Top 5 mẫu dàn ý phân tích khổ 2 Đây thôn Vĩ Dạ chi tiết nhất

248
Top 5 mẫu dàn ý phân tích khổ 2 Đây thôn Vĩ Dạ chi tiết nhất
Top 5 mẫu dàn ý phân tích khổ 2 Đây thôn Vĩ Dạ chi tiết nhất
4.7/5 - (15 votes)

Tổng hợp các bài mẫu dàn ý phân tích khổ 2 Đây thôn Vĩ Dạ của tác giả Hàn Mạc Tử một cách đầy đủ và chi tiết nhất sẽ giúp các bạn học sinh chuẩn bị kiến thức thật tốt cho mình trước các kì thi sắp tới. Hôm nay Top 10 Tìm Kiếm sẽ tổng hợp Top 5 mẫu dàn ý phân tích khổ 2 Đây thôn Vĩ Dạ chi tiết nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Top 5 mẫu dàn ý phân tích khổ 2 Đây thôn Vĩ Dạ

Số 1: Dàn ý phân tích khổ 2 Đây thôn Vĩ Dạ

I. Mở bài

– Dẫn dắt và giới thiệu tác giả, tác phẩm

– Giới thiệu khổ hai

II. Thân bài

– Khổ hai là bức tranh sông nước nhuốm màu tâm trạng

– Mây gió: ngược chiều , trái tự nhiên, chia cắt đôi ngả

– Dòng nước: nhân hóa ” buồn thiu”

– Dòng sông không còn là sự vật vô tri vô giác

– Sự chảy trôi buồn một nỗi buồn ly tán

– Hoa bắp lay: gợi buồn

– Thuyền và sông trăng: hình ảnh ảo, khó phân định vừa mơ vừa thực

– Trăng: chứa đựng vẻ đẹp tác giả luôn muốn gửi gắm

– Dòng sông trăng: trăng tan vào nước để trôi chảy từ vũ trụ về nơi xa.

– “kịp” không chỉ là khát khao mong đợi mà còn âu lo

III. Kết bài

– Tóm tắt nội dung khổ 2 bài Đây thôn Vĩ Dạ và nêu lên giá trị, những đóng góp của khổ 2 với cả bài thơ.

Bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử
Bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử

Số 2: Dàn ý Đây thôn Vĩ Dạ khổ 2

I. Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm, khổ thơ thứ 2 bài Đây thôn Vĩ Dạ.

II. Thân bài

a) Phân tích khổ 2 – cảnh sông nước đêm trăng huyền ảo

-Bức tranh phong cảnh:

  • “Gió theo lối gió, mây đường mây”: Phong cảnh có sự vận động, biến chuyển từ cảnh vườn sang sông nước.
  • Gió, mây vận động theo khuynh hướng chia cắt, chia lìa: “gió theo lối gió”, “mây đường mây”.
  • Nhân hóa “dòng nước buồn thiu”: nỗi buồn thấm thía vào cảnh vật.
  • “Lay”: chuyển động nhẹ, gợi ra sự đìu hiu, vắng vẻ của cảnh vật.

-Tâm trạng thi nhân:

  • Thể hiện qua câu hỏi tu từ “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó/ Có chở trăng về kịp tối nay”
  • Trăng: người bạn tri âm, tri kỉ của nhà thơ, nhất là trong đêm khuya, khi căn bệnh phong giày vò thể xác lẫn tinh thần.
  • “Kịp”: sự gấp gáp về mặt thời gian.
  • Nỗi lo lắng, phấp phỏng của nhà thơ về sự hiện diện của trăng.
  • Nỗi cô đơn, lạc lõng của thi nhân, chỉ có trăng làm bạn.

b) Đánh giá

Khổ thơ khắc họa hình ảnh thiên nhiên xứ Huế với vẻ đẹp nhuốm màu tâm trạng, nhưng đồng thời thể hiện tấm lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc đời của nhà thơ.

Về nghệ thuật: sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh thơ, các biện pháp tu từ đặc sắc, sáng tạo.

III. Kết bài

Khẳng định giá trị của khổ thơ, bài thơ.

Số 3: Dàn ý bài Đây thôn Vĩ Dạ khổ 2

I. Mở bài

giới thiệu khổ 2 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Ví dụ:

Hàn Mặc tử là một nhà thơ tài hoa nhưng không được may mắn trong cuộc sống. khi ra đi ông để lại một kho tàn văn thơ vô cùng to lớn. các tác phẩm nổi tiếng của Hàn Mặc Tử như âm nhạc, âm thầm, anh điên, bài cửa sổ đêm khuya,… một tác phẩm nổi tiếng nhất của Hàn Mạc Tử đó là bài Đây thôn Vĩ Dạ. bài thơ nói về cảnh nơi thôn Vĩ, nơi có người ông thương. Cảnh đẹp nơi thôn Vĩ được thể hiện rõ nhất qua khổ 2 của bài thơ. Chúng ta cùng đi tìm hiểu khổ 2 của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.

II. Thân bài

Câu 1: Gió theo lối gió, mây đường mây

  • Không gian ở câu này được mở rộng hơn so với đoạn 1: mây, gió
  • Cảm nhận được sự chia ly, xa cách qua câu thơ
  • Tâm trạng buồn man mác: gió và mây không thể tách rời nhưng dường như không thể cùng nhau

Câu 2: Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

  • Mọi cảnh vật như chất chứa tâm trạng
  • Dòng sông như bất động, không muốn chảy, thể hiện tâm trạng buồn
  • Từ “buồn thiu” như nói lên tâm trạng rõ hơn
  • Hoa bắp, sự níu giữ nhưng nhẹ nhàng, không thể

Câu 3: Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Sự xa vời

  • Không gian tràn ngập ánh trăng, hư hư ảo ảo
  • Trăng là một hình ảnh quen thuộc, thể hiện cho tình cảm, yêu thương

Câu 4: Có chở trăng về kịp tối nay?

  • Khung cảnh nơi Huế thơ mộng
  • Câu hỏi thể hiện nên ước mong, nguyện vọng của tác giả

III. Kết bài

Nêu cảm nhận của em về khổ 2 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Ví dụ:

Khổ 2 bài thơ Đây thôn vĩ Dạ thể hiện cảnh đẹp mơ mộng, huyền ảo của thôn Vĩ, đồng thời thể hiện tâm trạng buồn bã của nhà thơ.

Bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử
Bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử

Số 4: Dàn ý phân tích khổ 2 Đây thôn Vĩ Dạ

I. Mở bài

Giới thiệu khái quát về tác giả Hàn Mặc Tử và bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”, dẫn dắt vào khổ thơ thứ hai.

II. Thân bài

– Giới thiệu khái quát về khổ thơ thứ hai, trích khổ thơ

– Cảm nhận về vẻ đẹp thiên nhiên của xứ Huế:

+ Gió, mây, trời mờ ảo, gợi sự cô đơn, lạnh lẽo

+ “Gió theo lối gió mây đường mây”, có gió có mây nhưng lại chia đôi ngả thể hiện cho sự xa cách, chia lìa.

+ Mọi cảnh vật gió, mây, nước được nhân hóa mang tâm trạng, nỗi buồn

+ Sự chuyển động khẽ, nhẹ nhàng chứa đựng u buồn, hắt hiu, kém sự sống

– Cảm nhận tâm hồn, tâm trạng của nhà thơ

+ Dòng sông trở nên huyền ảo lấp lánh ánh trăng vàng làm cho không gian càng thêm mênh mang.

+ Hình ảnh con thuyền trên bến sông gợi sự chờ đợi trong vô vọng, mỏi mòn.

+ Câu hỏi tu từ cho thấy sự mong chờ da diết của tác giả, những nỗi niềm tâm sự còn giấu kín.

+ Mong muốn được sẻ chia, tâm sự của tác giả, khát vọng về một tình yêu kín đáo, tha thiết

III. Kết bài

Cảm nhận về khổ thơ và tâm trạng của nhân vật trữ tình

Số 5: Dàn ý Đây thôn Vĩ Dạ khổ 2

I. Mở bài

Sơ lược tác giả, tác phẩm và nêu vấn đề cần phân tích.

II. Thân bài

-“Gió theo lối gió mây đường mây / Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”:

  • Dòng sông Hương vẫn hiện lên với những nét đẹp đặc trưng sự thơ mộng, với dòng nước trôi lững lờ, hiền hòa, gió nhẹ thổi khiến ven bờ những bông bắp lay động.
  • Vẻ yên bình, chậm rãi của Huế, nó ăn sâu vào tâm hồn con người, vào cảnh vật, và để lại những ấn tượng sâu sắc với lữ khách mỗi lần ghé thăm.
  • “Gió theo lối gió, mây đường mây”: Gợi ra sự trống trải của thiên nhiên, sự hoang mang, trống rỗng trong chính tâm hồn thi sĩ, những dự cảm, nói đúng hơn là nỗi buồn của Hàn Mặc Tử về sự chia ly, xa cách với cuộc đời.
  • “Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay”, gợi tả một không gian yên tĩnh, vắng lặng và lạnh lẽo bên bờ sông, cũng diễn tả tâm hồn buồn rã, u hoài, cô đơn của tác giả trước một không gian rộng lớn.

-“Thuyền ai đậu bến sông trăng ấy/ Có chở trăng về kịp tối nay?”:

  • Sông Hương không chỉ lạnh lẽo, cô đơn với mỗi hoa bắp, mà nó đã có sự xuất hiện của con người, của thuyền neo đậu.
  • sông trăng” đã cho chúng ta những liên tưởng về một con sông phẳng lặng, ánh trăng dát vàng cả mặt sông, tạo nên khung cảnh lung linh, thơ mộng, huyền ảo.
  • Con thuyền thực tại đã trở thành một con thuyền kỳ diệu, có thể chở được cả ánh trăng về cho Hàn Mặc Tử.
  • “Có chở trăng về kịp tối nay?”, đó chính là tâm trạng của tác giả, có lẽ rằng ông ý thức được sự ngắn ngủi của cuộc đời thế nên đối với những vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên như ánh trăng, cũng là người bạn thân thiết của mình Hàn Mặc Tử luôn có một khao khát hội ngộ vội vã với tri kỷ.

III. Kết bài

Nêu cảm nhận chung.

Bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử
Bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử

Tổng kết

Trên đây là tổng hợp đầy đủ Top 5 mẫu dàn ý phân tích khổ 2 Đây thôn Vĩ Dạ chi tiết nhất đến các bạn học sinh chuẩn bị cho các kì thi. Top 10 Tìm Kiếm hy vọng đã mang đến bài viết bổ ích, giúp cũng cố kiến thức cho các bạn học sinh lớp 11.

0/5 (0 Reviews)
Chúng tôi tạo ra Top10timkiem.vn nhằm mục đích cung cấp cho người đọc những thông tin, liệt kê một cách chi tiết nhất về mọi lĩnh vực trong cuộc sống.