Top 3 mẫu dàn ý phân tích khổ 5 bài Sóng chi tiết nhất

150
Top 3 mẫu dàn ý phân tích khổ 5 bài Sóng chi tiết nhất
Top 3 mẫu dàn ý phân tích khổ 5 bài Sóng chi tiết nhất
4.8/5 - (17 votes)

Tổng hợp các bài mẫu dàn ý phân tích khổ 5 bài Sóng trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh một cách đầy đủ và chi tiết nhất sẽ giúp các bạn học sinh chuẩn bị kiến thức thật tốt cho mình trước các kì thi sắp tới. Hôm nay Top 10 Tìm Kiếm sẽ tổng hợp Top 3 mẫu dàn ý phân tích khổ 5 bài Sóng chi tiết nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Xem thêm:

Top 3 mẫu dàn ý phân tích khổ 5 bài Sóng

Số 1: Dàn ý phân tích khổ 5 bài Sóng

I. Mở bài

– Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm

– Giới thiệu về khổ thơ năm của bài thơ “Sóng”

II. Thân bài

* Khổ 5: Nỗi nhớ trong tình yêu

a, Bốn câu thơ đầu

– Nỗi nhớ bờ âm ỉ, tha thiết của sóng

b, Hai câu thơ cuối

– Nỗi nhớ của “em”

* Khái quát cuối

– Đánh giá về nội dung, nghệ thuật

– Phong cách của tác giả

– Liên hệ mở rộng: người phụ nữ trong thơ xưa

III. Kết bài

Kết luận vấn đề, nêu cảm nghĩ

Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Số 2: Dàn ý khổ 5 bài Sóng

I. Mở bài

– Giới thiệu qua tác giả Xuân Quỳnh là một gương mặt tiêu biểu của phong trào thơ trẻ chống Mĩ.

– Thơ Xuân Quỳnh là một hồn thơ rất đỗi trẻ trung, tươi mát, đầy nữ tính. Đặc điểm đặc sắc trong thơ tình yêu của Xuân Quỳnh là: Vừa khát khao một tình yêu lí tưởng, vừa hướng tới hạnh phúc thiết thực của đời thường. Tất cả những điều ấy được thể hiện trong một hồn thơ giản dị, tự nhiên và hồn nhiên. Có thể nói, cùng với “Thuyền và biển”, “Thơ tình cuối mùa thu”, bài thơ “Sóng” đã kết tinh được tất cả những gì là sở trường nhất của hồn thơ Xuân Quỳnh.

II. Thân bài

– Hình tượng trung tâm và nổi trội trong bài thơ là hình tượng ‘Sóng’, bao trùm cả bài thơ là hình tượng:

– Sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ trẻ cũng như mọi sáng tạo nghệ thuật trong bài thơ đều gắn liền với hình tượng sóng. Cả bài thơ là những con sóng tâm tình của một người phụ nữ được khơi dậy khi đứng trước biển cả.

– “Sóng” là một trong những hình tượng ẩn dụ, nó là sự hóa thân của cái tôi trữ tình của Xuân Quỳnh. “Sóng” và “em”, vừa hòa hợp là một, lại vừa phân đôi để soi chiếu, cộng hưởng. Tâm hồn người phụ nữ đang yêu soi vào sóng để thấy rõ lòng mình, nhờ sóng để biểu hiện những trạng thái của lòng mình.

→ Với hình tượng sóng, có thể nói Xuân Quỳnh đã tìm được một cách thể hiện thật xác đáng tâm trạng của người phụ nữ trong tình yêu.

– Hình tượng sóng đã gợi ra trong cả bài thơ bằng âm điệu: Bài thơ có một âm hưởng dào dạt, nhịp nhàng, lúc sôi nổi trào dâng, lúc thì thầm sâu lắng, gợi âm hưởng của những đợt sóng miên man, vô tận. Âm hưởng ấy được tạo dựng nên bởi thể thơ năm chữ, với những câu thơ liền mạch, từng không ngắt nhịp, các khổ thơ được gắn kết với nhau bằng cách nối vần (“Khi nào ta yêu nhau”… “Con sóng dưới lòng sâu”).

→Nhịp sóng đó cũng chính là nhịp lòng của tác giả, một tâm trạng đang xao động, trào dâng, miên man và chất chứa những khát khao, rạo rực.

– Khổ 5: Tình yêu luôn đi liền với nỗi nhớ. Tâm hồn đang yêu ở đây luôn soi vào sóng để diễn tả cái sâu sắc, bao la của nỗi nhớ trong lòng mình, nó choán đầy cả tầng sâu và bề rộng, nó chiếm lĩnhtrọn cả thời gian, cả ngày lẫn đêm:

“Con sóng dưới… không ngủ được”

– Sóng như nỗi lòng của người con gái vậy: “Lòng em nhớ đến anh – Cả trong mơ còn thức” →Em “thức” cả trong mơ →Nỗi nhớ không chỉ chiếm lĩnh ý thức mà còn thấm sâu vào tiềm thức.

– Khổ 6: Tình yêu rất sôi nổi, nồng nhiệt của Xuân Quỳnh cũng lại là một tình yêu chân thành và trong sáng, một tình yêu đòi hỏi sự gắn bó thủy chung. Như mọi con sóng dù “muôn vời cách trở” nhưng vẫn hướng vào bờ và nhất định tới bờ, thì lòng em cũng thế:

“Dẫu xuôi về… một phương”

→ Đứng trước biển, cũng là đối diện với sự vô cùng vô tận của không gian, sự vô thủy vô chung của thời gian và thấy đời người thật ngắn ngủi… Xuân Quỳnh muốn được có mặt mãi trên cõi đời này. Để được sống, được bất tử trong tình yêu. Sống trong tình yêu là hạnh phúc, là khát vọng vĩnh hằng.

⇒ Bài thơ kết thúc, nhưng những con sóng trong trái tim say đắm của Xuân Quỳnh vẫn cồn cào trong ngực, trong lồng ngực của những đôi lứa yêu nhau… Con sóng tình yêu không bao giờ ngừng nghỉ. Mãi mãi dào dạt, “bồi hồi trong ngực trẻ”.

III. Kết bài

– Khẳng định hình tượng sóng đã làm cho bài thơ thành công

– Tình yêu luôn luôn quan trọng với cuộc sống của mỗi con người, mỗi chúng ta ai cũng có quyền yêu và được yêu. Và tình yêu của tuổi trẻ là tình yêu mãnh liệt và cảm xúc trong sáng nhất.

Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Số 3: Dàn ý khổ thơ 5 bài Sóng

I. Mở bài

Tình yêu là gia vị quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Tình yêu của những thi sĩ lại càng nhạy cảm và tượng hình hơn nữa. Dưới ngòi bút của nữ hoàng thơ tình thế kỷ XX Xuân Quỳnh, tình yêu và nỗi nhớ hiện lên tựa như những con sóng ngoài khơi. Giản dị, đơn sơ nhưng cũng đong đầy nỗi khao khát và niềm yêu thương. Phân tích khổ 5 bài Sóng dưới đây là minh chứng rõ ràng nhất cho những giá trị đó.

II. Thân bài

Xuân Quỳnh: Người thi sĩ sống hết mình vì cuộc đời, vì tình yêu

Câu chuyện về tình yêu luôn là đề tài vô tận cho các thi sĩ. Dù vậy, hiếm có ai gửi gắm những cảm xúc yêu đương vào thơ ca một cách đầy tinh tế và dễ chịu như Xuân Quỳnh. Những bài thơ của bà thường sử dụng thủ pháp ẩn dụ, mượn hình ảnh thiên nhiên để miêu tả từng dấu ấn khắc khoải trong tình yêu, số phận và cuộc đời.

Chính vì phong cách mượn những bức tranh thiên nhiên để miêu tả tâm trạng mà thơ Xuân Quỳnh vừa chân thực, lại vừa mộng mơ. Tác phẩm Sóng là bài thơ nổi tiếng được Xuân Quỳnh sáng tác vào những năm 1967. Thể loại thơ năm chữ với câu từ đơn giản nhưng lớp nghĩa khá dày đặc.

Luận điểm 1: Con sóng đại diện cho sự dâng trào và và sức sống của tình yêu tuổi trẻ

Tình yêu len lỏi  vào mọi thế hệ. Dù là người già, người trẻ đều có những ước vọng riêng vào tình yêu. Nếu tình yêu khi về già là con sóng nhẹ nhàng mà bền bỉ, thì tình yêu tuổi trẻ lại dâng trào và cuồn cuộn.

Con sóng dưới lòng sâu

 Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

 Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức

Các tầng Sóng “dưới lòng sâu”, “sóng trên mặt nước” thể hiện sự dồn dập, sự khắc khoải của người con gái trong tình yêu. Nỗi nhớ tầng tầng lớp lớp dường như choáng hết tâm trí của cô gái. Phép tượng hình được tác giả sử dụng rất hiệu quả khi ví các tầng sóng như tầng “ý thức” và “tiềm thức” của mỗi con người. Ngay cả trong giấc mơ, cô gái khi yêu vẫn còn “thức”. Điều này minh chứng được rằng, tình yêu với chàng chai của cô gái là rất mãnh liệt. Chàng trai xuất hiện cả khi cô gái trong trạng thái mơ. Ôi tình yêu tuổi trẻ thật là dâng trào và đầy sức sống, tình yêu tựa như những con sóng nhớ bờ, với những mảnh lớp lang dày đặc. Tình yêu chiếm ngự cả không gian và thời gian. Tình yêu xâm chiếm toàn bộ tâm trí và ý nghĩ của mỗi người.

Xuân Quỳnh là một nhà thơ nữ đầy táo bạo của Việt Nam. Ở những năm giữa thế kỷ XX, có người con gái nào đủ dũng cảm để bày tỏ tình yêu của mình một cách mãnh liệt đến vậy. Nhưng tuổi trẻ là thế, người ta sẵn sàng bày tỏ những góc sâu thẳm trong trái tim mà không hề nghi ngại.

Luận điểm 2: Cái tôi trữ tình của Xuân Quỳnh được gửi gắm qua ngọn sóng

Đất nước trong giai đoạn chiến tranh và đổi mới là lúc xuất hiện nhiều chuyển biến trong phong cách văn học nghệ thuật. Lúc này, những người thi sĩ mới bắt đầu thể hiện được cái tôi thơ văn của mình. Xuân Quỳnh là một nghệ sĩ như thế. Cái tôi trữ tình của bà được gửi gắm một cách đầy chân thành qua những hình tượng trong các tác phẩm. Với thuyền và biển, nỗi nhớ là khắc khoải, trăn trở. Với Sóng, nỗi nhớ trở nên mãnh liệt và diết hơn.

Tình yêu không phải là cảm giác có thể dễ dàng miêu tả trực diện. Tựa hồ như Xuân Diệu đã nói “Làm sao cắt nghĩa được tình yêu”. Với Xuân Quỳnh, bà gửi gắm những cung bậc xúc cảm của mình qua Ngọn sóng. Tình yêu của bà đơn giản và thủy chung, giống như những con sóng dù đi đến muôn phương vẫn luôn hướng về bờ. Con sóng từng lớp trên, lớp dưới tựa như tâm trạng phức tạo và dồn dập của bà khi yêu.

Tâm trạng người con gái khi yêu nhìn trên bề mặt thì dập dìu nhẹ nhàng, nhưng sâu bên trong là sự dữ dội và ồn ào. Hơn hết, người con gái vẫn lặng lẽ đấu tranh cho tình yêu của mình giông như người nam giới.

Từng cơn sóng dạt dào hòa vào bờ là hiện tượng tự nhiên, và khao khát tình yêu và được yêu của người con gái cũng là điều tự nhiên, không sức mạnh nào khiên cưỡng hay làm trái được. Con sóng miêu tả đơn giản nhưng đầy hàm ý về sự đấu tranh của Người phụ nữ trong hành trình đi tìm hạnh phúc.

III. Kết lại

Khổ 5, tác phẩm sóng là đoạn thơ có dung lượng ngắn, nhưng tầng nội dung khá dày đặc. Qua phân tích khổ 5 bài Sóng, có thể cảm nhận rõ rệt bức tranh cảm xúc khi yêu của người con gái. Các phép tu từ sử dụng khá nhiều để miêu tả tâm trạng phức tạp và nhiều tầng trong tình yêu. Dù đã nhiều năm trôi qua, nhưng tác phẩm Sóng vẫn được xem là bản tình ca đầy dạt dào, tha thiết trong lâu đài văn thơ Việt.

Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Bài mẫu phân tích khổ 5 bài Sóng

Sóng là tiếng thơ tha thiết của Xuân Quỳnh về tình yêu, và cũng ở đó, nhà thơ thể hiện những chiêm nghiệm sâu sắc của mình về quy luật muôn thuở của tình yêu – một địa hạt đã được nhiều cây bút đào xới, kiếm tìm. Đặc biệt, bằng cách phổ vào trong Sóng điệu tâm hồn của riêng nữ thi sĩ, cho nên dẫu viết về xúc cảm muôn thuở của đôi lứa yêu nhau ấy là nỗi nhớ, thì nó vẫn có những nét đặc sắc riêng.

“Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức”

Sóng mang trong mình nỗi nhớ, và sóng chính là nỗi nhớ. Con sóng đập cồn cào da diết hay chính là nhịp thở của đại dương bao la, là những khắc khoải và nhớ thương mà con sóng gửi vào biển cả bất tận. Mượn hình ảnh con sóng cồn cào, con sóng trên mặt nước và cả dưới lòng sâu để diễn tả về nỗi nhớ, Xuân Quỳnh hẳn đã tìm thấy sự đồng điệu của mình trong sóng. Vì thế mà sóng là sự hóa thân, là thân phận của cùng một cái tôi Xuân Quỳnh đã phả vào hình tượng sóng điệu hồn nồng nàn của mình, do vậy tái tạo nó, khiến nó như mới được sinh ra lần đầu trong tình yêu và nỗi nhớ. Nỗi nhớ, hay tên gọi khác là tương tư, là cảm xúc muôn thuở của đôi lứa yêu nhau.

Ca dao đã từng tương tư:

“Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ

Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai”

Và cố thi cũng đã từng tương tư:

“Quân tại Tương giang đầu

Thiếp tại Tương giang vĩ

Tương tư bất tương kiến

Đồng ẩm tương giang thủy”

Và chàng thi sĩ chân quê Nguyễn Bính cũng góp vào từ điển tình yêu với nỗi nhớ thầm đầy duyên dáng, đằm thắm thôn quê:

“Thôn Đoài ngồi nhớ Thôn Đông

Một người chín nhớ mười mong một người”

Nhưng để ý có thể thấy, nếu trước Xuân Quỳnh, cái người đọc cảm nhận là sự da diết của nỗi nhớ, thì đến Xuân Quỳnh với hình tượng sóng, nhà thơ đẩy liên tưởng của người đọc đi xa hơn. Nỗi nhớ của nhân vật trong sóng bao trùm, chế ngự cả không gian và thời gian, xâm chiếm toàn bộ thế giới vô biên của tâm hồn, nỗi nhớ cụ thể trong ý thức, nỗi nhớ mơ hồ trong tiềm thức, nỗi nhớ hiện hữu trong từng ý nghĩ, nhịp thở. Cái cồn cào da diết, mãnh liệt cuộn trào của cơn sóng lòng như đã cuốn nhịp thơ nhanh, dồn dập. Chính điều này cũng tạo nên sự khác biệt trong mạch cảm xúc của Xuân Quỳnh, mạch chảy của trái tim bao trùm, chi phối toàn bộ mạch cảm xúc của đoạn thơ, nó không phải là nhịp điệu của bằng trắc một cách cứng nhắc, mà là nhịp điệu của tâm hồn, do đó dễ khơi gợi sự đồng điệu, thấu cảm, và là cây cầu bắc liên tưởng đến cho người đọc.

Nỗi nhớ trong Sóng cứ như thế miên man vỗ những nhịp đập bất tận vào tâm hồn người đọc, để dẫu đời thơ Xuân Quỳnh có ngừng, thì sóng thơ Xuân Quỳnh vẫn chảy mãi, vẫn da diết và ngân vang những giai điệu riêng của nỗi nhớ trong tâm hồn những kẻ đang yêu.

Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Tổng kết

Trên đây là tổng hợp đầy đủ Top 3 mẫu dàn ý phân tích khổ 5 bài Sóng chi tiết nhất đến các bạn học sinh chuẩn bị cho các kì thi. Top 10 Tìm Kiếm hy vọng đã mang đến bài viết bổ ích, giúp cũng cố kiến thức cho các bạn học sinh lớp 12.

0/5 (0 Reviews)
Chúng tôi tạo ra Top10timkiem.vn nhằm mục đích cung cấp cho người đọc những thông tin, liệt kê một cách chi tiết nhất về mọi lĩnh vực trong cuộc sống.