Tổng hợp các bài mẫu dàn ý khổ 4 bài Tràng Giang của tác giả Huy Cận một cách đầy đủ và chi tiết nhất sẽ giúp các bạn học sinh chuẩn bị kiến thức thật tốt cho mình trước các kì thi sắp tới. Hôm nay Top 10 Tìm Kiếm sẽ tổng hợp Top 5 mẫu dàn ý khổ 4 bài Tràng Giang chi tiết nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Top 5 mẫu dàn ý khổ 4 bài Tràng Giang
Số 1: Dàn ý khổ 4 bài Tràng Giang
I. Mở bài
Giới thiệu khổ thơ cuối của bài thơ Tràng Giang
II. Thân bài
Hai câu đầu: Màu sắc cổ điển của các hình ảnh thiên nhiên
– Các hình ảnh mây, núi, gió được thể hiện rất rõ và nổi bật qua đoạn thơ
– Hình ảnh lớp mây thể hiện nỗi buồn của tác giả vô bờ
– Hình ảnh cánh chim lẻ loi, thể hiện nỗi buồn của tác giả thêm sâu nặng
– Hình ảnh cánh chim không chỉ báo hiệu hoàng hôn mà còn chỉ cái tôi nhỏ nhoi, cô đọng của tác giả
Hai câu cuối:
– Nhà thơ có cảm giác nhớ quê hương khi đứng trước cảnh thiên nhiên
– Nỗi buồn của Huy Cận được thể hiện rất sâu sắc và nổi bật
– Khát vọng sự đẹp đẽ, tươi đẹp về quê hương đất nước, góp sức mình cho quê hương, đất nước
III. Kết bài
– Nêu cảm nhận của em về khổ thơ cuối của bài Tràng giang
Ví dụ: Khổ thơ cuối bài thơ Tràng giang thể hiện cảnh núi non hùng vĩ của sông nước. bên cạnh đó còn thể hiện cái tôi nhỏ nhoi của tác giả.

Số 2: Lập dàn ý khổ 4 bài Tràng Giang
I. Mở bài
“Tràng giang” không chỉ là một bài thơ hay của Huy Cận. Mà còn là một trong những bài thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới 1932- 1945. Bài thơ không chỉ miêu tả phong cảnh quê hương đất nước. Thể hiện tình yêu quê hương đất nước mà còn thể hiện nỗi cô đơn, bơ vơ của con người ngay giữa quê hương mình. Và có lẽ khổ thơ cuối cùng khép lại thi phẩm, gieo vào lòng người đọc nhiều ấn tượng: “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc…. Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”
II. Thân bài
a) Bức tranh thiên nhiên
Nhà thơ miêu tả một hoàng hôn tráng lệ với lớp lớp mây trắng chồng xếp lên nhau như những núi bạc. Cánh chim nhỉ bé trao nghiêng trong áng chiều và phía dưới là sóng nước Tràng Giang vẫn nhịp nhàng vỗ nhịp.
b) Bức tranh tâm trạng
- Hình ảnh vận động hữu hình: “chim nghiêng cánh” để diễn tả một vận động vô hình “bóng chiều sa”. Dường như cánh chim đang trĩu xuống dưới sức nặng của bóng chiều, hoàng hôn mặt trời như sa xuống mặt đất.
- Nếu như trong thơ Bà Huyện Thanh Quan, Lí Bạch… Thì cánh chim là biểu hiện báo hoàng hôn trong thơ Huy Cận là sự hiện diện vủa cảm giác cô đơn, lạc lõng của cái tôi lãng mạn trước cuộc đời.
- Thi nhân phủ định thi liệu cổ điển để khẳng định ý tình thời đại trong hai câu kết: “Lòng quê dợn dợn vời con nước / Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”
- Hai câu thơ lấy ý từ hai câu thơ của Thôi Hiệu trong “Hoàng Hạc Lâu”: “Nhật mộ hương quan hà xứ thị / Yên ba giang thươngh sử nhân sầu” (Quê hương khuất bóng hoàng hôn / Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai)
- Thôi Hiệu xưa đứng trên lầu Hoàng Hạc nhìn khói sóng dâng lên nỗi nhớ quá khứ. Miền quê ấy có thể là nơi chôn rau cắt rốn. Nơi con người sinh ra lớn lên. Nhưng cũng có thể hiểu là miền đất nơi con người gắn bó vĩnh viễn sau hoàng hôn của cuộc đời. Nỗi sầu ấy mang đậm màu sắc cổ điển, gợi mở nỗi buồn về sự hư vô của kiếp người.
- Còn Huy Cận, đứng ngay trên quê hương mình. Dòng sông không có khói mà vẫn dâng lên nỗi nhớ nhà. Nhà ở đây có thể hiểu rộng là nước nhà.
- Chiếu lên hai chữ “lòng quê”, lời thơ Huy Cận bộc lộ kín đáo tình cảm với đất nước, quê hương. Đặt bài thơ trong bối cảnh xã hội bấy giờ. Có thể hiểu là nỗi buồn đất nước mất chủ quyền. Nỗi buồn của cả một thế hệ mang tầm thời đại mà ta còn bắt gặp trong thơ Chế Lan Viên, văn Nguyễn Tuân…
- Từ láy “dợn dợn” đã đồng nhất nhịp điệu của sóng nước vố nhịp điệu của cảm xúc. Nó vừa gợi ra cái dập dềnh của sóng nước vừa gợi cảm giác hoang lạnh trong lòng nhân vật trữ tình. Từ láy “dợn dợn” còn diễn tả một cách chân thực, lãng mạn cảm giác hoang mang của cái tôi không tìm thấy điểm tựa và hướng đi cho cuộc đời mình.
III. Kết bài
Nêu cảm nghĩ của bản thân.
Số 3: Dàn ý phân tích khổ 4 Tràng Giang
I. Mở bài
– Giới thiệu khái quát về tác giả Huy Cận và những đặc điểm tiêu biểu cho hồn thơ Huy Cận.
– Giới thiệu khái quát về bài thơ “Tràng giang” (xuất xứ, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ,…)
– Nêu vấn đề cần nghị luận: bình giảng về bốn câu thơ cuối trong bài thơ “Tràng giang”
II. Thân bài
– Hai câu thơ đầu: Khung cảnh thiên nhiên buổi chiều vừa hùng vĩ, vừa quen thuộc được vẽ nên bằng những hình ảnh thơ cổ điển, giàu ước lệ, tượng trưng.
+ Hình ảnh thơ cổ điển: “mây”, “chim” không chỉ gợi nên không gian mà còn thể hiện rõ nét về thời gian – đó là thời gian và buổi chiều tà
+ Sử dụng từ láy: “lớp lớp”
– Hai câu thơ cuối: Nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương đất nước sâu sắc của tác giả.
+ “Lòng quê” chính là nỗi nhớ quê hương, đất nước.
+ Sử dụng từ láy: “dờn dợn” – người đọc có cảm giác dường như, nỗi nhớ ấy của tác giả như tuôn trào, bao trùm khắp cả dòng nước đang chảy trôi kia.
+ Nỗi nhớ nhà, nhớ quê ấy như luôn thường trực trong trái tim, trong nỗi lòng của tác giả bởi lẽ, với tác giả “không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”.
III. Kết bài
– Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật trong khổ thơ cuối bài thơ “Tràng giang”
– Qua khổ thơ, giúp chúng ta hiểu hơn về con người và đặc điểm sáng tác của Huy Cận.

Số 4: Dàn ý khổ 4 bài Tràng Giang
I. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Huy Cận.
- Gợi dẫn vào bài thơ Tràng giang.
II. Thân bài
a) Phân tích khổ thơ đầu:
- Cách điệp vần “ang” được sử dụng đây tinh tế đã gợi ra một không gian với dòng sông dài rộng.
- Hai tiếng “tràng giang” cất lên càng gợi âm vang của nỗi buồn tha thiết.
- Những con sóng gợn nhẹ nơi dòng sông, dòng sông mang màu tâm trạng “buồn điệp điệp”.
- Cụm tính từ “buồn điệp điệp” càng làm cho nỗi buồn thêm khắc khoải, tầng tầng lớp lớp, nối tiếp nhau chẳng thể nào dứt.
- Hình ảnh “con thuyền xuôi mái” ẩn dụ cho người thi sĩ đang trống vắng, lẻ loi phó mặc dòng đời xô đẩy.
- Hình ảnh đối lập “thuyền về- nước lại”: câu thơ uyển chuyển, linh hoạt mà con gợi ra được âm hưởng cổ kính.
- Nghệ thuật đảo ngữ “củi một cành khô ” nhấn mạnh sự đơn độc, lẻ loi, vô định, nhỏ bé, tầm thường.
b) Phân tích khổ thơ thứ 2:
- Cặp từ láy tượng hình “lơ thơ” “đìu hiu” gợi bao buồn vắng, quạnh quẽ, cô đơn.
- Vạn vật như nằm trong sự tĩnh lặng đến tuyệt đối, không gian cũng được mở rộng cả chiều kích sâu rộng.
- Nghệ thuật đối kết hợp với biện pháp tu từ nhân hoá cho thấy được chiều kích vô cùng của không gian.
c) Phân tích khổ thơ thứ 3:
- Hình ảnh cánh bèo gợi sự vô định, lênh đênh.
- Sông nước mênh mông, dài rộng, không có lấy một chuyến đò đi qua, cây cầu bắc ngang cũng chẳng thấy nên dù muốn nhưng nào có chút hy vọng mong manh về sự gắn kết với con người.
- Tất cả dường như đang chống đối với lòng người, kẻ cô đơn đang khao khát giao cảm, thấu hiểu, sẻ chia lại không có một chút tình đời, tình người ở lại.
d) Phân tích khổ thơ thứ 4:
- Mùa thu, bầu trời với những đám mây cao trắng được phản chiếu dưới ánh mặt trời tạo hoá trở nên đẹp đẽ với ánh bạc lấp lánh.
- Động từ “đùn” cho thấy được sự vận động đầy mạnh mẽ của cảnh vật, những đám mây đùn lên trùng điệp phía chân trời tạo thành những dãy núi hùng vĩ, tráng lệ.
- Cánh chim bé nhỏ đang đơn độc nghiêng mình dưới bóng chiều buồn vương.
- Hình ảnh đối lập giữa cánh chim nhỏ bé và vũ trụ bao la hùng vĩ càng tô đậm nỗi buồn của bầu thiên nhiên sâu rộng, khoáng đạt.
- Trước cảnh thiên nhiên ấy, nỗi nhớ quê hương trong lòng thi nhân lại thêm da diết, cồn cào.
III. Kết bài
Khái quát lại giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
Số 5: Lập dàn ý khổ 4 bài Tràng Giang
I. Mở bài
Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
II. Thân bài
a) Nhan đề và lời đề từ:
- Nhan đề “Tràng giang”: Gợi mở ra không gian rộng lớn bằng cách điệp vần “ang”, mang đến cho tác phẩm sắc thái cổ kính, trầm lặng, chất chứa nhiều tâm tư, nỗi buồn sâu kín.
- Lời đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” gợi ra cảm xúc chủ đạo trong bài thơ là nỗi bâng khuâng, buồn bã, chất chứa nhiều tâm sự của con người khi đứng trước một vùng trời sông nước quá đỗi rộng lớn.
b) Khổ thơ đầu tiên: Bức tranh sông nước buồn vắng và ảm đạm:
- Hình ảnh “tràng giang” là một con sông vừa rộng lại vừa dài, lòng sông lại hết sức yên tĩnh, sóng chỉ gợn nhẹ, mang đến cảm giác phẳng lặng, hiu hắt.
- “buồn điệp điệp” tức là cái buồn nỗi buồn chồng chất lên nhau lẫn vào từng gợn sóng lăn tăn của dòng sông một cách ẩn nhẫn, âm thầm.
- Hình ảnh “Con thuyền xuôi mái nước song song/Thuyền về nước lại sầu trăm ngả” gợi sự chia lìa, xa cách, nghe não lòng, đau xót.
- “Củi một cành khô lạc mấy dòng” chính là tâm sự, là nỗi niềm, là thân phận của tác giả, hoang mang, lạc lõng trước thời cuộc.
c) Khổ thơ thứ 2: “Lơ thơ … bến cô liêu”:
- Sử dụng các từ láy vần liên tiếp “lơ thơ”, “đìu hiu”, “chót vót” diễn tả trọn vẹn được sự cô quạnh, hoang vắng của cảnh vật.
- “Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu”: Hình ảnh cồn cát rời rạc, thưa thớt, dường như chẳng hề có chút kết nối, thêm tiếng gió buổi chiều hôm mỏng nhẹ thổi lướt qua càng khiến khung cảnh thêm tịch mịch, buồn bã.
“Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”:
- Câu hỏi mong tìm được một chút âm thanh sự sống, âm thanh của con người.
- Làm nổi bật nên sự đìu hiu, quạnh quẽ của không gian sông nước, khi mà một tiếng vãn chợ xa xăm cũng trở nên rõ ràng lọt vào tai của người lữ khách bên sông.
- “Nắng xuống trời lên sâu chót vót”: Khoảng cách xa xăm giữa trời và đất được thể hiện đầy ấn tượng bằng mấy từ “sâu chót vót”.
- “Sông dài trời rộng, bến cô liêu” cảnh sông nước mênh mông, rộng lớn, bến cô liêu chẳng một bóng người lạnh lẽo, hoang sơ và ảm đạm như chính lòng tác giả.
d) Khổ thơ thứ 3: Nỗi buồn thân phận, nỗi buồn thế sự
“Bèo dạt về đâu hàng nối hàng”:
- Lời tự hỏi, là sự đau đớn trước số phận, trước thời cuộc, khi chính bản thân ông cũng không thể tìm ra một lối đi đúng đắn, dù muốn thay đổi thế sự nhưng chịu bất lực.
- “hàng nối hàng” chỉ số phận bèo dạt như ông trong xã hội lúc bấy giờ không phải hiếm mà là cảnh ngộ chung của một thế hệ, một tầng lớp những con người yêu nước.
- “Mênh mông không một chuyến đò ngang” không chỉ là bộc lộ cảnh tượng hoang vắng, quạnh quẽ của dòng sông, bộc lộ nỗi cô đơn trong lòng.
e) Khổ cuối: Nỗi lòng yêu nước, yêu quê hương sâu sắc
- “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc” mây vờn quanh núi từng lớp, từng lớp dày đặc, như được dát bạc, tạo nên cảnh tượng hùng vĩ hiếm có.
- Cánh chim nhỏ bé, lạc lõng “Chim nghiêng cánh nhỏ: Bóng chiều sa”.
- “Lòng quê dợn dợn vời con nước/Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”: Nỗi nhớ quê tha thiết đến độ không cần đến “khói hoàng hôn”, ánh lửa bữa cơm chiều từ những căn bếp mà lòng vẫn đượm một nỗi nhớ mong sâu nặng.
III. Kết bài
Nêu cảm nhận chung.

Tổng kết
Trên đây là tổng hợp đầy đủ Top 5 mẫu dàn ý khổ 4 bài Tràng Giang chi tiết nhất đến các bạn học sinh chuẩn bị cho các kì thi. Top 10 Tìm Kiếm hy vọng đã mang đến bài viết bổ ích, giúp cũng cố kiến thức cho các bạn học sinh lớp 11.