá trị nội dung và nghệ thuật. Thành công của bài thơ là nhờ vào thủ pháp nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ, so sánh, đối lập nhất là thể thơ ngũ ngôn giàu nhịp điệu. Nhịp điệu của sóng, nhịp điệu của tâm hồn. Tất cả đã làm hiện lên vẻ đẹp rất Xuân Quỳnh giàu trắc ẩn suy tư và khát vọng trong tình yêu. Đọc xong bài thơ “Sóng” ta càng ngưỡng mộ hơn những con người phụ nữ Việt Nam, những con người luôn thuỷ chung, luôn sống hết mình vì một tình yêu. Xuân Quỳnh xứng đáng là một nhà thơ nữ của tình yêu lứa đôi, chị đã làm phong phú hơn cho nền thơ ca nước nhà.

Số 12: Kết bài hay cho bài thơ Sóng

Đầy đủ sắc thái của tâm trạng người đang yêu nỗi khát khao, niềm đam mê bất tận, nỗi nhớ nhung cùng sự sôi nổi và suy tư lắng đọng rồi cả ước mơ, Xuân Quỳnh đã diễn tả thật tinh tế và tài hoa trong bài thơ “Sóng”. Sau này, ta sẽ bắt gặp một Xuân Quỳnh tha thiết, một Xuân Quỳnh nồng nàn, một Xuân Quỳnh nhân hậu trong nhiều bài thơ nữa. Nhưng rõ ràng, ở bài Sóng, Xuân Quỳnh đã bộc lộ khá đầy đủ phong cách thơ của mình. Giữa những năm chiến tranh đầy máu lửa, thơ tình Xuân Quỳnh làm người ta tin vào sự sống, tin vào con người hơn nữa. Thơ tình Xuân Quỳnh mang lại khoảng bình yên cho tâm hồn người đọc, mang lại tình yêu cho đôi lứa đang yêu.

Số 13: Kết bài Sóng Xuân Quỳnh

Tình yêu dù mãnh liệt, dữ dội đến mấy cũng không thể vượt qua qui luật khắc nghiệt của cuộc đời, cũng có lúc gặp phải trắc trở, chia ly, đó là lẽ tất nhiên. Nhưng không vì thế mà tình yêu mất đi vẻ đẹp vĩnh hằng, hay sớm bị lãng quên; mà qua năm tháng, càng nhiều thử thách tình yêu ấy càng lớn lên, thắm thiết, sâu sắc hơn. Dù có thể, tình yêu ấy, như những con sóng ngoài khơi xa không thể đến được bến bờ của hôn nhân, hạnh phúc nhưng đó cũng sẽ là một ký ức, kỷ niệm đẹp trong đời của mỗi con người, nếu chúng ta biết nâng niu, trân trọng, gìn giữ, như một món quà quí giá mà cuộc sống đã ban tặng cho ta!

Số 14: Kết bài Sóng hay nhất

Vẻ đẹp của một tác phẩm văn học đương nhiên nằm ở tài năng và tâm huyết của một nghệ sĩ để cho ra đời những dòng văn, vần thơ đi cùng năm tháng. Nhưng, hơn tất cả vẫn cần sự rung động của độc giả để hiểu hết những giá trị nhân văn cao đẹp mà tác giả gửi gắm vào những đứa con tinh thần của mình. Để sống cùng tác phẩm và cuộc đời của chủ thể trữ tình trong tác phẩm đó, để hiểu được một tâm hồn thơ nhiều lo âu dự cảm, một trái tim yêu táo bạo, chân thành mà Xuân Quỳnh gửi gắm trong bài thơ “Sóng”, người đọc phải nâng mình lên, trau dồi vốn tri thức, hiểu biết để hiểu hết những cái hay, cái đẹp của mỗi tác phẩm văn học mà các nhà thơ, nhà văn để lại.

Số 15: Kết bài Sóng nâng cao

Xuân Quỳnh đã thăng hoa tình yêu trong trái tim mình để thành một tác phẩm tuyệt tác. Nổi bật lên trong bài thơ tâm trạng khi đang yêu của nhân vật “em” với nhiều cung bậc cảm xúc. Bài thơ sẽ sống mãi trong lòng những ai đã, đang và sẽ đến với tình yêu.

Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Số 16: Sóng kết bài

Tóm lại, “Sóng” là tác phẩm tuyệt vời viết về tình yêu, một bài thơ trong sáng, ý nhị mà sâu sắc. Bài thơ như tiếng lòng của nữ sĩ về tình yêu và khao khát yêu thương. Như trong tác phẩm “Tự hát” Xuân Quỳnh từng viết:

“Em trở về đúng nghĩa trái tim em

Là máu thịt đời thường ai chẳng có

Trái tim vẫn ngừng đập khi không còn nữa

Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi”.

Số 17: Kết bài cho bài thơ Sóng

Trăn trở, băn khoăn liệu tình yêu ấy có vượt qua được bể lớn của cuộc đời, liệu có thoát khỏi quy luật cuộc sống, những đổi thay không ai nói trước được. Cuộc đời dài đấy, năm tháng dẫu đi qua, mây vẫn bay, biển vẫn rộng, sóng vẫn vỗ bờ nhưng rồi tất cả sẽ vào cõi xa xăm vô định. bể lớn cuộc đời, bể lớn tình yêu là vô hạn nhưng cuộc đời con người là hữu hạn, làm sao có thể vượt thoát ra khỏi giới hạn ấy? Xuân Quỳnh đã đặt nỗi trăn trở ấy trải dài theo những con sóng tình cảm lo âu, để rồi nó trở nên thôi thúc, bùng lên thành khát vọng được trở thành những con sóng mãi trường tồn, mãi dâng lên và tìm đến bờ:

“Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ”

Những con sóng dạt dào đã khép lại, nhưng những con sóng tình yêu trong lòng mãi dâng lên và cồn cào, khắc khoải trong biển khơi, trong lòng mỗi chúng ta – những người vừa chớm mười bảy….

Số 18: Kết bài bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Câu hỏi tu từ “Làm sao” mở đầu khổ thơ như một lời tự vấn. Làm thế nào để có thể sống trọn vẹn với tình yêu? Người phụ nữ khi yêu cũng vô cùng mãnh liệt, họ ước mong được sống trọn vẹn với từng khoảnh khắc trong tình yêu. Bài thơ “Sóng” là những trạng thái, cung bậc cảm xúc đầy sinh động của tâm hồn người con gái khi yêu. Xuân Quỳnh đã thành công khi sáng tác Sóng – một bài thơ giàu ý nghĩa.

Số 19: Kết bài gián tiếp Sóng

Như vậy, qua kết cấu song hành bằng việc sử dụng hai hình tượng “sóng” và “em” vừa quyện hòa, vừa tách biệt, tác giả Xuân Quỳnh đã diễn tả về một tình yêu vừa mang vẻ đẹp hiện đại mới mẻ, vừa đậm chất truyền thống qua lăng kính độc đáo của người phụ nữ say đắm trong tình yêu. Bằng thể thơ năm chữ cùng cách ngắt nhịp linh hoạt, nữ sĩ đã tạo nên một bài ca bất hủ về tình yêu gắn với niềm thương, nỗi nhớ và hạnh phúc bình dị đời thường.

Số 20: Kết bài Sóng của Xuân Quỳnh

Sóng là bài thơ tình tiêu biểu của Xuân Quỳnh. Đó là tiếng lòng vừa dữ dội vừa dịu êm, vừa thao thức không yên, vừa bồi hồi khát vọng. Nhà thơ đã khéo chọn sóng, một hình tượng giàu sức biểu cảm, để thể hiện tình yêu như là một giá trị văn hóa lớn của con người. Qua Sóng, người đọc càng thêm yêu quý trái tim nồng nàn, đôn hậu của người phụ nữ Việt Nam.

Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Số 21: Kết bài Sóng

Qua bài thơ “Sóng” Xuân Quỳnh đã thổi vào tâm hồn của người đọc những cảm xúc thật giản dị, đằm thắm nhưng cũng rất nồng nhiệt, mãnh liệt về tình yêu của mình. “Sóng” đã trở thành một thi phẩm vô cùng đặc sắc viết về đề tài tình yêu của nhà thơ. Nó trở thành một tác phẩm để đời, là dấu ấn riêng khó phai khi nhớ về thơ của Xuân Quỳnh.

Số 22: Kết bài hay cho bài thơ Sóng

Đến với những vần thơ thơm thảo của Xuân Quỳnh, ta càng thấy yêu những người phụ nữ Việt Nam, yêu những người phụ nữ sống và yêu hết mình, họ cũng giống như những con sóng, sẽ đi tìm tình yêu đích thực của mình dù có phải băng qua muôn trùng sóng bể. Hơn cả thế, ta càng khâm phục tấm lòng yêu son sắt thủy chung của họ, dẫu thế gian là sự hữu hạn của kiếp người, sự ngắn ngủi của cuộc đời, sự mong manh, khó bền của lòng người và những giá trị sự sống thì họ- những người phụ nữ ấy chỉ hướng về tình yêu duy nhất của đời mình. Qua đó, ta không thể không công nhận rằng Xuân Quỳnh xứng đáng là nhà thơ của tình yêu đôi lứa, nhà thơ làm phong phú thơ ca nước nhà.

Số 23: Kết bài Sóng Xuân Quỳnh

May mắn cho nền văn học Việt Nam hiện đại khi có được một nữ sĩ tài năng như Xuân Quỳnh. May mắn cho Xuân Quỳnh bởi chị sở hữu một trái tim khao khát yêu thương và một tâm hồn nhạy cảm tới vậy. May mắn cho chúng ta vì thế hệ của những năm tháng này vẫn được tiếp tục lắng nghe bản tình ca “Sóng” để rồi gật gù cái đầu nghĩ về những điều tưởng cũ và chưa bao giờ cũ về tình yêu. Xuân Quỳnh đã thật sự thành công rồi, thành công với những điều nhỏ nhặt, bình thường từ cuộc đời chị viết. Và chị cũng thành công, khi có đôi lần cất lên vài dòng tâm sự khiến người ta nao lòng:

“Nếu ngày mai em không làm thơ nữa

Cuộc sống trở về bình yên

Ngày nối nhau trên đường phố êm đềm

Không nỗi khổ không niềm vui kinh ngạc”

Số 24: Kết bài Sóng hay nhất

Đầy đủ sắc thái tâm trạng của người đang yêu: nỗi khát khao niềm đam mê bất tận nỗi nhớ nhung cùng sự sôi nỗi và suy tư lắng đọngrồi cả ước mơ, Xuân Quỳnh đã diễn tả thật tinh tế và tài hoa trong bài thơ Sóng. Sau này, ta sẽ còn bắt gặt một Xuân Quỳnh tha thiết, một Xuân Quỳnh nồng nàn, một Xuân Quỳnh nhân hậu trong nhiều bài thơ tình nữa, nhưng rõ ràng, ở bài Sóng, Xuân Quỳnh đã bộc lộ khá đầy đủ phong cách thơ của mình. Giữa những năm chiến tranh đầy máu lữa, thơ tình Xuân Quỳnh đã làm người ta tin vào sự sống, tin vào con người hơn nữa. Thơ tình Xuân Quỳnh mang lại khoảng bình yên cho tâm hồn người đọc, mang lại tình yêu cho đôi lứa đang yêu

Số 25: Kết bài Sóng nâng cao

Như vậy, bài thơ “Sóng” là một sáng tác đặc sắc, độc đáo viết về đề tài tình yêu, đồng thời là thi phẩm tiêu biểu cho phong cách thơ của nữ sĩ Xuân Quỳnh. Thông qua việc sử dụng thể thơ năm chữ cùng cách ngắt nhịp linh hoạt tạo nên nhịp điệu độc đáo cùng việc sử dụng hình tượng “sóng”, nhà thơ đã bộc lộ chân thành khát vọng tình yêu mãnh liệt, sôi nổi của trái tim người phụ nữ. Qua đó, chúng ta có thể khẳng định “Xuân Quỳnh là nhà thơ của khát vọng hạnh phúc đời thường” với một tình yêu nồng nhiệt, vừa táo bạo say đắm vừa thiết tha dịu dàng, đồng thời thấy được khát vọng vươn tới một tình yêu đích thực và vượt qua mọi sự hữu hạn của kiếp người luôn thường trực trong trái tim người phụ nữ.

Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Số 26: Sóng kết bài

Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh có một cách thể hiện riêng về khát vọng tình yêu. Bao trùm lên là sự chân thực trong tình cảm, dường như chỉ nói những điều mà nhà thơ đã thể nghiệm sâu sắc. Cách nói ở đây táo bạo, nhiều khi quyết liệt chứ không dè dặt, sẽ sàng. Hình tượng “sóng” được xây dựng sinh động, hàm chứa nhiều ý nghĩa phong phú, tuy nhiên nó thường bị giải thích bằng những lời thổ lộ tình cảm trực tiếp của nhân vật trữ tình. Với một vẻ đẹp khá độc đáo, khá riêng đó, bài thơ đã giành được cảm tình tốt đẹp của rất nhiều người đọc trong những năm qua. Như mong ước của Xuân Quỳnh, “giữa biển lớn tình yêu”, con sóng thơ được chị hóa thân vẫn còn dào dạt vỗ.

Số 27: Kết bài cho bài thơ Sóng

Bằng việc sử dụng hình tượng sóng, các trạng thái, cung bậc của tình yêu đã được khám phá ở nhiều cung bậc. Âm điệu của những con sóng ngoài biển khơi lúc dịu êm, khoan thai lúc vội vã, hối hả đã tạo nên âm điệu đặc sắc của bài thơ “Sóng”. Cái “tôi” trữ tình của Xuân Quỳnh đã được khắc họa thông qua kết cấu song hành “‘sóng” và “em” soi chiếu, sóng đôi, song hành lúc phân tách, lúc quyện hòa. Tất cả đã góp phần thể hiện khát vọng tình yêu sôi nổi, chân thành, mãnh liệt, thủy chung của người phụ nữ. Qua đó, chúng ta có thể thấy được tâm hồn, trái tim nhạy cảm của nữ sĩ về tình yêu trước những bão giông, thử thách của cuộc đời, giống như nhà thơ từng khẳng định trong bài thơ “Tự hát”:

“Em lo âu trước xa tắp đường mình

Trái tim đập những điều không thể nói

Trái tim đập cồn cào cơn đói

Ngọn lửa nào le lói giữa cô đơn”.

Số 28: Kết bài bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Trôi chảy theo mạch xúc cảm, bốn khổ thơ đầu đã vẽ nên nét đẹp rất Á Đông của người phụ nữ trong tình yêu. Đó là khát khao được dâng hiến, đắm chìm trong tình yêu dạt dào, nồng nàn và vĩnh cửu. Bài thơ còn toát lên nét đẹp hiện đại, rất riêng tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh thời kì đầu. Sau này dù cho nhiều đắng cay nhưng khát khao đó vẫn cháy bỏng trong trái tim nhiệt thành của nhà thơ.

Số 29: Kết bài gián tiếp Sóng

Nhận định về bài thơ “Sóng”, GS Trần Đình Sử có viết: “Sóng là một bài thơ về tình yêu. Có hàng trăm dáng vẻ của thơ tình yêu. Thơ tỏ tình, thơ mong nhớ, thơ hoài niệm, thơ đau khổ vì thất tình… Sóng là bài thơ giãi bày và chiêm nghiệm…” Quả thực là như vậy. Từ cách sử dụng cấu tứ bài thơ, cách gieo vần nhịp, sử dụng hình ảnh và đôi khi còn bất tuân theo cả những quy luật của nghề thơ, Xuân Quỳnh đã đưa người đọc từ cung bậc này tới cung bậc khác trong tình yêu, để người đọc thêm một lần chìm đắm và suy ngẫm về tình yêu của chính mình. “Sóng” đã tự nhiên, trở thành tiếng hát, tiếng lòng của biết bao nhiêu người trẻ khát sống, khát yêu, hệt như Xuân Quỳnh.

Số 30: Kết bài Sóng của Xuân Quỳnh

Tóm lại, “Sóng” là một bài thơ giàu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật. Nghệ thuật của bài thơ nằm ở những phép ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, điệp từ, điệp cấu trúc và những câu hỏi tu từ nhằm nhấn mạnh sự trăn trở, khắc khoải, khát khao được bất tử trong tình yêu. Tất cả các thủ pháp đó được Xuân Quỳnh sử dụng nhuần nhuyễn nhằm tạo ra một tác phẩm văn học sống mãi với thời gian, đi cùng bao thế hệ.

Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Số 31: Kết bài Sóng

Qua những phân tích trên ta thấy bài thơ Sóng chứa đựng giá trị nội dung và nghệ thuật sâu sắc. Thủ pháp nghệ thuật đa dạng, phong phú: nhân hóa, ẩn dụ, so sánh, đối lập cùng với việc sử dụng thành thạo thể thơ ngũ ngôn giàu nhịp điệu đã tạo lên thành công to lớn của bài thơ. Tất cả hiện lên với vẻ đẹp rất Xuân Quỳnh giàu suy tư trắc ẩn và  khát vọng mãnh liệt trong tình yêu. Qua bài thơ “Sóng” ta càng thấy ngưỡng mộ lòng thủy chung son sắt, luôn hết mình vì một tình yêu của người phụ nữ Việt Nam. Xuân Quỳnh xứng đáng với danh hiệu “Bà hoàng thơ tình”, với những tác phẩm thơ tình chị đã làm phong phú hơn cho nền thơ ca nước nhà.

Số 32: Kết bài hay cho bài thơ Sóng

Xuân Quỳnh đã tìm được một cách nói riêng để bộc lộ tình yêu, những dung động của lòng mình với một giọng thơ kể lể, tâm tình vừa êm ái, nhẹ nhàng vừa thiết tha. Âm hưởng, nhịp điệu bài thơ ngân nga do sự phối âm, phối vần tài tình như những con sóng cứ nối nhau không dứt. Sự hiệp vần – cước vận và yêu vận xen kẽ nhau – tạo ra bài thơ giàu nhạc tình. (vần xen kẽ giữa các câu: lẽ – bể – thế – trẻ…, vần liền nhau: trẻ – bể, phương – dương, bờ – trở). Sự hiệp vần và phối thanh nhịp nhàng, hài hòa này nhằm diễn tả những cơn sóng của thiên nhiên và lòng người cứ trải dài triền miên, vô tận. Bài thơ vì thế có cả âm vang của sóng, gió thiên nhiên và sóng của tâm hồn. Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh là một bài thơ hay, mãi mãi còn âm vang trong lòng người đọc.

Số 33: Kết bài Sóng Xuân Quỳnh

Bài thơ sử dụng thể thơ năm chữ, nhịp điệu nhanh cùng với hình ảnh ẩn dụ bày tỏ khát vọng của người phụ nữ, muốn được sống mãi với tình yêu, sống hết mình cho một tình yêu vĩnh cửu. Bài thơ đem đến hàng loạt triết lý sâu sắc về tình yêu. Tình yêu là nguồn cảm xúc bất tận, vĩnh cửu luôn chảy trôi trong tâm hồn của mỗi người như nét đẹp của tâm hồn người con gái trong bài thơ Sóng.

Số 34: Kết bài Sóng hay nhất

Kết thúc bài thơ Sóng, ta có thể hiểu được những tâm trạng của người con gái khi yêu cùng với khao khát mãnh liệt của nữ thi sĩ trong tình yêu. Xuân Quỳnh qua bài thơ Sóng như mở ra cho ta một khía cạnh mới khi tiếp cận tình yêu thông qua một hình ảnh thiên nhiên thật giản dị “sóng”. Hình tượng này có lẽ sẽ mãi là một hình tượng đẹp trong nền văn học Việt Nam khi nói lên đầy đủ các tầng ý nghĩa trong tình yêu của cuộc đời.

Số 35: Kết bài Sóng nâng cao

Đoạn thơ thể hiện những tâm tình xao xuyến, trăn trở đi kèm với những nồng nhiệt say mê của người con gái trong tình yêu. Qua đó cũng thể hiện nỗi khát vọng tình yêu, khát khao được yêu thương được nếm trải những cung bậc tình yêu trong cuộc sống của nhà thơ.

Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Số 36: Sóng kết bài

Sóng là bài thơ tiêu biểu của Xuân Quỳnh và của thơ ca Việt Nam hiện đại viết về đề tài tình yêu. Nhiều năm tháng qua đi nhưng bài thơ vẫn giữ nguyên giá trị ban đầu và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả.

Số 37: Kết bài cho bài thơ Sóng

“Sóng” là một thi phẩm về tình yêu tiêu biểu cho tư tưởng và phong cách nghệ thuật thơ ca Xuân Quỳnh ở giai đoạn đầu. Một bài thơ vừa đằm thắm, duyên dáng, vừa mãnh liệt, sôi nổi, vừa vui tươi, trong sáng, vừa mang những suy tư trắc ẩn sâu xa. Sau này, khi đã trải qua những cay đắng trong tình yêu, giọng thơ của Xuân Quỳnh có sự thay đổi, không còn nồng nhiệt, phơi phới bốc men say nữa, nhưng cái khát vọng về một tình yêu bình dị vẫn tồn tại mãi trong trái tim tràn ngập yêu thương của nữ thi sĩ.

Số 38: Kết bài bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Đọc thơ của Xuân Quỳnh thích lắm, thích vì cái hồn nhiên, yêu đời, thích vì cái mong ước về tình yêu lứa đôi thật dung dị, nhưng tràn đầy cảm hứng lãng mạn, bay bổng. Dù trong độ tuổi nào, nhưng ta có thể thấy rằng thơ Xuân Quỳnh viết về tình yêu vẫn vậy, vẫn tràn ngập hy vọng đẹp đẽ, thể hiện cái tôi của người phụ nữ Việt Nam trong tình yêu, cuộc sống. Nỗi khao khát yêu và được yêu lúc nào cũng mãnh liệt, trực chờ tuôn trào mạnh mẽ. Thơ của bà cũng ca ngợi những đức tính tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam, thủy chung, son sắt, một lòng một dạ, hy sinh vì tình yêu. Tác giả sử dụng tài tình hình ảnh con sóng để nói thay cho tâm trạng người phụ nữ khi yêu, một hình ảnh vừa giản dị, dễ hình dung lại mang tính biểu tượng cao, đem lại cho bài thơ hiệu quả nghệ thuật và mạch cảm xúc dạt dào, việc thể hiện tâm tư của Xuân Quỳnh được trọn vẹn. Sóng – Bài thơ cho tình yêu của phụ nữ.

Số 39: Kết bài gián tiếp Sóng

Đoạn thơ trên đã khắc họa lại hình tượng sinh động hình tượng sóng và hình tượng em. Qua hình tượng sóng tác giả muốn nói lên quy luật bất diệt tình yêu. Đoạn thơ trên rất thành công với thể thơ 5 chữ. Các câu thơ ngũ ngôn nối tiếp nhau như những con sóng miên man, dạt dào ngoài đại dương.

Số 40: Kết bài Sóng của Xuân Quỳnh

Thơ Xuân Quỳnh là tiếng thơ vừa dịu dàng vừa sâu lắng vừa dữ dội lại vừa thiết tha. Nhớ tới chị chúng ta càng thêm trân trọng những thi phẩm đặc sắc của chị. Cùng với “Thuyền và biến”, “Sóng” là những bài ca không thể nào quên của tuổi trẻ và tình yêu. Xin cảm ơn nữ thi sĩ đã hiến dâng cho đời những vần thơ đẹp về tình yêu con người và cuộc sống.

Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Số 41: Kết bài Sóng

Qua hình tượng sóng để tác giả cũng nói lên quy luật bất diệt của tình yêu. Các câu thơ mặc dù ngắn về số lượng từ nhưng lại có sức cô đọng và giàu giá trị gợi hình gợi tả. Để rồi, người đọc cũng cảm thấy những con sóng đang gối thúc vào lòng mình.

Số 42: Kết bài hay cho bài thơ Sóng

Với cách xây dựng hình tượng bằng nghệ thuật ẩn dụ, có sức gợi cảm phong phú, với cách cấu tứ độc đáo, với giọng thơ sôi nổi, ngọt ngào, tha thiết, sâu lắng, nữ sĩ Xuân Quỳnh đã mang đến cho những độc giả yêu thơ, say thơ niềm yêu thương, xúc động dâng tràn.

Số 43: Kết bài Sóng Xuân Quỳnh

Như vậy, qua việc sử dụng song hành hai hình tượng “sóng” và “em”, Xuân Quỳnh đã khắc họa thành công tâm trạng cùng những cung bậc cảm xúc của người phụ nữ đang đắm chìm trong một tình yêu ngọt ngào, đằm thắm cùng khát vọng về sự thủy chung trong tình yêu. Đồng thời, với sắc điệu trữ tình của bài thơ cùng giọng thơ sâu lắng, thiết tha đã góp phần thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ đang yêu. Đặc biệt, được ra đời trong bối cảnh tàn khốc, ác liệt của chiến tranh, cái khát vọng tình yêu mãnh liệt, sôi nổi của nhà thơ càng được tô đậm hơn. Qua đó, chúng ta có thể khẳng định Sóng là bài thơ mãi trường tồn cùng năm tháng.

Số 44: Kết bài Sóng hay nhất

Khát khao tình yêu luôn là niềm trăn trở trong tim mỗi người. Tình yêu mà người nữ nghệ sĩ ấy gửi tới chúng ta qua bản hòa ca Sóng thật chân thành, giản dị. Mấy ai trong tình yêu có thể đắm say, trọn vẹn và dâng hiến hết mình. Sẽ không ngoa khi nói những vần thơ Xuân Quỳnh ý nghĩa và tha thiết. Mỗi người độc giả hôm nay, bạn và tôi. Tất cả chúng ta đều chiêm nghiệm được cho mình một dòng chảy yêu ngọt ngào trong lời ca Sóng.

Số 45: Kết bài Sóng nâng cao

Văn học có cả một dòng sông về nỗi nhớ. Ca dao đã từng tha thiết với “Nhớ ai bổi hổi bồi hồi/Như đứng đống lửa như ngồi đống than” hay “Ông hoàng thơ tình” Xuân Diệu táo bạo khẳng định nỗi nhớ “Anh nhớ em, anh nhớ lắm em ơi”. Hay thậm chí nàng Kiều của 300 năm trước vẫn không nguôi nỗi nhớ Kim Trọng, thì khi tìm đến những vần thơ sâu lắng nhưng không kém phần da diết, dịu ngọt của Xuân Quỳnh, ta sẽ bắt gặp một hồn thơ luôn trăn trở với những lo âu, những dự cảm về tình yêu và cuộc sống, một cái tôi luôn muốn hòa nhập với cộng đồng.

Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Số 46: Sóng kết bài

“Sóng” – Bài thơ viết về tình yêu tiêu biểu của nhà thơ Xuân Quỳnh. Đây cũng chính là thi phẩm đưa bạn đọc đến với những cung bậc cảm xúc khác nhau trong tình yêu, khám phá những phương diện, góc nhìn nhận đầy mới mẻ về tình yêu. Bạn đọc hiểu “Sóng”, yêu “Sóng” và cũng nhớ tới nữ sĩ Xuân Quỳnh với một hình ảnh dịu dàng, gần gũi, đôn hậu và đáng yêu đến vậy.

Số 47: Kết bài cho bài thơ Sóng

Với hình tượng sóng giàu sức biểu cảm và trên cơ sở khám phá sự tương đồng sóng và em, Xuân Quỳnh đã diễn tả một cách chân thực và đầy đủ nhất tình yêu của một người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách, bão giông của cuộc đời và sự hữu hạn của đời người để sống trọn vẹn trong tình yêu. Tình yêu ấy vừa mang vẻ đẹp truyền thống vừa có những nét hiện đại.

Số 48: Kết bài bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Qua bài thơ “Sóng”, tác giả Xuân Quỳnh đã tái hiện trái tim khao khát yêu đương và hạnh phúc đời thường của người phụ nữ qua nhiều cung bậc khác nhau và đa sắc thái giống như âm điệu của những con sóng trên biển cả. Âm điệu đó được tạo nên từ hai hình tượng “sóng” và “em” song hành, đồng hiện xuyên suốt bài thơ, vừa sóng đôi, quyện hòa vừa tách biệt. Ngoài ra, thể thơ năm chữ cùng sự linh hoạt trong cách phối âm, ngắt nhịp cũng góp phần diễn tả tình yêu lúc nồng nàn, tha thiết, lúc trầm lắng, suy tư. Qua đó, chúng ta có thể thấy được “Nỗi khát vọng tình yêu – Bồi hồi trong ngực trẻ” luôn thường trực trong trái tim và tâm hồn ngập tràn tình yêu thương đằm thắm, thiết tha của nữ sĩ Xuân Quỳnh.

Số 49: Kết bài gián tiếp Sóng

Sóng là một bài thơ tình yêu rất tiêu biểu cho tư tưởng và phong cách thơ Xuân Quỳnh ở giai đoạn đầu. Một bài thơ vừa xinh xắn, duyên dáng, vừa mãnh liệt, sôi nổi, vừa hồn nhiên, trong sáng, vừa ý nhị sâu xa. Sau này khi đã nếm trải nhiều cay đắng trong tình yêu, giọng thơ Xuân Quỳnh không còn phơi phới bốc men say nữa, nhưng cái khát vọng tình yêu vẫn tồn tại mãi mãi trong trái tim tràn ngập yêu thương của nhà thơ .

Số 50: Kết bài Sóng của Xuân Quỳnh

Xuân Quỳnh viết bài thơ này vào năm 1967, khi cuộc kháng chiến của nhân dân Miền Nam đi vào giai đoạn ác liệt, khi thanh niên trai gái ào ào ra trận “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, khi sân ga, bến đước, sân đình, sân trường diễn ra những cuộc chia ly màu đỏ. Cho nên có đặt bài thơ vào trong hoàn cảnh ấy ta mới thấy rõ khát khao của người con gái trong tình yêu:

“Khi ta còn trẻ, thơ là người mẹ

Ta lớn lên rồi thơ là người yêu

Chăm sóc tuổi già, thơ là con gái

Lúc chết đi rồi, kỉ niệm hóa lưu thơ”

Đọc xong bài thơ Sóng, ta càng cảm thấy ngưỡng mộ hơn những người con gái Việt Nam, những con người luôn sống thủy chung, luôn hết mình vì tình yêu, khát vọng hạnh phúc. Xuân Quỳnh xứng đáng là một nhà thơ nữ của tình yêu lứa đôi khi đã thổi một làn gió mới vào nền văn học thơ ca nước nhà.

Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Tổng kết

Trên đây là tổng hợp đầy đủ Top 50 mẫu kết bài Sóng Xuân Quỳnh chi tiết nhất đến các bạn học sinh chuẩn bị cho các kì thi. Top 10 Tìm Kiếm hy vọng đã mang đến bài viết bổ ích, giúp cũng cố kiến thức cho các bạn học sinh lớp 12.

0/5 (0 Reviews)
Chúng tôi tạo ra Top10timkiem.vn nhằm mục đích cung cấp cho người đọc những thông tin, liệt kê một cách chi tiết nhất về mọi lĩnh vực trong cuộc sống.