Tổng hợp các bài mẫu dàn ý cảnh đợi tàu trong Hai đứa trẻ tác giả Thạch Lam một cách đầy đủ và chi tiết nhất sẽ giúp các bạn học sinh chuẩn bị kiến thức thật tốt cho mình trước các kì thi sắp tới. Hôm nay Top 10 Tìm Kiếm sẽ tổng hợp Top 5 mẫu dàn ý cảnh đợi tàu trong Hai đứa trẻ chi tiết nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Top 5 mẫu dàn ý cảnh đợi tàu trong Hai đứa trẻ
Số 1:Dàn ý cảnh đợi tàu trong Hai đứa trẻ
I. Mở bài
– Thạch Lam là nhà văn có lối viết độc đáo, truyện không có cốt truyện, ca từ giàu chất thơ và nhạc, lối viết thấm đẫm tư tưởng nhân đạo.
– Hai đứa trẻ là một trong những tác phẩm tiêu biểu, qua cảnh hai đứa trẻ đợi chuyến tàu đêm khuya, nhà văn đã gửi gắm những ý nghĩa, những thông điệp đầy tính nhân văn đến người đọc.
II. Thân bài
* Cảnh đợi tàu khiến người đọc hiểu ra nhiều điều:
– Những người như cô Tí, chú Siêu, chú Xẩm tuy kinh doanh không nhiều về đêm nhưng họ thường xuyên giao hàng đến tận khuya.
– Họ đang chờ đợi một điều gì đó nhộn nhịp và khác hẳn với màu u ám, u uất của phố tỉnh này. Đó là chuyến tàu từ Hà Nội, mang theo ánh sáng và âm thanh sôi động.
* Hình ảnh về đoàn tàu:
– Trước khi tàu đến, hình ảnh đoàn tàu mơ hồ trong tiếng gọi của bác Siêu, trong ánh mắt của nhân vật Liên, từ đó hiện lên cảm giác mong chờ của người dân phố huyện.
– Khi đoàn tàu lao tới với ánh đèn sáng lấp lánh, tiếng người đông vui lạ thường.
– Khi tàu rời bến, những tia lửa vụt bay, theo mắt Liên là những chấm xanh khuất dần vào màn đêm đen đặc.
=> Thể hiện rõ tâm trạng háo hức, mong chờ của người dân phố huyện.
* Ý nghĩa của chuyến tàu đối với người dân thị trấn:
– Chuyến tàu mang một chút thế giới khác xuyên qua, khác với phố huyện u tối, u uất, là món quà tốt đẹp của cuộc sống.
– Là biểu tượng của những khát khao, những hi vọng mong manh về một cuộc sống tươi sáng hơn.
* Ý nghĩa của chuyến tàu với chị em Liên:
– Đối với An, đoàn tàu là món quà của cuộc sống, vừa thay thế những món đồ chơi mà cô không có, vừa khơi gợi trí tưởng tượng phong phú trong tâm hồn trẻ thơ.
– Đối với Liên, chuyến tàu mang đến cho cô những cảm xúc mơ hồ, gợi nhớ về một quá khứ xa xăm, đồng thời khiến cô nhận thức sâu sắc hơn về cuộc sống khốn khó, bế tắc của người dân nơi đây. .
* Thông điệp mà Thạch Lam muốn gửi gắm:
– Dù cuộc sống có khó khăn, vất vả, bế tắc đến đâu thì con người ta cũng không bao giờ ngừng khát vọng, ngừng ước mơ về một cuộc sống tươi sáng hơn.
– Những hy vọng, khát khao ấy luôn tiềm ẩn trong mỗi con người dù già hay trẻ đều được nuôi dưỡng bằng một tâm hồn lạc quan, yêu đời, nhân ái, gắn kết mọi người với nhau.
– Giữa cảnh hấp hối vẫn có những tâm hồn không chết như chị em Liên, chị Tí, bác Siêu, vợ chồng bác Xẩm.
III. Kết bài
– Nghệ thuật: Ngôn ngữ giàu chất thơ, lối viết không có cốt truyện.
– Nội dung:
+ Khắc họa rõ nét khung cảnh làng quê Việt Nam trước cách mạng chứa chan nỗi buồn, gian khổ, qua đó nhà văn bày tỏ niềm thương cảm sâu sắc đối với cuộc sống của những con người quẩn quanh bế tắc.
+ Đồng thời trân trọng niềm hy vọng mong manh về một cuộc sống tươi sáng hơn của họ qua cảnh chờ đợi của chị em Liên và gửi gắm thông điệp về tinh thần lạc quan của con người.

Số 2:Dàn ý hình ảnh đợi tàu trong Hai đứa trẻ
I. Mở bài
– Khẳng định: Tác phẩm nghệ thuật nào cũng có những cảnh đặc sắc đóng vai trò quan trọng trong biểu hiện chủ đề, tư tưởng tác phẩm.
– Khái quát chung về cảnh đợi tàu: Nếu Chữ người tử tù có cảnh cho chữ thì có lẽ Hai đứa trẻ (tác phẩm tiêu biểu của nhà văn viết truyện ngắn xuất sắc – Thạch Lam) có cảnh đợi tàu của hai chị em.
II. Thân bài
- Lý do đợi tàu của hai chị em Liên
– Liên cùng em trai dù đã rất buồn ngủ nhưng vẫn cố thức để đợi tàu bởi:
+ Cô được mẹ dặn chờ tàu đến để bán hàng
+ Nhưng Liên không mong chờ ai đến nữa
+ Cô thức vì muốn được nhìn thấy chuyến tàu như một hoạt động cuối cùng của đêm khuya⇒Thực chất để thay đổi cảm giác, thay đổi cái không khí ứ đọng hàng ngày
⇒Sự thức tỉnh cái tôi
- Hai chị em trước khi tàu đến
– An: mi mắt sắp sửa rơi xuống, vẫn cố dặn chị.
– Chăm chú để ý từ ngọn lửa xanh biếc, tiếng còi vang lại, kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi⇒Niềm mong ngóng, chờ đợi, háo hức
– Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu
– Tiếng gọi em của Liên: cuống quýt, giục giã⇒lo sợ nếu chậm một chút thôi sẽ không kịp, sẽ bỏ lỡ
– An “nhỏm dậy”, “lấy tay dụi mắt” cho tỉnh hẳn⇒hành động nhanh, ngây thơ, đáng yêu nhưng cũng đáng thương.
⇒Niềm háo hức, mong ngóng chuyến tàu đêm của hai chị em như mong ngóng một điều gì đó tươi sáng hơn cho cuộc sống vốn tẻ nhạt thường ngày
- Hai chị em khi tàu đến
– Khi đoàn tàu đến, Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn xe vụt qua
– Dù chỉ trong chốc lát, Liên cũng thấy “những toa hạng trên sang trọng lố nhố người, đồng và kền lấp lánh”⇒Liên thấy một thế giới khác với cuộc sống thường ngày của chị
– Câu hỏi/cảm thán của An: “Tàu hôm nay không đông, chị nhỉ?”⇒Có thể ngày nào hai chị em cũng ngóng tàu
– Đứng lặng ngắm đoàn tàu đi qua, Liên không trả lời câu hỏi của em, trong tâm hồn cô cơn xúc động vẫn chưa lắng xuống
– Liên mơ tưởng về Hà Nội, một Hà Nội sáng rực và xa xăm, một Hà Nội đẹp, giàu sang và sung sướng… Sự hồi tưởng ấy càng khiến Liên thêm tiếc nuối và ngán ngẩm cho cuộc sống hiện tại.
– Tàu đến khiến hai chị em sống với quá khứ tươi đẹp và được sống trong một thế giới mới tốt hơn, sáng hơn, rực rỡ, vui tươi hơn cuộc sống thường ngày
⇒Tâm trạng xúc động, vui sướng, hạnh phúc, mơ mộng
- Hai chị em khi tàu đi
– Phố huyện với từng ấy người “trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống”, trong đó có cả Liên và An
– Hai chị em còn nhìn theo cái chấm nhỏ của chiếc đèn treo trên toa cuối cùng
– Khi tàu đi, Liên và An trở về với tâm trạng buồn tẻ, chán ngán cuộc sống thường ngày, niềm vui của hai chị em chỉ lóe sáng rồi vụt tắt
– Tất cả chìm trong màn đêm với ngọn đèn tù mù chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ đi vào giấc ngủ chập chờn của Liên
⇒Tâm trạng nuối tiếc, niềm suy tư thao thức về cuộc sống hằng ngày nơi phố huyện nghèo
⇒Miêu tả cảnh đợi tàu của hai chị Liên nói riêng và người dân phố huyện nghèo nói chung, Thạch Lam muốn thể hiện ước mơ thoát khỏi cuộc sống hiện tại, khao khát hướng tới một cuộc sống tươi sáng hơn, ý nghĩa hơn của những người dân nghèo.
III. Kết bài
– Nhận định khái quát nhất về cảnh đợi tàu của hai chị em Liên và bút pháp nghệ thuật Thạch Lam sử dụng để tạo nên thành công của cảnh: bút pháp lãng mạn xen hiện thực, nghệ thuật miêu tả nội tâm…
– Liên hệ trình bày cảm nhận bản thân về cảnh đặc sắc đó.
Số 3:Dàn ý cảnh đợi tàu trong Hai đứa trẻ
I. Mở bài
Giới thiệu cảnh đợi tàu trong truyện ngắn Hai đứa trẻ
Ví dụ:
Thạch Lam là một nhà văn viết truyện ngắn đặc sắc, các tác phẩm của ông đi sâu vào những hình ảnh giản dị đời thường, những bức tranh cuộc sống chân thực. chính vì những yếu tố ấy mà các tác phẩm của ông luôn được nhiều người yêu mến và yêu thích. Một trong những tác phẩm đặc sắc của ông đó là truyện ngắn Hai đứa trẻ. Tác phẩm thể hiện cuộc sống tại một huyện nghèo và những niềm mong ước nhỏ nhoi của con người nơi đây.
II. Thân bài
- Hình ảnh đoàn tàu qua phố huyện:
Ánh sáng của đèn chiếu rực khắp nơi
Còi kêu lớn và to
Âm thanh tàu vang to
Khi tàu đi qua thì màn đêm bao vây
- Cảnh đợi tàu:
a) Người dân phố huyện:
- Dù mệt mỏi nhưng vẫn chờ tàu đến
- Chờ để bán hàng, mưu sinh
- Đoàn tàu đến để con người nơi đây kiếm sống
- Niềm hi vọng và chờ đợi
b) Đối với chị em Liên:
- Rất mệt mỏi nhưng vẫn đợi
- An rất buồn ngủ nhưng vẫn cố thức để đợi đoàn tàu
- Liên có những tâm trạng của một đứa trẻ có khát khao lớn
- Cảnh chờ đợi rất chân thành
- Ý nghĩa của cảnh đợi tàu:
- Người dân đợi tàu để bán hàng
- Chị em Liên đợi tàu để nhớ về kỉ niệm Hà Nội, nghe lời mẹ dặn và có những hi vọng, khát khao về cuộc sống tươi đẹp hơn
III. Kết bài
Nêu cảm nhận của em về hình ảnh đoàn tàu

Số 4:Dàn ý hình ảnh đợi tàu trong Hai đứa trẻ
I. Mở bài
– Thạch Lam là nhà văn có phong cách viết độc đáo, truyện không có cốt truyện, lời lẽ giàu chất thơ chất nhạc, bút pháp đậm tư tưởng nhân đạo.
– Hai đứa trẻ là một trong những tác phẩm tiêu biểu, thông qua cảnh hai đứa trẻ ngồi đợi chuyến tàu đêm muộn nhà văn đã biểu lộ những ý nghĩa và thông điệp đầy tính nhân văn cho độc giả.
II. Thân bài
* Cảnh đợi tàu khiến độc giả hiểu ra được nhiều điều:
– Những con người như chị Tí, bác Siêu, vợ chồng bác xẩm dẫu chẳng làm ăn buôn bán được bao nhiêu vào đêm tối nhưng tối nào cũng đều đặn dọn hàng đến đêm muộn.
– Họ đang chờ đợi một cái gì đó nhộn nhịp nào nhiệt khác hẳn với cái màu u ám, trầm buồn của khu phố tỉnh lẻ này. Đó chính là chuyến tàu từ Hà Nội về, mang đến thứ ánh sáng và âm thanh rực rỡ náo nhiệt.
* Hình ảnh chuyến tàu:
– Trước khi tàu đến, hình ảnh chuyến tàu mơ hồ trong tiếng gọi của bác Siêu, trong ánh mắt của nhân vật Liên, từ đó nhìn ra được cảm giác mong chờ của những con người phố huyện.
– Khi tàu đến rầm rộ mang theo thứ ánh sáng sáng rực, lấp lánh, tiếng người đông vui lố nhố.
– Khi tàu đi để lại những đốm lửa tung bay và theo ánh mắt của Liên là những chấm xanh xanh dần mất hút trong đêm tối.
=> Bộc lộ rõ nét tâm trạng của người dân phố huyện, háo hức và mong chờ.
* Ý nghĩa của chuyến tàu với người dân phố thị:
– Đoàn tàu mang một chút thế giới khác đi qua, khác với cái phố huyện tối tăm, u buồn, là món quà tốt đẹp của cuộc sống.
– Đó chính là tượng trưng cho những khao khát, những hy vọng mong manh về một cuộc sống tốt đẹp hơn, tươi sáng hơn.
* Ý nghĩa của chuyến tàu với chị em Liên:
– Đối với An, chuyến tàu chính là một món quà của cuộc sống, thay thế cho những món đồ chơi mà em không có được, khơi gợi trong tâm hồn non nớt của em những tưởng tượng phong phú.
– Đối với Liên chuyến tàu mang đến cho chị những xúc cảm mơ hồ khó hiểu, gợi nhắc về một thời quá vãng xa xăm, đồng thời khiến chị ý thức rõ ràng hơn về cuộc sống cơ cực, bế tắc của người dân nơi đây.
* Thông điệp mà Thạch Lam muốn nhắn nhủ:
– Dẫu cuộc sống có khốn khó, vất vả và bế tắc đến chừng nào thì con người ta vẫn không bao giờ được thôi khát vọng, thôi mơ ước về một cuộc sống tốt đẹp và tươi sáng hơn.
– Những hy vọng, khát khao ấy vẫn luôn tiềm ẩn trong mỗi con người dù già hay trẻ và chúng được nuôi dưỡng bằng một tâm hồn lạc quan, yêu đời, bằng tình thương cảm, gắn kết những con người với nhau.
– Ở giữa một khung cảnh tàn, vẫn có những tâm hồn không tàn như chị em Liên, chị Tí, bác Siêu, vợ chồng bác xẩm.
III. Kết bài
– Nghệ thuật: Ngôn từ giàu chất thơ, lối viết không có cốt truyện.
– Nội dung:
+ Khắc họa rõ nét khung cảnh làng quê Việt Nam trước cách mạng, chất chứa những nỗi u buồn, khó nhọc, thông qua đó nhà văn bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc đối với cuộc sống của những con người quẩn quanh bế tắc.
+ Đồng thời trân trọng niềm hy vọng dẫu rất mong manh của họ về một cuộc sống tốt đẹp hơn, tươi sáng hơn thông qua cảnh đợi tàu của chị em Liên và nhắn nhủ những thông điệp về tinh thần sống lạc quan của con người.
Số 5:Dàn ý cảnh đợi tàu trong Hai đứa trẻ
I. Mở bài
– Thạch Lam là nhà văn luôn khao khát truy tìm nhưng cái đẹp đang lẩn khuất ở trần đời.
– Hai đứa trẻ là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của ông, đặc biệt là cảnh đợi chuyến tàu đêm của hai chị em Liên chính là nơi kết tinh những tư tưởng nghệ thuật sâu sắc và tiến bộ của Thạch Lam với ngòi bút nhân đạo, trữ tình.
II. Thân bài
* Sự mong đợi chuyến tàu đêm
– Chuyến tàu đêm chủ yếu hiện lên qua cái nhìn và cảm nhận, qua niềm khát khao, mong đợi của Liên.
– Chị em Liên mong đợi chuyến tàu một cách thiết tha và mãnh liệt.
– Tâm trạng của nhân vật Liên được Thạch Lam miêu tả một cách tinh tế, khi tàu chưa đến cô bé khát khao mong đợi chuyến tàu từ xa, hồi hộp vui sướng khi chuyến tàu đến, rồi cuối cùng là buồn bã thất vọng khi chuyến tàu đi xa.
* Chuyến tàu đêm hiện lên qua 3 phương diện chính
– Ánh sáng:
+ Là thứ ánh sáng “sáng rực”, “lấp lánh”, vui tươi khác hẳn với thứ ánh sáng tù mù, yếu ớt, buồn tẻ phát ra từ chiếc đèn con của chị Tí, từ ánh lửa của bác Siêu.
+ Tuy nhiên, ánh sáng mạnh mẽ, đầy mơ ước ấy không ở lại lâu với chị em Liên mà chỉ thoáng qua trong chốc lát rồi vụt tắt hẳn, cái nó để lại chính là sự nuối tiếc, hụt hẫng là bóng tối bao trùm, yên lặng đến cùng cực.
– Âm thanh:
+ Là những âm thanh dồn dập, mạnh mẽ xé tan màn đêm, xua đi sự vắng lặng yên tĩnh của phố huyện, khác với những tiếng trống thu không, cầm canh, tiếng chó sủa, tiếng muỗi vo ve,… khô khan, ngắn ngủn, chìm trong đêm tối.
+ Tuy nhiên âm thanh cũng như ánh sáng đến và đi nhanh chóng để lại trong lòng Liên nhiều nuối tiếc.
– Cuộc sống trên tàu:
+ Chỉ hiện lên thoáng qua trong tầm mắt của Liên, nhưng lại là tất cả những gì Liên mơ ước, sự sang trọng, đủ đầy, vui tươi, náo nhiệt.
* Ý nghĩa của chuyến tàu đêm:
– Là biểu tượng cho sự khát khao mơ ước về một cuộc sống khác tươi đẹp hơn, ước mơ về sự đổi đời.
– Chuyến tàu của đêm nay còn khác hẳn so với những đêm trước, tàu ít đông hơn, gợi nỗi buồn, nỗi thất vọng, nhưng không thể nào dập tắt được những khát khao hy vọng trong lòng Liên.
– Chuyến tàu gợi nhắc Liên về một thời quá vãng xa xôi, về cuộc sống sung túc, ấm no ở Hà Nội.
– Nhắc nhở Liên ý thức rõ hơn về cuộc sống cơ cực nghèo nàn nơi phố huyện, về sự vỡ mộng, nỗi thất vọng trước những ước mơ quá xa vời.
* Thông điệp
– Khuyến khích tinh thần sống lạc quan, có ước mơ có hy vọng của con người.
– Nhắc nhở mọi người rằng muốn có một cuộc sống tươi đẹp thì chỉ có khát khao, mong đợi là không đủ mà chúng ta còn phải nỗ lực hành động hết mình.
III. Kết bài
– Tư tưởng: Tình cảm nhân đạo xuyên suốt tác phẩm, lòng trân trọng khát khao, mơ ước của con người, nỗi ái ngại xót xa trước những mảnh đời cơ cực. Từ đó nhắn nhủ đến người đọc những thông điệp sâu sắc.
– Nghệ thuật:
+ Miêu tả nội tâm nhân vật một cách tinh tế.
+ Viết truyện mà không có cốt truyện.
+ Sáng tạo hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng, văn phong trữ tình, lãng mạn.

Tổng kết
Trên đây là tổng hợp đầy đủ Top 5 mẫu dàn ý cảnh đợi tàu trong Hai đứa trẻ chi tiết nhất đến các bạn học sinh chuẩn bị cho các kì thi. Top 10 Tìm Kiếm hy vọng đã mang đến bài viết bổ ích, giúp cũng cố kiến thức cho các bạn học sinh lớp 11.