Top 5 mẫu dàn ý khổ 1 bài Đây thôn Vĩ Dạ chi tiết nhất

107
Top 5 mẫu dàn ý khổ 1 bài Đây thôn Vĩ Dạ chi tiết nhất
Top 5 mẫu dàn ý khổ 1 bài Đây thôn Vĩ Dạ chi tiết nhất
4.8/5 - (15 votes)

Tổng hợp các bài mẫu dàn ý Đây thôn Vĩ Dạ của tác giả Hàn Mạc Tử một cách đầy đủ và chi tiết nhất sẽ giúp các bạn học sinh chuẩn bị kiến thức thật tốt cho mình trước các kì thi sắp tới. Hôm nay Top 10 Tìm Kiếm sẽ tổng hợp Top 5 mẫu dàn ý khổ 1 bài Đây thôn Vĩ Dạ chi tiết nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Top 5 mẫu dàn ý khổ 1 bài Đây thôn Vĩ Dạ

Số 1: Dàn ý khổ 1 bài Đây thôn Vĩ Dạ

I. Mở bài

Giới thiệu tác phẩm đây thôn Vĩ Dạ

Ví dụ:

Hàn Mạc tử là một nhà thơ tài hoa nhưng không được may mắn trong cuộc sống. khi ra đi ông để lại một kho tàn văn thơ vô cùng to lớn. các tác phẩm nổi tiếng của Hàn Mạc Tử như âm nhạc, âm thầm, anh điên, bài cửa sổ đêm khuya,… một tác phẩm nổi tiếng nhất của Hàn Mạc Tử đó là bài Đây thôn Vĩ Dạ. bài thơ nói về cảnh nơi thôn Vĩ, nơi có người ông thương. Cảnh đẹp nơi thôn Vĩ được thể hiện rõ nhất qua khổ 1 của bài thơ. Chúng ta cùng đi tìm hiểu khổ 1 của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.

II. Thân bài

  1. Câu 1: Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
  • Một câu hỏi chính tác giả
  • Sự độc đáo trong dùng từ, 7 chữ nhưng 6 chữ là thanh bằng
  • Cho thấy nổi buồn tha thiết, tiếc nuối của tác giả
  • Câu hỏi gợi lên sự trách móc thầm của nhân vật trữ tình
  1. Câu 2: Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
  • Câu thở cho ta thấy cảnh vật bừng sáng hơn nhờ ánh nắng
  • Nắng lan tỏa đến khắp nơi, mang một sắc màu đẹp đẽ
  • Câu thơ làm bật lên vẻ đẹp của thôn Vĩ Dạ
  1. Câu 3: Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
  • Một vẻ đẹp xanh như ngọc
  • “ mướt”, một trạng thái rất ấn tượng
  • Bên cạnh sự gần gũi cũng có sự xa lánh và tự xa rời
  1. Câu 4: Lá trúc che ngang mặt chữ điền
  • Con người như hòa vào thiên nhiên, như ẩn sau thiên nhiên
  • Tạo nên một vẻ đẹp riêng của phố Huế

III. Kết bài

Nêu cảm nhận của em về khổ 1 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Ví dụ:

Khổ 1 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ thể hiện tình cảm sâu sắc của tác giả với thành phố Huế mộng mơ. Đồng thời qua đó hình ảnh thiên nhiên Huế được thể hiện hết sức sinh động, đẹp đẽ và sống động.

Bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử
Bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử

Số 2: Dàn ý bài Đây thôn Vĩ Dạ khổ 1

I. Mở bài

–      Thơ Hàn Mặc Tử luôn gắn bình với thế giới bên ngoài, với cảnh vật xung quanh và với tình cảm nồng thắm của cá nhân, và khổ 1 bài thơ đây thôn Vĩ Dạ cũng không hề ngoại lệ.

II. Thân bài

Phân tích câu thơ đầu đây thôn Vĩ Dạ

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

–      Một cái tôi trữ tình đau thương nhưng cũng lại đong đầy khao khát

–      Câu hòi tu từ mang đầy ý nghĩa và sắc thái khác nhau, có thể hiểu theo nhiều nghĩa:

–      Lời trách móc của cô gái cho chàng trai

–      Lời mời gọi tha thiết đến chơi thôn Vĩ

–      Lời tự trách móc và tiếc nuối của chính tác giả

–      Bảy chữ của câu thơ đều là bảy thanh bằng => âm điệu bài thật dịu dàng, nhẹ nhàng, thanh khiết khiến ta phải có chút bâng khuâng trong lòng

Phân tích hai câu thơ tiếp theo

Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

–      Vẻ đẹp hàng cau, nắng đầy tinh khôi và thanh khiết chính là thứ đầu tiên xuất hiện trong đầu Hàn Mặc Tử

–      Tại sao đây lại là hình ảnh đầu tiên Hàn Mặc Tử nhớ đến, cũng thường là thứ gây ấn tượng nhiều nhất với độc giả?

–      Điều đó có thể giải thích bởi bài thơ có phần xuất phát từ việc tác giả nhớ đến lần ghé qua thôn Vĩ Dạ, nơi người yêu ông – Bà Hoàng Thị Kim Cúc sinh ra và lớn lên

–      Cây cau vẫn gợi tình yêu đôi lứa, năng mới đẹp nhưng qua nhanh cũng giống như mối tình này của ông.

–      Khu vườn tuyệt đẹp thể hiện qua 2 tính từ “Mướt” và “Xanh như ngọc”. Một bức tranh quê rực rỡ, tươi mới và tràn đầy sức sống hiện ra rõ một một

=> Không chỉ là sức sống của cảnh vật mà còn cả của người sáng tác

Phân tích câu thơ cuối

Lá trúc che ngang mặt chữ điền

–      Khuôn mặt chữ điền ẩn hiện sau lá trúc là khuôn mặt phúc hậu, hiền lành, trung thực

–       Lá trúc ấy phải ở trong vườn ngọc kia, nó che khuất, che lấp cả sự phúc hậu, hiền lành, trung thực, trở thành trở lực ngăn cách tình người

III. Kết bài

–      Hàn Mặc Tử đã khai thác một cách xuất sắc vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên và con người xứ Huế

–      Ẩn trong đó là bi kịch tình yêu của người sáng tác, khi tương lai của ông và bà Hoàng Thị Kim Cúc bị đe dọa bởi căn bệnh hiểm nghèo.

Số 3: Dàn ý chi tiết khổ 1 Đây thôn Vĩ Dạ

I. Mở bài

Giới thiệu tác giả Hàn Mặc Tử và bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.

Lưu ý: học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của mình/

II. Thân bài

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”: Câu hỏi tu từ cùng giọng điệu nhẹ nhàng, tha thiết vừa như trách móc, hờn giận vừa như lời mời chân thành của người con gái nơi đây nhắn nhủ đến người mình yêu thương.

“Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên”: Hàng cau mang màu xanh ngắt của lá cau cùng ánh nắng vàng nhẹ tinh khiết của mặt trời khi buổi bình minh. “Nắng” – gợi ấn tượng về ánh sáng, diễn tả được cảm giác náo nức, xôn xao của tác giả trước khung cảnh thôn Vĩ. Bức tranh thôn Vĩ dần hiện lên qua màu xanh của cây lá và màu vàng tươi của những tia nắng rực rỡ tràn đầy sức sống.

“Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”: không chỉ có màu xanh của hàng cau, ở thôn Vĩ còn có màu xanh của vườn tược với nhiều loại cây khác nhau gợi lên sự trù phú của vùng đất này.

“Lá trúc che ngang mặt chữ điền”: Hình ảnh con người thấp thoáng sau khóm trúc: Khuôn mặt chữ điền gợi ra vẻ hiền lành, phúc hậu.

→ Cảnh và người đã hòa quyện làm một cùng tạo nên bức tranh thơ thật đẹp đẽ, trong trẻo.

III. Kết bài

Khái quát lại nội dung, ý nghĩa của đoạn trích và vị trí đoạn trích đối với tác phẩm nói chung.

Bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử
Bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử

Số 4: Dàn ý khổ 1 bài Đây thôn Vĩ Dạ

I. Mở bài

– Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm:

Ví dụ:

Hàn Mặc Tử là một nhà thơ tài hoa nhưng không được may mắn trong cuộc sống. Khi ra đi ông để lại một kho tàng văn thơ vô cùng to lớn. Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Hàn Mặc Tử đó là bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ. Bài thơ nói về cảnh nơi thôn Vĩ, nơi có người ông thương.

– Giới thiệu khái quát nội dung khổ thơ đầu: Cảnh đẹp nơi thôn Vĩ được thể hiện rõ nhất qua khổ 1 của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.

II. Thân bài

* Khái quát về bài thơ:

– Hoàn cảnh ra đời bài thơ:

+ Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ được sáng tác vào khoảng năm 1938, in lần đầu tiên trong tập Thơ điên (về sau đổi tên thành Đau thương).

+ Bài thơ được viết khi Hàn Mặc Tử nhận được một tấm bưu thiếp từ người con gái mà nhà thơ thầm thương, Hoàng Thị Kim Cúc.

– Địa danh “thôn Vĩ Dạ” : Vĩ Dạ là một phường thuộc thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

* Luận điểm 1: Bức tranh thiên nhiên xứ Huế bình yên, thơ mộng.

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”

– Lời trách móc nhẹ nhàng, duyên dáng, thân tình, cũng có thể là lời nhà thơ tự vấn lòng mình

– Sự độc đáo trong dùng từ, 7 chữ nhưng 6 chữ là thanh bằng -> Cho thấy nỗi buồn tha thiết, tiếc nuối của tác giả

=> Câu hỏi gợi lên sự trách móc thầm của nhân vật trữ tình, tự nhủ lòng mình sao dễ lãng quên một nơi mà mình từng gắn bó, một phong cảnh thiên nhiên nên thơ của Huế được điển hình qua thôn Vĩ.

“Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.”

– Nhờ ánh nắng, cảnh vật như bừng sáng hơn

+ Những hàng cau thẳng tắp và nắng ban mai tràn ngập không gian

+ Nắng lan tỏa đến khắp nơi, mang một sắc màu đẹp đẽ

– “nắng mới lên” : cái nắng sớm ban mai, nhẹ nhàng, tinh khiết

-> Câu thơ làm bật lên vẻ đẹp của thôn Vĩ Dạ

“Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”

– “mướt”: một trạng thái gợi lên sự sống mơn mởn, mướt mát của cảnh vật

– sắc xanh “như ngọc” mang ý nghĩa tượng trưng cho một làng quê yên bình, trù phú.

=> Vườn tược nơi đây xanh màu ngọc, càng lung linh hơn dưới nắng mai khi lá cành còn đọng sương đêm trước.

* Luận điểm 2: Hình ảnh con người xứ Huế đôn hậu, dịu dàng.

“Lá trúc che ngang mặt chữ điền”

– “lá trúc che ngang mặt chữ điền”: hình ảnh con người hiện lên với nét đôn hậu, dịu dàng.

-> Hình ảnh con người bất ngờ xuất hiện trên cái nền thiên nhiên tươi sáng thơ mộng khiến bức tranh cuộc sống thêm nồng ấm qua giọng thơ êm dịu gợi trong lòng người đọc một cảm giác bình yên khi đứng trước bức tranh thơ độc đáo ấy.

=> Nét đẹp hài hòa giữa cảnh và người đã làm cho xứ Huế trở nên thơ mộng và thi vị hơn.

* Đặc sắc nghệ thuật

– Ngôn ngữ điêu luyện

– Bút pháp vừa lãng mạn vừa tượng trưng

– Câu hỏi tu từ, điệp từ, so sánh, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác…

III. Kết bài

– Nêu cảm nhận của em về khổ 1 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Ví dụ:

Khổ 1 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ thể hiện tình cảm sâu sắc của tác giả với thành phố Huế mộng mơ. Đồng thời qua đó hình ảnh thiên nhiên Huế được thể hiện hết sức sinh động, đẹp đẽ và sống động.

Số 5: Dàn ý bài Đây thôn Vĩ Dạ khổ 1

I. Mở bài

Giới thiệu tác phẩm: “Đây thôn Vĩ Dạ” là bài thơ đặc sắc bậc nhất trong sự nghiệp sáng tác của Hàn Mặc Tử, bài thơ là bức tranh hài hòa giữa khung cảnh thiên nhiên trong trẻo với tâm hồn suy tư, xót xa của cái tôi trữ tình.

II. Thân bài

– Trong khổ thơ đầu tiên của bài thơ, thi sĩ Hàn Mặc Tử đã hướng ngòi bút đến khung cảnh thiên nhiên giản dị mà đẹp đẽ, trong trẻo của thôn Vĩ.

– “Đây thôn Vĩ Dạ” được sáng tác dựa trên cảm xúc tha thiết khi Hàn Mặc Tử đón nhận món quà của Hoàng Cúc là bức thiệp có in phong cảnh xứ Huế mộng mơ cùng lời mời đầy dịu dàng, tha thiết “Sao anh không về chơi thôn Vĩ”

– Mở đầu bài thơ là câu hỏi tu từ cùng giọng điệu nhẹ nhàng, tha thiết vừa như trách móc, vừa như hờn giận, vừa như lời mời chân thành của người con gái xứ Huế.

– Hoàn cảnh hiện tại không cho phép nhà thơ về thăm Vĩ Dạ nhưng bằng tất cả nỗi nhớ, hồi ức đã có, Hàn Mặc Tử đã vẽ lên bức tranh Vị Dạ thật sinh động, độc đáo.

– Hình ảnh hàng cau trong thơ Hàn Mặc Tử được gợi tả thật đẹp với màu xanh ngắt của lá cau cùng ánh nắng vàng nhẹ tinh khiết của mặt trời khi buổi bình minh.

– “Nắng” được điệp lại hai lần vừa gợi ấn tượng về ánh sáng vừa diễn tả được cảm giác náo nức, xôn xao của thi sĩ trước khung cảnh thôn Vĩ.

– Khung cảnh khu vườn xanh ngát, căng tràn sức sống của thôn vĩ hiện lên tươi đẹp đến ngỡ ngàng.

– Sắc xanh trong trẻo của những tán lá dưới ánh mặt trời trở lên thật lung linh, thật đặc biệt.

– Trong cảm xúc bất tận, xao xuyến về khung cảnh thôn Vĩ, hình ảnh con người thấp thoáng sau khóm trúc hiện lên thật đặc biệt.

– Khuôn mặt chữ điền gợi ra vẻ hiền lành, phúc hậu mang đến cho người đọc một liên tưởng, phải chăng đây chính là bóng dáng của người con gái Hàn Mặc Tử thương.

–> Cảnh và người đã hòa quyện làm một cùng tạo nên bức tranh thơ thật đẹp đẽ, trong trẻo.

III. Kết bài

Chỉ với 4 câu thơ ngắn gọn, tác giả Hàn Mặc Tử đã vẽ lên bức tranh Vĩ Dạ đầy gợi cảm, sinh động cùng tình cảm tha thiết, chan chứa tình yêu thương của chủ thể trữ tình.

Bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử
Bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử

Tổng kết

Trên đây là tổng hợp đầy đủ Top 5 mẫu dàn ý khổ 1 bài Đây thôn Vĩ Dạ chi tiết nhất đến các bạn học sinh chuẩn bị cho các kì thi. Top 10 Tìm Kiếm hy vọng đã mang đến bài viết bổ ích, giúp cũng cố kiến thức cho các bạn học sinh lớp 11.

0/5 (0 Reviews)
Chúng tôi tạo ra Top10timkiem.vn nhằm mục đích cung cấp cho người đọc những thông tin, liệt kê một cách chi tiết nhất về mọi lĩnh vực trong cuộc sống.