Top 5 mẫu dàn ý cảm nhận 13 câu đầu bài Vội vàng chi tiết nhất

95
Top 5 mẫu dàn ý cảm nhận 13 câu đầu bài Vội vàng chi tiết nhất
Top 5 mẫu dàn ý cảm nhận 13 câu đầu bài Vội vàng chi tiết nhất
4.8/5 - (16 votes)

Tổng hợp các bài mẫu dàn ý cảm nhận 13 câu đầu bài Vội vàng của tác giả Xuân Diệu một cách đầy đủ và chi tiết nhất sẽ giúp các bạn học sinh chuẩn bị kiến thức thật tốt cho mình trước các kì thi sắp tới. Hôm nay Top 10 Tìm Kiếm sẽ tổng hợp Top 5 mẫu dàn ý cảm nhận 13 câu đầu bài Vội vàng chi tiết nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Top 5 mẫu dàn ý cảm nhận 13 câu đầu bài Vội vàng

Số 1: Dàn ý cảm nhận 13 câu đầu bài Vội vàng

I. Mở bài

  • Sơ lược về tác giả Xuân Diệu
  • Dẫn vào phân tích 13 câu thơ đầu của Vội vàng

II. Thân bài

– Bốn câu thơ đầu: Nhưng khao khát lạ lùng cùng hai cái “tôi’ của Xuân Diệu.

– Muốn “tắt nắng”, “buộc gió” để lưu giữ cho cuộc đời những gì đẹp nhất, ý thức được sự quý giá, vẻ đẹp của nắng xuân của hương hoa cỏ.

– Sự xuất hiện của cái tôi ngông cuồng, thách thức cả vũ trụ hòa quyện với cái tôi hồn nhiên, yêu đời mang đến một hồn thơ Xuân Diệu rất riêng.

– Bức tranh thiên nhiên mùa xuân:

+ Nhà thơ cảm nhận mùa xuân thông qua nhiều giác quan, để đưa ra những nét vẽ chân thực và sống động và cũng có một sự logic nhất định.

+ Điệp khúc “Này đây…” khiến người độc liên tưởng đến một khúc ca đắm say, vui tươi.

+ Bức tranh mùa xuân của Xuân Diệu được gợi lên từ những cảnh sắc hết sức bình thường nhưng lại mang vẻ đẹp tràn trề sức sống:

+ Hình ảnh ong, bướm cùng mật ngọt, gam màu rực rỡ của muôn loài hoa kết hợp với cái màu xanh rì tươi mới của đồng nội cỏ, sự mềm mại uyển chuyển của “cành tơ phơ phất”, sự rộn rã, mê ly trong “khúc tình si” của cặp yến anh.

+ “ánh sáng chớp hàng mi” khiến người đọc có nhiều liên tưởng về một thứ ánh sáng tuyệt diệu, dịu dàng bao trùm khắp không gian.

– Bức tranh tuổi trẻ, tình yêu:

+ Mỗi sự vật trong bức tranh mùa xuân của Xuân Diệu đều có đôi có cặp: ong đi với bướm đắm say ngọt ngào, trẻ trung trong “tuần tháng mật”, hoa hòa quyện với đồng nội mang đến cảm giác tình yêu khoáng đạt và thấu hiểu, tràn đầy sức xuân, lá đi với “cành tơ phơ phất” thể hiện tình yêu quyến rũ, mềm mại và lả lướt, yến anh là mối tình chung thủy, gắn bó với “khúc tình si”

+ “Ánh sáng chớp hàng mi”: Gợi liên tưởng đến hình ảnh thiếu nữ khép hờ mắt dưới ánh nắng ban mai, mang dáng vẻ hình hài trẻ trung, son sắc là niềm say mê của nhà thơ.

+ Tình yêu không chỉ nằm trong khuôn khổ tình yêu năm nữ mà còn thể hiện ở cả tình yêu với thiên nhiên, với cuộc đời mà Xuân Diệu xúc động viết “Tháng Giêng ngon như một cặp môi hồng”, thể hiện nỗi khát khao cháy bỏng với mùa xuân, với tuổi trẻ.

III. Kết bài

Nêu cảm nhận cá nhân.

Bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu
Bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu

Số 2: Dàn ý 13 câu đầu bài Vội vàng

I. Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm ( hãy nói sơ lược về hoàn cảnh sáng tác, vài nét về tác giả, ý nghĩa nhan đề và đại khái nội dung)

II. Thân bài

Trước khi phân tích 13 câu đầu bài Vội vàng, hãy chia 13 câu theo từng dụng ý và phân tích chuyên sâu

a) Bốn câu thơ đầu – Nói lên cái tôi trữ tình của nhà thơ Xuân Diệu:

– Điệp từ “Tôi muốn”: thể hiện khao khát mãnh liệt muốn được “tắt nắng”, “buộc gió” nghe thật vô lý và lạ lùng. Nhưng đó chính là mong muốn khát khao níu giữ mùa Xuân của Xuân Diệu.

– Phân tích cái tôi trữ tình: Cái tôi của nhà thơ hết sức ngông cuồng, dám thách thức thiên nhiên. Dám thể hiện cái tôi của bản thân bằng những hành động phi lý và trái tự nhiên bởi ông muốn “buộc gió” và “tắt nắng”.

– Góc nhìn hạnh phúc khác lạ của nhà thơ chính là nhận thức được và tận hưởng chính những vẻ đẹp thiên nhiên đất trời. Niềm hạnh phúc được tác giả nhìn nhận và nắm bắt theo cách riêng. Biết trân trong cuộc đời ngắn ngủi và có khát khao níu giữ tình yêu tuổi trẻ.

b) Chín câu thơ tiếp theo – Khắc họa bức tranh thiên nhiên tươi đẹp tràn đầy sức sống, mối quan hệ giữa mùa xuân với tuổi trẻ và tình yêu:

– Điệp từ “này đây…” bộc lộ rõ sự ngạc nhiên của tác giả trước khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp.

– Cảnh sắc xuân hàm chứa đủ những cung bậc cảm xúc khác nhau của tình yêu đôi lứa. Những hình ảnh được mô tả hết sức gần gũi và cụ thể, làm cho người đọc có thể cảm nhận được rõ nét từng chút ngụ ý của tác giả.

– Phân tích hình ảnh hoa khoe sắc thắm cùng với cây cỏ xanh rờn. Giải mã từng hình ảnh xuất hiện trong đoạn thơ cần tìm hiểu theo từng hàm ý và phân tích nghệ thuật.

– Câu thơ “Và này đây ánh sáng chớp hàng mi”: hiểu là tia nắng ấm áp phủ lên tất cả hoa lá, làm bừng lên sức sống của mọi vật. Nhận định hình ảnh này một bức tranh tuyệt đẹp mà Xuân Diệu đã phô ra cho người đọc chiêm ngưỡng.

– Con người chỉ xuất hiện thông qua một “hàng mi”, tuy không phải là một hình ảnh gì đặc biệt và khó hiểu nhưng tác giả khẳng định sự hòa hợp của thiên nhiên với con người.

– Ý thức được sự quý giá của tuổi trẻ, của tuổi xuân, mùa xuân là có hạn. Thế nên Xuân Diệu luôn bày tỏ sự trân trọng và mong muốn có thể níu giữ bằng bất cứ giá nào, dù đó là điều khó có thể thực hiện.

III. Kết bài

Nêu cảm nhận cá nhân về nội dung ý nghĩa của bài thơ, phân tích bày tỏ những quan điểm về nghệ thuật được tác giả sử dụng.

Số 3: Dàn ý phân tích 13 câu đầu bài Vội vàng

I. Mở bài

– Giới thiệu khái quát về tác giả Xuân Diệu (những nét cơ bản về tiểu sử, con người, các sáng tác chủ đạo, đặc điểm sáng tác,…)

– Giới thiệu khái quát về bài thơ “Vội vàng’ (xuất xứ, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ,…)

– Giới thiệu khái quát về 13 câu đầu bài thơ.

II. Thân bài

* 4 câu thơ đầu

– Nghệ thuật điệp ngữ “tôi muốn”

– Thể thơ năm chữ, nhịp thơ nhanh, dứt khoát, bốn câu thơ đã thể hiện ước ao, khát vọng cháy bỏng của Xuân Diệu

– Ước muốn của thi sĩ là “tắt nắng”, là “buộc gió” – ước muốn tưởng chừng như vô lí nhưng, với Xuân Diệu thì hoàn toàn có thể, bởi với ông, nắng và gió chính là biểu tượng cho những vẻ đẹp của thiên nhiên.

→ Ước muốn ấy của nhà thơ xét đến cùng là ước muốn được lưu giữ hương sắc, lưu giữ mãi những vẻ đẹp của thiên nhiên của cuộc sống.

* 7 câu thơ tiếp theo

– Điệp ngữ “này đây” như một lời mời gọi, dường như tất cả mọi thứ cứ đang bày, đang phô diễn, đang mời mọc.

– Hình ảnh thơ:

+ “Ong bướm” đang “tuần tháng mật”,

+ “Đồng nội xanh rì”,

+ “Cành tơ phơ phất”

+ “Yến anh” với khúc nhạc tình si.

→ Một bức tranh mùa xuân với sự kết hợp hài hòa giữa hình ảnh, màu sắc và âm thanh. Một bức tranh đầy tình tứ, quyến luyến và vạn vật đang căng tràn sức sống,

– Bức tranh thiên nhiên ấy còn được tác giả cảm nhận bằng cả vị giác qua hình ảnh so sánh độc đáo – “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”

→ Thiên nhiên như một người tình để ông ái ân, tình tứ và qua đó cho thấy tình yêu, sự gắn bó của nhà thơ với thiên nhiên, với cuộc sống

* 2 câu còn lại

– Sung sướng trước vẻ đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống

-Cảm giác “vội vàng một nửa”: Vội vàng, lo lắng bởi có lẽ hơn ai hết, Xuân Diệu cảm nhận thấy sự chảy trôi của thời gian, sự mỏng manh, ngắn ngủi của kiếp người.

III. Kết bài

Khái quát những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong 13 câu đầu bài thơ “Vội vàng” và nêu cảm nhận của bản thân.

Bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu
Bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu

Số 4: Dàn ý bài thơ Vội vàng 13 câu đầu

I. Mở bài

–    Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn trích:

–    Xuân Diệu với 3 chủ đề chính trong thơ: mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ

–    Ông bộc lộ cái tôi cá nhân thông qua Vội vàng nói chung và 13 câu đầu bài thơ nói riêng

II. Thân bài

Phân tích 4 câu đầu:

  • Miêu tả phong cảnh mùa xuân tươi đẹp
  • Mùa xuân đẹp đến mức người thi nhân muốn đoạt quyền tạo hóa và giữ nó lại bên mình
  • Khao khát và ý thức làm chủ thiên nhiên của con người.
  • “Tôi”xuất hiện đầy quyết đoán, chẳng thể bị lẫn vào cái “ta” chung của cộng đồng.

=>  Khao khát và sự ham sống bồng bột đến mãnh liệt

Phân tích 7 câu tiếp theo:

  • Xuân Diệu đã chợt nhận ra được vẻ đẹp da diệt của cuộc đời, của thiên nhiên trước mắt
  • Tất cả những vẻ đẹp căng tràn, tươi mới như được bày ra trước mắt người thi sĩ, thể hiện qua điệp từ “Này đây”
  • Xuân Diệu để nét vẽ đẹp đẽ của mình in sâu trong tâm trí người thưởng thức, để họ thấy và thấu hiểu rằng bữa tiệc thiên nhiên luôn là sẵn có và ngay trong tầm với.

Phân tích 2 câu thơ cuối:

  • Sự mãn nguyện chỉ chiếm một nửa tâm trí, bởi còn lại vẫn là sự “vội vàng “ đến xót xa”
  • Đó là điều khiến Xuân Diệu lo lắng đến cuồng cuồng, bởi vẻ đẹp kia sẽ vội tan biến trong hư vô, không đọng lại chút dư âm nào

III. Kết bài

–   ​​​​​​​ Nếu cảm nghĩ của bản thân về 13 câu đầu

–   ​​​​​​​ Kết luận về nhà thơ Xuân Diệu. Với ông được sống giữa thiên đường nơi trần gian ấy là niềm hạnh phúc và khao khát lớn nhất.

Số 5: Dàn ý chi tiết 13 câu đầu bài Vội vàng

I. Mở bài

– Sơ lược về tác giả Xuân Diệu

– Dẫn vào phân tích 13 câu thơ đầu củaVội vàng

II. Thân bài

* Bốn câu thơ đầu: Nhưng khao khát lạ lùng cùng hai cái “tôi’ của Xuân Diệu.

– Muốn “tắt nắng”, “buộc gió” để lưu giữ cho cuộc đời những gì đẹp nhất, ý thức được sự quý giá, vẻ đẹp của nắng xuân của hương hoa cỏ.

– Sự xuất hiện của cái tôi ngông cuồng, thách thức cả vũ trụ hòa quyện với cái tôi hồn nhiên, yêu đời mang đến một hồn thơ Xuân Diệu rất riêng.

* Bức tranh thiên nhiên mùa xuân:

– Nhà thơ cảm nhận mùa xuân thông qua nhiều giác quan, để đưa ra những nét vẽ chân thực và sống động và cũng có một sự logic nhất định.

– Điệp khúc “Này đây…” khiến người độc liên tưởng đến một khúc ca đắm say, vui tươi.

– Bức tranh mùa xuân của Xuân Diệu được gợi lên từ những cảnh sắc hết sức bình thường nhưng lại mang vẻ đẹp tràn trề sức sống:

+ Hình ảnh ong, bướm cùng mật ngọt, gam màu rực rỡ của muôn loài hoa kết hợp với cái màu xanh rì tươi mới của đồng nội cỏ, sự mềm mại uyển chuyển của  “cành tơ phơ phất”, sự rộn rã, mê ly trong “khúc tình si” của cặp yến anh.

+  “ánh sáng chớp hàng mi” khiến người đọc có nhiều liên tưởng về một thứ ánh sáng tuyệt diệu, dịu dàng bao trùm khắp không gian.

* Bức tranh tuổi trẻ, tình yêu:

– Mỗi sự vật trong bức tranh mùa xuân của Xuân Diệu đều có đôi có cặp: ong đi với bướm đắm say ngọt ngào, trẻ trung trong “tuần tháng mật”, hoa hòa quyện với đồng nội mang đến cảm giác tình yêu khoáng đạt và thấu hiểu, tràn đầy sức xuân, lá đi với “cành tơ phơ phất” thể hiện tình yêu quyến rũ, mềm mại và lả lướt, yến anh là mối tình chung thủy, gắn bó với “khúc tình si”

– “Ánh sáng chớp hàng mi”: Gợi liên tưởng đến hình ảnh thiếu nữ khép hờ mắt dưới ánh nắng ban mai, mang dáng vẻ hình hài trẻ trung, son sắc là niềm say mê của nhà thơ

– Tình yêu không chỉ nằm trong khuôn khổ tình yêu năm nữ mà còn thể hiện ở cả tình yêu với thiên nhiên, với cuộc đời mà Xuân Diệu xúc động viết “Tháng Giêng ngon như một cặp môi hồng”, thể hiện nỗi khát khao cháy bỏng với mùa xuân, với tuổi trẻ.

III. Kết bài

Nêu cảm nhận cá nhân.

Bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu
Bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu

Tổng kết

Trên đây là tổng hợp đầy đủ Top 5 mẫu dàn ý cảm nhận 13 câu đầu bài Vội vàng chi tiết nhất đến các bạn học sinh chuẩn bị cho các kì thi. Top 10 Tìm Kiếm hy vọng đã mang đến bài viết bổ ích, giúp cũng cố kiến thức cho các bạn học sinh lớp 11.

0/5 (0 Reviews)
Chúng tôi tạo ra Top10timkiem.vn nhằm mục đích cung cấp cho người đọc những thông tin, liệt kê một cách chi tiết nhất về mọi lĩnh vực trong cuộc sống.