Top 30 mẫu kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông chi tiết nhất

290
Top 30 mẫu kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông chi tiết nhất
Top 30 mẫu kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông chi tiết nhất

Nội dung bài viết

4.8/5 - (18 votes)

Tổng hợp các bài mẫu kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường một cách đầy đủ và chi tiết nhất sẽ giúp các bạn học sinh chuẩn bị kiến thức thật tốt cho mình trước các kì thi sắp tới. Hôm nay Top 10 Tìm Kiếm sẽ tổng hợp Top 30 mẫu kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông chi tiết nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Top 30 mẫu kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông

Số 1: Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông

Trong bài tùy bút này sông Hương đã được đặt trong một cái nhìn tổng thể và toàn diện: địa lí, lịch sử, văn hóa … Trong các mối liên hệ ấy, sông Hương vừa tươi đẹp, vừa thơ mộng và quyến rũ trong các sắc thái thiên nhiên vừa sâu lắng trong các giá trị văn hóa, vừa phong phú đến bất ngờ trong khả năng gợi hứng thú sáng tạo cho những người nghệ sĩ, vừa kiên cường bất khuất trong thế đứng và tinh thần khi đối diện với giặc ngoại xâm… Song dường như sau tất cả những điều đó, sông Hương vẫn mãi còn những điều bí ẩn chưa được khám phá hết nên vẫn mãi gợi niềm bâng khuâng trong tâm hồn con người.

Bài Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường
Bài Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Xem thêm:

Số 2: Kết bài đề Ai đã đặt tên cho dòng sông

Có thể nói “ Ai đã đặt tên cho dòng sông” đã mang đến những phát hiện mới lạ và độc đáo của sông Hương cho độc giả cả nước. Nó là một dòng sông man dại, hoang tàn ở khúc thượng nguồn rồi lại trở nên mê đắm, thủy chung khi gặp được người tình trong mộng của mình là xứ Huế. Sông Hương đi vào trong trang viết của Hoàng Phủ Ngọc Tường không vô tri vô giác mà nó còn có cảm xúc, có tình yêu. Tác phẩm đã thể hiện được tình yêu quê hương, xứ sở nồng nàn của Hoàng Phủ Ngọc Tường, một kí giả nặng lòng với Huế:

“Dòng sông ai đã đặt tên

Để người đi nhớ Huế mãi không quên

Xa con sông mang bao nhiêu nỗi nhớ

Người ở lại tháng năm đợi chờ”.

Số 3: Ai đã đặt tên cho dòng sông kết bài

Bằng tài năng, sự tài hoa, liên tưởng tài tình, quan sát tỉ mỉ, sự am hiểu tinh tế về các kiến thức xã hội, văn hóa của xứ Huế, tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường đã cho ra đời một tác phẩm bút ký thật đặc sắc, như họa vào lòng người đọc người nghe một bức tranh Huế và sông Hương tuyệt đẹp, vẻ đẹp vừa gần gũi, lại thiêng liêng, nhưng cũng rất dịu dàng e lệ. Tất cả như hướng độc giả đến cái khao khát một lần được về thăm Huế, được chiêm ngưỡng thiên nhiên xứ Huế và đắm mình vào với dòng sông Hương thơ mộng, tươi đẹp.

Bài Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường
Bài Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Xem thêm:

Số 4: Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông hay

Cũng giống như tình yêu của sông Hương với Huế, tình yêu của Hoàng Phủ Ngọc Tường với sông Hương cũng là một quá trình hiến dâng, khám phá và hoàn thiện bản thân. Tuy nhiên, bởi sông Hương là hiện thân của một huyền thoại, một câu hỏi bâng khuâng của người Hà Nội lúc lặng lẽ ngắm dòng nước: “Người nào đã đặt tên cho dòng sông?” vẫn là một câu hỏi lửng lơ chưa được trả lời, câu hỏi đã trở thành tên gọi của một biên niên sử tuyệt vời.

Số 5: Kết bài hay Ai đã đặt tên cho dòng sông

Với bài bút kí  của Ai đã đặt tên cho dòng sông thì  Hoàng Phủ Ngọc Tường đã làm hiện lên trước mắt của người đọc với  hình ảnh của một dòng sông Hương với vẻ đẹp thật nữ tính, làm mê đắm không chỉ với người dân ở xứ Huế mà còn cả  với những người lữ khách đã từng đặt chân tới ở  nơi đây. Đọc tác phẩm mà  người đọc muốn xách ba lô lên và đi ngay, để được thăm thú và ngắm nhìn người con gái tình tứ với quê hương và  với xứ sở thân yêu của nó và  cũng như lòng chung thủy bền vững của con người trong tình yêu.

Số 6: Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông

Tùy bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” đã thể hiện được tấm lòng yêu quê hương, yêu con người xứ Huế của nhà văn. Qua đó, cho thấy vốn hiểu biết sâu rộng và phong phú của nhà văn về các kiến thức văn hóa, nghệ thuật. Bài kí trên đã khẳng định được thành công của tác giả trên con đường văn học ở thể bút kí đồng thời cũng thể hiện cái “tôi” cá nhân riêng biệt, trữ tình. Nhà văn đã đem đến cho chúng ta một bài học về tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước. Bởi nếu có quê hương thì mới có chúng ta ngày hôm nay. Phải chăng vì thế mà trong thơ của Đỗ Trung Quân đã viết:

“ Quê hương là gì hở mẹ

Mà cô giáo dạy phải yêu

Quê hương là gì hở mẹ

Ai đi xa cũng nhớ nhiều ”

“ Ai đã đặt tên cho dòng sông ? ” là một tìm tòi và biểu lộ sự mới lạ của Hoàng Phủ Ngọc Tường so với thể loại bút kí. Qua đó, tác giả đã ngợi ca vẻ đẹp của vạn vật thiên nhiên xứ Huế và khẳng định chắc chắn được năng lực uyên bác của mình. Chính cho nên vì thế mà sông Hương đã trở thành một dòng sông bất tử, luôn chảy trôi mãi cùng thời hạn và trong tâm lý fan hâm mộ.

Bài Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường
Bài Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Số 7: Kết bài đề Ai đã đặt tên cho dòng sông

Qua phân tích trên ta thấy, bài bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã làm hiện lên trước mắt người đọc một vẻ đẹp thật nữ tính, dịu dàng của dòng sông Hương, không những làm say đắm với người dân xứ Huế mà còn cả những người lữ khách từng một lần đặt chân tới nơi đây. Tác giả đã khiến người đọc sau khi đọc xong tác phẩm muốn xách ba lô lên và đi ngay tới xứ Huế mộng mơ này để được thăm thú và ngắm nhìn vẻ đẹp mà thiên nhiên ban tặng cho dòng Hương giang.

Số 8: Ai đã đặt tên cho dòng sông kết bài

Trích đoạn bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông đã gợi ra vẻ đẹp của Huế, của tâm hốn người Huế qua sự quan sát sắc sảo của Hoàng Phủ Ngọc Tườngvề dòng sông Hương. Ôngxứng đáng là một thi sĩ của thiên nhiên, một cuốn từ điển sống về Huế, một cây bút giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Bài kí góp phần bồi dưỡng tình yêu, niềm tự hào đối với dòng sông và cũng là với quê hương đất nước.

Số 9: Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông hay

Sự ngập ngừng vấn vương ấy là vẻ đẹp của Hương Giang mà nhiều nhà thơ đã cảm nhận, trong dó, Thu Bồn đã có lần rung cảm:

Con sông dùng dằng, con sông không chảy

Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu.

Hoàng Phủ Ngọc Tường đã gieo chữ lên những vườn hoa, những cánh đồng màu mỡ; mà trong đó mỗi so sánh, nhân hóa và liên tưởng về dòng chảy sông Hương đoạn đi qua Huế tựa như hoa trái ngọt thơm đã thể hiện một bút lực và tầm cao trí tuệ của nhà văn sở trường về bút kí, tùy bút. Ông đã dành cho sông Hương cả một tấm lòng yêu mến và quý trọng đặc biệt.

Bài Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường
Bài Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Số 10: Kết bài hay Ai đã đặt tên cho dòng sông

Bài văn đã trình bày một phong cách nghệ thuật lạ mắt, tài hoa và sở thích riêng của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tác giả đã tạo nên những vần thơ say đắm lòng người. Tri thức về địa lý, văn hóa, thơ ca và âm nhạc của ông đã được tổng hợp thành một trang viết tuyệt vời.

Số 11: Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông

Trên khắp dải đất hình chữ S với ba miền: Bắc, Trung, Nam thì  vùng miền nào cũng đã từng để thương và để nhớ cho biết bao các nhà văn và  nhà thơ có một tâm hồn lãng mạn và bay bổng. Trong đó đặc biệt phải nói đến với khúc giữa của dải đất này với miền Trung của xứ Huế rất mộng mơ.

Số 12: Kết bài đề Ai đã đặt tên cho dòng sông

Bằng ngòi bút tài hoa, tinh tế, bằng sự liên tưởng tài tình, quan sát tỉ mỉ và sự hiểu biết sâu rộng về các kiến thức trên các lĩnh vực xã hội, văn hóa, lịch sử của xứ Huế, nhà văn Hoàng phủ Ngọc Tường đã cho ra đời một thiên cổ tùy bút vô cùng đặc sắc. Tác phẩm như hiện ra trước mắt người đọc một bức tranh xứ Huế mộng mơ và một sông Hương thơ mộng, vẻ đẹp vừa gần gũi vừa thiêng liêng, nhưng cũng rất dịu dàng đằm thắm. Tất cả như hướng độc giả đến cái khao khát được một lần về thăm xứ Huế, được ngắm nhìn vẻ đẹp dòng sông Hương cho thỏa nỗi lòng.

Bài Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường
Bài Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Số 13: Ai đã đặt tên cho dòng sông kết bài

Nhà thơ người Nga I. Ê-ren-bua đã từng viết rằng: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Von-ga, con sông Von-ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu gia đình, yêu miền quê trở thành tình yêu tổ quốc”. Câu nói này vô cùng phù hợp với trường hợp của Hoàng Phủ Ngọc Tường, bằng tình yêu, sự gắn bó với dòng sông Hương, với mảnh đất xứ Huế, Hoàng Phủ Ngọc Tường không chỉ đơn giản dựng lên một bức tranh đẹp đẽ về dòng Hương giang với tất cả nét thơ mộng, thủy chung mà xa hơn đó chính là biểu hiện của tình yêu thiên nhiên, tình yêu đất nước và cả lòng tự hào, say mê trước vẻ đẹp của non sông gấm vóc quê hương.

Số 14: Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông hay

Tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông không chỉ mang đến cho người đọc những cảm nhận chân thực về dòng sông Hương trên phương diện hình ảnh, đường nét, đặc điểm thông thường, bằng tình cảm gắn bó, sự nhạy cảm trong cảm nhận, tinh tế trong biểu hiện, Hoàng Phủ Ngọc Tường còn làm bừng sáng vẻ đẹp của dòng sông Hương trong chiều sâu của văn hóa, lịch sử. Đó là biểu hiện của một cái tôi trí tuệ, am hiểu, giàu tình thương, sự gắn bó với vùng đất, con người xứ Huế, đúng như ai đó từng nhận định: “Kí Hoàng Phủ Ngọc Tường vừa giàu chất trí tuệ, vừa giàu chất thơ, nội dung thông tin về văn hóa lịch sử rất phong phú”.

Số 15: Kết bài hay Ai đã đặt tên cho dòng sông

Tác giả bài tùy bút  của Ai đã đặt tên cho dòng sông? Đã nói hộ với lòng ta những tình cảm rất sâu sắc tốt đẹp ấy. Bài tùy bút đã thể hiện được  một bút pháp nghệ thuật rất độc đáo và tài hoa với  phong tình của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tác giả đã tạo nên  với chất thơ rẩ quyến rũ làm say lòng người. Những tri thức về địa lí, văn hóa, thi ca và  âm nhạc của ông đã  được chung đúc thành trang văn tuyệt bút.

Bài Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường
Bài Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Số 16: Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông

Bằng vốn kiến thức phong phú sâu rộng của mình, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đem đến cho người đọc một cái nhìn toàn diện về vẻ đẹp trọn vẹn của sông Hương trên mọi phương diện từ văn hóa, lịch sử, địa lí đến không gian, thời gian. Nhưng hơn hết, ẩn sâu sau những câu chữ ấy ta còn cảm nhận được tình  yêu Huế, yêu sông Hương, yêu đất nước tha thiết chân thành mà ông đã kín đáo bộ lộ. Đồng thời qua bài bút kí này ta càng thấy rõ hơn về tài năng  nghệ thuật bậc thầy của ông.

Số 17: Kết bài đề Ai đã đặt tên cho dòng sông

Với bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã làm hiện lên trước mắt người đọc hình ảnh một dòng sông Hương với vẻ đẹp thật nữ tính, làm mê đắm không chỉ với người dân xứ Huế mà còn cả những người lữ khách từng đặt chân tới nơi đây. Đọc tác phẩm, người đọc muốn xách ba lô lên và đi ngay, để được thăm thú và ngắm nhìn người con gái tình tứ với quê hương, với xứ sở thân yêu của nó, cũng như lòng chung thủy bền vững của con người trong tình yêu.

Số 18: Ai đã đặt tên cho dòng sông kết bài

Bằng tình yêu, sự gắn bó của một con người dành tình yêu đặc biệt cho dòng sông Hương, cho xứ Huế mộng mơ cùng một trái tim nhạy cảm, một cái tôi tài hoa, uyên bác của người nghệ sĩ, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã mang đến hình ảnh thật đẹp về dòng Hương giang. Sông Hương trong trang tùy bút của nhà văn không chỉ được phác họa qua những dáng vẻ, đường nét cụ thể mà còn được nhân hóa, phân tích để trở thành một sinh thể có sự sống, linh hồn riêng. Dòng sông ấy không chỉ tĩnh lặng với dòng chảy hiền hòa mà còn trở thành “bà mẹ phù sa”, chứng nhân cho những đổi thay của lịch sử, nghĩa là dòng sông ấy không chỉ được nhìn nhận trong mối quan hệ với tự nhiên mà còn được cảm nhận trong mối tương quan gắn bó với truyền thống văn hóa, lịch sử của dân tộc.

Bài Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường
Bài Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Số 19: Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông hay

Qua đó ta thấy, tùy bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông” không chỉ mang đến cho người đọc thấy được những vẻ đẹp của dòng sông Hương trên nhiều phương diện bằng hình ảnh phong phú, đường nét đặc sắc, bằng tình cảm gắn bó thân thiết, sự cảm nhận tinh tế mà Hoàng Phủ Ngọc Tường còn làm nổi bât vẻ đẹp của dòng sông Hương qua chiều sâu của văn hóa và truyền thống lịch sử lâu đời. Đó là sự thể hiện của chất trí tuệ, sự am hiểu kiến thức sâu rộng, giàu tình thương, sự gắn bó lâu đời với mảnh đất và con người xứ Huế thân thương của nhà văn.

Số 20: Kết bài hay Ai đã đặt tên cho dòng sông

Bằng sự thông minh, sự liên tưởng tài tình, óc quan sát tỉ mỉ, sự am tường sắc sảo về kiến ​​thức văn hóa xã hội của Huế, tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường đã cho ra đời hàng chục tác phẩm nghệ thuật. Cách viết rất rực rỡ, như vẽ vào lòng người đọc, người nghe một bức tranh tuyệt đẹp về Huế và sông Hương, vẻ đẹp vừa thân thiện, thiêng liêng nhưng cũng rất đỗi dịu dàng, e ấp. Tất cả như hướng người đọc tới ước muốn một lần được tới thăm Huế, được đứng trên cây cầy Tràng Tiền bắc qua sông Hương và ngắm cảnh sông nước cho thỏa lòng mình.

Số 21: Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông

Cũng như tình yêu của sông Hương với Huế thì  tình yêu của Hoàng Phủ Ngọc Tường với sông Hương cũng là một quá trình dâng tặng để khám phá và hoàn thiện chính mình. Tuy nhiên, vì sông Hương là hóa thân của huyền thoại nên câu hỏi bâng khuâng của một người ở Hà Nội khi đã  lặng lẽ ngắm nhìn dòng nước: “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” vẫn là một câu hỏi lửng lơ chưa có lời giải đáp, câu hỏi đã thành tên cho một thiên bút ký rất  tuyệt vời…

Bài Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường
Bài Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Số 22: Kết bài đề Ai đã đặt tên cho dòng sông

“Ai đã đặt tên cho dòng sông?” nhìn ở phương diện thời gian nghệ thuật đã hiện lên bóng dáng cái tôi thứ hai của tác giả. Một con người luôn hoài vọng quá khứ đế nâng niu những giá trị tinh thần. Từ hình tượng dòng sông, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã làm nổi bật vẻ đẹp văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người một vùng đất cổ kính của đất nước.

Số 23: Ai đã đặt tên cho dòng sông kết bài

Tuy nhiên đây mới chỉ là ở thượng nguồn, cùng Hoàng Phủ Ngọc Tường khám phá vẻ đẹp của dòng sông này khi chảy về thành phố Huế. Có lẽ người đọc sẽ bất ngờ với vẻ đẹp dịu dàng, mềm mại và uyển chuyển của nó. Tác giả đã ví sông Hương như “người tình dịu dàng và chung thủy của cố đô”. Không phải vô duyên vô cớ mà tác giả lại đi ví von so sánh đầy tính nghệ thuật như vậy.

Số 24: Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông hay

Tùy bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là hành trình tìm về với cội nguồn của tên gọi, là chuyến phiêu lưu khám phá vẻ đẹp của dòng sông Hương trong bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa của vùng đất xứ Huế, trong dòng chảy truyền thống chung của cả dân tộc của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. Qua bài tùy bút, Hoàng Phủ Ngọc Tường không chỉ phát hiện, ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên xứ Huế qua hình tượng dòng sông Hương mà còn khẳng định mối quan hệ gắn bó của sông Hương với con người xứ Huế, nhà văn cũng kín đáo thể hiện tình yêu với sông Hương, với vẻ đẹp non sông gấm vóc của đất nước.

Bài Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường
Bài Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Số 25: Kết bài hay Ai đã đặt tên cho dòng sông

Như vậy, tùy bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là hành trình đi  tìm về cội nguồn của tên gọi, hành trình đi khám phá vẻ đẹp muôn màu của dòng sông Hương trong bề dày lịch sử lâu đời và nét văn hóa truyền thống của vùng đất xứ Huế của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. Qua tác phẩm, nhà văn không chỉ phát hiện và ca ngợi vẻ đẹp mà thiên nhiên đã ban tặng cho dòng sông Hương mà còn khẳng định sự gắn bó thân thiết của sông Hương với những người con xứ Huế, qua đó nhà văn cũng bộc lộ một cách kín đáo tình yêu với sông Hương, với vẻ đẹp non sông gấm vóc của đất nước.

Số 26: Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông

Hình ảnh dòng Hương giang có lẽ đã in sâu trong lòng Hoàng Phủ Ngọc Tường, ông dành cho nó cả một tình cảm sâu nặng, sự yêu thương da diết. Tác giả cảm nhận dòng sông qua nhiều vẻ đẹp, nhiều khía cạnh khác nhau với lối viết nhẹ nhàng, mộc mạc, dòng sông cứ thế đi vào lòng người đọc theo mạnh cảm xúc dâng trào không thể dứt ra. Ông đã vận dụng thành công thể bút ký để tạo nên một tác phẩm có giá trị to lớn cho nền văn học Việt Nam.

Số 27: Kết bài đề Ai đã đặt tên cho dòng sông

Tuy nhiên đây mới chỉ là ở thượng nguồn, cùng Hoàng Phủ Ngọc Tường  đã khám phá ra  vẻ đẹp của dòng sông này khi  đã chảy về thành phố Huế. Có lẽ người đọc sẽ bất ngờ với vẻ đẹp rất dịu dàng và mềm mại, uyển chuyển của nó. Tác giả đã ví con sông Hương như “người tình dịu dàng và chung thủy của cố đô”. Không phải vô duyên vô cớ mà tác giả lại đi ví von so sánh  với đầy tính nghệ thuật như vậy.

Bài Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường
Bài Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Số 28: Ai đã đặt tên cho dòng sông kết bài

Dòng chữ Người nào đã đặt tên cho dòng sông? giúp ta cảm thu được vẻ đẹp thơ mộng, hội họa, âm nhạc của cảnh sắc tự nhiên xứ Huế, đặc trưng là sông Hương; Bạn có thể thấy được bề dày lịch sử, văn hóa của Huế và những nét lôi cuốn riêng trong tâm hồn người dân ở cố đô này. Với tâm hồn nghệ sĩ đa cảm, vốn văn hóa đặm đà về Huế và trước hết là tình cảm tha thiết với Huế, tác giả đã huy động triệt để mọi tiềm năng văn hóa cùng với vốn tiếng nói. Tiếng nói phong phú để mô tả vẻ đẹp và chất thơ của xứ Huế tập trung nhiều nhất ở dòng sông Hương – biểu tượng sống động của Huế nghìn năm văn hiến.

Số 29: Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông hay

Đất nước Việt Nam có rất nhiều dòng sông chảy qua mọi miền xứ sở, và nó đã kịp chảy vào trong những vần thơ, trang văn tuyệt vời. Bạn đọc từng xót xa với Hoàng Cầm khi nghe tin sông Đuống bị quân thù chiếm đóng. Nhà thơ đã thốt lên: “Sông Đuống trôi đi/Một dòng lấp lánh/Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì”. Công chúng yêu văn cũng đã chiêm ngưỡng vẻ đẹp hung bạo và trữ tình của “Đà Giang độc bắc lưu” qua những “trang hoa” xuất sắc của nhà tuỳ bút hàng đầu Nguyễn Tuân. Giờ chúng ta lại tìm đến với sông Hương-dòng sông chỉ tự thu mình khiêm tốn trong lãnh địa Thừa Thiên Huế, nhưng qua những trang kí tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường sông Hương hiện ra với những vẻ đẹp dịu dàng, tinh tế, góp phần làm cho Huế trở nên một bức tranh sơn thuỷ hữu tình. Hơn thế, sông Hương còn là dòng sông lịch sử, văn hoá, thơ ca, nghệ thuật. Nó đã là một phần trong đời sống tâm linh của người Huế trầm mặc, sâu sắc. Câu hỏi “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã gợi lên trong miền tình cảm của bạn đọc nhiều băn khoăn về một dòng sông ngỡ là quá quen, hoá ra lại có nhiều bí ẩn cần được khám phá thêm. Có như vậy, chúng ta mới hiểu sâu sắc hơn về quê hương đất nước, tự hào hơn về non sông Việt Nam.

Số 30: Kết bài hay Ai đã đặt tên cho dòng sông

Bằng ngòi bút tinh tế, tài hoa, bằng trí tưởng tượng phong phú, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã làm tái hiện một cách chân thực và đầy đủ nhất vẻ đẹp của sông Hương. Khung cảnh xứ Huế đã làm ta thêm yêu con người, mảnh đất nơi đây.

Bài Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường
Bài Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Tổng kết

Trên đây là tổng hợp đầy đủ Top 30 mẫu kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông chi tiết nhất đến các bạn học sinh chuẩn bị cho các kì thi. Top 10 Tìm Kiếm hy vọng đã mang đến bài viết bổ ích, giúp cũng cố kiến thức cho các bạn học sinh lớp 12.

0/5 (0 Reviews)
Chúng tôi tạo ra Top10timkiem.vn nhằm mục đích cung cấp cho người đọc những thông tin, liệt kê một cách chi tiết nhất về mọi lĩnh vực trong cuộc sống.