Top 20 mẫu kết bài 2 khổ đầu Tràng Giang chi tiết nhất

147
Top 20 mẫu kết bài 2 khổ đầu Tràng Giang chi tiết nhất
Top 20 mẫu kết bài 2 khổ đầu Tràng Giang chi tiết nhất
4.9/5 - (15 votes)

Tổng hợp các bài mẫu kết bài 2 khổ đầu Tràng Giang của tác giả Huy Cận một cách đầy đủ và chi tiết nhất sẽ giúp các bạn học sinh chuẩn bị kiến thức thật tốt cho mình trước các kì thi sắp tới. Hôm nay Top 10 Tìm Kiếm sẽ tổng hợp Top 20 mẫu kết bài 2 khổ đầu Tràng Giang chi tiết nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Top 20 mẫu kết bài 2 khổ đầu Tràng Giang

Số 1: Kết bài 2 khổ đầu Tràng Giang

Hai khổ thơ đầu bài “Tràng giang”, tác giả Huy Cận đã gợi ra cả không gian rợn ngợp, nhưng tâm trạng của con người lại mang cảm giác sầu buồn, cô đơn, nỗi buồn như trải dài vô tận. Đó là sự cô đơn, lẻ loi của con người trước dòng đời, và không tìm thấy sự giao cảm của bản thân với cuộc đời.

Bài Trang Giang của tác giả Huy Cận
Bài Trang Giang của tác giả Huy Cận

Số 2: Kết bài 2 khổ thơ đầu bài Tràng Giang

Theo đúng tinh thần sâu khổ, buồn thương, bài thơ mang đến cho độc giả một cảm giác thê lương, cô quạnh đến nao lòng. Tràng Giang là lời tâm sự, giãi bày của một người con tha hương xa quê, trước cảnh đẹp động lòng của thiên nhiên xế chiều mà tức cảnh sinh tình, xuất khẩu thành thơ. Giữa cái mênh mông, rộng lớn tột cùng của thiên nhiên là một trái tim khao khát được cảm, được yêu thương, một cái tôi cô tịch, nhạy cảm, mỏng manh.

Số 3: Kết bài 2 khổ đầu Tràng Giang

Khép lại hai khổ thơ đầu ta như thấy được giữa khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, nỗi sầu nhân thế của tác giả dừng như chiếm trọn tâm trí. Đó là nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương và sự cô đơn, hiu quạnh của tác giả chẳng biết gửi vào đâu, chỉ biết chất chứa đong đầy trong trái tim.

Số 4: Kết bài chi tiết 2 khổ đầu bài Tràng Giang

Tất cả những tình cảm ấy được thể hiện rõ nét trong 2 khổ thơ đầu bài Tràng giang bằng lối thơ vừa cổ điển vừa hiện đại, kết hợp cùng nỗi ám ảnh sâu sắc với không gian rộng lớn, Huy Cận đã tạo ra một tác phẩm xuất sắc, để lại nhiều dấu ấn trong lòng người đọc về thơ ca Việt Nam giai đoạn trước cách mạng.

Bài Trang Giang của tác giả Huy Cận
Bài Trang Giang của tác giả Huy Cận

Số 5: Kết bài 2 khổ đầu bài thơ Tràng Giang

Phân tích hai khổ thơ đầu bài Tràng giang đầy thi vị. Nhưng tới hai câu thơ ở đầu cuối chính là nỗi nhớ nhà, nhớ quê nhà của tác giả chẳng biết gủi vào đâu, chỉ biết chất chứa đong đầy trong trái tim. Câu thơ của Huy Cận khiến tất cả chúng ta liên tưởng đến tứ thơ của Thôi Hiệu :

Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai

Là sóng của sông hay là sóng trong lòng người

Số 6: Kết bài 2 khổ đầu Tràng Giang

Hai khổ thơ trên sử dụng thể thơ thất ngôn rất hợp lý, hiệu quả cùng với sự kết hợp của các từ láy, biện pháp tu từ, thủ pháp nghệ thuật tương phản đã làm nổi bật lên nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước thiên nhiên, trong đó thấm đượm tình người, tình đời, lòng yêu nước thầm kín mà thiết tha. Tràng giang là bài thơ tiêu biểu cho phong trào thơ mới, không chỉ miêu tả quang cảnh quê hương đất nước mà còn thể hiện 1 tình yêu nước sâu nặng cùng nỗi buồn cô đơn, bơ vơ của con người ngay trên chính quê hương mình.

Số 7: Kết bài 2 khổ thơ đầu bài Tràng Giang

2 khổ thơ đầu bài Tràng giang vừa mang nét cổ diển vừa mang nét hiện đại, ngôn ngữ nhẹ nhàng sâu lắng hình ảnh sáng tạo quen thuộc: sông, nước, thuyền…đã tạo lên bức tranh nhiên nhiên rộng lớn nhưng lòng người lại nặng trĩu nỗi buồn, nỗi nhớ. Bài thơ còn thể hiện niềm khát khao hòa hợp giữa những con người và tình yêu quê hương đất nước kín đáo của nhà thơ.

Số 8: Kết bài 2 khổ đầu Tràng Giang

Thành công của hai khổ thơ chính là sự sáng tạo nghệ thuật, sự kết hợp hài hòa giữa cổ điển và hiện đại. Sử dụng nhiều thi liệu trong thơ cổ, từ ngữ giản dị, giàu hình ảnh. Góp lại những trang thơ của Huy Cận ta không khỏi quên được nỗi buồn tê tái của thi sĩ trước cảnh vật, cảnh nước mất nhà tan. Bài thơ vừa mang đậm phong cách của Huy Cận, vừa là một dấu son chói lọi trong nền thơ ca Việt Nam và trong lòng bạn đọc.

Bài Trang Giang của tác giả Huy Cận
Bài Trang Giang của tác giả Huy Cận

Số 9: Kết bài chi tiết 2 khổ đầu bài Tràng Giang

Với “Tràng giang”, Huy Cận không chỉ mang đến bức tranh thiên nhiên rộng lớn, mênh mông mà qua đó tác giả còn nhấn mạnh sự cô đơn của “cái tôi” trước ngân hà rộng lớn. Sự đối lập này phần nào nói lên tình cảnh lẻ loi, sự trôi nổi của những kiếp người. Đồng thời tác giả bộc lộ nỗi niềm nhớ quê hương, tình cảm thiết tha với đất nước của mình.

Số 10: Kết bài 2 khổ đầu bài thơ Tràng Giang

Hai khổ thơ đầu bài “Tràng Giang” của tác giả Huy Cận mang đến một không gian rợn ngợp với nỗi buồn và sự cô đơn trải dài vô tận. Một sự lẻ loi, đơn côi của con người trước dòng đời, không tìm thấy sự kết nối với thế giới ngoài kia. Cũng có lẽ vì vậy mà tác phẩm luôn được nhiều độc giả yêu thích, không bị bụi của thời gian phủ mờ.

Số 11: Kết bài 2 khổ đầu Tràng Giang

Bài thơ mang một nỗi buồn thấm đẫm vào cả không gian thời gian. Bức tranh thiên nhiên trong Tràng giang vừa có sự vận động, vừa hữu hình vừa vô hình, thời gian, không gian phụ họa, hài hòa với nhau khiến cho cảnh vật càng lúc càng âm u, xa vắng, xúc cảm càng nặng nề. Nỗi buồn của cảnh vật khiến cho lòng người càng thêm cô quạnh hay chính nỗi buồn của lòng người khiến cho không gian cũng nhuốm màu u ám.

Số 12: Kết bài 2 khổ thơ đầu bài Tràng Giang

Tác phẩm đã khép lại nhưng mỗi lần đọc bài thơ nói chung và hai khổ thơ đầu nói riêng ta như thấy được nỗi sầu nhân thế của tác giả trong cảnh vạn vật thiên nhiên hùng vĩ. Phân tích hai khổ đầu bài thơ Tràng giang nhưng có lẽ rằng đó chính là nguyên do tại sao dù sinh ra đã lâu. Nhưng Tràng giang vẫn không bị bụi thời hạn phủ mờ nó vẫn còn sáng mãi .

Bài Trang Giang của tác giả Huy Cận
Bài Trang Giang của tác giả Huy Cận

Số 13: Kết bài 2 khổ đầu Tràng Giang

Chỉ với 8 câu thơ, Huy Cận đã yểm vào đó linh hồn cho từng câu chữ, để bắt cảnh vật sống dậy với chất buồn thấm đẫm trong từng thớ vỏ, đồng thời tạo nên cảm giác âu sầu ảo não vốn rất đặc trưng trong thế giới thơ Huy Cận.

Số 14: Kết bài chi tiết 2 khổ đầu bài Tràng Giang

Tóm lại, 2 khổ thơ đầu bài “Tràng giang” của Huy Cận với sự kết hợp giữa màu sắc cổ điển và màu sắc hiện đại cùng những hình ảnh thơ độc đáo đã gợi lên trong chúng ta nỗi buồn, sự cô đơn của một cái tôi trước khung cảnh thiên nhiên bao la, rộng lớn và đặc biệt đó chính là tấm lòng tha thiết với quê hương, với đất nước. Đọc bài thơ, giúp chúng ta hiểu vì sao Xuân Diệu từng đánh giá “Tràng giang là một bài thơ ca hát non sông, đất nước, do đó dọn đường cho lòng yêu giang sơn, Tổ quốc”.

Số 15: Kết bài 2 khổ đầu bài thơ Tràng Giang

Tràng giang là bài thơ tiêu biểu cho phong trào thơ mới, không chỉ miêu tả quang cảnh quê hương đất nước mà còn thể hiện 1 tình yêu nước sâu nặng cùng nỗi buồn cô đơn, bơ vơ của con người ngay trên chính quê hương mình.

Số 16: Kết bài 2 khổ đầu Tràng Giang

Phân tích hai khổ thơ đầu bài Tràng giang đầy thi vị nhưng tới hai câu thơ cuối cùng chính là nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương của tác giả chẳng biết gửi vào đâu, chỉ biết chất chứa đong đầy trong trái tim. Câu thơ của Huy Cận khiến chúng ta liên tưởng đến tứ thơ của Thôi Hiệu:

Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai

Là sóng của sông hay là sóng trong lòng người

Bài Trang Giang của tác giả Huy Cận
Bài Trang Giang của tác giả Huy Cận

Số 17: Kết bài 2 khổ thơ đầu bài Tràng Giang

Hai khổ thơ đầu bài “Tràng Giang” của tác giả Huy Cận mang đến một không gian rợn ngợp với nỗi buồn và sự cô đơn trải dài vô tận. Một sự lẻ loi, đơn côi của con người trước dòng đời, không tìm thấy sự kết nối với thế giới ngoài kia. Cũng có lẽ vì vậy mà tác phẩm luôn được nhiều độc giả yêu thích, không bị bụi của thời gian phủ mờ.

Số 18: Kết bài 2 khổ đầu Tràng Giang

Nhà thơ Huy Cận đã rất tinh tế khi sử dụng những hình ảnh cổ điển: sông, trời, thuyền, nước; lựa chọn thời gian lúc hoàng hôn gợi nỗi buồn kết hợp với những biện pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình để làm nổi bật lên bức tranh cảnh-tình. Hai khổ thơ đầu với 8 câu thơ vỏn vẹn trong 56 chữ, những mỗi chữ đều mang ý, mang tình trong đó. Khép lại đoạn thơ, người đọc không khỏi vương vấn với những nỗi buồn cùng thi sĩ.

Số 19: Kết bài chi tiết 2 khổ đầu bài Tràng Giang

Tràng giang là bài thơ có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa bút pháp cổ điển và hiện đại. Trong đó cái cổ điển được thể hiện ở thể thơ, cách đặt nhan đề và việc sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình. Còn hiện đại là ở chỗ xây dựng thi liệu và cách dùng từ mới lạ như “sâu chót vót”. Chỉ với hai khổ thơ đầu của bài, ta đã thấy được tài năng của Huy Cận qua cách chọn lọc từ ngữ vô cùng đắt giá và cách ngắt nhịp thơ hiệu quả. Phân tích 2 khổ thơ đầu bài Tràng giang, ta cảm nhận được cả buồn và đẹp, chúng hòa quyện vào nhau, tạo nên những xúc cảm khó nói thành lời. Chắc chắn rằng tác phẩm này của Huy Cận sẽ sáng mãi trong lòng những người yêu thơ ca dù thời gian có trôi, dòng đời không thôi xô bồ, vội vã.

Số 20: Kết bài 2 khổ đầu bài thơ Tràng Giang

Qua 2 khổ thơ đầu, với những hình ảnh cổ điển quen thuộc và chất hiện đại chính là ở tinh thần cái tôi thơ Mới. Cũng là nỗi buồn nhưng nó không còn gắn với quan niệm và chuẩn mực về đạo đức, trung hiếu tiết nghĩa như thơ ca trung đại, mà đó là nỗi buồn của riêng cá nhân cảm thấy bơ vơ, bế tắc và lạc lõng trước thực tại. Thiên nhiên vì thế dù mênh mông, hùng vĩ nhưng rất cô liêu và tiêu điều, hoang xơ. Bằng tình yêu thiên nhiên và trái tim của một cái tôi thơ Mới, với những giọng riêng, Huy Cận đã làm nên những vần thơ thật tinh tế mà thấm đượm cảm xúc buồn bã, thê lương.

Bài Trang Giang của tác giả Huy Cận
Bài Trang Giang của tác giả Huy Cận

Tổng kết

Trên đây là tổng hợp đầy đủ Top 20 mẫu kết bài 2 khổ đầu Tràng Giang chi tiết nhất đến các bạn học sinh chuẩn bị cho các kì thi. Top 10 Tìm Kiếm hy vọng đã mang đến bài viết bổ ích, giúp cũng cố kiến thức cho các bạn học sinh lớp 11.

0/5 (0 Reviews)
Chúng tôi tạo ra Top10timkiem.vn nhằm mục đích cung cấp cho người đọc những thông tin, liệt kê một cách chi tiết nhất về mọi lĩnh vực trong cuộc sống.