Tổng hợp các bài mẫu dàn ý quá trình thức tỉnh của Chí Phèo trong tác phẩm Chí Phèo của tác giả Nam Cao một cách đầy đủ và chi tiết nhất sẽ giúp các bạn học sinh chuẩn bị kiến thức thật tốt cho mình trước các kì thi sắp tới. Hôm nay Top 10 Tìm Kiếm sẽ tổng hợp Top 5 mẫu dàn ý quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chi tiết nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Top 5 mẫu dàn ý quá trình thức tỉnh của Chí Phèo
Số 1: Dàn ý quá trình thức tỉnh của Chí Phèo
I. Mở bài
– Đôi nét về tác giả Nam Cao và tác phẩm Chí Phèo
– Trong tác phẩm, quá trình bị tha hóa và thức tỉnh của Chí Phèo được ngòi bút Nam Cao tập trung khắc họa một cách chân thực và rõ nét
II. Thân bài
- Sơ lược về nhân vật Chí Phèo trước khi bị tha hóa
– Hoàn cảnh xuất thân: không cha, không mẹ, không nhà, không cửa, không một tấc đất cắm dúi cũng không có
– Tuy vậy, Chí vẫn giữ những phẩm chất tốt đẹp:
+ Là một con người lương thiện: đi ở hết nhà này đến nhà khác, cày thuê cuốc mướn để kiếm sống ⇒ làm ăn chân chính
+ Từng mơ ước giản dị về cuộc sống gia đình: có một ngôi nhà nho nhỏ, chồn cày thuê cuốc mướn… ⇒ Chí Phèo là một người lương thiện.
+ Có lòng tự trọng: Bà ba Bá Kiến gọi lên đấm lưng, bóp chân, Chí cảm thấy nhục ⇒ Là người có ý thức về nhân phẩm.
- Quá trình bị tha hóa
– Sự kiện Chí Phèo bị bắt vào tù:
+ Vì Bá Kiến ghen với vợ hắn.
+ Chế độ nhà tù thực dân đã biến Chí trở thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”
– Hậu quả của những ngày ở tù:
+ Hình dạng: “Cái đầu trọc lốc, hàm răng cạo trắng hớn, cái mặt thì câng câng đầy những vết sứt sẹo, hai con mắt gườm gườm”
⇒ Sự tha hóa về nhân hình
+ Nhân tính: du côn, du đãng, triền miên trong cơn say, đập đầu, chửi bới, phá phách và làm công cụ cho Bá Kiến
⇒ Sự tha hóa về nhân tính
– Quá trình tha hóa của Chi Phèo: Đến nhà Bá Kiến trả thù ⇒ Chí mắc mưu, trở thành tay sai cho Bá Kiến
⇒ Chí đã bị cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính, là điển hình cho hình ảnh người nông dân bị đè nén đến cùng cực
- Quá trình thức tỉnh
a) Sự thức tỉnh sau cuộc gặp gỡ với Thị Nở
– Sau cuộc gặp gỡ với Thị Nở, lần đầu tiên Chí Phèo thực sự “tỉnh”
+ Bâng Khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say rất dài
+ Tỉnh để cảm thấy miệng đắng và “lòng mơ hồ buồn”
+ Cảm thấy “sợ rượu” ⇒ dấu hiệu của sự thức tỉnh rõ ràng nhất
+ Cảm nhận những thanh âm của cuộc sống: âm thanh của tiếng chim hót, tiếng người cười nói…
+ Hắn đủ tình để nhận thức hoàn cảnh của mình, để thấy mình cô độc
⇒ Cuộc gặp với Thị đã làm Chí Phèo thực sự tỉnh táo sau những cơn say triền miên
– Niềm hi vọng của thời trẻ quay trở lại: mong muốn một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn, cày thuê, vợ dệt vải; nuôi lợn, khá giả thì mua dăm ba sào ruộng
– Tình yêu với Thị Nở khiến hắn đủ hi vọng và mong ước có một gia đình: “Hay là mình sang ở với tớ một nhà cho vui”
⇒ Gặp Thị Nở, Chí Phèo đã trải qua những cảm xúc chưa hề có trong đời, đã thực sự “tỉnh” để yêu, để hi vọng, để mong ước
b) Từ bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đến sự thức tỉnh nhận rõ kẻ thù
– Tình yêu bị ngăn cấm bởi bà cô thị Nở, nởi vậy, khi Thị Nở từ chối, Chí Phèo thất vọng và đau đớn: Hắn tìm đến rượu rồi “ôm mặt khóc rưng rức”
⇒ Mong muốn trở về làm người lương thiện không còn nữa, Chí đau đớn, tuyệt vọng
– Hắn quyết định đến nhà thị Nở “để đâm chết cả nhà nó, đâm chết cái con khọm già nhà nó”.
– Nhưng “hắn không rẽ vào nhà thị Nở mà thẳng đường đến nhà Bá Kiến và nói thẳng với Bá Kiến: Chí Phèo xác định đúng kẻ thù của mình
– Câu hỏi: “Ai cho tao lương thiện”: thể hiện sự thức tỉnh rõ ràng nhất nhưng cũng là đau đớn nhất, Chí Phèo nhận ra rằng mình mong muốn trở về thành người lương thiện nhưng không thể nào được nữa
⇒ Hành động tự kết liễu thể hiện sự thức tỉnh rõ ràng nhất và cũng đau đớn nhất
III. Kết bài
– Khái quát những nét đặc sắc nghệ thuật góp phần thể hiện quá trình bị tha hóa và thức tỉnh của Chí Phèo: nghệ thuật khắc họa tâm lí, bút pháp hiện thực…

Số 2: Dàn ý sự thức tỉnh của Chí Phèo
I. Mở bài
– Giới thiệu tác giả Nam Cao và tác phẩm Chí Phèo: Một tác giả lúc nào cũng trằn trọc về cách sống và cách viết, luôn nhìn đời bằng con mắt của tình thương. Chí Phèo là một tác phẩm Nam Cao đã dùng tình thương để nhìn và để viết nên tương tự
– Với cái nhìn đầy tình thương, Nam Cao đã để cho sự lương thiện một lần nữa quay trở về với Chí sau lúc gặp được Thị Nở
II. Thân bài
- Khái quát về hoàn cảnh Chí Phèo trước lúc gặp Thị Nở
– Chí Phèo đã từng là một người nông dân lương thiện
– Sau lúc bị Bá Kiến hãm hại, Chí Phèo bị bắt vào tù
– Nhà tù Thực dân đã biến Chí từ một người nông dân 20 tuổi lương thiện trở thành một người thay đổi cả nhân hình lẫn nhân tính:
– Làm tay sai cho Bá Kiến
⇒ Trước lúc gặp Thị Nở, Chí Phèo bị coi là “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”
- Cuộc gặp mặt giữa Chí Phèo và Thị Nở
– Hoàn cảnh gặp mặt:
+ Không người nào đáp lại lời chửi của Chí Phèo nên “hắn” rẽ vào nhà Tự Lãng uống rượu
+ Khi đã hể hả, Chí Phèo lảo đảo ra về
+ Hắn gặp một người nữ giới ngủ quên ở bờ sông gần nhà (Thị Nở)
+ Trong cơn say, Chí Phèo ăn nằm với Thị Nở và ngủ say dưới trăng
⇒ Cuộc gặp mặt định mệnh này đã đem lại những lay chuyển tâm lí rõ nét trong Chí Phèo
- Diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo sau lúc gặp Thị Nở
a) Thức tỉnh
– Sau cuộc gặp mặt với Thị Nở, lần trước tiên Chí Phèo thực sự “tỉnh”
+ Chợt trông thấy ở trong cái lều ẩm thấp của Chí sẽ thấy “chiều lúc xế trưa và gặp đêm lúc bên ngoài vẫn sáng”
+ Bâng Khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say rất dài
+ Tỉnh để cảm thấy mồm đắng và “lòng mơ hồ buồn”
+ Cảm thấy “sợ rượu” ⇒ tín hiệu của sự thức tỉnh rõ ràng nhất
+ Cảm nhận những thanh âm của cuộc sống: âm thanh của tiếng chim hót, tiếng người cười nói…
+ Hắn đủ tỉnh để nhận thức hoàn cảnh của mình, để thấy mình cô độc
⇒ Cuộc gặp với Thị đã làm Chí Phèo thực sự tỉnh táo sau những cơn say triền miên
b) Niềm vui, hi vọng, ước mơ quay trở về
– Niềm hi vọng của thời trẻ quay trở lại: mong muốn một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn, cày thuê, vợ dệt vải; nuôi lợn, khá giả thì sắm năm ba sào ruộng
– Khi thấy bát cháo hành của Thị Nở, Chí Phèo ngạc nhiên và thấy “mắt mình như ươn ướt” ⇒ xúc động vì lần trước tiên có người chăm sóc
– Thđó Thị Nở có duyên, cảm thấy vừa vui vừa buồn
– Hắn muốn làm nũng với Thị, thấy lòng thành trẻ em
– Chí Phèo thèm lương thiện: Tình yêu của Thị Nở làm hắn nghĩ bản thân có cầu nối để trở về
– Tình yêu với Thị Nở khiến hắn đủ hi vọng và mong ước có một gia đình: “Hay là mình sang ở với tớ một nhà cho vui”
⇒ Gặp Thị Nở, Chí Phèo đã trải qua những xúc cảm chưa hề có trong đời, mang tới thú vui, niềm hi vọng và mong ước trở về làm người lương thiện trỗi dậy
c) Thất vọng, đớn đau
– Tình yêu bị nghiêm cấm bởi bà cô thị Nở, bởi vậy, lúc Thị Nở từ chối, Chí Phèo thất vọng và đớn đau:
+ “Ngẩn người”, “ngẩn mặt”: Thái độ biểu thị sự hiểu ra, nhận thức được tình cảnh của mình ⇒ đáng thương
+ Thoáng thấy hương cháo hành: hồi ức về tình yêu đã trải qua
+ Hành động: Nắm lấy tay Thị ⇒ mong muốn níu kéo hạnh phúc
+ Hắn tìm tới rượu rồi “ôm mặt khóc rưng rức”
⇒ Mong muốn trở về làm người lương thiện ko còn nữa, Chí đớn đau, vô vọng
d) Phẫn uất
– Mong muốn quay trở lại làm người lương thiện ko thể thực hiện được, niềm phẫn uất trong Chí đẩy lên cao
– Hắn quyết định tới nhà thị Nở “để đâm chết cả nhà nó, đâm chết cái con khọm già nhà nó”.
– Nhưng “hắn ko rẽ vào nhà thị Nở nhưng thẳng đường tới nhà Bá Kiến và nói thẳng với Bá Kiến: niềm phẫn uất đã khiến Chí Phèo xác định đúng quân thù của mình
⇒ Hành động tự kết liễu trình bày sự phẫn uất và vô vọng tới tột cùng
III. Kết bài
– Khái quát lại diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau lúc gặp Thị Nở
– Liên hệ trình diễn suy nghĩ bản thân
Số 3: Dàn ý phân tích quá trình thức tỉnh Chí Phèo
I. Mở bài
Giới thiệu tác giả Nam Cao, truyện ngắn Chí Phèo và dẫn dắt đến nhân vật Chí Phèo.
II. Thân bài
a) Chí Phèo sau khi ra tù
- Ngoại hình: đầu trọc lốc, răng cạo trắng hớn, mặt cơng cơng, hai mắt gườm gườm, ngực và tay đầy những nét chạm trổ.
- Là kẻ đâm thuê chém mướn cho Bá Kiến, chuyên đi rạch mặt ăn vạ.
- Là kẻ nát rượu, suốt ngày ngập ngụa trong hơi men.
- Trở thành tên đầu trâu mặt ngựa khiến nhiều người khiếp sợ.
b) Chí Phèo sau khi gặp thị Nở
- Tiếng cuộc sống vui vẻ làm hắn buồn. Hắn nhớ về những ước mơ giản đơn của mình ngày trước → cảm thấy cô độc và nhận ra rằng mình cũng đã già, vẫn khao khát có một cuộc sống giản dị.
- Chí Phèo xúc động trước sự quan tâm của thị Nở, mắt hắn ươn ướt.
- Thị Nở làm hắn vừa vui vừa buồn: buồn khi nghĩ lại những lỗi lầm của mình; vui vì lần đầu tiên trong cuộc đời hắn được quan tâm, chăm sóc và yêu thương.
- Tình yêu thương làm cho bát cháo hành mà hắn húp ngon hơn bao giờ hết → bát cháo hành của thị Nở làm hắn suy tư bao điều về cuộc sống.
- Trước sự quan tâm của thị Nở, Chí Phèo thấy lòng thành trẻ con, muốn làm nũng với thị.
→ Thị Nở đã đánh thức con người tốt bụng trước kia của Chí Phèo khiến cho hắn thấy ân hận về những lỗi lầm của mình; sống lại khao khát có một gia đình nhỏ nhoi và mơ tưởng về một tương lai hạnh phúc với thị.
c) Chí Phèo khi bị thị Nở ruồng bỏ
- Khi bị thị Nở ruồng bỏ, Chí Phèo quay lại bản chất của con người hiện tại, toan cầm dao đi đến nhà thị.
- Hắn cầm dao vừa đi vừa chửi nhưng lại đi đến nhà cụ bá.
- Hắn đòi cụ bá trả lại lương thiện và cầm dao đâm chết cụ rồi sau đó tự vẫn.
III. Kết bài
Khái quát lại nhân vật Chí Phèo và nêu cảm nghĩ.

Số 4: Dàn ý về quá trình thức tỉnh của Chí Phèo
I. Mở bài
– Giới thiệu tác giả Nam Cao và tác phẩm Chí Phèo
– Đưa ra vấn đề: Khi gặp được Thị Nở cũng là một dấu ấn sâu sắc trong tâm trí của Chí Phèo
II. Thân bài
- Hoàn cảnh Chí Phèo trước khi gặp Thị Nở
– Chí Phèo đã từng là một người nông dân lương thiện
– Sau khi bị Bá Kiến hãm hại, Chí Phèo bị bắt vào tù
– Nhà tù Thực dân đã biến Chí từ một người nông dân 20 tuổi lương thiện trở thành một người thay đổi cả nhân hình lẫn nhân tính:
– Làm tay sai cho Bá Kiến
⇒ Trước khi gặp Thị Nở, Chí Phèo bị coi là “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”
- Cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở
– Hoàn cảnh gặp gỡ:
+ Không ai đáp lại lời chửi của Chí Phèo nên “hắn” rẽ vào nhà Tự Lãng uống rượu
+ Khi đã hả hê, Chí Phèo lảo đảo ra về
+ Hắn gặp một người đàn bà ngủ quên ở bờ sông gần nhà (Thị Nở)
+ Trong cơn say, Chí Phèo ăn nằm với Thị Nở và ngủ say dưới trăng
⇒ Cuộc gặp gỡ định mệnh này đã đem đến những biến chuyển tâm lí rõ nét trong Chí Phèo
- Diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở
a) Sự thức tỉnh
– Sau cuộc gặp gỡ với Thị Nở, lần đầu tiên Chí Phèo thực sự “tỉnh”
+ Chợt nhận ra ở trong cái lều ẩm thấp của Chí sẽ thấy “chiều lúc xế trưa và gặp đêm khi bên ngoài vẫn sáng”
+ Bâng Khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say rất dài
+ Tỉnh để cảm thấy miệng đắng và “lòng mơ hồ buồn”
+ Cảm thấy “sợ rượu” ⇒ đây là dấu hiệu của sự thức tỉnh rõ ràng nhất
+ Cảm nhận những thanh âm của cuộc sống: âm thanh của tiếng chim hót, tiếng người cười nói…
+ Hắn đủ tình để nhận thức hoàn cảnh của mình, để thấy mình cô độc
⇒ Cuộc gặp với Thị Nở đã giúp Chí Phèo thực sự tỉnh táo sau những cơn say triền miên
b) Là niềm vui, hi vọng, ước mơ quay trở về làm người lương thiện của mình
– Niềm hi vọng của thời trẻ quay trở lại: mong muốn một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn, cày thuê, vợ dệt vải; nuôi lợn, khá giả thì mua dăm ba sào ruộng
– Khi thấy bát cháo hành của Thị Nở, Chí Phèo ngạc nhiên và thấy “mắt mình như ươn ướt” ⇒ xúc động vì lần đầu tiên có người chăm sóc
– Thấy Thị Nở có duyên, cảm thấy vừa vui vừa buồn
– Hắn muốn làm nũng với Thị, thấy lòng thành trẻ con
– Chí Phèo thèm lương thiện: Tình yêu của Thị Nở làm hắn nghĩ bản thân có cầu nối để trở về
– Tình yêu với Thị Nở khiến hắn đủ hi vọng và mong ước có một gia đình: “Hay là mình sang ở với tớ một nhà cho vui”
⇒ Gặp Thị Nở, Chí Phèo đã trải qua những cảm xúc chưa hề có trong đời, mang đến niềm vui, niềm hi vọng và mong ước trở về làm người lương thiện trỗi dậy
c) Sự thất vọng, đau đớn khi bị từ chối
– Tình yêu bị ngăn cấm bởi bà cô thị Nở, bởi vậy, khi Thị Nở từ chối, Chí Phèo thất vọng và đau đớn:
+ “Ngẩn người”, “ngẩn mặt”: Thái độ biểu thị sự hiểu ra, nhận thức được tình cảnh của mình ⇒ đáng thương
+ Thoáng thấy hương cháo hành: hồi tưởng về tình yêu đã trải qua
+ Hành động: Nắm lấy tay Thị ⇒ mong muốn líu kéo hạnh phúc
+ Hắn tìm đến rượu rồi “ôm mặt khóc rưng rức”
⇒ Mong muốn trở về làm người lương thiện không còn nữa, Chí đau đớn, tuyệt vọng khi tình yêu của mình không trọn vẹn
d) Cảm giác phẫn uất tuyệt vọng đến tột cùng
– Mong muốn quay trở lại làm người lương thiện không thể thực hiện được, niềm phẫn uất trong Chí đẩy lên cao
– Hắn quyết định đến nhà thị Nở “để đâm chết cả nhà nó, đâm chết cái con khọm già nhà nó”.
– Nhưng “hắn không rẽ vào nhà thị Nở mà thẳng đường đến nhà Bá Kiến” và nói thẳng với Bá Kiến: niềm phẫn uất đã khiến Chí Phèo xác định đúng kẻ thù của mình
III. Kết bài
– Tóm tắt lại diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở
– Liên hệ trình bày suy nghĩ bản thân về diễn biến đó.
Số 5: Dàn ý quá trình thức tỉnh của Chí Phèo
I. Mở bài
Giới thiệu tác giả và tác phẩm
– Tác giả Nam Cao
– Tác phẩm “Chí Phèo” sáng tác năm 1941 đã khẳng định tên tuổi và là bước ngoặt cuộc đời viết văn của Nam Cao.
II. Thân bài
– Khái quát nhân vật Chí Phèo:
– Quá trình tha hóa của Chí:
+ Khi ra tù
+ Khi trong tay Bá Kiến
– Quá trình thức tỉnh của Chí:
+ Nguyên nhân thức tỉnh
+ Sự nhận thức về cuộc sống xung quanh
+ Sự nhận thức về bản thân và tình trạng của mình
+ Bị cự tuyệt.
III. Kết bài
Đánh giá quá trình tha hóa và thức tỉnh của Chí Phèo
– Nói lên được tư tưởng nhân đạo của tác phẩm
– Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.

Tổng kết
Trên đây là tổng hợp đầy đủ Top 5 mẫu dàn ý quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chi tiết nhất đến các bạn học sinh chuẩn bị cho các kì thi. Top 10 Tìm Kiếm hy vọng đã mang đến bài viết bổ ích, giúp cũng cố kiến thức cho các bạn học sinh lớp 11.