Top 5 mẫu dàn ý phân tích bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc chi tiết nhất

116
Top 5 mẫu dàn ý Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc chi tiết nhất
Top 5 mẫu dàn ý Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc chi tiết nhất
4.7/5 - (14 votes)

Tổng hợp các bài mẫu dàn ý Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc tác giả Nguyễn Đình Chiểu một cách đầy đủ và chi tiết nhất sẽ giúp các bạn học sinh chuẩn bị kiến thức thật tốt cho mình trước các kì thi sắp tới. Hôm nay Top 10 Tìm Kiếm sẽ tổng hợp Top 5 mẫu dàn ý phân tích bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc chi tiết nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Top 5 mẫu dàn ý Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

1. Dàn ý Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc số 1

I. Mở bài

– Vài nét về Nguyễn Đình Chiểu: một tác giả mù nhưng nhân cách vô cùng cao đẹp, là một ngôi sao sáng trên bầu trời văn học dân tộc và “càng nhìn càng thấy sáng” (Phạm Văn Đồng)

– Đôi nét về Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: Bài văn tế là tiếng khóc bi tráng cho một thời kì lịch sử đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc

II. Thân bài

  1. Phần lung khởi: khái quát bối cảnh thời đại và lời khẳng định sự bất tử của người nông dân nghĩa sĩ

+ “Hỡi ôi!”: Câu cảm thán thể hiện niềm tiếc thương chân thành, thiết tha, thương tiếc

+ “Súng giặc đất rền”: sự tàn phá nặng nề, giặc xâm lược bằng vũ khí tối tân

+ “Lòng dân trời tỏ”: đánh giặc bằng tấm lòng yêu quê hương đất nước ➨ Trời chứng giám

– Nghệ thuật đối lập nhằm thể hiện khung cảnh bão táp của thời đại, những biến cố chính trị lớn lao.

➨ Lời khẳng định tuy thất bại, những người nghĩa sĩ hi sinh nhưng tiếng thơm còn lưu truyền mãi.

  1. Phần thích thực: Hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc

a) Nguồn gốc xuất thân

– Từ nông dân nghèo khổ, những dân ấp, dân lân (những người bỏ quê đến khai khẩn đất mới để kiếm sống)

+ “cui cút làm ăn”: hoàn cảnh sống cô đơn, thiếu người nương tựa

– Nghệ thuật tương phản “chưa quen – chỉ biết, vốn quen – chưa biết.

➨ Tác giả nhấn mạnh việc quen và chưa quen của người nông dân để tạo ra sự đối lập về tầm vóc của người anh hùng.

b) Lòng yêu nước nồng nàn

– Khi thực dân Pháp xâm lược người nông dân cảm thấy: Ban đầu lo sợ ➨ trông chờ tin quan ➨ ghét ➨ căm thù ➨ đứng lên chống lại.

➨ Diễn biến tâm trạng người nông dân, sự chuyển hóa phi thường trong thái độ

– Thái độ đối với giặc: căm ghét, căm thù đến tột độ

– Nhận thức về tổ quốc: Họ không dung tha những kẻ thù lừa dối, bịp bợm ➨ họ chiến đấu một cách tự nguyện: “nào đợi đòi ai bắt…”

c) Tinh thần chiến đấu hi sinh của người nông dân

– Tinh thần chiến đấu tuyệt vời: Vốn không phải lính diễn binh, chỉ là dân ấp dân lân mà “mến nghĩa làm quân chiêu mộ”

– Quân trang rất thô sơ: một manh áo vải, ngọn tầm vông, lưỡi dao phay, rơm con cúi đã đi vào lịch sử.

– Lập được những chiến công đáng tự hào: “đốt xong nhà dạy đạo”, “chém rớt đầu quan hai nọ”

– “đạp rào”, “xô cửa”, “liều mình”, “đâm ngang”, “chém ngược”…: động từ mạnh chỉ hành động mạnh mẽ với mật độ cao nhịp độ khẩn trương sôi nổi.

➨ Tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nông dân nghĩa sĩ đánh giặc cứu nước.

  1. Phần Ai vãn: Sự tiếc thương và cảm phục của tác giả trước sự hi sinh của người nghĩa sĩ

– Sự hi sinh của những người nông dân được nói đến một cách hình ảnh với niềm tiếc thương chân thành

– Hình ảnh gia đình: tang tóc, cô đơn, chia lìa, gợi không khí đau thương, buồn bã sau cuộc chiến.

– Sự hi sinh của những người nông dân nghĩa sĩ để lại xót thương đau đớn cho tác giả, gia đình thân quyến, nhân dân Nam Bộ, nhân dân cả nước

➨ Tiếng khóc lớn, tiếng khóc mang tầm vóc lịch sử

➨ Bút pháp trữ tình, nhịp câu trầm lắng, gợi không khí lạnh lẽo, hiu hắt sau cái chết của nghĩa quân.

  1. Phần kết: ca ngợi linh hồn bất tử của người nghĩa sĩ

– Tác giả khẳng định: “Một trận khói tan, nghìn năm tiết rỡ: Danh tiếng nghìn năm còn lưu mãi

– Ông cũng nêu cao tinh thần chiến đấu, xả thân vì nghĩa lớn của nghĩa quân

– Đây là cái tang chung của mọi người, của cả thời đại, là khúc bi tráng về người anh hùng thất thế.

➨ Khẳng định sự bất tử của những người nghĩa sĩ.

III. Kết bài

– Khái quát những nét đặc sắc tiêu biểu về nghệ thuật làm nên thành công về nội dung của tác phẩm.

– Trình bày suy nghĩ bản thân.

Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu
Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu

2. Dàn ý bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc số 2

I. Mở bài

  • Giới thiệu về tác phẩm
  • Bài văn tế là khúc tráng ca của những người nghĩa sĩ tuy thất thế nhưng vẫn hiên ngang.

II. Thân bài

a) Giới thiệu hoàn cảnh ra đời bài văn tế:

  • Được viết bởi Nguyễn Đình Chiểu dưới yêu cầu của tuần phủ Gia Định – Đỗ Quang.
  • Được ra đời sau khi đội quân nghĩa sĩ Cần Giuộc tấn công vào đồn Pháp, giết chết tên quan hai mang người Việt. Nhưng có hơn hai mươi nghĩa sĩ tử trận.
  • Bài văn đã khích lệ tinh thần yêu nước của nhân dân và được hưởng ứng nhiệt liệt.
  • Là khúc tráng ca về tượng đài bất tử của người nghĩa sĩ Cần Giuộc.

b) Mở đầu bài thơ là sự khái quát về tình hình thời đại và khẳng định sự bất tử về tiếng thơm của người nghĩa sĩ nông dân.

  • Mở đầu “Hỡi ôi!”: lời than khóc, tiếc thương, lời hiệu triệu vong linh nghĩa sĩ.
  • Tái hiện khung cảnh thời đại “Súng giặc … trời tỏ: Đất nước đang bị xâm lược – lòng căm thù quân giặc của người dân thấu tận trời xanh.
  • Khẳng định sự bất tử của tượng đài người nghĩa sĩ
  • Nghệ thuật đối lập (chưa ắt danh nổi như phao – tiếng vang như mõ).

c) Hình ảnh những người nghĩa sĩ nông dân

-Nguồn gốc xuất thân:

  • Là những người dân nghèo, chỉ biết chăm chỉ, hiền lành, “cui cút làm ăn” => Họ là những người dân chất phác, nghèo khổ quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời.
  • Tác giả sử dụng những từ “chưa quen, chỉ biết”, “vốn quen, chưa biết” : Họ là những người nông dân chỉ biết làm ăn, lao động, chưa từng động binh đao.
  • Tấm lòng yêu nước của những người nông dân.
  • Diễn biến tâm trạng của người nông dân: Giặc đến, người nông dân lo sợ “tiếng phong hạc… tháng” => trông chờ quan quân tới giúp “trông tin … mưa” => ghét bọn ngoại xâm “ghét thói … cỏ” => căm thù “bữa thấy …cắn cổ” => đứng lên chống lại kẻ thù “nào ai … bộ hổ”. => Diễn biến trong tâm trạng của người nông dân có sự chuyển hóa phi thường.
  • Họ nhận thức về trách nhiệm với Tổ quốc nên tự nguyện ra nhập quân đội, chiến đấu tự nguyện, dù biết sẽ hi sinh: “Nào đợi ai … bộ hổ”, “Một chắc sa … treo mộ”, “chẳng phải án …đáng số”.
  • Họ nhận thức được sự tàn bạo trong sự cai quản của thực dân Pháp, nên nhất tề đứng dậy khởi nghĩa “Vì ai …thêm buồn”.

-Tinh thần chiến đấu quả cảm, không ngại hi sinh của người nghĩa sĩ:

  • Họ chỉ là những người nông dân “dân ấp dân lân” không phải “quân cơ quân vệ” những vẫn hăm hở tòng quân “mến … chiêu mộ”.
  • Họ ra sức rèn luyện “Mười tám …bày bố” để có thể đi đánh giặc.
  • Quân trang của họ thô sơ: “Ngoài cật … con cúi” đối lập với quân trang tối tân của giặc “thằng Tây … to”, “tàu sắt tàu đồng”.
  • Thế nhưng họ vẫn chiến đấu hết mình “nào sợ …chẳng có”, lập được chiến công “đốt xong… kia”, “chém rớt …hai nọ”, khiến cho lũ giặc kinh hồn “làm cho … hồn kinh”.
  • Nghệ thuật đối lập giữa đội quân áo vải và lũ giặc Pháp => tăng sự anh dũng, hào hùng của những người nghĩa sĩ. Nhịp văn khẩn trương, cao độ như khí thế đánh trận sục sôi.
  • Bức tượng đài người nông dân nghĩa sĩ sừng sững hiên ngang.

-Sự tiếc thương, cảm phục của tác giả dành cho nghĩa sĩ đã hi sinh:

  • Hình ảnh những gia đình tang tóc “Đau đớn …trước ngõ”: Bầu không khí tang thương + Niềm cảm thương sâu sắc của tác giả.
  • Sự hi sinh anh dũng của họ được nói lên bằng cảm xúc tôn kính, tự hào, thương tiếc.
  • Ca ngợi chiến công và bức tượng đài bất tử của người nghĩa sĩ:
  • Khẳng định sự tiếc thương của người dân cả nước dành cho những người nghĩa sĩ “Nước mắt …vương thổ”.
  • Nêu cao tinh thần xả thân vì nghĩa lớn của những người lính “Ôi … tiết rỡ”.
  • Khúc ca bi tráng dành cho những anh linh nghĩa sĩ anh hùng.
  • Nghệ thuật: Nhịp văn bồi hồi, chậm rãi, xúc động như để tưởng nhớ.

III. Kết bài

  • Khẳng định hình tượng bất tử của người nghĩa sĩ
  • Nghệ thuật xây dựng hình tượng kết hợp nhuần nhuyễn với trữ tình. Ngôn ngữ bình dị, gần gũi, trong sáng.

3. Dàn ý phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc số 3

I. Mở bài

  • Dẫn dắt vào bài viết: Đi từ đề tài chiến tranh…
  • Giới thiệu vài nét ngắn gọn về tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

II. Thân bài

1. Hình tượng của người nông dân nghĩa sĩ:

a) Bối cảnh thời đại và ý nghĩa cái chết của những người nghĩa quân:

Bối cảnh thời đại diễn ra hết sức căng thẳng và ác liệt

Thể hiện tình hình nguy nan của dân tộc: “Súng giặc đất rền”

b) Nghệ thuật:

  • Đối lập giữa “súng giặc” (thế lực xâm lược) >< “lòng dân” (sự yêu nước, lòng căm thù giặc tỏ rõ). Mở đầu sử dụng câu cảm thán => thể hiện sự hoành tráng cho bức tượng đài nghệ thuật.
  • Thể hiện cảm xúc, tình cảm đau đớn tột độ -> người chiến sĩ như bức tượng đài được khắc họa. Đề cao được mất, không quan tâm sự được mất ở đời. Đề cao ý thức trách nhiệm, lòng yêu nước của nhân dân một cách tự giác và cái chết của những người chiến sĩ là cái chết bất tử, lưu lại tiếng thơm muôn đời (chết vì độc lập dân tộc luôn hằng in dấu trong lòng con cháu đời sau và đặc biệt là trong lòng tác giả).

2. Hình ảnh của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc:

a) Nguồn gốc xuất thân của những người nghĩa sĩ:

  • Là những người nông dân cần cù lao động, vất vả, cuộc sống gắn liền với đồng ruộng
  • Hoàn toàn xa lạ với những vũ khí như khiên, súng, mác….
  • Nghệ thuật: đối lập -> nhấn mạnh nguồn gốc nông dân của những người nghĩa sĩ
  • Cảm thông, thương xót, chia sẻ với người nông dân.

b) Khi có giặc người nông dân trở thành người nghĩa sĩ đánh Tây:

  • Xuất phát từ lòng yêu nước và căm thù giặc
  • Sự quan tâm đến tình cảnh của đất nước “tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng”
  • Căm ghét bọn quan lại hèn nhát, bán nước cầu vinh “trông tin quan như trời hạn trông mưa”
  • Căm thù bọn giặc cướp nước “ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”
  • Nghệ thuật: so sánh ghét lũ giặc như nhà nông ghét cỏ.
  • Thể hiện tính chất căm thù giặc mãnh liệt, sâu sắc, cao độ.
  • Nhận thức về chủ quyền lãnh thổ: là một khối thống nhất, toàn vẹn -> khi giặc đến cần phải bảo vệ.
  • Cách nói độc đáo, cụ thể
  • Vạch trần tội ác của giặc, lũ bán nước cầu vinh “treo dê bán chó” -> không dung tha kẻ lừa dối, bịp bợm.
  • Tự nguyện tham gia đánh giặc
  • Sự chuyển hóa phi thường của người chiến sĩ nghĩa quân Cần Giuộc: từ những người nông dân áo vải bình thường trở thành những người chiến sĩ vì có tấm lòng yêu nước (Cách đánh giặc, suy nghĩ… vẫn còn mang vóc dáng nông dân: chiến sĩ nghĩa quân)
  • Sử dụng động từ mạnh “ra sức đoạn kình”, “dốc ra tay bộ hổ” -> Chính lòng căm thù giặc đã tạo nên ý chí chiến đấu chống ngoại xâm của người nghĩa sĩ là ý thức tự gánh lấy trách nhiệm cứu nước thật cao đẹp.

c) Vẻ đẹp hào hùng của đội quân áo vải:

  • Điều kiện chiến đấu: thiếu thốn, dùng vũ khí thô sơ
  • Động cơ đánh giặc: lòng yêu nước, căm thù giặc -> Vẻ đẹp hào hùng bi tráng
  • Nghệ thuật đối lập: dụng cụ đánh giặc thô sơ >< vũ khí hiện đại. Tuy dụng cụ thô sơ nhưng ta thắng trên cơ sở đoàn kết một lòng của nhân dân cùng lòng yêu nước. -> tinh thần chiến đấu hùng tráng, tuyệt vời.
  • Khí thế của ta mạnh như vũ bão, làm cho giặc kinh hoàng -> xông trận với khí thế oai hùng, gan dạ, dũng cảm, sẵn sàng xả thân vì nghĩa lớn, chiến đấu bằng cả trái tim yêu nước của mình.
  • Sử dụng động từ mạnh liên tiếp, cách ngắt nhịp dồn dập, ngắn gọn, giọng văn hào hùng mang tính sử thi.
  • Nghệ thuật tả thực kết hợp với trữ tình, phép tương phản giàu nhịp điệu tác giả đã dựng nên tượng đài nghệ thuật về người nông dân nghĩa sĩ bình dị mà phi thường.

3. Tiếng khóc cho những người nghĩa sĩ:

a) Tiếng khóc xót thương cho những người nghĩa sĩ:

  • Trong nỗi xót thương pha lẫn nhiều nỗi niềm.
  • Có sự tiếc hận của người phải hi sinh khi sự nghiệp còn dang dở.
  • Nỗi xót xa của những gia đình mất người thân tổn thất không thể bù đắp.
  • Nỗi căm hờn những kẻ gây nên cảnh éo le.
  • Hòa chung tiếng khóc uất ức, nghẹn ngào trước tình cảnh đau thương của đất nước, dân tộc, nhiều niềm cảm thương ấy cộng lại thành nhiều nỗi đau sâu nặng không chỉ ở trong lòng người mà dường như còn bao trùm cả cỏ cây, sông núi.

b) Tiếng khóc cảm phục và tự hào:

  • Đối lập với lẽ sống cao đẹp của những người nghĩa sĩ là lối sống tầm thường, ô nhục của những kẻ bán nước cầu vinh, tác giả không tiếc chửi rủa.
  • Nhưng cũng không tiếc lời ca ngợi những người nông dân Cần Giuộc đã lấy cái chết làm rạng ngời chân lí cao đẹp: thà chết vinh còn hơn sống nhục.
  • Tiếng khóc không chỉ thể hiện tình cảm riêng tư mà tác giả thay mặt nhân dân cả nước khóc thương, biểu dương công trạng người liệt sĩ. Nó không chỉ hướng về cái chết mà còn hướng về cuộc sống đau thương của cả dân tộc. Không chỉ gợi nỗi đau thương mà còn khích lệ lòng căm thù giặc, ý chí tiếp nối sự nghiệp dở dang của người chiến sĩ.

III. Kết bài

Khẳng định lại giá trị nội dung của Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu
Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu

4. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc dàn ý số 4

I. Mở bài

Giới thiệu tác phẩm, tác giả

“Tám năm xa quê hương

Trăn năm gần Đồ Chiểu

Nay lòng ta càng hiểu

Thơ là súng là gươm”

(Lê Anh Xuân)

– Người nông dân nghĩa sĩ là hình tượng trung tâm của bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Họ là nhân vật tập thể được Nguyễn Đình Chiểu tạc vào lịch sử bằng tất cả tình cảm tiếc thương quí trọng cảm phục của nhân dân…

– Nguyễn Đình Chiểu là người đầu tiên xây dựng thành công hình tượng người nông dân trong văn học. Tiêu biểu là tác phẩm văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

II. Thân bài

  1. Lung khởi (2 cầu đầu): khái quát chung về khung cảnh thời đại và ý nghĩa cái chết của nghĩa sĩ

– “Hỡi ôi” là thán từ thể hiện niềm tiếc thương nghẹn ngào xót xa trong lòng người đứng tế. Họ đã nêu lên cảm tưởng khái quát về khung cảnh thời đại “súng giặt đât rền, lòng dân trời tỏ”.

+ Hình ảnh không gian to lớn (đất, trời), các từ ngữ biểu hiện trạng thái động thể hiện sự khuếch tán âm thanh và ánh sáng (rền, tỏ) tạo ấn tượng hoành tráng cho bức chân dung tượng đài được khắc họa.

+ Nghệ thuật đối lập trong hai câu văn làm nổi bật tình thế căng thẳng: một là sự hiện diện các thế lực vật chất xâm lược tàn bạo, bên còn lại là ý chí, nghị lực của lòng dân quyết tâm chống giặt cứu nước.

→ Một thời đại bão táp hiện ra tuy cuộc chiến không cân sức và vô cùng quyết liệt nghiêm trọng nhưng tấm lòng, ý chí yêu nước của người dân mạnh mẽ sáng ngời.

⇒ Hai câu lung khởi đã khái quát về cái chết của đội quân Cần Giuộc, 1 cái chết bất tử tiếng thơm còn mãi muôn đời.

  1. Thích thực (Câu 3 → câu 15): Quá trình đi từ cuộc đời lao động nghèo đến cuộc đời chiến đấu vẻ vang.

– Lai lịch, nguồn gốc của người nghĩa sĩ

+ Họ vốn là người nông dân cả đời gắn bó với mảnh ruộng, việc thường nhật “việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm” vì thế họ không quen với việc nhà binh “ tập khiêng, tập súng, tập mác, tập cờ mắt chưa từng ngó”

+ “Cui cúc” gợi ra cuộc sống âm thầm lặng lẽ chịu thương chịu khó gắn bó với đồng ruộng. “Toan lo nghèo khó” quanh năm làm ăn vất vả mà vẫn lo đói rách

→ Người nông dân có sự chuyển biến về tư tưởng tình cảm, họ căm thù giặc sâu sắc

– Họ sẵn sàng tham gia nghĩa quân “Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình, chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ”.  à Tinh thần tự nguyện, xả thân vì nghĩa lớn của người nông dân, bất chấp mọi thiếu thốn, khó khăn để tham gia chiến đấu vì mến nghĩa.

– Trung tâm của bức tranh chiến trận là hình ảnh người lính được khắc họa hoàn toàn bằng bút pháp hiện thực với những vũ khí thô sơ, kinh nghiệm ít ỏi nhưng cái chết không làm họ nản lòng khi chiến đấu với vũ khí tối tân của giặc.

– Sự tương phản giữa vũ khí trang bị của người nông dân là những vật dụng hằng ngày trong cuộc sống lao động với kẻ địch là tăng thêm vẻ đẹp tráng ca của hình tượng con người vùng lên như bão táp, nổi lên tính chất chính nghĩa của khối đại đoàn kết đại diện cho người dân.

→ Sử dụng từ ngữ chọn lọc, giản dị, phép tu từ so sánh đối lập khắc họa thành công vẻ đẹp hình thức và phẩm chất tinh thần của người nông dân nghĩa sĩ tạo nên bức tượng đài bất hủ.

  1. Ai vãn (câu 16 → câu 25): Lòng tiếc thương, đau xót và thái độ cảm phục của tác giả đối với nghĩa sĩ

– Đoạn hồi tưởng hào hứng, sôi nổi bao nhiêu thì càng lâm li thấm thía bấy nhiêu. Tác giả đã cất tiếng nói đồng vọng từ triệu con người, nhân dân cả nước đang hướng về nơi đầu sóng ngọn gió cuộc đời đụng độ với kẻ thù. Bao trùm là nỗi đau khôn cùng, nỗi đau của chính những liệt sĩ đã phải hy sinh khi chí nguyện chưa thành.

– Con người, cây cỏ, sông núi tất cả chìm trong đau thương, trong tiếng khóc. Họ khóc cho những người phải ra đi khi sự nghiệp còn dang dở, chí nguyện chưa thành. Khóc cho tình cảm đau thương của đất nước.

⇒ Bằng tình cảm tiếc thương và lòng ngưỡng mộ người nông dân nghĩa sĩ, nhà văn đã viết những câu văn xúc động thắm thiết. Đó không chỉ là tấm lòng của Đồ Chiểu mà còn là tấm lòng của cả dân tộc đối với những người nghĩa sĩ.

  1. Đoạn kết: Còn lại. Ca ngợi linh hồn bất tử và nêu cao ý chí diệt thù.

– Lời khẳng định sâu sắc tận đáy lòng của tác giả: “Một trận khói tan, nghìn năm tiết rỡ”: trận chiến kết thúc, bao người nghĩa sĩ anh dũng hy sinh thì danh tiếng nghìn năm mãi còn lưu, luôn hướng về những người nghĩa sĩ cao đẹp

– Ca ngợi tinh thần không quản khó khăn, coi thường cái chết xả thân vì nghĩa, quên thân, đặt đất nước lên trên mà dũng cảm chiến đấu, hy sinh trong anh dũng, niềm tiếc thương của người ở lại

– Khúc ca bi tráng tiếc thương của cả một dân tộc, của thời đại về những người anh hùng bất tử thát thế

→ Người nghĩa sĩ mãi mãi bất tử trong lòng non sông, con người.

III. Kết bài

– Tác phẩm văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là bức tượng đài bi tráng về người nông dân nghĩa sĩ

– Lồng ghép suy nghĩ của bản thân.

5. Phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc dàn ý số 5

I. Mở bài

giới thiệu bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Ví dụ:

Nguyễn Đình Chiểu là một nhà văn mang một phẩm chất tốt đẹp của con người, ông đã trải qua bao cay đắng và chua xót nhưng ông vẫn giữ được cốt cách, con người của chính mình. Để thể hiện nên những hình ảnh khổ cực của nhân dân ta, những tội ác không thể tha thứ của những tên giặc ngoại xâm, thể hiện lòng yêu nước, căm thù giặc ông đã viết nên bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Chúng ta cùng tìm hiểu tác phẩm.

II. Thân bài

  1. Hình ảnh người nông dân

a) Hình ảnh người nông dân trước khi thực dân Pháp xâm lược

– Họ tần tảo, coi cút làm ăn

– Cuộc sống nghèo khó

– Cày ruộng, cày cuốc

– Sống với cuộc sống chân thực, không quen với chiến tranh

– Sự cảm thông của tác giả

b) Hình ảnh người nông dân khi thực dân Pháp xâm lược

– Có lòng căm thù giặc tột độ

– Trở nên có ý thức bảo vệ đất nước

– Những người nông dân tự nguyên ra chiến trường

c) Vẻ đẹp hào hùng của đội quân áo vải:

– Những hình ảnh chân thực

– Sự quả cảm, kiên cường

– Sự hi sinh cao quý

  1. Nhận xét về nghệ thuật:

– Có những chi tiết miêu tả rất chân thực, sống động

– Hình ảnh các nhân vật có sự liên kết chặt chẽ

– Sử dụng từ ngữ bình dị, giản đơn

III. Kết bài

Nêu cảm nhận của em về bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Ví dụ:

Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc đã lột tả được hình ảnh người nông dân trước và sau khi có giặc ngoại xâm. Đồng thời tác giả còn thể hiện lòng căm thù giặc, yêu nước của những người chiến sĩ áo vải và cũng là tình cảm của tác giả với tinh thần yêu nước.

Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu
Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu

Tổng kết

Trên đây là tổng hợp đầy đủ Top 5 mẫu dàn ý Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc chi tiết nhất đến các bạn học sinh chuẩn bị cho các kì thi. Top 10 Tìm Kiếm hy vọng đã mang đến bài viết bổ ích, giúp cũng cố kiến thức cho các bạn học sinh lớp 11.

0/5 (0 Reviews)
Chúng tôi tạo ra Top10timkiem.vn nhằm mục đích cung cấp cho người đọc những thông tin, liệt kê một cách chi tiết nhất về mọi lĩnh vực trong cuộc sống.